- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,154
- Điểm
- 113
tác giả
CHUYÊN ĐỀ THÁNG 10/2023 NGỮ VĂN LỚP 10: DẠY VĂN BẢN “YÊU VÀ ĐỒNG CẢM” THEO HƯỚNG TÍCH CỰC, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH được soạn dưới dạng file word gồm 17 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
CHUYÊN ĐỀ THÁNG 10/2023
DẠY VĂN BẢN “YÊU VÀ ĐỒNG CẢM” THEO HƯỚNG TÍCH CỰC, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhà báo Mỹ - Daniel Goleman – người được biết đến nhiều nhất với các tác phẩm nói về khái niệm “EQ” (Trí tuệ cảm xúc), quan niệm “Nếu bạn không có sự đồng cảm và các mối quan hệ cá nhân hiệu quả, thì dù bạn có thông minh đến đâu, bạn cũng sẽ không tiến xa được”. Ông cho rằng sự đồng cảm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta trong cuộc sống. Nó không chỉ giúp cuộc đời mỗi người trở nên hạnh phúc, có giá trị mà còn góp phần gắn kết mối quan hệ giữa người với người, người với đời. Đồng cảm là khi ta biết trân trọng cuộc sống của chính bản thân mình, từ đó tôn trọng cuộc sống của người khác. Đồng cảm còn là khi ta có khả năng cảm nhận vẻ đẹp ẩn sâu bên trong vạn vật, luôn khám phá vạn vật ở cái Chân -–Thiện - Mĩ. Một xã hội có sự đồng cảm là một xã hội văn minh, phát triển. Vì vậy, hãy làm giàu tâm hồn mình bằng cách mở rộng tấm lòng, yêu thương bản thân và những người xung quanh, trân trọng cuộc sống và có ý thức bảo vệ cái đẹp.
Nhà thơ Tố Hữu đã từng nói rằng:
“Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau“
Hai câu thơ của Tố Hữu như nhắc nhở chúng ta cần có lòng yêu thương, sự đồng cảm để cuộc đời trở nên tươi đẹp hơn. Lòng yêu thương, sự đồng cảm sẻ chia sẽ giúp ta thấy được sự ấm áp của tình người, thấy cuộc sống này thật đáng sống. Việc giáo dục và bồi đắp tâm hồn cho thế hệ trẻ, đặc biệt là lứa tuổi khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường vì vậy càng trở nên cần thiết hiện nay. Dạy các em biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, là hiểu, cảm thông và luôn đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ, sự quan tâm của mình một cách rõ ràng, đúng mực nhất.
Một trong những văn bản có nhiều ý nghĩa giáo dục to lớn đối với chúng ta thông qua phong cách bình dị mộc mạc, ý nghĩa khoan hậu nhân từ mà sâu sắc, và cả sự thú vị hồn nhiên như trẻ thơ đó là “Yêu và đồng cảm” của tác giả Phong Tử Khải (1898-1975) - Nhà tản văn, họa sĩ người Trung Quốc. Văn bản “Yêu và đồng cảm” của Phong Tư Khải đã gợi lên những quan niệm về cái chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật đích thực. Đồng thời, tác giả khẳng định đồng cảm là phẩm chất không thể thiếu ở người nghệ sĩ và chứng minh bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật. Là một văn bản mới, thuộc thể loại tản văn nên việc tiếp cận nó gặp nhiều khó khăn hơn các thể loại văn bản khác. Chính vì thế với vai trò là giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn, bản thân tôi luôn trăn trở tìm kiếm cách thức tiếp cận đơn giản, dễ hiểu để có những giờ dạy hiệu quả, thành công nhất. Chuyên đề này, tôi lựa chọn đề tài DẠY VĂN BẢN “YÊU VÀ ĐỒNG CẢM” THEO HƯỚNG TÍCH CỰC, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
II. NỘI DUNG
GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM
TÊN BÀI HỌC: YÊU VÀ ĐỒNG CẢM
Phong Tử Khải (1898-1975) -
Ngữ văn 10
A. MỤC TIÊU DẠY HỌC
CHUYÊN ĐỀ THÁNG 10/2023
DẠY VĂN BẢN “YÊU VÀ ĐỒNG CẢM” THEO HƯỚNG TÍCH CỰC, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhà báo Mỹ - Daniel Goleman – người được biết đến nhiều nhất với các tác phẩm nói về khái niệm “EQ” (Trí tuệ cảm xúc), quan niệm “Nếu bạn không có sự đồng cảm và các mối quan hệ cá nhân hiệu quả, thì dù bạn có thông minh đến đâu, bạn cũng sẽ không tiến xa được”. Ông cho rằng sự đồng cảm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta trong cuộc sống. Nó không chỉ giúp cuộc đời mỗi người trở nên hạnh phúc, có giá trị mà còn góp phần gắn kết mối quan hệ giữa người với người, người với đời. Đồng cảm là khi ta biết trân trọng cuộc sống của chính bản thân mình, từ đó tôn trọng cuộc sống của người khác. Đồng cảm còn là khi ta có khả năng cảm nhận vẻ đẹp ẩn sâu bên trong vạn vật, luôn khám phá vạn vật ở cái Chân -–Thiện - Mĩ. Một xã hội có sự đồng cảm là một xã hội văn minh, phát triển. Vì vậy, hãy làm giàu tâm hồn mình bằng cách mở rộng tấm lòng, yêu thương bản thân và những người xung quanh, trân trọng cuộc sống và có ý thức bảo vệ cái đẹp.
Nhà thơ Tố Hữu đã từng nói rằng:
“Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau“
Hai câu thơ của Tố Hữu như nhắc nhở chúng ta cần có lòng yêu thương, sự đồng cảm để cuộc đời trở nên tươi đẹp hơn. Lòng yêu thương, sự đồng cảm sẻ chia sẽ giúp ta thấy được sự ấm áp của tình người, thấy cuộc sống này thật đáng sống. Việc giáo dục và bồi đắp tâm hồn cho thế hệ trẻ, đặc biệt là lứa tuổi khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường vì vậy càng trở nên cần thiết hiện nay. Dạy các em biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, là hiểu, cảm thông và luôn đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ, sự quan tâm của mình một cách rõ ràng, đúng mực nhất.
Một trong những văn bản có nhiều ý nghĩa giáo dục to lớn đối với chúng ta thông qua phong cách bình dị mộc mạc, ý nghĩa khoan hậu nhân từ mà sâu sắc, và cả sự thú vị hồn nhiên như trẻ thơ đó là “Yêu và đồng cảm” của tác giả Phong Tử Khải (1898-1975) - Nhà tản văn, họa sĩ người Trung Quốc. Văn bản “Yêu và đồng cảm” của Phong Tư Khải đã gợi lên những quan niệm về cái chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật đích thực. Đồng thời, tác giả khẳng định đồng cảm là phẩm chất không thể thiếu ở người nghệ sĩ và chứng minh bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật. Là một văn bản mới, thuộc thể loại tản văn nên việc tiếp cận nó gặp nhiều khó khăn hơn các thể loại văn bản khác. Chính vì thế với vai trò là giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn, bản thân tôi luôn trăn trở tìm kiếm cách thức tiếp cận đơn giản, dễ hiểu để có những giờ dạy hiệu quả, thành công nhất. Chuyên đề này, tôi lựa chọn đề tài DẠY VĂN BẢN “YÊU VÀ ĐỒNG CẢM” THEO HƯỚNG TÍCH CỰC, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
II. NỘI DUNG
GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN BÀI HỌC: YÊU VÀ ĐỒNG CẢM
Phong Tử Khải (1898-1975) -
Ngữ văn 10
Thời lượng: 02 tiết
A. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Phẩm chất, năng lực | YÊU CẦU CẦN ĐẠT | (STT của YCCĐ) |
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ | ||
Năng lực đặc thù: Đọc, Viết, Nói và Nghe | Nêu được ấn tượng chung về tác giả, tác phẩm | 1 |
Hiểu được luận đề của văn bản nghị luận và cách tác giả xây dựng luận điểm, huy động lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ luận đề. | 2 | |
Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của thể loại | 3 | |
Cảm nhận được chiều sâu quan niệm của tác giả về một vấn đề đời sống và nghệ thuật, đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng yếu tố tự sự trong văn bản. | 4 | |
Thấy được ý nghĩa của sự thấu hiểu, đồng cảm trong giao tiếp đời thường và giao tiếp nghệ thuật. | 5 |