- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,009
- Điểm
- 113
tác giả
Đề kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 văn 9 NĂM 2021 - 2022 CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT
YOPOVN xin gửi đến quý thầy cô, các em học sinh Đề kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 văn 9 NĂM 2021 - 2022 CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT. Đây là bộ Đề kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 văn 9.
De thi học kì 1 lớp 9 môn Văn An Giang 2020 2021
đề thi ngữ văn 9 giữa học kì 1 năm 2020 - có đáp án
đề thi ngữ văn 9 học kì 1 năm 2019 - có đáp án
đề thi ngữ văn 9 học kì 1 năm 2021 - có đáp án
De thi văn 9 học kì 1 có đáp án
De thi cuối kì 1 lớp 9 môn Văn Hà Tĩnh
đề thi ngữ văn 9 học kì 2 năm 2019 - có đáp án
đáp án đề thi học kì 1 văn 9 quận tây hồ 2020-2021
Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 lớp 9
Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 Ngữ văn 11
Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 lớp 8
Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 lớp 12
Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 lớp 7 trang 184
Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm lớp 8
Soạn văn 9 bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm
Tổng kết Ngữ văn 9 học kì 1
PHẦN I ( 6 điểm ) “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một thi phẩm đặc sắc viết về người lính của thơ ca thời kì kháng chiến chống Mĩ.
1, Bài thơ là sáng tác của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
2, Chỉ ra một từ tượng thanh và nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ tượng thanh đó trong hai câu thơ sau:
“Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.”
3, Bài thơ khép lại bằng những câu thơ:
“ Không có kính rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
Bằng một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp, hãy làm rõ hình ảnh những chiếc xe không kính và vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn được thể hiện trong khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và một lời dẫn trực tiếp (gạch chân và chú thích).
4, Kể tên một tác phẩm (ghi rõ tên tác giả) trong chương trình Ngữ văn THCS cũng nói về người lính.
PHẦN II ( 4 điểm ) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Mỗi chúng ta hình như chỉ chú ý đến bản thân mình nhiều đến nỗi quên mất thế giới bên ngoài bao la và phong phú vô vàn. Bạn sẽ không nhìn thấy trái đất đang vận chuyển từng ngày, những người bên cạnh bạn đang thay đổi từng giờ, những vật xung quanh bạn đang đang di chuyển từng phút giây… Ở đây không phải tôi muốn nói bạn vô tình mà bạn chỉ là đang bỏ quên …Bạn “bỏ quên” một người bạn thân đang buồn phiền, bạn “bỏ quên” một cơn gió đang âu yếm thổi qua tán lá, bạn “bỏ quên” ánh mặt trời đỏ chói chang lặn phía trời tây, bạn “bỏ quên” niềm vui trong ánh mắt mẹ khi thấy bạn đi học về, bạn tiếp tục “bỏ quên” cây bàng trước cửa đang lâm râm vài lá đỏ, bạn đang “bỏ quên” nhiều thứ…
(Theo Thụy Viên, nguồn internet)
1, Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên.
2, Theo em, vì sao tác giả lại đặt từ “bỏ quên” trong dấu ngoặc kép ?
3, Cuộc sống xung quanh ta bao la và phong phú vô ngần. Nhưng hình như chúng ta đang “bỏ quên” nhiều thứ… Từ những gợi mở của bài viết cùng trải nghiệm của bản thân, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy với nội dung “Biết quan sát để yêu thương nhiều hơn”
PHẦN I ( 6 điểm ) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng."
1, Đoạn trích trên thuộc văn bản nào ? Tác giả là ai ? Nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ.
2,Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: “Biển cho ta cá như lòng mẹ -Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.”
3,Đoạn thơ trên đã thể hiện vẻ đẹp và tâm trạng của người dân chài lưới trong công việc lao động. Hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu làm rõ điều đó. Trong đoạn vặ có sử dụng một câu nghi vấn để bộc lộ cảm xúc và một lời dẫn trực tiếp.(gạch chân chú thích chỉ rõ)
4, Trong chương trình Ngữ văn THCS có những câu thơ cũng viết về hình ảnh người dân chài lưới. Hãy chép chính xác hai câu thơ ấy và cho biết tên tác phẩm.
PHẦN II ( 4 điểm ) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Thái độ là yếu tố quyết định tất cả. Mỗi người đều có quyền nắm giữ và kiểm soát một thái độ sống cho riêng bản thân. Nó là yếu tố còn quan trọng hơn cả học thức, ngoại hình và tiền bạc. Chính thái độ sẽ quyết định bạn được mọi người yêu quý hay ghen ghét, xem thường. Nó là yếu tố kéo mọi người lại gần bạn hay đẩy họ ra xa bạn.
Bên cạnh đó, thái độ còn quan trọng hơn cả những kĩ năng cần thiết để đạt được thành công. John D. Rockefeller từng nói: “Tôi đánh giá cao người vừa có năng lực vừa có thái độ hợp tác tốt với mọi người hơn bất kỳ khả năng vượt trội nào khác mà họ sở hữu”. Giữ cho mình một thái độ đúng đắn cũng có nghĩa bạn đang phát huy một cách cao nhất tài sản quý báu của mình.
(Wayne Cordeiro, Thái độ quyết định thành công,
– NXB Tổng hợp TP. HCM, 2016, tr.15)
1,Theo tác giả, điều gì còn quan trọng hơn cả học thức, ngoại hình và tiền bạc?Vì sao?
2,. Việc tác giả trích dẫn ý kiến của John D. Rockefeller có tác dụng gì?
3,Từ việc đọc hiểu đoạn trích kết hợp với hiểu biết xã hội của bản thân, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi)về ý kiến sau: Thái độ tích cực tạo nên sức mạnh.
XEM THÊM:
YOPOVN xin gửi đến quý thầy cô, các em học sinh Đề kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 văn 9 NĂM 2021 - 2022 CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT. Đây là bộ Đề kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 văn 9.
Tìm kiếm có liên quan
De thi học kì 1 lớp 9 môn Văn An Giang 2020 2021
đề thi ngữ văn 9 giữa học kì 1 năm 2020 - có đáp án
đề thi ngữ văn 9 học kì 1 năm 2019 - có đáp án
đề thi ngữ văn 9 học kì 1 năm 2021 - có đáp án
De thi văn 9 học kì 1 có đáp án
De thi cuối kì 1 lớp 9 môn Văn Hà Tĩnh
đề thi ngữ văn 9 học kì 2 năm 2019 - có đáp án
đáp án đề thi học kì 1 văn 9 quận tây hồ 2020-2021
Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 lớp 9
Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 Ngữ văn 11
Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 lớp 8
Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 lớp 12
Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 lớp 7 trang 184
Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm lớp 8
Soạn văn 9 bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm
Tổng kết Ngữ văn 9 học kì 1
MA TRẬN
TIẾT 83, 84 - KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I –NĂM HỌC 2021-2022
Môn thi: Ngữ văn-khối 9
Thời gian làm bài: 90’
TIẾT 83, 84 - KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I –NĂM HỌC 2021-2022
Môn thi: Ngữ văn-khối 9
Thời gian làm bài: 90’
Mức độ Chủ đề( ND) | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Cộng |
Phần Đọc hiểu văn bản kết hợp với nghị luận văn học: các văn bản thơ hiện đại. | Nhận biết được tên tác giả, tác phẩm, nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ | Hiểu đúng về nghĩa của từ trong thơ hoặc chi tiết nghệ thuật; tìm tên một tác phẩm trong chương trình THCS cùng chủ đề. | Viết đoạn văn phân tích một đoạn thơ hoặc cảm nhận về một đoạn thơ đã học, có sử dụng các kiến thức TV. | ||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ (%): | Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% | Số câu: 2 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15% | Số câu: 01 Số điểm: 3,5 Tỉ lệ: 35% | 4 câu 6 điểm 60 % | |
Phần đọc hiểu văn bản kết hợp với nghị luận xã hội: Đọc hiểu một văn bản bất kì; nghị luận xã hội về vấn đề liên quan | Hiểu về kiến thức Tiếng việt hoặc nội dung văn bản | Trình bày suy nghĩ về một vấn đề xã hội có liên quan đến văn bản | |||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ (%): | Số câu: 02 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% | Số câu: 01 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% | 3 câu 4 điểm 40 % | ||
Tổng số câu: Số điểm: Tỉ lệ (%): | 1 câu 1 điểm 10% | 4 câu 3,5 điểm 35 % | 1 câu 3,5 điểm 35 % | 1 câu 20 %2,0 điểm | 7 câu 10 điểm 100 % |
Trường THCS Dương Hà | Ngày…. Tháng…. Năm 2021 |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I –NĂM HỌC 2021-2022 Tiết 83,84 - Môn: Ngữ văn - khối 9 Thời gian làm bài: 90 phút |
ĐỀ SỐ 01: (GỒM 01 TRANG)
PHẦN I ( 6 điểm ) “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một thi phẩm đặc sắc viết về người lính của thơ ca thời kì kháng chiến chống Mĩ.
1, Bài thơ là sáng tác của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
2, Chỉ ra một từ tượng thanh và nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ tượng thanh đó trong hai câu thơ sau:
“Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.”
3, Bài thơ khép lại bằng những câu thơ:
“ Không có kính rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
Bằng một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp, hãy làm rõ hình ảnh những chiếc xe không kính và vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn được thể hiện trong khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và một lời dẫn trực tiếp (gạch chân và chú thích).
4, Kể tên một tác phẩm (ghi rõ tên tác giả) trong chương trình Ngữ văn THCS cũng nói về người lính.
PHẦN II ( 4 điểm ) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Mỗi chúng ta hình như chỉ chú ý đến bản thân mình nhiều đến nỗi quên mất thế giới bên ngoài bao la và phong phú vô vàn. Bạn sẽ không nhìn thấy trái đất đang vận chuyển từng ngày, những người bên cạnh bạn đang thay đổi từng giờ, những vật xung quanh bạn đang đang di chuyển từng phút giây… Ở đây không phải tôi muốn nói bạn vô tình mà bạn chỉ là đang bỏ quên …Bạn “bỏ quên” một người bạn thân đang buồn phiền, bạn “bỏ quên” một cơn gió đang âu yếm thổi qua tán lá, bạn “bỏ quên” ánh mặt trời đỏ chói chang lặn phía trời tây, bạn “bỏ quên” niềm vui trong ánh mắt mẹ khi thấy bạn đi học về, bạn tiếp tục “bỏ quên” cây bàng trước cửa đang lâm râm vài lá đỏ, bạn đang “bỏ quên” nhiều thứ…
(Theo Thụy Viên, nguồn internet)
1, Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên.
2, Theo em, vì sao tác giả lại đặt từ “bỏ quên” trong dấu ngoặc kép ?
3, Cuộc sống xung quanh ta bao la và phong phú vô ngần. Nhưng hình như chúng ta đang “bỏ quên” nhiều thứ… Từ những gợi mở của bài viết cùng trải nghiệm của bản thân, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy với nội dung “Biết quan sát để yêu thương nhiều hơn”
---------Hết----------
(Giám thị coi thi không phải giải thích gì thêm)
ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM
TIẾT 83, 84 - KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I –NĂM HỌC 2021-2022
Môn thi: Ngữ văn-khối 9
Thời gian làm bài: 90’
(Giám thị coi thi không phải giải thích gì thêm)
ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM
TIẾT 83, 84 - KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I –NĂM HỌC 2021-2022
Môn thi: Ngữ văn-khối 9
Thời gian làm bài: 90’
Phần I (6 điểm) | ||
Câu 1 1 điểm | Tác giả : Phạm Tiến Duật Sáng tác: 1969 – Khi cuộc kháng chiến chống Mĩ diến ra ác liệt | 0,5 0,5 |
Câu 2 1 điểm | Từ tương thanh: ha ha Tác dụng: + gợi tả tiếng cười to, sảng khoái, thoải mái, vui vẻ của những người lính + Thể hiện tinh thần lạc quan, trẻ trung, thái độ bất chấp khó khăn, gian khổ, bản lĩnh của người lính TS | 0,5 0,5 |
Câu 3 3,5 điểm | * HT: đúng đoạn văn QN sử dụng đúng TV, có gạch chân, chú thích; dung lượng đủ). * Nội dung: Hình ảnh những chiếc xe và vẻ đẹp tâm hồn người lính… HS bám sát ngữ liệu, phân tích được các yếu tố NT) để làm rõ nội dung chính: Hình ảnh những chiếc xe ….=> biến dạng trần trụi => sự khốc liệt của chiến tranh… Vẻ đẹp tâm hồn người lính TS: yêu nước, ý chí, niềm tin vào sự nghiệp giải phóng MN, thống nhất đất nước … ( mỗi ý cho 1 điểm) | 1.5 2 |
Câu 4 0.5đ | - Đồng chí – Chính Hữu | 0,5 |
Phần I (4 điểm) | ||
Câu 1 0,5 điểm | Phương thức biểu đạt: nghị luận | 0,5 |
Câu 2 1,5 điểm | Tác giả đặt chữ “bỏ quên” trong ngoặc kép: + Đánh dấu từ được hiểu theo nghĩa đặc biệt + Bỏ quên là thái độ thờ ơ, không quan tâm, không lắng nghe, không thấu hiểu, không đồng cảm, sẻ chia. | 0,5 1,5 |
Câu 3 2 điểm | Vấn đề cần bàn luận: Biết quan sát để yêu thương nhiều hơn: Nôi dung: HS có thể diễn đạt khác nhau song cần đảm bảo nội dung chính sau: 1. Giải thích: - Quan sát là nhìn, xem xét để biết chính xác sự vật, hiện tượng nào đó - Biết quan sát ở đây là đề cập tới việc biết cách chú ý, biết quan tâm tới cuộc sống, tới mọi người xung quanh. => Biết quan sát để yêu thương nhiều hơn: biết quan tâm, chú ý, cảm nhận, thấu hiểu và yêu thương, trân trọng cuộc sống cũng như mọi người xung quanh mình hơn. 2. Bàn luận: Tại sao phải biết quan sát để yêu thương nhiều hơn? - Biết quan sát – biết chú ý, con người sẽ biết cảm nhận, trân trọng, yêu thương hơn những vẻ đẹp của cuộc sống, con người quạnh ta – từ vẻ đẹp của thiên nhiên đến vẻ đẹp của con người… những điều bình dị nhưng chính là chân giá trị của cuộc sống mà nếu không để ý ta sẽ dễ dàng bỏ qua, “bỏ quên”… - Biết quan sát – quan tâm => con người thấu hiểu, đồng cảm, biết yêu thương nhiều hơn => giúp người với người xích lại với nhau => các mối quan hệ thêm gắn kết. ( HS lấy dẫn chứng trong văn học và thực tế để chứng minh) 3. Mở rộng: Quan sát khác với soi mói. Khác với người biết quan sát, người soi mói luôn nhìn nhận, đánh giá mọi việc theo hướng tiêu cực. Người biết quan sát => biết nhìn c/s không chỉ bằng đôi mắt mà còn bằng trái tim sẽ có cách giao tiếp, ứng xử tinh tế và cảm nhận cuộc sống sâu sắc hơn. 4. Liên hệ rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân - Quan sát, lắng nghe, cảm nhận cuộc sống….=> trân trọng và tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống. - Quan tâm, chia sẻ và yêu thương… - Tránh xa lối sống vô cảm, ích kỉ… *Ghi chú: GV chấm linh hoạt theo cách trình bày của học sinh...Điểm thưởng cho những hs có lập luận chặt chẽ, thuyết phục, sáng tạo. | 0,5 1 0,25 0,25 |
Giáo viên Lê Thi Thu | Ngày ….. tháng …. năm 2021 Duyệt đề |
Trường THCS Dương Hà | Ngày…. Tháng…. Năm 2021 |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I –NĂM HỌC 2021-2022 Tiết 83,84 - Môn: Ngữ văn - khối 9 Thời gian làm bài: 90 phút |
ĐỀ SỐ 02: (GỒM 01 TRANG)
PHẦN I ( 6 điểm ) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng."
1, Đoạn trích trên thuộc văn bản nào ? Tác giả là ai ? Nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ.
2,Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: “Biển cho ta cá như lòng mẹ -Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.”
3,Đoạn thơ trên đã thể hiện vẻ đẹp và tâm trạng của người dân chài lưới trong công việc lao động. Hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu làm rõ điều đó. Trong đoạn vặ có sử dụng một câu nghi vấn để bộc lộ cảm xúc và một lời dẫn trực tiếp.(gạch chân chú thích chỉ rõ)
4, Trong chương trình Ngữ văn THCS có những câu thơ cũng viết về hình ảnh người dân chài lưới. Hãy chép chính xác hai câu thơ ấy và cho biết tên tác phẩm.
PHẦN II ( 4 điểm ) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Thái độ là yếu tố quyết định tất cả. Mỗi người đều có quyền nắm giữ và kiểm soát một thái độ sống cho riêng bản thân. Nó là yếu tố còn quan trọng hơn cả học thức, ngoại hình và tiền bạc. Chính thái độ sẽ quyết định bạn được mọi người yêu quý hay ghen ghét, xem thường. Nó là yếu tố kéo mọi người lại gần bạn hay đẩy họ ra xa bạn.
Bên cạnh đó, thái độ còn quan trọng hơn cả những kĩ năng cần thiết để đạt được thành công. John D. Rockefeller từng nói: “Tôi đánh giá cao người vừa có năng lực vừa có thái độ hợp tác tốt với mọi người hơn bất kỳ khả năng vượt trội nào khác mà họ sở hữu”. Giữ cho mình một thái độ đúng đắn cũng có nghĩa bạn đang phát huy một cách cao nhất tài sản quý báu của mình.
(Wayne Cordeiro, Thái độ quyết định thành công,
– NXB Tổng hợp TP. HCM, 2016, tr.15)
1,Theo tác giả, điều gì còn quan trọng hơn cả học thức, ngoại hình và tiền bạc?Vì sao?
2,. Việc tác giả trích dẫn ý kiến của John D. Rockefeller có tác dụng gì?
3,Từ việc đọc hiểu đoạn trích kết hợp với hiểu biết xã hội của bản thân, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi)về ý kiến sau: Thái độ tích cực tạo nên sức mạnh.
---------Hết----------
(Giám thị coi thi không phải giải thích gì thêm)
(Giám thị coi thi không phải giải thích gì thêm)
ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM
TIẾT 83, 84 - KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I –NĂM HỌC 2021-2022
Môn thi: Ngữ văn-khối 9
Thời gian làm bài: 90’
TIẾT 83, 84 - KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I –NĂM HỌC 2021-2022
Môn thi: Ngữ văn-khối 9
Thời gian làm bài: 90’
Phần I (6 điểm) | ||
Câu 1 1 điểm | -Bài thơ: Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận - Viết năm 1958, thời kì miền Bắc được giải phóng và bắt tay vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới, lao động sản xuất chi viện cho chiến trường Miền Nam, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. In trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng”(1958). | 0,5 0,5 |
Câu 2 1 điểm | - Nghệ thuật so sánh “ biển cho cá như lòng mẹ” làm cho câu thơ thêm giàu sắc thái biểu cảm. + Biển như người mẹ nhân hậu, ân tình, chở che, nuôi nấng con người lớn lên. Lòng biển bao la, sâu thẳm bao bọc người ngư dân với một tình cảm trìu mến, thân thương như lòng mẹ nhân từ. Biển cho ta rất nhiều tài nguyên khoáng sản như bà mẹ nhân hậu, bao dung, đã nuôi lớn biết bao thế hệ trong âm thầm, trong lặng lẽ. + So sánh biển với mẹ, nói lên niềm tự hào về sự giàu có, trù phú của biển và lòng biết ơn chân thành của người dân chài cũng như của nhà thơ trước ân tình của biển cả. | 0,5 0,5 |
Câu 3 3,5 điểm | * HT: đúng đoạn văn diễn dịch sử dụng đúng TV, có gạch chân, chú thích; dung lượng đủ). * Nội dung: Vẻ đẹp và tâm trạng của người dân chài HS bám sát ngữ liệu, phân tích được các yếu tố NT) để làm rõ nội dung chính: - Tiếng hát gọi cá vang lên trên biển bao la đã biến một công việc khó khăn, nguy hiểm thành bài ca lao động nhẹ nhàng, thi vị, đầy niềm vui, nhịp nhàng cùng thiên nhiên. Tiếng hát đó là niềm tin, niềm vui, niềm lạc quan phơi phới của con người lao động. - Nghệ thuật so sánh, nhân hoá “ biển cho cá như lòng mẹ” khiến biển cả, thiên nhiên trở nên gần gũi với con người. Biển như người mẹ nhân hậu, ân tình, chở che, nuôi nấng con người lớn lên. + So sánh, nhân hoá nói lên niềm tự hào về sự giàu có, trù phú của biển và lòng biết ơn chân thành của người dân chài cũng như của nhà thơ trước ân tình của biển cả. - Hình ảnh thơ “ kéo xoăn tay " “chùm cá nặng” giàu chất tạo hình cho thấy thành quả lao động rực rỡ trong công việc đánh bắt cá đồng thời gợi vẻ đẹp khoẻ khoắn, cường tráng của người dân chài lưới. Câu thơ cho thấy tâm trạng vui tươi, hạnh phúc của người lao động và sự hào phóng của thiên nhiên, biển cả ban tặng cho con người. | 1.5 2 |
Câu 4 0.5đ | -Hai câu thơ: Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm -Bài thơ Quê Hương | 0,25 0,25 |
Phần II (4 điểm) | ||
Câu 1 1đ | Theo tác giả, thái độ tích cực quan trọng hơn cả học thức, ngoại hình và tiền bạc Vì: + Chính thái độ sẽ quyết định bạn được mọi người yêu quý hay ghen ghét, xem thường. + Nó là yếu tố kéo mọi người lại gần bạn hay đẩy họ ra xa bạn. + Thái độ đúng đắn cũng có nghĩa bạn đang phát huy một cách cao nhất tài sản quý báu của mình. ->Thái độ là yếu tố quyết định mối quan hệ của chúng ta với mọi người. | 0,5 0,5 |
Câu 2 1đ | Việc tác giả trích dẫn ý kiến của John D. Rockefeller có tác dụng: – Tạo nên tính thuyết phục cho nhận định thái độ còn quan trọng hơn cả những kĩ năng cần thiết để đạt được thành công. – Gửi gắm lời nhắn nhủ đến mỗi chúng ta là hãy giữ cho mình một thái độ đúng đắn. | 1 |
Câu 3 2đ | Vấn đề cần bàn luận: Thái độ tích cực tạo nên sức mạnh. Nôi dung: HS có thể diễn đạt khác nhau song cần đảm bảo nội dung chính sau: 1.Giải thích: -Thái độ tích cực (Thái độ sống, làm việc) là cách nhìn, cách suy nghĩ và hành động theo hướng tốt, sống chủ động, lạc quan, có ý chí, nghị lực, niềm tin trước mọi vấn đề cuộc sống, có mơ ước, khát vọng và hoài bão trong công việc. -Thái độ tích cực tạo nên sức mạnh, nghị lực giúp con người vượt qua khó khăn để trạm đến đỉnh vinh quang trong cuộc sống. Ý kiến hàm ý khuyên con người luôn phải có lối sống, làm việc tích cực. 2. Bàn luận -Biểu hiện: +Biết hài lòng về những gì bản thân mình đang có, cố gắng, nỗ lực vươn lên để bản thân ngày càng tốt đẹp hơn. +Trước mỗi khó khăn thử thách, người có thái độ sống tích cực luôn giữ vững được tinh thần, tìm cách vượt qua một cách tốt nhất. -Ý nghĩa của thái độ sống tích cực: +Thái độ sống tích cực mang đến cho con người sức mạnh tinh thần to lớn nhất là khi gặp khó khăn, trở ngại hay thất bại. Đối diện với thử thách đó , thái độ tích cực giúp ta không rơi vào tình trạng chán nản, bi quan, tuyệt vọng, không đầu hàng, buông xuôi. +Thái độ sống tích cực còn giúp ta tự tin, phấn chấn, vui vẻ hơn, tận hưởng được nhiều vẻ đẹp hơn của cuộc sống, phát huy được tiềm năng của bản thân, hướng tới tương lai tốt đẹp. + Người có thái độ sống tích cực luôn truyền được năng lượng tích cực cho người khác. + Thái độ sống tích cực vô cùng quan trọng, cùng với ý chí, lạc quan sẽ giúp con người đến gần với thành công hơn. 3.Bàn bạc mở rộng: - Chính thái độ làm việc mới dẫn tới thành công chứ không phải sự thông minh. -Thiếu thái độ tích cực con người sẽ mất niềm tin, dễ buông xuôi trước thử thách hoặc tin vào mọi pháp màu thì đó chỉ là ảo tưởng 4. Liên hệ rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân -Phải luôn có thái độ tích cực trong mọi công việc, mọi hoàn cảnh để cuộc sống có ý nghĩa hơn. -Bài học đặt ra là cần nhìn vào những mặt tích cực để sống nhưng cũng không nên thoát li thực tế, phải nhận ra khó khăn trước mỗi thử thách để vươn lên. | 0,5 1 0,25 0,25 |
Giáo viên Lê Thi Thu | Ngày ….. tháng …. năm 2021 Duyệt đề |
XEM THÊM:
- Đề kiểm tra giữa kì 2 ngữ văn 9 Có đáp án
- Giáo án ngữ văn 9 học kì 2
- Giáo án ngữ văn 9 học kì 1
- Tài liệu kiến thức cơ bản Ngữ văn 9
- Đề thi học kì 2 ngữ văn lớp 9
- Đề cương ôn tập học kì 2 ngữ văn 9
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 HK2
- Bộ đề đọc hiểu ngữ văn 9 có đáp án
- Giáo án powerpoint văn 9 cả năm
- TÀI LIỆU LUYỆN ĐỀ VĂN LỚP 9
- Tài Liệu ôn thi học sinh giỏi ngữ văn 9
- Tài Liệu Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Ngữ Văn 9
- Đề nghị luận văn học thi học sinh giỏi lớp 9
- Sách lí luận văn học bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9
- ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VĂN LỚP 9
- KỸ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI LỚP 9
- Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9
- BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN 9
- KHO TÀNG KIẾN THỨC VĂN HỌC LỚP 9
- ôn thi học sinh giỏi ngữ văn 9
- HỆ THỐNG KIẾN THỨC NGỮ VĂN LỚP 9
- ĐỀ THI VĂN TỰ SỰ LỚP 9
- Đề kiểm tra văn học trung đại lớp 9
- Giáo Án Ngữ Văn 9 Học Kì 2
- Đề Kiểm Tra Cuối Kì 1 Văn 9
- Bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn 9
- ĐỀ THI NGỮ VĂN LỚP 9 HỌC KÌ 2
- ĐỀ THI NGỮ VĂN LỚP 9 HỌC KÌ 1
- Giáo án ôn tập tổng hợp ngữ văn 9
- Đề thi học sinh giỏi văn 9 tỉnh
- Đề thi học sinh giỏi tỉnh môn ngữ văn 9
- ĐỀ THI HSG VĂN 9 MỚI NHẤT
- ĐỀ THI HSG VĂN 9 CẤP HUYỆN
- ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
- Đề thi học sinh giỏi văn lớp 9 cấp tỉnh
- ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN VĂN 9
- Đề thi hsg văn 9
- Đề thi học sinh giỏi ngữ văn 9
- Đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 9
- Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 9
- ôn thi học sinh giỏi văn 9
- TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 9
- Đề nghị luận văn học thi học sinh giỏi lớp 9
- TÀI LIỆU ÔN TẬP VĂN LỚP 9
- ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 9
- CÂU TRẮC NGHIỆM VĂN LỚP 9
- Ôn tập văn học trung đại lớp 9
- GIÁO ÁN TỰ CHỌN VĂN LỚP 9
- GIÁO ÁN DẠY THÊM VĂN 9
- GIÁO ÁN NGỮ VĂN 9
- GIÁO ÁN NGỮ VĂN 9
- Đề thi giữa kì 2 văn 9 có đáp án
- Tài liệu luyện thi vào lớp 10 môn ngữ văn
- đề thi môn ngữ văn 9 học kì 2 trắc nghiệm
- Giáo án kiểm tra giữa kì 2 văn 9
- Giáo án ngữ văn 9 học kì 2 theo công văn 5512
- Đề kiểm tra cuối học kì 1 ngữ văn 9
- Đề thi ngữ văn 9 hk2 có đáp án
- Đề kiểm tra 1 tiết ngữ văn 9 hk2
- Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 học kì 2 chi tiết
- Đề thi văn 9 hk2 có đáp án
- Đề thi hk2 văn 9 Quảng Nam
- Đề kiểm tra học kì ii ngữ văn 9