Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,316
Điểm
113
tác giả
DANH SÁCH Sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học mới nhất MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file word gồm 20 file trang. Các bạn xem và tải sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học mới nhất về ở dưới.
Bồi dưỡng kỹ năng học Tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học
I. Phần mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được của tuổi thơ, giúp cho cảm xúc các em thêm sâu sắc tâm hồn thêm trong sáng, ước mơ thêm bay bổng. Những cảm xúc đó hằng ngày theo sát, nhắc nhở các em thực hiện năm điều Bác Hồ dạy, phấn đấu trở thành con người toàn diện, có ích cho đất nước sau này.

Có rất nhiều phương pháp truyền đạt khi dạy hát, dạy tập đọc nhạc, dạy kể chuyện âm nhạc và cũng tùy thuộc vào mỗi giáo viên có mỗi phương pháp truyền đạt khác nhau cùng với kinh nghiệm của mỗi người.

Riêng đối với nội dung dạy “Tập đọc nhạc’’ có rất nhiều giáo viên nghĩ rằng chỉ đàn lên là học sinh đọc được, sai chỗ nào thì dừng lại sửa. Với tôi cách nghĩ đó nên áp dụng cho phương pháp dạy hát thì phù hợp hơn. Khi nghe giáo viên đàn bài hát có sẵn lời ca thì các em hát theo được, còn đọc nhạc mà chỉ nghe thôi thì chỉ có học sinh giỏi mới thực hiện được, phải cho các em được quan sát trực tiếp vào bảng phụ, chỉ từng nốt nhạc cụ thể cho các em thấy được nốt nằm ở vị trí đó là nốt gì để các em nắm được. Các em nắm được nốt rồi thì mới kết hợp cho nghe đàn và được nghe nhiều lần. Để giúp các em đọc được và thực hành tốt phải thực hiện một lúc cả 3 giác quan như: mắt nhìn - tai nghe - miệng đọc kết hợp gõ phách, qua đó giúp các em phaùt trieån tai nghe và phaùt trieån giọng. Vì vậy giáo viên phải có những phương pháp, kinh nghiệm tối ưu để truyền đạt, với tôi trên lớp tôi luôn dạy hết mình, luôn quan tâm, theo sát học sinh trong tiết dạy của mình, luôn áp dụng phương pháp nhẹ nhàng, thích hợp tùy vào từng đối tượng học sinh, cùng với mong muốn đưa Tập đọc nhạc thực sự gần gũi với các em đồng thời đem lại hiệu quả cao khi giảng dạy nội dung này.

Tôi mong muốn được chia sẽ với tất cả đồng nghiệp nhằm học hỏi, trao đổi và rút kinh nghiệm để ngày càng có những phương pháp dạy tập đọc nhạc hiệu quả hơn nữa, thông qua đề tài: “Bồi dưỡng kĩ năng tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học”

I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

- Học sinh hiểu bản chất của Tập đọc nhạc là quá trình khám phá ra giai điệu bản nhạc.

- Học sinh nắm vững tên nốt nhạc, có kĩ năng giải mã về cao độ và trường độ của nốt nhạc để đọc đúng giai điệu, biết đọc bài Tập đọc nhạc kết hợp gõ phách hoặc đánh nhịp.

Hồ Thị Lương - 1 - Trường TH Lý tự trọng

Bồi dưỡng kỹ năng học Tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học
- Giúp học sinh phát triển tai nghe, cảm thụ về âm thanh, tư duy sáng tạo, hỗ trợ việc học hát và phát triển năng khiếu âm nhạc của các em. - Tạo tâm lý thoải mái, hứng thú, ý thức học tập tốt mỗi khi học Tập đọc nhạc, đồng thời kích thích tiềm năng nghệ thuật, kỹ năng sáng tạo, phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc. Giúp học sinh có kiến thức cơ bản, vững chắc về âm nhạc, làm nền tảng cho các em học tốt hơn chương trình âm nhạc ở các lớp sau. I.3. Đối tượng nghiên cứu

Học sinh khối 4, khối 5 trường Tiểu học Lý Tự Trọng , huyện Krông Ana, tỉnh Đăklăk

I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Phân môn Tập đọc nhạc của học sinh khối 4 và khối 5

I.5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp quan sát sư phạm

- Phương pháp trải nghiệm thực tế

- Phương pháp phân tích tổng hợp

- Phương pháp thực hành\

- Khảo sát trình độ học sinh

II. Phần nội dung

II.1. Cơ sở lý luận

Hiện nay trên Thế Giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của âm nhạc đối với đời sống của con người và sự tác động của âm nhạc tới sự hình thành và phát triển nhân cách sống đăc biệt là lứa tuổi tiểu học.

M. Gorki nhận xét: “Âm nhạc có tác động kì diệu đến tận đáy lòng, nó khám phá ra các phẩm chất cao quí của con người. Chính vì vậy, người lớn cần đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục âm nhạc cho trẻ càng sớm càng tốt”.

Ở Việt Nam cũng có một số nhà sư phạm nghiên cứu về một số phương pháp giảng dạy âm nhạc trong các trường phổ thông. Như Giáo sư Dương Viết Á chuyên nghiên cứu các làn điệu dân ca để vào các trường học phổ thông,Nhạc sĩ Hoàng Long là chủ biên của sách nghệ thuật 1,2,3,NXB Giáo dục Hà Nội 2001-2003.Đồng thời

cũng là chủ biên của cuốn sách Hỏi đáp về phương pháp dạy học 1,2,3 và Nghệ thuật 4,5NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004.

Việc lựa chọn các phương pháp dạy học không còn là vấn đề mới mẻ,nhưng dạy như thế nào, phối hợp các phương pháp dạy học ra sao để học sinh học mà không bị

Hồ Thị Lương - 2 - Trường TH Lý tự trọng

Bồi dưỡng kỹ năng học Tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học
nhàm chán, không bị gò bó hay ép buộc, làm cho học sinh cảm thấy thích thú, hào hứng, phấn khởi sau mỗi giờ học nhạc thì bản thân tôi qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy âm nhạc cũng đã ứng dụng một số phương pháp dạy học nhằm bồi dưỡng kỹ năng học Tập đọc nhạc cho học sinh. Từ đó giúp trẻ tự tin, mạnh dạn, hứng thú với các bài Tập đọc nhạc, đọc đúng cao độ, tiết tấu các nốt nhạc.

II.2. Thực trạng

a. Thuận lợi – khó khăn

* Thuận lợi

- Cho đến nay các trường đã có giáo viên dạy Âm nhạc, phong trào học Âm nhạc ngày càng sôi nổi, hầu hết các em học sinh hào hứng học và môn học đã được chú ý. Tất cả mọi người đã hiểu được đây là một môn học nghệ thuật, môn học có đóng góp rất lớn đến việc giáo dục trẻ, môn học góp phần không nhỏ vào việc hình thành nhân cách và phát triển toàn diện cho học sinh. Vì vậy không ít giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh đã coi trọng và đầu tư cho môn học.

Để giảng dạy môn Âm nhạc trong chương trình đào tạo được thành công, điều này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như : Tài liệu, phương tiện, đồ dùng trực quan.

Trường Tiểu học Lý Tự Trọng được trang bị một số đồ dùng cần thiết cho việc giảng dạy Âm nhạc và học như : Bộ đồ dùng dạy học từ lớp 1 đến lớp 5, sách tham khảo, một số tranh ảnh, đàn Organ, thanh phách, bảng phụ các bài Tập đọc nhạc…phương tiện dạy học được nhà nước và các cấp lãnh đạo quan tâm, đầu tư nên việc dạy học ngày càng được cải thiện đem lại hiệu quả rõ rệt.

* Khó khăn

Tuy nhiên việc vận dụng các dụng cụ hỗ trợ cho việc dạy và học của giáo viên chưa linh hoạt, một số đồ dùng được trang bị chưa hợp lí không sử dụng được. Bên cạnh đó do quan niệm của một số giáo viên, phụ huynh về môn học còn hạn chế, chưa coi trọng môn học, chưa quan tâm mua sắm đồ dùng học tập cho học sinh, ...

Lứa tuổi các em còn quá nhỏ để hiểu rõ về nhịp, phách, tiết tấu, một số em gõ đệm chưa chuẩn, một số em chưa nhớ vị trí các nốt nhạc, nhiều em không có năng khiếu về nghe và cảm thụ âm nhạc. Đặc bieät là bản thân các em, nhiều em chưa nhớ hết các nốt nhạc, vì vậy giáo viên phải mất khá nhiều thời gian để dạy

Hồ Thị Lương - 3 - Trường TH Lý tự trọng

Bồi dưỡng kỹ năng học Tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học
cái căn bản nhất về kiến thức lớp 3, đó là cho các em nắm được tên nốt và vị trí nốt ở trên khuông nhạc

b. Thành công – hạn chế

* Thành công

Đa số học sinh đều háo hức tham gia các hoạt động giáo dục âm nhạc và đã biết phân biệt rõ các hình nốt nhạc, trường độ các nốt, đọc tương đối đúng tên gọi và cao độ các nốt nhạc. Đọc tương đối tốt các bài Tập đọc nhạc có trong chương trình.

* Hạn chế

Ở độ tuổi này các em còn hiếu động nên chưa tập trung chú ý khi giáo viên hướng dẫn. Khi đọc bài Tập đọc nhạc trước lớp các em còn thiếu tự tin dẫn đến đọc chưa chính xác cao độ, đọc sai tên nốt nhạc

c. Mặt mạnh - mặt yếu

* Mặt mạnh

Đa số các em nắm chắc kiến thức môn học, kết quả học tập của học sinh khối 4 và khối 5 trong thời gian qua có nhiều chiều hướng tích cực, chất lượng nâng cao, tất cả các em đều hoàn thành môn học. Âm nhạc giúp các em có tinh thần thoải mái để hứng thú học các môn học khác.

* Mặt yếu

Khả năng ghi nhớ của các em chưa tốt, có khi tiết học này nhớ, tiết sau đã quên. Việc cảm nhận về cao độ, tiết tấu đối với học sinh tiểu học còn hạn chế d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động

* Nguyên nhân của thành công

Trong quá trình vận dụng đề tài tôi đã thu được một số thành công nhất định . Đa số các em yêu thích môn học, các em đã biết đọc, viết đúng các bài Tập đọc nhạc. Sử dụng hiệu quả đồ dung dạy học. * Nguyên nhân của hạn chế

Về CSVC của trường chưa thật đầy đủ, chưa có phòng chức năng riêng để học Âm nhạc nên trong giờ học còn nhiều hạn chế như : không sử dụng hết các nhạc cụ, chưa có không gian tham gia một số trò chơi âm nhạc...

Do môn học đòi hỏi phải có năng khiếu nên một số em còn đọc sai cao độ, chưa đọc đúng tên nốt nhạc, chưa biết gõ đệm chính xác theo nhịp, phách, tiết tấu.

Hồ Thị Lương - 4 - Trường TH Lý tự trọng

Bồi dưỡng kỹ năng học Tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học
Điều kiện giảng dạy của giáo viên còn hạn chế, các tài liệu tham khảo, phục vụ dạy Tập đọc nhạc như tranh trò chơi âm nhạc còn ít, chưa phong phú.

Trường có một số em là học sinh đồng bào, các em tiếp thu chậm và còn rụt rè, nhút nhát.

Ý thức học tập và khả năng tiếp thu của một số học sinh chưa cao. Một số phụ huynh chưa quan tâm, nhắc nhở con em mình học tập, cũng như chuẩn bị đồ dùng học tập môn Âm nhạc chưa đầy đủ. e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra Đối với học sinh Tiểu học tâm lý các em chưa ổn định, trí tuệ các em phát triển chưa hoàn chỉnh nên các em học dễ thuộc nhưng nhanh quên, mỗi tiết học âm nhạc thời lượng chỉ có 35 đến 40 phút mà phân môn Tập đọc nhạc chỉ có thời gian khoảng 20 phút để học một bài Tập đọc nhạc nên ít có thời gian để kiểm tra, chỉnh sửa cho từng học sinh. Hơn nữa ở lớp 3 các em chỉ có một tiết học để làm quen với các nốt nhạc nên lên lớp 4 các em chưa nhớ hết vị trí các nốt nhạc trên khuông. Vậy, làm thế nào để giúp học sinh đọc tốt các bài Tập đọc nhạc, nhớ vị trí, tên gọi, hình nốt, trường độ các nốt nhạc là điều trăn trở của tôi mỗi khi đến lớp.

Để các em học tập tốt hơn. Mỗi giáo viên cần có tâm với nghề, phải tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu các phương pháp dạy học phù hợp đối với từng nhóm đối tượng học sinh. Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn môn học, vào chuẩn kiến thức kỹ năng để kết hợp nhiều phương pháp trong một tiết học, tổ chức các trò chơi âm nhạc giúp các em hứng thú học tập, giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trước tập thể và trong quá trình học tập chắc chắn các em sẽ hứng thú học tập và đạt kết quả cao hơn.

II.3. Giải pháp, biện pháp

a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

Để thực hiện đề tài bản thân tôi xác định mục tiêu của đề tài này là giúp học sinh xác định đúng vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc, phân biệt đúng hình các nốt nhạc, ghi nhớ trường độ của mỗi hình nốt nhạc, đọc đúng cao độ các bài Tập đọc nhạc trong chương trình Tập đọc nhạc Tiểu học.

b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 1. Luyện tập cao độ

Đối với học sinh tiểu học, đây là một phần tương đối khó. Muốn vậy thì không phải chờ đến lớp 4 khi có phần tập đọc nhạc trong bài học mới vội vàng

Hồ Thị Lương - 5 - Trường TH Lý tự trọng

Bồi dưỡng kỹ năng học Tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học
cho học sinh tập đọc cao độ của bài theo đàn. Điều đó không thể mang lại kết quả khả quan được. Với tôi, ngay từ lớp 1 tôi đã cho các em thường xuyên nghe giai điệu của bài hát, làm quen với chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang qua các trò chơi như: Nghe giai điệu đoán tên bài hát, nhận biết chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang… giúp các em ý thức được phần giai điệu của các bài hát qua các trò chơi như: Hát thay lời ca bằng các nguyên âm a, o, i, e, u… theo giai điệu một bài hát nào đó. Chính những trò chơi đã lôi cuốn các em vào tiết

học và những âm thanh của giai điệu các bài hát đã thấm dần vào tâm hồn các em một cách từ từ nhưng chắc chắn. Tiếp tục đến lớp 2 và lớp 3 khả năng nghe và phân biệt âm thanh đối với các em đã trở thành kĩ năng hết sức thuần thục, nhuần nhuyễn. Và khi ấy, tôi cho các em làm quen với các tên nốt nhạc qua các câu truyện kể và qua trò chơi "gọi tên nốt" hay "bảy anh em nhà nốt nhạc" … Qua trò chơi tên nốt nhạc đã trở nên thân thiết, gần gũi với các em như những người bạn. Có những em sau khi tham gia trò chơi trong tiết học xong thì khi ra ngoài các em đã gọi đùa nhau bằng chính tên nốt nhạc mà em đó vừa đóng vai. Qua đó ta có thể thấy bài học qua trò chơi ấy đã được khắc sâu vào tâm trí của học sinh.

Khi tiến hành luyện cao độ cho những bài tập đọc nhạc cụ thể, tôi thay đổi hình thức của thang âm độ cao giúp học sinh hứng thú hơn khi luyện tập thay vì với hình thức truyền thống như:

Thay bằng:

SI

LA

SON

PHA

MI



ĐÔ

Hồ Thị Lương - 6 - Trường TH Lý tự trọng

Hoặc: ĐÔ

Bồi dưỡng kỹ năng học Tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học
ĐÔ

SI

LA

SON

PHA

MI



Bằng sự bồi dưỡng lâu dài và thường xuyên, học sinh đã được chuẩn bị kĩ năng đọc cao độ của nốt nhạc khá thuần thục và chuẩn xác.

2. Luyện tập tiết tấu

Tuy phần tiết tấu tương đối đơn giản hơn phần luyện cao độ nhưng không phải vì vậy mà học sinh dễ dàng thực hiện. Bởi độ dài của các hình nốt nhạc không phải được đo bằng cm như trong toán học mà được tính bằng độ dài vang lên của âm thanh. Đối với học sinh tiểu học thì đó là sự trừu tượng khó nắm bắt. Vậy nên trong các trò chơi tôi đã lấy chính những mô hình nốt nhạc như hình nốt trắng, hình nốt đen, hình nốt móc đơn, hình nốt móc kép làm phần thưởng cho những nhóm hay những cá nhân vừa trả lời đúng. Chính những phần thưởng ý nghĩa đó đã kích thích các em tích cực, năng động tham gia vào tiết học và cũng qua đó các em dễ dàng nhớ tên các hình nốt nhạc để rồi sau đó việc nắm bắt độ dài của mỗi hình nốt trở nên đơn giản hơn.

Khi giới thiệu về độ dài hình nốt tôi mô hình hoá cho học sinh dễ nhận ra. Ví dụ:

Tôi dùng đàn mô phỏng độ dài của âm thanh bằng các bước chân Ví dụ: Nốt trắng: hai bước

Nốt đen: một bước

Nốt móc đơn: Nửa bước chân

Với cách cụ thể hoá như trên sẽ giúp học sinh dễ dàng phân biệt được sự khác nhau về độ dài các hình nốt nhạc. Qua đó tôi tích cực giúp các em thực hành, luyện tập nhiều lần. Ngoài ra tôi còn cho các em luyện tập tiết tấu thông qua các trò chơi như: "Nghe tiết tấu đoán câu hát trong bài" hoặc "Nghe tiết tấu đoán tên bài hát". Trong chương trình âm nhạc của tiểu học có rất nhiều bài hát cùng chung tiết tấu giống nhau như bài: Em yêu hoà bình và Bầu trời xanh; bài:

Hồ Thị Lương - 7 - Trường TH Lý tự trọng

Bồi dưỡng kỹ năng học Tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học
Múa vui và Hoa lá mùa xuân… , thông qua trò chơi học sinh được thực hành, luyện tập một cách thường xuyên và qua đó học sinh sẽ nắm bắt, thực hành các bài tập tiết tấu một cách chính xác.

3. Đọc nốt nhạc trên khuông nhạc

Đây là phần khó nhất trong bài bởi vì chính phần này sẽ đánh giá kĩ năng thực hành của học sinh được tổng hợp từ hai phần trên. Ở lứa tuổi tiểu học sự kết hợp cùng lúc vừa nhớ tên nốt, độ cao, vị trí và hình tiết tấu của nốt nhạc đó là điều không hề đơn giản đối với các em. Nên tôi phải có sự chuẩn bị để rèn

luyện cho các em từ những lớp dưới. Cũng thông qua trò chơi giúp các em nhớ nốt trên khuông như trò chơi: "Khuông nhạc bàn tay" . Có thể có hai cách thực hiện trò chơi này như:

- Tôi chỉ các vị trí nốt tương ứng trên bàn tay, học sinh nói tên nốt. - Tôi nói tên nốt, học sinh chỉ trên bàn tay của mình.

Ngoài ra còn có thể tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: "Gắn nốt nhạc trên khuông"…

VD: Tôi chọn 2 nhóm, mỗi nhóm 7 học sinh. Mỗi nhóm được rút thăm một đề bài và yêu cầu các nhóm nối tiếp nhau gắn các nốt nhạc có trong thăm lên khuông nhạc. Nhóm nào gắn nhanh, đúng thì được thưởng một nốt nhạc xinh. Ban giám khảo là đại diện một số học sinh của lớp

VD: Trò chơi “ Lời chào nốt nhạc”

Khi bước vào lớp Tôi chào học sinh: Rê, Pha, La, Đô

( Hoặc: Đồ Rê Mi Pha Sol La Si Đô)

Học sinh sẽ chào lại: Đồ, Mi, Sol, Si

( Hoặc: Đô Si La Sol Pha Mi Rê Đồ)

Thông qua các trò chơi thì việc nhớ tên nốt đối với học sinh trở nên dễ dàng hơn, dễ khắc sâu vào trí nhớ của các em hơn. Đó cũng chính là sự thành công trong việc thực hiện phương châm: "Học mà chơi, chơi mà học"

Hay tạo điều kiện để các bạn học khá giỏi giúp đỡ các bạn yếu hơn ghi nhớ vị trí các nốt nhạc cũng là một biện pháp hiệu quả

4. Thực hành đọc bài tập đọc nhạc:

Với sự chuẩn bị chu đáo từ những lớp học dưới và với những kĩ năng đã được trang bị trong suốt ba năm học lớp 1, lớp 2 và lớp 3 thì đến khi trực tiếp thực hành bài tập đọc nhạc đầu tiên ở lớp 4 các em hào hứng tham gia và dễ dàng đọc chính xác bài tập đọc nhạc mà Tôi không cần phải vất vả hướng dẫn và

làm mẫu. Tuy vậy nhiệm vụ của tôi lại trở nên khó khăn hơn bởi giáo viên không chỉ giúp học sinh thực hành bài tập đọc nhạc một cách nhuần nhuyễn,

Hồ Thị Lương - 8 - Trường TH Lý tự trọng

Bồi dưỡng kỹ năng học Tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học
thuần thục mà còn phải duy trì hứng thú của học sinh trong khi tham gia tập đọc nhạc. Muốn vậy thì trong khi tổ chức cho học sinh tập đọc nhạc, Tôi lồng ghép các trò chơi thích hợp để giúp học sinh tích cực, chủ động khi tham gia giờ học như trò chơi: Em tập lái ô tô khi học bài tập đọc nhạc số 7 (chương trình lớp 5), trò chơi ghép hình ảnh phù hợp nội dung bài tập đọc nhạc khi cho học sinh học bài tập đọc nhạc số 5, số 7, số 8 (chương trình lớp 4) …

Dạy Tập đọc nhạc là dạy cách đọc (thông qua bài đọc) chứ không phải chỉ dạy bài đọc theo kiểu truyền khẩu, phải cho học sinh thực hiện 3 kĩ năng (Nhìn - nghe – đọc).

Vì thế, dạy tập đọc nhạc buộc phải có bảng phụ bài tập đọc nhạc để các em được quan sát trực tiếp, Tôi chỉ từng nốt nhạc cụ thể cho các em thấy được nốt nằm ở vị trí đó là nốt gì để các em nắm được. Khi nắm được nốt rồi thì Tôi kết hợp cho các em nghe đàn để nghe cao độ chính xác và được nghe nhiều lần (được nhìn - được nghe).

Bên cạnh đó Tôi dạy cách đọc sẽ giúp cho các em không chỉ đọc đúng một bài Tập đọc nhạc mà còn vận dụng để đọc các bài khác tương tự. Tôi luôn quan tâm, theo sát học sinh trong tiết dạy của mình, áp dụng phương pháp nhẹ nhàng, thích hợp tùy vào từng đối tượng học sinh giúp các em hiểu bài, nắm vũng kiến thức, thực hành được.

Trên lớp tôi luôn dạy hết mình, xem em nào đọc chưa được thì dùng “Khuông nhạc bàn tay” để HS nhớ lại tên gọi và vị trí các nốt nhạc, và kiểm tra em đó ở các tiết kế tiếp đến khi em nắm được thì thôi .

Ngoài phương pháp và kinh nghiệm truyền đạt thì việc chuẩn bị bài trước khi lên lớp là vô cùng quan trọng, giúp Tôi tự tin, dạy tốt, tiết học đạt hiệu quả. Để dạy một tiết tập đọc nhạc lớp 4 tôi chuẩn bị thật kĩ:

Thứ nhất: Sử dụng đàn phím điện tử

Thứ 2: Đặt hợp âm cho bài TĐN.Đa số các bài đều viết ở giọng Đô trưởng Hợp âm Ñô trưởng: C

Hợp âm Pha trưởng: F

Hợp âm Son bảy: G7

Thứ 3: Đàn thành thạo bài TĐN sau đó vừa đàn vừa xướng âm, rồi tập đánh nhịp vài lần.

Thứ 4: Đàn và ñoïc phần luyện tập cao độ (SGK)

Thứ 5: Đọc kết hợp goõ tiết tấu:

Ví dụ: Nốt moùc đơn: Đọc là đơn (Goõ1 cái nhanh)

Nốt đen: Đọc là đen (Goõ 1 cái)

Hồ Thị Lương - 9 - Trường TH Lý tự trọng

Bồi dưỡng kỹ năng học Tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học
Nốt trắng: Đọc là trắng (Goõ 2 cái)

Hoaëc:

Nốt móc đơn: Đọc là rinh (Goõ 1 cái nhanh)

Nốt đen: Đọc là tùng (Goõ 1 cái)

Nốt trắng: Đọc là tuøng (Goõ 2 cái).

Thứ 6: Sử duïng baûng phụ TĐN, quan sát, đánh daáu choã chia câu, số ô nhịp cho hợp lý, để dạy các em đọc từng câu hoặc vài ô nhịp một, phân chia laøm sao ñeå caùc em deã ñoïc.

Thứ 7: Soạn bài đầy đủ, chính xác, chi tiết, phân bố thời gian các hoạt động sao cho hợp lý, cân đối

Thứ 8: Chuẩn bị thêm trò chơi hoặc đố vui, để giờ học thêm sinh động, phát huy tích cực cho học sinh.

Thứ 9: Sưu tầm các bài hát có trong bài (Trích) TĐN để kết thúc phần đọc nhạc, giáo viên hát cho học sinh nghe một đoạn họăc cả bài hát đó, nếu học sinh thuộc thì cho học sinh hát. Hoặc chỉ ñònh 1-2 học sinh thuộc bài hát đó hát cho cả lớp cùng nghe, làm cho tiết học sôi nổi hơn, thêm phần hiệu quả. Kích thích niềm say mê học tập đọc nhạc hơn, không chỉ học tập đọc nhạc mà các em biết về bài hát.

Chẳng hạn dạy baøi: TĐN số 5: Hoa bé ngoan (tiết 20)

(Trích)

Nhạc và lời: Hoàng Văn Yến

-Tôi chuẩn bị lời hai của bài tập đọc nhạc này là:

Em được mẹ thương nhất, em được cô giáo yêu.

Khi mà em ngoan nhất, sẽ là hoa bé ngoan. Và tôi sưu tầm cả bài hát này rồi viết thêm hợp âm để đệm cho các em hát. Hồ Thị Lương - 10 - Trường TH Lý tự trọng


Bồi dưỡng kỹ năng học Tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học


Bài TĐN số 8: Bầu trời xanh (Trích )

Nhạc và lời: Nguyễn Văn Quỳ



Tôi chuẩn bị 02 caâu haùt ñaàu baøi hát Bầu trời xanh là:

Hồ Thị Lương - 11 - Trường TH Lý tự trọng


Bồi dưỡng kỹ năng học Tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học
Và viết hợp âm cho bản nhạc để đệm cho học sinh hát và viết thêm các hợp âm cho 02 câu của bài tập đọc nhạc trên (5 hợp giống trên: Am- A7- Dm- G- C).

Thứ 10: Chuaån bị đồ dùng dạy học:

-Đàn phím điện tử.

- Một trong các nhạc cụ gõ như:





Song loan.


Hồ Thị Lương - 12 - Trường TH Lý tự trọng

Bồi dưỡng kỹ năng học Tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học


Thanh phách.



5. Ghép lời ca

Phần ghép lời ca vào giai điệu bài tập đọc nhạc đã học luôn mang lại niềm vui thích cho học sinh khi tham gia giờ học có phần tập đọc nhạc. Đây cũng là phần hoàn thiện toàn bộ bài tập đọc nhạc nên khi hát lời ca có nhiều học sinh phấn khích nên đã hát với âm lượng lớn gần như gào thét. Như vậy sẽ mất đi sự hài hoà khi phối hợp tập đọc nhạc và hát lời ca. Tôi đã vận dụng sáng tạo các hình thức ghép lời ca như:

Nửa lớp đọc tên nốt, nửa lớp hát lời ca.

Các bạn nữ đọc tên nốt, các bạn nam hát lời ca và đổi ngược lại. Nửa lớp hát lời ca, nửa lớp còn lại gõ đệm theo các cách đã học… Với các hình thức học như trên sẽ làm cho tiết học thêm sinh động, học sinh sẽ tích cực tham gia và kết quả giờ học sẽ cao hơn.

Hồ Thị Lương - 13 - Trường TH Lý tự trọng

Bồi dưỡng kỹ năng học Tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học
6.Giáo dục tình cảm thẩm mĩ

Qua mỗi giờ học nhạc học sinh không chỉ được trang bị những kiến thức, kĩ năng của một phân môn nghệ thuật mà thông qua mỗi bài học Tôi đã Giáo dục các em tính thẩm mĩ, năng động, tự tin, hòa nhã với bạn bè. Khơi gợi lên trong tâm hồn các em tình yêu quê hương, đất nước, yêu con người. Dạy các em biết yêu lao động, vâng lời cha mẹ, thầy cô. Hình thành cho trẻ một tâm hồn nhạy cảm, yêu cái đẹp. Giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong âm nhạc và trong đời sống để qua đó giúp các em hoàn thiện nhân cách của mình. c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp

Giáo viên phải nắm vững về chuyên môn, có kỹ năng sư phạm tốt, sáng tạo, đổi mới trong tổ chức các hoạt động học tập.

Chuẩn bị kỹ bài dạy trước khi đến lớp. Tìm hiểu và nắm được trình độ tiếp thu của từng học sinh để giao nhiệm vụ và có những hình thức, phương pháp dạy học phù hợp để đảm bảo tất cả học sinh đều tích cực tham gia học tập với ý thực tự giác, chủ động, tích cực.

Cơ sở vật chất phục vụ môn học phải tương đối đầy đủ như: phòng học rộng rãi để học sinh tham gia trò chơi, đàn ócgan, thanh phách, mõ, trống, các nốt nhạc đồ chơi.... tạo không khí vui tươi, sôi động khi học sinh thực hành.

Có sự phối hợp của giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh, ý thức tụ học của học sinh.

Giáo viên chuyển việc truyền thụ của học sinh thành việc hướng dẫn học sinh tự học. Lớp học diễn ra với nhiều hình thức như: Làm việc theo cặp, làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm...Học sinh được học trong môi trường thoải mái, không bị gò bó, luôn được gần gũi với thầy cô, bạn bè, được sự giúp đỡ của các bạn trong lớp, phù hợp với tâm sinh lý của các em. Tạo môi trường học thân thiện, an toàn.

d. Mối quan hệ giữa giải pháp, biện pháp

Các biện pháp định hướng cho những giải pháp tiến hành và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, luôn có sự hỗ trợ lẫn nhau, bám sát vào hoàn cảnh và mức độ tiếp thu bài của từng đối tượng học sinh. Bởi vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên cần lựa chọn các phương pháp phù hợp để giảng dạy sao cho tiết học đạt kết quả cao nhất.

e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. Kết quả khảo nghiệm học sinh khối 4 và khối 5 năm học 2014 – 2015, sau khi tôi áp dụng các giải pháp trên như sau:

Mức độ đạt được của học Trước khi Sau khi thực


Hồ Thị Lương - 14 - Trường TH Lý tự trọng
Bồi dưỡng kỹ năng học Tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học
sinh thực hiện hiện
Học sinh xác định đúng vị trí nốt nhạc trên khuôn45% 85%
Học sinh biết gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu45% 80%
Học sinh đọc đúng các bài Tập đọc nhạc60% 90%


Qua thực tiễn dạy học chương trình sách giáo khoa mới, đối với môn Âm nhạc tôi nhận thấy các em đã mạnh dạn, tự tin, hứng thú trong khi học hát và đối với phần tập đọc nhạc các em đã thành công trong việc đọc chính xác cao độ, tiết tấu và ghép lời ca của bài. Điều đó chứng tỏ rằng học tập đọc nhạc không chỉ khô khan, nhàm chán, khó khăn mà nó vẫn có những lý thú riêng nhờ sự động viên, khuyến khích, quan tâm của giáo viên đến từng em học sinh và quan trọng nhất là sự vận dụng sáng tạo của giáo viên trong quá trình giảng dạy và bồi dưỡng kĩ năng tập đọc nhạc cho các em.
Qua các bước thực hiện trong tiết dạy như trên, tôi thấy học sinh tiếp thu bài chủ động, hứng thú và yêu thích môn học. Bước đầu các em đã biết cảm thụ âm nhạc , góp phần vào hiệu quả chung của nhà trường.

II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.

Đa số học sinh đều yêu thích và hứng thú khi học Hoạt động giáo dục Âm nhạc. Các em yêu thích các nốt nhạc, thích đọc bài Tập đọc nhạc, các em đã xác định đúng vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc.

Một số em có năng khiếu đã biết tự đọc bài Tập đọc nhạc, giúp đỡ các bạn trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập môn Âm nhạc.

Một số em chưa mạnh dạn, học yếu đã có ý thứ học tập, đã biết đọc các nốt nhạc và tham gia học tập cùng nhóm

III. Phần kết luận, kiến nghị

III.1. Kết luận

Mục đích của dạy học là học sinh tiếp nhận kiến thức mà giáo viên truyền đạt một cách nhẹ nhàng, thoải mái, đầy đủ và phong phú. Từ những kiến thức tiếp thu, học sinh còn có khả năng mở rộng phát triển và vận dụng một cách linh hoạt để giải quyết những công việc cụ thể sau này. Vì vậy việc chủ động lĩnh hội kiến thức phải thuộc về học sinh, nhất là học sinh tiểu học - lứa tuổi mà ý thức học tập chưa được xác định một cách đầy đủ, đúng đắn. Các em học đấy nhưng Hồ Thị Lương - 15 - Trường TH Lý tự trọng

Bồi dưỡng kỹ năng học Tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học
vui mà học, khi vui thích thì việc học tập sẽ là tự nguyện, không bị gò ép thúc bách. Khi học như chơi thì việc học sẽ trở nên nhẹ nhàng, thoải mái. Học âm nhạc trở thành một trong những nhu cầu của trẻ.

Song làm thế nào để học sinh thích học mới là vấn đề cơ bản của dạy học mà giáo viên cần phải chú ý. Suy cho cùng học sinh tích cực học tập thì dạy học mới có hiệu quả. Khi sự tích cực học tập của học sinh được thể hiện thì các em sẽ chú ý lắng nghe, hăng hái trả lời những câu hỏi của giáo viên, nêu lên những thắc mắc, những gì mình chưa rõ, chưa hiểu và chịu khó tìm tòi cái mới lạ. Muốn làm được điều này giáo viên phải làm tròn trọng trách của một "kĩ sư tâm

hồn" với đầy đủ trách nhiệm và lương tâm khi tham gia quá trình giáo dục thế hệ trẻ.

III.2. Kiến nghị

- Để nâng cao chất lượng dạy và học môn âm nhạc ở Tiểu học và nâng cao chất lượng tiếng hát cũng như bồi dưỡng khả năng âm nhạc cho học sinh. Tôi mạnh dạn đề xuất một số vấn đề sau:

- Cần đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học hiện đại như: Máy nghe, máy chiếu, ti vi, đầu đĩa, phòng học chức năng…

- Có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức âm nhạc và kĩ năng đàn hát thường xuyên cho đội ngũ giáo viên âm nhạc để họ có điều kiện được tham gia học hỏi, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong nhà trường.

Những giải pháp trên đã được chứng minh ở một số lớp tại trường Tiểu học Lý Tự Trọng tôi thấy thực hiện những giải pháp trên là đúng. Vì thế tôi mạnh dạn thực hiện giảng dạy trong những năm học tới. Vì thời gian có hạn nên tôi mới tìm ra được một số giải pháp trên, nhưng tôi sẽ cố

gắng hơn nữa để tìm ra một số giải pháp tối ưu hơn, để đóng góp cho nền giáo dục Âm nhạc trong trường Tiểu học Lý Tự Trọng được tốt hơn và nền giáo dục Âm nhạc của toàn ngành nói chung giúp học sinh phát triển toàn diện về “Đức - Trí - Thể - Mĩ”./.

Buôn Trấp, ngày 22 tháng 02 năm 2015 Người viết

Hồ Thị Lương Hồ Thị Lương - 16 - Trường TH Lý tự trọng

Bồi dưỡng kỹ năng học Tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

......................................................................................................................... ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Chủ tịch Hội đồng sáng kiến

Hồ Thị Lương - 17 - Trường TH Lý tự trọng

Bồi dưỡng kỹ năng học Tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phương pháp giảng dạy Mĩ thuật, Âm nhạc - Nhà xuất bản Giáo dục Thiết kế bài giảng Âm nhạc lớp 1; 2; 3; 4; 5 - Nhà xuất bản Văn Hoá Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 1; 2; 3; 4; 5 - nhà xuất bản giáo dục. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Tiểu học

Giáo trình Âm nhạc - Nhà xuất bản Đại học sư phạm.

Hồ Thị Lương - 18 - Trường TH Lý tự trọng

Bồi dưỡng kỹ năng học Tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học
MỤC LỤC

I Mở đầu……………………………………………………………...… ….trang 1 Lý do chọn đề tài………………………………………………………...........trang 1 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài………………………………………….…......trang 1 Đối tượng nghiên cứu………………………………………………….….......trang 2 Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………….......…trang 2 Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….…......trang 2 II. Nội dung……………………………………………………………….....trang 2 Cơ sở lý luận …………………..………………………………………, ....…trang 2 Thực trạng……………………………………………………………..…...... trang 2 Giải pháp, biện pháp…………………………………………………..….......trang 5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu………...........trang 15 III. Kết luận, kiến nghị…….……………………………………………........trang 16 Kết luận………………………………………………………………….......trang 16 Kiến nghị………………………………………………………………….... trang 16 Nhận xét của hội đồng sống kiến………………………………….................trang 17 Tài liệu tham khảo…………………………………………………….…...…trang 18 Mục lục.............................................................................................................trang 19

Hồ Thị Lương - 19 - Trường TH Lý tự trọng

Bồi dưỡng kỹ năng học Tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học
MỤC LỤC

....

Trang
I/ LYÙ DO CHOÏN ÑEÀ TAØI……… .............................................................. 1 II/ ÑAËC ÑIEÅM TÌNH HÌNH .....................................................................2 1. Thuận lợi:………...................................................................................2 2. Khó khăn……………………................................................................3 III/ NOÄI DUNG VAØ BIEÄN PHAÙP THÖÏC HIEÄN….....................................3 A. Phaàn khaûo saùt thöïc teá tröôùc khi aùp duïng ñeà taøi…….………… ...........3 a/ Tìm hiểu nội dung tập đọc nhạc lớp .........................................................3 b/ Những khuyết điểm của học sinh khi tập đọc nhạc...................................5 B. Phöông phaùp daïy tập đọc nhạc đạt hiệu quả............................................5 1/ Các kĩ năng đọc nhạc cơ bản…………………………………….............5 2/ Giáo viên ……………. .............................................................................6 3/ Tiến trình lên lớp và các phương pháp ……………………...................13 4/ Học sinh………………………………...................................................24 IV/ KEÁT QUAÛ…….....................................................................................25 V/ BAØI HOÏC KINH NGHIEÄM………………….......................................26 VI/ KEÁT LUẬN…………………………………………………….……..27

Hồ Thị Lương - 20 - Trường TH Lý tự trọng
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời kỳ đổi mới và phát triển mọi mặt về kinh tế- chính trị- văn hoá và xã hội hiện nay Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề giáo dục con người phát triển toàn diện đặc biệt là thế hệ trẻ.

Giáo dục Tiểu học là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục phổ thông hiện nay. Trong chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học có rất nhiều môn học. Một trong những môn học có ý nghĩa to lớn và tích cực trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh đó là môn Âm nhạc.
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật đặc biệt phản ánh hiện thực bằng hình tượng âm thanh. Âm nhạc trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống của con người, góp phần tạo nên giá trị đạo đức- thẩm mĩ đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người.
Vì vậy giáo dục âm nhạc là một nội dung cần thiết để đào tạo con người phát triển toàn diện. Giáo dục âm nhạc trong nhà trường phổ thông không chỉ là việc giảng dạy âm nhạc thuần túy mà còn phải thông qua âm nhạc để tác động toàn bộ đến thế giới tinh thần của học sinh, trước hết là tri thức, thẩm mĩ mà cụ thể là:
Học sinh có trình độ âm nhạc cơ bản, có khả năng cảm thụ âm nhạc.
Học sinh có khả năng sinh hoạt văn nghệ quần chúng và các hoạt động, phong trào khác.
Thông qua giáo dục âm nhạc để giáo dục đức, trí, lao, thể, mĩ cho học sinh.
Giáo dục âm nhạc trong trường Tiểu học là giáo dục cho các em có vốn kiến thức cơ bản về âm nhạc để học sinh tự làm chủ văn hóa âm nhạc trong nhà trường và tiến tới phát triển nó.
Âm nhạc có một vị trí quan trọng trong đời sống con người, đối với mỗi người, hoạt động ca hát là nguồn nuôi dưỡng tinh thần. Ca hát luôn giúp chúng ta cảm nhận cuộc sống tươi đẹp, tràn đầy niềm vui, niềm hạnh phúc. Nó khơi dậy ở con người những cảm xúc chân thực với cái đẹp, cái chân- thiện- mĩ.
Thấy rõ tầm quan trọng của ca hát đối với học sinh, nên đòi hỏi người giáo viên dạy Âm nhạc ở trường Tiểu học cần có những đổi mới. Giáo viên phải thường xuyên học tập chuyên môn nghiệp vụ, học tập lý luận chính trị, tìm tòi các phương pháp hay nhất để áp dụng vào bài giảng có hiệu quả cao nhất.

Nội dung và phương pháp dạy Âm nhạc lớp 2 giữ một vai trò quan trọng trong việc giáo dục âm nhạc. Trong chương trình môn Âm nhạc lớp 2 gồm có phần học hát và phần kể chuyện âm nhạc. Tuy nhiên phần học hát chiếm gần như toàn bộ trong chương trình còn nội dung các tiết kể chuyện âm nhạc chủ yếu để cho học sinh thấy được tầm quan trọng của âm nhạc trong cuộc sống nên trong đề tài này tôi xin đề cập chính đến phần học hát của học sinh. Thực tế thì đa số học sinh rất có hứng thú khi học hát, các em thích ca hát, thích được học bài hát mới, thích được biểu diễn bài hát... Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy học sinh vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn khi học phần này. Chẳng hạn như các em Trọng Phát, Phú Quí, Phước Thịnh... còn chậm thuộc bài hát mới; biết hát nhưng chưa thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài hát có các em Thảo Vy, Minh Thư..., một vài học sinh còn hát sai cao độ, tiết tấu như là Diệu Trâm, Bảo Trân, vỗ đệm vẫn còn chưa chính xác hay vẫn chưa thể hiện được các động tác phụ họa có các em Minh Thư, Kim Ngân chưa mạnh dạn khi giáo viên yêu cầu biểu diễn bài hát.
Để giúp cho học sinh khắc phục những nhược điểm trên là một yêu cầu rất cấp thiết. Muốn giải quyết vấn đề này bản thân là giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc, tôi suy nghĩ và tìm ra một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học, tạo hứng thú học tập và phát triển kĩ năng ca hát, khắc phục những điểm yếu của các em học sinh.
Với lí do trên năm học 2020-2021 tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt môn Âm nhạc” nhằm góp phần nâng cao việc dạy học môn Âm nhạc lớp 2 ở trường Tiểu học Nhơn Ninh B, giúp các em thật sự yêu thích môn Âm nhạc, bộc lộ tiềm năng về âm nhạc, đáp ứng nhu cầu ca hát ngày càng cao của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường phổ thông, đáp ứng yêu cầu về thực tiễn giáo dục đặt ra.
Đề tài tôi nghiên cứu đã được nhiều đồng nghiệp nghiên cứu và đúc kết thành sáng kiến kinh nghiệm nhưng với kinh nghiệm riêng của mỗi người và tùy theo điều kiện thực tế ở mỗi trường mà có các giải pháp khác nhau. Ở đề tài này bản thân tôi chỉ đề cập đến một số biện pháp nhằm giúp học sinh lớp 2 học tốt phần học hát môn Âm nhạc.
Nghiên cứu trên nhằm hệ thống lại một số biện pháp dạy hát ở lớp 2 trong chương trình âm nhạc cấp Tiểu học, sưu tầm thêm một số biện pháp khác nhau giúp học sinh dễ tiếp thu và dễ dàng vận dụng được. Truyền tải được toàn bộ vấn đề đã nghiên cứu đến với đối tượng học sinh. Học sinh có thể lĩnh hội hết tất cả và vận dụng phát huy một cách chủ động, sáng tạo trong cách trình bày và biểu diễn một bài hát.








NỘI DUNG
PHẦN I. THỰC TRẠNG
Phần học hát trong chương trình Âm nhạc lớp 2 có thể xem là đặc biệt quan trọng vì phần này chiếm hầu hết thời lượng trong chương trình môn Âm nhạc lớp 2. Tuy nhiên khi dạy hát cho học sinh tôi nhận thấy các em vẫn còn mắc các lỗi như hát chưa đúng cao độ, tiết tấu, vỗ đệm sai nhịp, phách hay vẫn còn chưa thể hiện, chưa biểu diễn được bài hát theo yêu cầu của giáo viên.

Qua các năm giảng dạy môn Âm nhạc ở khối lớp 2, tôi đã theo dõi, ghi chép và nhận thấy số lượng học sinh đạt kết quả vẫn chưa cao. Qua kết quả khảo sát chất lượng vào tuần thứ 5 kết quả môn Âm nhạc khối lớp 2 các năm như sau:
(Đánh giá theo: Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGDĐT ngày 28-09-2016)


Năm học
Sỉ số
học sinh
Hoàn thành tốt Hoàn thànhChưa hoàn thành
Số lượng
Tỉ lệ (%)Số lượng
Tỉ lệ (%)Số lượng
Tỉ lệ (%)
2018-2019631015,94165,11219,0
2019-2020951616,86265,31717,9
2020-202149918,43367,3714,3
Từ những số liệu trên cho thấy chất lượng học sinh đạt đánh giá hoàn thành tốt vẫn chưa cao, cụ thể như sau:

- Năm học 2018-2019: Tỉ lệ học sinh Hoàn thành tốt chỉ có 15,9 %; học sinh Chưa hoàn thành chiếm đến 19,0 %.
- Năm học 2019-2020: Tỉ lệ học sinh Hoàn thành tốt chỉ có 16,8%; học sinh Chưa hoàn thành chiếm đến 17,9 %.
- Năm học 2020-2021: Tỉ lệ học sinh Hoàn thành tốt chỉ có 18,4%; học sinh Chưa hoàn thành chiếm đến 14,3 %.
- Trong 3 năm giảng dạy tôi thấy tỉ lệ học sinh được đánh giá Chưa hoàn thành còn cao. Qua tìm hiểu thực tế ở lớp và gia đình các em tôi thấy nguyên nhân của tình hình trên là do:

- Do học sinh lớp 2 chỉ mới được tiếp xúc với việc giảng dạy môn Âm nhạc trong cấp học Mầm non và năm học lớp 1 nên vẫn còn hạn chế trong việc làm quen với ca từ, nhịp điệu, tiết tấu trong bài hát.
- Còn một số học sinh chưa tự giác trong học tập, ham chơi, chưa hứng thú với môn học.

Ví dụ: Tiết dạy bài hát “Thật là hay” các em: Hoàng Phú, Hữu Phát, Minh Duy…Trong giờ học các em thường nhìn ra ngoài hoặc lấy đồ chơi ra chơi nên vẫn chưa tập trung trong lúc học.
- Chưa mạnh dạn trong học tập, chưa biết vận động phụ họa theo bài hát nên thiếu tự tin khi trình bày bài hát.
Ví dụ: Khi gọi các em: Mộng Cầm, Kim Huyền, Cẩm Tú lên trình bày bài hát “Trên con đường đến trường”. Những em này mặc dù đã có khả năng về âm nhạc song do vẫn còn nhút nhát, thiếu tự tin nên vẫn chưa đạt hiệu quả cao trong việc trình bày bài hát.
- Hát sai cao độ, tiết tấu, phát âm chưa rõ lời bài hát. Như em: Kỳ Lâm, Thư Quỳnh, Nhã Tố,…hát vẫn còn sai cao độ và tiết tấu lời ca trong bài hát “Xòe hoa”, vẫn còn một số em phát âm chưa đúng tiếng “boong” trong câu “Bùng boong bính boong”...
- Một số học sinh dù đã có thể hát đúng giai điệu bài hát nhưng còn sai rất nhiều khi vỗ đệm theo nhịp, phách. Có em Bích Tuyền, Gia Bảo, Ánh Dương…các em này thường vỗ đệm chưa chính xác, còn nhằm lẫn giữa vỗ đệm theo nhịp, theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca.
- Các em là học sinh lớp 2 khả năng nhận thức còn thấp nên việc nhớ lời bài hát vẫn còn rất khó khăn.
- Phần lớn phụ huynh làm nghề nông, công việc nhiều nên thiếu sự quan tâm đến việc học của con em mình. Như em Lê Minh Khang (học sinh lớp 2 điểm Phụng Thớt) gia đình nghèo, cha mẹ đều làm nông và phải làm thuê để tăng thêm thu nhập nên rất ít thời gian quan tâm đến việc học của em. Hằng ngày em thường ở nhà với bà nội nên việc giúp đỡ em trong học tập gặp rất nhiều khó khăn.
Từ những thực trạng trên tôi luôn suy nghĩ và tìm ra những giải pháp để giúp học sinh học tốt hơn trong môn Âm nhạc cho học sinh lớp 2 mà cụ thể là phần học hát như sau:












PHẦN II. GIẢI PHÁP

Trong quá trình dạy hát, tôi nhận thấy các em còn gặp nhiều khó khăn trong việc cảm thụ âm nhạc, còn mắc các lỗi khi học một bài hát mới, lúng túng trong việc gõ đệm hay khi thể hiện các động tác phụ họa cho bài hát. Để giúp các em có thể khắc phục những lỗi thường mắc phải và giúp các em cảm thụ tốt hơn về bài hát tạo điều kiện cho việc thể hiện bài hát tốt hơn tôi áp dụng những giải pháp sau:

1. Yêu cầu đối với giáo viên và học sinh.

1.1. Đối với giáo viên:

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa môn Âm nhạc vào chương trình học tập của học sinh Tiểu học là hoàn toàn phù hợp với khả năng và nhu cầu phát triển của con người trong xã hội hiện nay. Bởi ca hát luôn là một nhu cầu thiết yếu của con người, là món ăn tinh thần không thể thiếu, ca hát phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học nó đem đến cho các em những cảm xúc chân thực ảnh hưởng đến tư tưởng tình cảm của các em.
Từ những quan điểm chỉ đạo trên, bản thân tôi là một giáo viên dạy môn Âm nhạc phải nhận thức đúng đắn thấm nhuần đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cho học sinh trong bộ môn Âm nhạc nói chung, phần học hát ở trường tiểu học nói riêng. Tôi luôn phải nỗ lực không ngừng, phấn đấu trao dồi nghiệp vụ chuyên môn và công tác giảng dạy của mình như: tham gia vào các đợt tập huấn, học bồi dưỡng thường xuyên, học các chuyên đề chuyên môn Âm nhạc do Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức hằng năm, tăng cường giao lưu, học hỏi để bổ sung cho nhau những kiến thức, kinh nghiệm trong giảng dạy, trao dồi nghiệp vụ sư phạm. Trong những năm qua, bản thân tôi luôn tích cực tham gia sinh hoạt chuyên môn tổ, sinh hoạt cụm âm nhạc, tập huấn đổi mới phương pháp...để nâng cao hiểu biết và kinh nghiệm giảng dạy.
Giáo viên trước hết phải có lòng yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao về môn học mình giảng dạy. Đối với giáo viên môn Âm nhạc thì không chỉ là một người truyền thụ cho các em kiến thức mà còn mang lại cho các em một đời sống tinh thần phong phú. Bởi vậy nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên âm nhạc là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cần thiết. Người giáo viên âm nhạc phải thực sự là người “vừa hồng, vừa chuyên” theo định hướng phát triển về Giáo dục và đào tạo của chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Tôi phải thường xuyên học hỏi nhằm trang bị cho mình một lượng kiến thức đầy đủ để truyền dạy cho học sinh.
- Tôi tìm hiểu kĩ các dạng bài học để truyền dạy cho học sinh có hướng giải quyết phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Phải luân phiên thay đổi hình thức dạy học và sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn để gây hứng thú cho học sinh.
Muốn có được kết quả cao trong việc dạy học, ngoài vốn tri thức mà tôi đã trang bị cho mình thì tôi luôn nhiệt tình, năng động sáng tạo và linh hoạt, luôn có sự nỗ lực tìm tòi học hỏi, quyết tâm kiên trì khám phá cái mới, đúc kết, rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy. Để thực hiện tiết dạy trong giáo án có hiệu quả tốt thì điều mấu chốt là phải biết phát huy tính tích cực, sáng tạo chủ động khám phá và tìm tòi của học sinh.
Ngay từ đầu làm quen với bộ môn, tôi phải tạo cho các em thói quen tự học, tự tổ chức hoạt động học tập, làm quen với phương pháp dạy học mới, tạo môi trường học tập tốt cho các em, tạo sự đam mê yêu thích bộ môn cho các em ngay trong từng tiết học, phương pháp dạy học mới phải áp dụng các thủ thuật dạy học nhưng phải linh hoạt, sáng tạo nắm vững mục đích và cách tiến hành các thủ thuật khác nhau.

1.2. Đối với học sinh:
- Trước khi đến lớp, tôi yêu cầu học sinh cần phải có sự chuẩn bị trước ở nhà như: học bài đã học, tìm hiểu bài mới theo yêu cầu của giáo viên...
- Học sinh phải có ý thức học tập đúng đắn, phải xem môn Âm nhạc quan trọng không kém các môn học khác.
- Học sinh phải yêu thích âm nhạc, có ý thức tự học và tự rèn luyện.
- Ngoài ra các em còn phải biết giúp đỡ bạn trong học tập, học hỏi thầy cô, bạn bè và những người xung quanh.
- Bên cạnh đó còn phải có sự quan tâm của phụ huynh đối với con em mình, sự liên kết giữa phụ huynh và giáo viên trong việc giáo dục học sinh ở trường và ở nhà.
Có sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên và học sinh như vậy ở mỗi tiết dạy tôi tổ chức cho học sinh tiếp thu tốt bài học, học sinh luôn thuộc bài hát ở nhà trước khi vào lớp.
2. Quan tâm sửa sai cho học sinh kịp thời.
Trong một tiết âm nhạc, học sinh thường mắc các lỗi như hát chưa đúng cao độ, trường độ, hát còn sai ở các chỗ luyến...khi đó rất cần có sự giúp đỡ của giáo viên. Chính vì vậy việc sửa sai kịp thời giúp các em khắc phục lỗi, tạo thói quen hát đúng ngay từ đầu, trong những từ, những câu hát của bài hát giúp học sinh luyện tập hát chuẩn xác từ đó rèn luyện cách trình bày bài hát cho các em, giúp học sinh tự tin hơn khi thể hiện bài hát.
Trong quá trình học hát tôi đã giúp các em phân biệt sự khác nhau giữa hát và nói, khi hát âm thanh được phát ra phải có độ ngân, mỗi âm vang đều đặn nhưng cần phải rõ và đẹp. Có thể đàn giai điệu cho học sinh nghe đồng thời luyện cách ghi nhớ và đệm theo giai điệu khi các em đã thuộc bài. Để tránh cho học sinh hát sai, theo kinh nghiệm của bản thân tôi thì có một số biện pháp sau:
Khi trình bày một ca khúc, tác phẩm nếu học sinh hát sai, tôi lưu ý nắm rõ được học sinh hát sai ở câu nào, từ nào, đoạn nào sau đó tôi sửa sai cho học sinh bằng cách đàn và hát mẫu lại cho học sinh nghe những câu, từ trong đoạn mà học sinh hát sai.
Ví dụ: Trong bài hát “Hoa lá mùa xuân” (Tập bài hát 2 trang 19)

Câu 1: Tôi là lá, tôi là hoa. Tôi là hoa lá hoa mùa xuân.
Câu 2: Tôi cùng múa, tôi cùng ca. Tôi cùng ca múa ca mừng xuân.
Cao độ của từ “xuân” ở cuối câu 1 với cao độ là nốt Son và từ “xuân” cuối câu 2 với cao độ là nốt La nhưng các em thường hát ở cùng cao độ cho cả 2 từ “xuân”. Các em thường hát sai như là Kỳ Lâm, Thế Mạnh, Khánh Ngoc...Khi các em hát sai cao độ, tôi dùng đàn đánh lại giai điệu 2 câu hát trên và lưu ý các em ở cao độ của 2 từ “xuân” ở 2 câu hát. Sau đó mời các em hát và cảm nhận sự khác biệt giữa cao độ của 2 từ trên. Tôi hát lại 2 câu hát trên và yêu cầu các em hát theo. Cứ như thế cho đến khi các em hát đúng thì sẽ tiếp tục dạy những câu hát tiếp theo.
Dự kiến được những chỗ sai, tôi sẽ lưu ý cho học sinh và tìm ra phương pháp ghi nhớ giúp các em ít mắc lỗi hơn hoặc tôi cho học sinh nghe và phân biệt cao độ, trường độ ở các từ khó nhiều lần.
- Xây dựng cho các em thói quen im lặng, lắng nghe để biết khi nào hát theo thầy (cô) hát mẫu, nghe phân tích để biết thế nào là hát đúng, thế nào là hát chính xác. Khi tôi hát mẫu hoặc cho học sinh nghe bài hát tôi lưu ý học sinh không hát theo vì như thế sẽ dẫn đến các em nghe không rõ bài hát mẫu gây hạn chế cho việc cảm thụ và tiếp thu bài hát. Tập thói quen lắng nghe cho học sinh còn giúp tôi dễ dàng lưu ý cho các em ở những chỗ khó, chỗ có luyến láy trong bài hát.
Ví dụ: Ở câu “Lại đây hỡi chú chim nhỏ xinh dễ thương này” trong bài hát “Chú chim nhỏ dễ thương” (Tập bài hát 2 trang 21)
Từ “lại” đầu câu được ngân dài một phách rưỡi nhưng nếu học sinh không biết lắng nghe thì khi hát các em dễ mắc lỗi, thường thì các em sẽ không ngân đủ trường độ ở từ này.
- Tôi đã đưa ra những bài tập về cao độ, trường độ tương tự như bài hát cho các em luyện tập theo để giải quyết những chỗ khó.
Ngoài ra tôi còn tổ chức một vài trò chơi phân biệt độ dài, ngắn, cao thấp của âm thanh và yêu cầu học sinh thực hiện lại. Tiến hành theo mức độ từ dễ đến khó để học sinh dễ tiếp thu.
Ví dụ: Tôi dùng mẫu âm “a” yêu cầu học sinh đọc và ngân dài trong 3 phách gõ. Sau đó tăng dần độ khó như đọc cao, thấp kết hợp với ngân dài theo yêu cầu...
- Tập hát đúng ngay từ đầu, khi học sinh tiếp thu sai thì tôi phân tích âm thanh sai hoặc đúng rồi thị phạm bằng cách hát mẫu hai đến ba lần. Trong lúc tập hát từng câu khi học sinh hát sai ở câu nào, từ nào thì tôi sửa sai ngay lập tức. Tránh trường hợp hát xong cả bài rồi mới sửa sai sẽ dẫn đến việc khó tiếp thu hoặc gây ra nhằm lẫn cho học sinh.
Ví dụ: Trong câu hát “Lại đây hỡi chú chim dễ thương này” từ “lại” được ngân dài một phách rưỡi nhưng khi thực hiện thì Thảo Nguyên, Thành Nhân, Minh Nhật...lại hát liền và không ngân đủ phách. Tôi chỉ ra chỗ sai, hát mẫu hoặc đàn lại câu hát trên cho học sinh nghe kết hợp với gõ phách để học sinh nhớ được trường độ của từ vừa hát sai sau đó yêu cầu học sinh thực hiện lại và tiếp tục sửa sai cho đến khi hát đúng.
Với nhiều tiết dạy hát bài mới và thực hiện theo phương pháp trên tôi đã thu được một số thành quả như sau:
Với cách làm trên các em Thảo Nguyên, Thành Nhân, Kỳ Lâm, Thư Quỳnh, Nhã Tố và một số em khác…đã hát đúng cao độ, trường độ, các nốt luyến trong bài vì vậy khi thể hiện bài hát các em cũng tự tin hơn rất nhiều so với lúc trước.
3. Hướng dẫn học sinh cách gõ đệm.
Sau khi học sinh hát được lời bài hát, để giúp các em thể hiện bài hát tốt hơn, sinh động hơn tôi hướng dẫn cho học sinh cách gõ đệm cho bài hát nhằm giúp các em tránh sự buồn chán khi học, biết thêm các cách gõ đệm nhằm thể hiện bài hát tốt hơn.
Trước tiên tôi giúp học sinh phân biệt được sự khác nhau giữa gõ đệm theo nhịp, phách và tiết tấu. Phân biệt được các loại gõ đệm này giúp học sinh có thể thực hiện đúng theo yêu cầu của giáo viên hoặc có thể chủ động lựa chọn cách gõ đệm phù hợp cho từng bài hát.
Ví dụ: Các cách gõ đệm cho câu hát “Cùng nhau múa xung quanh vòng, cùng nhau múa cùng vui” trích trong bài hát “Múa vui” (Tập bài hát 2 trang 9) như sau:
(Gõ vào những từ có đánh dấu x )
+ Gõ đệm theo nhịp: Gõ vào phách mạnh trong mỗi ô nhịp.
Cùng nhau múa xung quanh vòng, cùng nhau múa cùng vui.
x x x x


+ Gõ đệm theo phách: Gõ vào mỗi phách trong ô nhịp.
Cùng nhau múa xung quanh vòng, cùng nhau múa cùng vui.
x x x x x x xx
+ Gõ đệm theo tiết tấu: Gõ đệm theo toàn bộ tiết tấu của bài.
Cùng nhau múa xung quanh vòng, cùng nhau múa cùng vui.
x x x x x x x x x x x
Tùy từng tiết tấu bài hát, tôi chia bài hát thành từng câu, đánh dấu câu cho học sinh dễ xác định, sau đó tôi hướng dẫn tiết tấu từng câu cho đến hết bài. Tôi thị phạm cho học sinh nghe và nhìn để thực hiện.
Hát kết hợp gõ nhịp và phách: Điều đầu tiên bản thân tôi phải hướng vào để tổ chức cho học sinh lĩnh hội là trọng âm. Trọng âm và phách gắn liền với nhau. Không xác định được trọng âm của phách thì không nắm và phân loại được phách. Không nắm và phân loại được phách thì cũng không nắm và phân loại được nhịp.
Việc đầu tiên tôi đã tổ chức được cho học sinh cách hoạt động trực tiếp mặt đối mặt với phách để phân biệt phách có trọng âm hay không, sau đó phân biệt phách ấy như thế nào trong mối quan hệ nhịp.
Mặt đối mặt với phách tương tự như đối mặt với âm, khi nắm được nó mới nắm được các phẩm chất đặc trưng.
Tôi đã hướng dẫn và đến nay hầu hết tất cả học sinh đều có thể phân biệt được nhịp, phách, tiết tấu.
Ví dụ: Câu 1 trong bài hát “Xòe hoa” (Tập bài hát 2 trang 7)





(Vỗ vào những từ có đánh dấu x)
+ Vỗ theo nhịp:
Bùng boong bính boong ngân nga tiếng còng vang vang.
x x x x
+ Vỗ theo phách:
Bùng boong bính boong ngân nga tiếng còng vang vang.
x x x x x x x
+ Vỗ theo tiết tấu:
Bùng boong bính boong ngân nga tiếng còng vang vang.
x x x x x x x x x x
Khi phân biệt được sự khác nhau học sinh gõ đệm bằng thanh phách đều hơn và đúng theo yêu cầu của giáo viên. Các em như: Bích Tuyền, Gia Bảo, Ánh Dương…đều có tiến bộ rõ rệt. Các em không còn rụt rè khi giáo viên yêu cầu hát kết hợp với gõ đệm.
Thực hiện tốt việc gõ đệm làm cho bài hát trở nên sôi động và thu hút người nghe. Tuy nhiên chỉ gõ đệm không vẫn chưa đủ, khi thể hiện các động tác phụ họa càng làm cho bài hát trở nên sinh động, mang tính chuyên nghiệp và có thể dùng để biểu diễn trên sân khấu hoặc ở mọi nơi.
4. Hướng dẫn học sinh các động tác vận động phụ họa.
Ở cấp Tiểu học, dạy hát kết hợp với vận động hoặc trò chơi luôn là một yêu cầu hết sức quan trọng không thể thiếu. Âm nhạc và vận động có mối quan hệ mật thiết với nhau. Việc học hát kết hợp với vận động sẽ giúp cho học sinh nhạy cảm với tiết tấu âm nhạc, phát triển tai nghe, rèn luyện trí nhớ âm nhạc. Bên cạnh đó còn tạo hứng thú học tập, học mà chơi, chơi mà học của học sinh. Với phương pháp này tôi đã khuyến khích cho học sinh tham gia sáng tạo, tạo được không khí vui tươi, sôi nổi trong giờ học. Học sinh được thư giãn, thoải mái, bên cạnh đó còn phát huy được tính tích cực của các em.
Tùy từng ca khúc, tác phẩm hay bài dân ca …Tùy từng nội dung từng bài mà tôi chuẩn bị một số động tác múa phụ hoạ cho bài học, rồi thị phạm trên lớp cho các em quan sát và luyện tập cho các em.
Khi dạy bài hát sau khi luyện tập cho học sinh hát chuẩn xác giai điệu và lời ca tôi cho học sinh kết hợp vừa hát lại bài hát vừa thể hiện các động tác phụ họa do tôi hướng dẫn hay do các em tự nghĩ ra.
Ví dụ: Với bài hát “Trên con đường đến trường” (Tập bài hát 2 trang 17) tôi đã hướng dẫn học sinh các động tác phụ họa như sau: Câu hát “Trên con đường đến trường, có cây là cây xanh mát” tôi hướng dẫn học sinh bước qua lại kết hợp với đưa tay về bên chân bước.






Câu hát “Có gió gió mát từng cơn, có cơn mưa qua từng mùa” các em sẽ đứng nhún chân kết hợp đưa tay theo hướng từ trong ra ngoài.







Với câu hát “Trên con đường đến trường, có con là con chim hót” tôi hướng dẫn học sinh vừa hát và nhún theo nhạc qua lại, tay đưa lên miệng, bàn tay xòe hướng ra ngoài.





Câu còn lại “Nó hót nó hót làm sao, bạn ơi bạn cùng đi thật mau” tôi cho học sinh vừa hát vừa nắm tay nhau đi vòng tròn.





Với việc hướng dẫn các động tác phụ họa cho bài hát, học sinh của tôi đã có thể làm quen với việc biểu diễn bài hát. Các em Mộng Cầm, Kim Huyền, Cẩm Tú cùng với các em khác đã làm quen với múa phụ họa đồng thời còn đóng góp rất nhiều trong các chương trình văn nghệ của trường và các cuộc thi khác.
Qua cách thực hiện trên tôi thấy học sinh hứng thú với giờ học âm nhạc, tiếp thu bài nhanh hơn, ghi nhớ bài học sâu hơn và còn biết cách tự học ở nhà, mạnh dạn trình bày bài hát trước người thân và những người xung quanh. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng các phong trào văn nghệ của nhà trường cũng ngày càng phát triển.
5. Hướng dẫn học sinh cảm thụ âm nhạc.
Theo tôi nguyên nhân dẫn đến các em mất tập trung, lơ là khi học hát chính là do các em chưa thật sự cảm thụ được về bài hát mà mình đang học. Với kinh nghiệm sau những năm giảng dạy của bản thân, giúp học sinh cảm thụ được bài hát chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong các bước của một tiết dạy. Khi cho học sinh nghe hoặc xem giáo viên thể hiện bài hát các em có thể cảm nhận một cách tổng thể về giai điệu, lời ca, tiết tấu, sắc thái...của bài hát. Từ đó, các em sẽ hứng thú và muốn học bài hát đó, các em sẽ tập trung và kết hợp với giáo viên nhằm đạt hiệu quả cao trong tiết học.
Tác phẩm âm nhạc nằm trên giấy cần phải được vang lên để thành âm nhạc “sống”. Muốn vậy, tác phẩm phải được trình bày, biểu diễn dưới các hình thức khác nhau nhằm khơi gợi, hấp dẫn, thuyết phục người học. Giai điệu vang lên sẽ gợi được cảm xúc và mang đến những yếu tố thẩm mĩ. Trước hết, tôi giới thiệu tác phẩm qua lời nói (xuất xứ, tác giả, nội dung, nghệ thuật…).
Ví dụ: Khi dạy học sinh hát bài “Múa vui” (Tập bài hát 2 trang 9) tôi đã giới thiệu bài hát như sau: Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhạc sĩ Việt Nam với nhiều ca khúc được nhiều người biết đến, trong số đó có các bài hát thiếu nhi. Hôm nay lớp chúng ta sẽ cùng học một trong những bài hát mang giai điệu vui tươi, rộn ràng do ông sáng tác, bài hát có tên là “Múa vui”.
Trình bày tác phẩm bằng giọng hát, tiếng đàn (do giáo viên thể hiện hoặc dùng băng đĩa). Khi tôi trình bày tác phẩm thì lúc đó bản thân tôi đóng vai trò như một “Nghệ sĩ biểu diễn”. Thông qua đó, tôi mang đến cho học sinh những vẻ đẹp của tác phẩm bằng sự xúc động thật sự và diễn cảm sâu sắc. Qua mỗi lần như thế, tôi đã gợi lên trong tâm hồn các em niềm vui, sự hứng khởi, sự thán phục và càng làm tăng thêm lòng yêu thích môn Âm nhạc. Có thể nói, đây là phương pháp nhanh nhất, mạnh nhất tác động đến học sinh, đưa trẻ vào thế giới âm nhạc diệu kì một cách sống động và trực tiếp. Cụ thể như sau khi giới thiệu về bài hát “Múa vui” tôi trình bày bài hát cùng với nhạc và một số động tác phụ họa tạo cho học sinh cảm nhận, kích thích sự hào hứng để bước vào học bài hát.
- Tôi đã nghiên cứu kĩ tác phẩm để chuẩn bị trình bày như: Tìm hiểu nội dung, phân câu, lấy hơi, động tác phụ họa cho phù hợp…
- Trước và trong lúc trình bày, biểu diễn bài hát tôi luôn chuẩn bị tư thế như một diễn viên trình bày trên sân khấu mà khán giả là học sinh, hát một cách truyền cảm kết hợp một vài động tác phụ họa nhẹ nhàng giúp học sinh tăng cường trí tưởng tượng, sáng tạo.
Với cách giúp học sinh cảm thụ bài hát tôi nhận thấy sự cải thiện rõ rệt về mức độ tập trung trong giờ học và sự hào hứng trong học tập của học sinh. Các em Hoàng Phú, Hữu Phát, Minh Duy đã tích cực tham gia trong tiết học, không còn nhìn ra ngoài hay lấy đồ chơi ra như trước mà chú ý lắng nghe, quan sát theo sự hướng dẫn của tôi.
Khi đã đã giúp học sinh cảm thụ được về bài hát thì trong quá trình dạy tôi còn áp dụng các phương pháp thực hành nhằm giúp học sinh khắc sâu bài học.
Đổi mới phương pháp dạy học âm nhạc ở trường Tiểu học nhằm làm cho học sinh gần gũi, thân thiện, yêu thích môn Âm nhạc quyết không để cho một học sinh nào vì sợ học mà không yêu thích môn học này. Muốn vậy giáo viên phải phát huy sáng tạo chủ động tìm những biện pháp thủ thuật có hiệu quả nhất để chuyển tải các nội dung âm nhạc sinh động, nhẹ nhàng , hấp dẫn có tác dụng giáo dục thẩm mĩ cao nhất đối với học sinh.
6. Thiết kế phong phú các hoạt động phát huy tính tích cực của học sinh.
Nhằm mang lại hiệu quả cao cho mỗi tiết dạy học môn Âm nhạc. Điều cần nhất là cách tổ chức dạy học của giáo viên. Việc thiết kế phong phú các hoạt động phát huy tính tích cực của học sinh đóng vai trò rất quan trọng. Tôi đã vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp để phát huy được hết khả năng của học sinh, giúp các em tìm ra kiến thức cho bản thân mình, mang lại hiệu quả cao cho giờ học.
Trong quá trình giảng dạy, tôi đưa vào một số trò chơi vừa nâng cao hiệu quả bài học, vừa tạo hứng thú cho học sinh với tinh thần “học để mà vui, vui để mà học”
Giờ ôn tập tôi cho học sinh chơi trò chơi “nhìn tranh đoán tên bài hát, nghe nhạc đoán tên bài hát hay nghe nhạc hát lại câu hát,..” nhằm giúp học sinh nhớ lại các bài đã học. Nhờ vậy tôi đã ôn lại kiến thức cũ cho học sinh và giúp các em khắc sâu kiến thức một cách nhanh chóng.
Ví dụ: Khi ôn tập bài hát “Chú ếch con” (Tập bài hát 2 trang 25) tôi cho học sinh xem tranh chú ếch và yêu cầu học sinh đoán tên bài hát. Hoặc tôi đàn giai điệu một câu hát bất kì trong bài, cho các tổ thi đua đoán tên bài hát và hát lại câu hát vừa rồi.

Trong quá trình dạy hát, tôi yêu cầu học sinh hát và tự kiểm tra lẫn nhau, khuyến khích kĩ năng nghe và đánh giá của từng em. Ngoài ra, tôi còn khơi gợi để học sinh nói lên cảm nhận của mình về bài hát, điều này bổ sung vào khả năng cảm thụ âm nhạc của các em. Như trong câu hát “Lại đây hỡi chú chim nhỏ xinh dễ thương này” trong bài hát “Chú chim nhỏ dễ thương” (Tập bài hát 2 trang 21) khi luyện tập tôi thường gọi các em hát lại câu hát và gọi học sinh khác nhận xét câu hát của bạn (Em nhận thấy phần trình bày của bạn như thế nào ? Bạn đã hát đúng trường độ của những nốt ngân dài hay chưa ?...) Qua việc đó tôi giúp các em nhận ra được những chỗ hay hát sai để chú ý khắc phục hoặc tuyên dương để khích lệ, động viên học sinh.
Học xong bài hát, học sinh cần thể hiện sự sáng tạo trong việc trình bày và biểu diễn bài hát.Trong lúc học bài hát học sinh đã được tôi hướng dẫn chia câu, chia đoạn, hát lĩnh xướng, đối đáp, hoà giọng. Hình thức trình bày bài hát là đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca…Vì vậy, đây là điều kiện thuận lợi để các em nắm bắt để áp dụng vào bài.
Ví dụ: Bài hát “Cộc cách tùng cheng” (Tập bài hát 2 trang 13) khi học xong cả bài, tôi cho học sinh hát lại bài hát với hình thức lĩnh sướng. Gọi một học sinh hát câu “Sênh kêu nghe tiếng vui nhất” cả lớp hát “ Cách cách cách, cách cách cách” và yêu cầu các em hát như thế đến hết bài. Hoặc chia lớp thành nhiều nhóm hát đối đáp với nhau mỗi nhóm hát một câu. Khi thực hiện như thế tôi đã tạo được sự hào hứng cho các em, vừa giúp các em tập trung hơn khi hát và dễ ghi nhớ bài hơn.
Đối với việc gõ đệm cho bài hát, việc gọi cả lớp, tổ hoặc từng cá nhân vừa hát và tự gõ đệm cho bài hát tôi thường thay đổi bằng cách gọi một nhóm hát, nhóm còn lại gõ đệm hoặc học sinh này hát và một học sinh khác gõ đệm theo cách gõ mà mình lựa chọn. Với sự phân chia công việc như vậy các em sẽ thật sự tập trung, chú ý, tránh sự nhàm chán khi ngồi nghe người khác trình bày. Sau khi áp dụng cách làm trên tôi nhận thấy các em Bích Tuyền, Gia Bảo, Ánh Dương…các em này thường vỗ đệm chưa chính xác và các em Hoàng Phú, Hữu Phát, Minh Duy…thường hay mất tập trung trong giờ học nay đã khắc phục được những lỗi sai và thật sự tập trung trong tiết học môn Âm nhạc.
Trong tiết ôn tập, tôi gợi ý tìm một vài động tác phụ hoạ hoặc hướng dẫn học sinh một vài động tác cho bài hát thêm sinh động. Như vậy hình thức trình bày bài hát của mỗi nhóm sẽ rất đa dạng và phong phú, giàu tính sáng tạo. Tôi đã động viên khuyến khích, tuyên dương và đánh giá kết quả để các em thấy được công sức, thành quả của mình.

Ví dụ: Với bài hát “ Hoa lá mùa xuân” (Tập bài hát 2 trang 19) tôi chia lớp ra thành 3 tổ, mỗi tổ sẽ chuẩn bị động tác phụ họa cho riêng mình. Vào tiết học, tôi gọi các tổ lên trình bày, cho các tổ nhận xét lẫn nhau. Tôi còn hướng dẫn cho lớp thêm một số động tác để các em có thể áp dụng khi trình bày bài hát, khuyến khích mỗi cá nhân tự thể hiện bài hát theo cách riêng của mình.
Với những việc như trên, tôi đã giúp các em hoàn thành tiết học âm nhạc với tinh thần hào hứng, tích cực tham gia các hoạt động do tôi đề ra. Niềm yêu thích môn Âm nhạc của các em được cải thiện rõ rệt. Trong giờ học các em : Mộng Cầm, Kim Huyền, Cẩm Tú. ..trước kia rụt rè, nhút nhác nay đã mạnh dạn hơn khi thể hiện bài hát trước lớp. Những em: Kỳ Lâm, Thư Quỳnh, Nhã Tố…hát vẫn còn sai cao độ và tiết tấu lời ca trong bài hát nay đã hát đúng nhịp, đúng trường độ hơn thông qua những lần nhận xét bạn trình bày và tự rút kinh nghiệm cho bản thân. Hoàng Phú, Hữu Phát, Minh Duy…Trong giờ học các em thường nhìn ra ngoài hoặc lấy đồ chơi ra chơi chưa tập trung trong lúc học thì nay đã tích cực tham gia các trò chơi trong khi học và tích cực phát biểu ý kiến trong các lần thi đua tổ với nhau.

















PHẦN III. KẾT QUẢ
Qua quá trình áp dụng những phương pháp mới vào việc giảng dạy môn học Âm nhạc của mình, tôi nhận thấy mức độ yêu thích và tiếp thu học tập của học sinh đã được nâng lên một cách rõ rệt.

Kết quả khảo sát chất lượng môn Âm nhạc khối lớp 2 ở tuần 26 như sau:
(Đánh giá theo: Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGDĐT ngày 28-09-2016)


Năm học
Sỉ số
học sinh
Hoàn thành tốtHoàn thànhChưa hoàn thành
Số lượng
Tỉ lệ (%)Số lượng
Tỉ lệ (%)Số lượng
Tỉ lệ (%)
2018-2019631625,44774,600
2019-2020952526,37073,700
2020-2021491428,63571,400
Qua bảng số liệu trên cho thấy khi lấy kết quả đánh giá tuần 26 so với kết quả của tuần thứ 5 như sau:

- Năm học 2018-2019 học sinh Hoàn thành tốt chiếm đến 25,4%, tăng 9,5% so với đầu năm học; số học sinh ở mức Hoàn thành là 74,6%, tăng 9,5%. Không còn học sinh Chưa hoàn thành.
- Năm học 2019-2020 học sinh Hoàn thành tốt chiếm đến 26,3%, tăng 9,5% so với đầu năm học; số học sinh ở mức Hoàn thành là 73,7%, tăng 8,4%. Không còn học sinh Chưa hoàn thành.
- Năm học 2020-2021 học sinh Hoàn thành tốt chiếm đến 28,6%, tăng 10,2% so với đầu năm học; số học sinh ở mức Hoàn thành là 71,4%, tăng 4,1%. Không còn học sinh Chưa hoàn thành.
Trong quá trình áp dụng một số biện pháp đổi mới trên bản thân tôi nhận thấy rằng khả năng tiếp thu và khả năng thể hiện của học sinh ở môn Âm nhạc nói chung, phần học hát nói riêng tăng lên rõ rệt.
Các em học sinh đã tỏ ra hứng thú hơn với môn học. Những em như: Hoàng Phú, Hữu Phát, Minh Duy…đã chăm chỉ học hơn. Các học sinh còn nhút nhát như Mộng Cầm, Kim Tuyền, Cẩm Tú…đã mạnh dạn hơn trong học tập. Những em như Kỳ Lâm, Thư Quỳnh, Nhã Tố, Bích Tuyền, Gia Bảo... đã tiếp thu bài nhanh hơn và biết cách học ở nhà.

Các phụ huynh cũng dần nhận ra được tầm quan trọng của âm nhạc trong đời sống nên đã biết quan tâm con em nhiều hơn. Đồng thời còn tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa giáo viên với phụ huynh học sinh trong việc giáo dục học sinh.



















KẾT LUẬN
Vai trò của âm nhạc đối với đời sống con người đã được khẳng định là vô cùng quan trọng. Điều này đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm thể hiện quan điểm đó qua các kì Đại hội VII, VIII, IX. “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội” mà nhìn ở góc độ nào đó thì âm nhạc cũng là văn hoá.
Các phương pháp giảng dạy môn Âm nhạc để đạt được hiệu quả cao trong công tác truyền thụ âm nhạc đến học sinh chúng ta cũng cần có một số biện pháp đổi mới. Việc áp dụng các phương pháp mới đã tạo những hiệu quả cao và tôi đã rút ra được những kinh nghiệm sau:
Lâu nay ở trường Tiểu học chúng ta vẫn tiến hành dạy hát theo phương pháp truyền thống, đó là dạy truyền miệng từng câu hát ngắn theo lối móc xích, giáo viên hát mẫu rồi học sinh hát theo.
Nay ta có thể đánh đàn cho học sinh từng câu hát ngắn và tự tập lời ca. Trước khi bước vào dạy bài hát, giáo viên cần dành một vài phút cho học sinh luyện thở, luyện âm thanh như một hoạt động khởi động giọng và luyện tai nghe để chuẩn bị vào bài.
Trong quá trình học hát tôi giúp các em phân biệt sự khác nhau giữa hát và nói. Có thể đàn giai điệu cho học sinh nghe đồng thời luyện cách ghi nhớ và đệm theo giai điệu khi các em đã thuộc bài. Để tránh cho học sinh hát sai theo kinh nghiệm của bản thân tôi thì có một số giải pháp sau:
Việc chuẩn bị tốt kiến thức, kĩ năng sư phạm, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy, lòng yêu nghề... giúp người tôi có thể truyền đạt đến các em kiến thức, kĩ năng và cách vận dụng vào trong bài học. Chuẩn bị tốt bài học, lòng yêu thích môn Âm nhạc của các em cũng góp phần vào sự thành công và hiệu quả tiếp thu kiến thức từ giáo viên. Bên cạnh đó cũng cần đến sự quan tâm của phụ huynh học sinh, mối liên kết giữa phụ huynh với giáo viên và nhà trường cũng góp phần quan trọng trong việc giáo dục kiến thức và đạo đức cho các em học sinh.
Trong quá trình dạy học việc quan tâm sửa sai cho học sinh kịp thời giúp các em có thể tiếp thu bài học một cách chính xác. Tôi luôn quan tâm sửa sai cho các em ngay khi các em hát chưa chính xác, hay lúc vỗ đệm sai để các em có thể khắc phục và tránh sự nhằm lẫn giữa các lỗi mắc phải. Cần có cách sửa sai phù hơp với từng học sinh nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Trong một bài hát ngoài việc hát đúng còn cần đến việc gõ đệm cho bài hát. Hướng dẫn học sinh cách gõ đệm giúp các em phát huy tính sáng tạo, làm cho bài hát sôi động hơn và tăng sự hứng thú cho học sinh khi học hát.
Bên cạnh đó việc hướng dẫn các động tác phụ họa làm cho bài hát trở nên sinh động hơn, có tính chuyên nghiệp và có thể dùng để biểu diễn trên sân khấu hoặc những nơi khác. Các em có thể vận động sáng tạo các động tác phù hợp với giai điệu, lời ca của bài hát từ đó tăng khả năng tiếp thu âm nhạc và tính sáng tạo cho học sinh.
Tuy nhiên để hình thành lòng yêu âm nhạc và say mê với âm nhạc tôi còn tìm nhiều cách để giúp các em cảm thụ được âm nhạc, nghe và hiểu được bài hát mà mình được học. Có như vậy mới thật sự tạo nên tình yêu từ sâu trong tâm hồn của các em. Khi cảm thụ được các em sẽ hào hứng, tập trung trong giờ học, chủ động phát biểu và thực hiện các yêu cầu của giáo viên.

Để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Âm nhạc nói chung và phần học hát nói riêng trong các nhà trường Tiểu học, vai trò của người giáo viên là vô cùng quan trọng, bên cạnh đó sự quan tâm đầu tư của các cấp lãnh đạo về cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập là một yếu tố không nhỏ đem lại thành công.

Phương pháp dạy hát phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh được xây dựng dựa trên cơ sở thực tiễn, phù hợp với đối tượng học sinh Tiểu học. Những giải pháp nêu trên đã được nghiên cứu và áp dụng tại trường Tiểu học Nhơn Ninh B và có thể áp dụng vào việc giảng dạy môn Âm nhạc tại một số trường Tiểu học khác trong huyện.

























TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Hoàng Long – Hoàng Lân, “Phương pháp dạy học âm nhạc”, Đại học sư phạm
  2. Hoàng Long – Hoàng Lân, “Thực hành sư phạm âm nhạc”, Đại học sư phạm
  3. Hoàng Long (2002), “Âm nhạc và Mĩ thuật 2”, Nhà Xuất Bản Giáo Dục
  4. TS Bùi Văn Sơm (2005) Hướng dẫn cán bộ quản lí trường học và giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm “NXB. TH năm 2005)
  5. Phòng Giáo Dục và Đào Tạo (2012) hướng dẫn trình bày sáng kiến kinh nghiệm
  6. Nhà Xuất bản Giáo dục- Âm nhạc lớp 2 (Sách giáo viên)
  7. Nhà Xuất bản Giáo dục- Âm nhạc lớp 2 (Sách giáo khoa)
  8. Nhà Xuất bản Giáo dục- Chuẩn kiến thức, kỹ năng lớp 2.
















MỤC LỤC
Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN 1: THỰC TRẠNG 4

PHẦN 2: GIẢI PHÁP ………………………………………………7

1. Yêu cầu đối với giáo viên và học sinh......................................................7

2. Quan tâm sửa sai cho học sinh kịp thời....................................................9

3. Hướng dẫn học sinh cách gõ đệm...........................................................12

4. Hướng dẫn học sinh các động tác phụ họa..............................................14

5. Hướng dẫn học sinh cảm thụ âm nhạc....................................................16

6. Thiết kế phong phú các hoạt động phát huy tính tích cực của học sinh..18

PHẦN 3: KẾT QUẢ...................................................................................22

KẾT LUẬN.................................................................................................24

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................27






1683205340588.png



DOWNLOAD FILE
 
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    báo cao sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm 4 5 tuổi âm nhạc violet sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc 3 đến 4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc 4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc 5-6 tuổi sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc cho trẻ mầm non sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 1 violet sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 2 violet sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc mầm non sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc mầm non 3 tuổi sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc mầm non mới nhất sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc nhà trẻ sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc thcs sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học 2018 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc trẻ 24 36 tháng sáng kiến kinh nghiệm cảm thụ âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm giáo dục âm nhạc mầm non sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn âm nhạc violet sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc 3-4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc bậc mầm non sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc bậc tiểu học sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc thcs sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc thcs 2018 sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc thcs violet sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc tiểu học sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc violet sáng kiến kinh nghiệm nhà trẻ môn âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm về âm nhạc mầm non đề tài sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,304
    Bài viết
    37,773
    Thành viên
    140,292
    Thành viên mới nhất
    Quách Nhi

    BQT trực tuyến

    • Yopovn
      Ban quản trị Team YOPO
    Top