- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,023
- Điểm
- 113
tác giả
GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6: Chủ đề 2 : CUỘC SỐNG TƯƠI ĐẸP Tiết 5 Học bài hát: Đời sống không già vì có chúng em
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức:
Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và thuộc lời bài hát Đời sống không già vì có chúng em
Năng lực:
Thể hiện âm nhạc: Biết thể hiện bài hát bằng các hình thức hát nối tiếp, hoà giọng.
Cảm thụ và hiểu biết: Cảm nhận được đúng giai điệu, nội dung, sắc thái vui tươi, rộn ràng của bài hát Đời sống không già vì có chúng em
Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Biết tự sáng tạo thêm các ý tưởng để thể hiện bài hát Đời sống không già vì có chúng em; vẽ tranh theo nội dung của bài hát...
Phẩm chất: Qua nội dung, giai điệu vui nhộn của bài hát Đời sống không già vì có chúng em, HS cảm nhận vẻ đẹp của tuổi thần tiên với sự hồn nhiên, trong sáng. Từ đó, có thêm niềm tin, khát khao vươn đến cuộc sống tươi đẹp và hạnh phúc.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
Học sinh: SGK Âm nhạc 6, Tìm hiểu trước các thông tin về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua các nguồn tư liệu.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định trật tự (2 phút)
Bài mới ( 40 phút)
Dặn dò, chuẩn bị bài mới (3 phút)
GV cùng HS hệ thống lại nội dung đã học.
Chuẩn bị tiết học sau:
+ Phân công nhiệm vụ cá nhân/nhóm tìm hiểu về nhạc sĩ Johann Strauss II và tác phẩm The Blue Danube qua tài liệu, mạng internet…
+ Dùng mã code do GV cung cấp để khai thác học liệu điện tử luyện tập vận động cơ thể theo nhịp điệu bài hát Đời sống không già vì có chúng em
+ Sưu tầm nghe trước tác phẩm The Blue Danube.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
Nghe và cảm nhận giai điệu, sắc thái tác phẩm The Blue Danube. Nhớ được tên tác giả và tên tác phẩm.
Hát đúng gia điệu, lời ca, sắc thái bài hát Đời sống không già vì có chúng em. Biết thể hiện bài hát bằng các hình thức khác nhau.
2. Năng lực:
Thể hiện âm nhạc:
+ Biết vận động cơ thể với nhịp điệu của tác phẩm The Blue Danube trong khi nghe nhạc.
+ Biết thể hiện bài hát bằng hình thức hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu.
Cảm thụ và hiểu biết:
+ Cảm nhận được giai điệu đẹp trong khi nghe tác phẩmThe Blue Danube với làn nước trong xanh, lúc hiền hòa êm ả, lúc cuộn sóng dâng trào qua phần trình diễn của dàn nhạc giao hưởng
+ HS cảm nhận được thế giới xung quanh luôn tươi đẹp, văn minh và hiện đại để có thêm động lực học tập vươn ra thế giới.
- Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc:
+ Biết tự sáng tạo thêm các động tác vận động cơ thể cho bài hát Đời sống không già vì có chúng em và biết ứng dụng vào các bài hát có cùng loại nhịp và tính chất âm nhạc.
+ Biết sáng tạo động tác vận động theo nhịp điệu tác phẩm The Blue Danube
3. Phẩm chất: Thông qua nội dung bài học , giáo dục HS tình cảm nhân ái, yêu thương, có cảm xúc trước vẻ đẹp của hình tượng âm nhạc, của thiên nhiên tươi đẹp tại Thành Phố Viên và vùng lãnh thổ Châu Âu, nơi có dòng sông Danube chảy qua.
II . THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, phương tiện nghe - nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
Học sinh: GSK Âm nhạc 6, tìm hiểu trước các thông tin liên quan đến bài học. Nhạc cụ tiết tấu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định trật tự (2 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn tập.
3. Bài mới
4. Dặn dò, chuẩn bị bài mới (3 phút)
GV cùng HS hệ thống lại các nội dung cần ghi nhớ.
Chuẩn bị tiết học sau: Tìm hiểu nội dung bài mới qua sgk và dùng mã code do GV cung cấp để khai thác học liệu điện tử về lí thuyết âm nhạc
- Ôn luyện các kiến thức, kĩ năng về nhạc cụ giai điệu đã học từ cấp tiểu học( Kèn Phím)
Tiết 7
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
HS nhận biết được các kí hiệu âm bằng hệ thống chữ cái Latin
- Nhạc cụ giai điệu kèn phím: Nhớ được cấu tạo và thế bấm các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son. Luyện tập bài luyện mẫu âm đúng cao độ, trường độ, đúng kĩ thuật.
2. Năng lực:
Thể hiện âm nhạc:
+Thể hiện các mẫu âm đúng cao độ, trường độ, đúng kĩ thuật.
+ Biết điều chỉnh cường độ để thể hiện sắc thái.
Cảm thụ và hiểu biết: Nhận biết được các kí hiệu chữ cái Latin trong bản nhạc
Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Nhận biết và biết vận dụng các kí hiệu chữ cái Latin trong bản nhạc
3. Phẩm chất: Rèn luyện tính chăm chỉ và trách nhiệm trong luyện tập và chuẩn bị bài học.
II . THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, phương tiện nghe - nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
Học sinh: SGK Âm nhạc 6, Tìm hiểu trước các thông tin liên quan đến bài học. Nhạc cụ giai điệu kèn phím
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định trật tự (2 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) 1 nhóm lên trình bày bài hát: Đời sống không già vì có chúng em
(GV nhận xét, đánh giá xếp loại)
3. Bài mới
4. Dặn dò, chuẩn bị bài mới (3 phút)
GV cùng HS hệ thống lại các nội dung cần ghi nhớ.
Hướng dẫn HS chuẩn bị các nội dung để kiểm tra giữa kì ở tiết học sau.
Dùng mã code do GV cung cấp để khai thác học liệu điện tử về các hình thức trình bày bài hát, bài đọc nhạc để ôn và chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra giữa kì.
Tiết 8
Vận dụng - Sáng tạo - Kết hợp kiểm tra giữa kì
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Trình bày hoàn chỉnh bài hát Đời sống không già vì có chúng em, Con đường học trò, Bài đọc nhạc số 1 để ôn tập và kiểm tra.
- Trình bày những hiểu biết âm nhạc trong chủ đề 1 và 2 về nội dung Nhạc lí, Thường thức âm nhạc
- Nêu được cảm nhận sau khi học xong hai chủ đề.
2. Năng lực:
Thể hiện âm nhạc: Biết thể hiện 1 trong 2 bài hát và bài đọc nhạc bằng các hình thức đã học.
Cảm thụ và hiểu biết: Cảm nhận giai điệu, nội dung, sắc thái của 2 bài hát Con đường học trò; Đời sống không già vì có chúng em. Đọc chính xác cao độ , trường độ kết hợp một số hình thức gõ đệm Bài đọc nhạc số 1.
Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Biết tự sáng tạo thêm các ý tưởng để thể hiện bài hát Con đường học trò; Đời sống không già vì có chúng em. Biết dàn dựng theo nhóm, ứng tác âm nhạc.
3. Phẩm chất: Rèn luyện tính chăm chỉ và trách nhiệm trong luyện tập và chuẩn bị bài học.
II . THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, phương tiện nghe - nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
Học sinh: SGK Âm nhạc 6, nhạc cụ tiết tấu. Chuẩn bị tốt các nội dung để thực hiện ôn tập và kiểm tra.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định trật tự (1 phút)
2. Bài mới
GV tổ chức cho các nhóm lựa chọn nội dung, hoạt động của chủ đề 1 và 2 phù hợp với năng lực để tham gia kiểm tra giữa kì (có kế hoạch kiểm tra, đánh giá có thể theo ma trận đề đính kèm)
3. Dặn dò, chuẩn bị bài mới (3 phút)
GV cho HS nêu cảm nhận về chủ đề và chốt lại các nội dung chính của chủ đề.
HS đọc và tìm hiểu các nội dung ở chủ đề 3 Nhớ ơn thầy cô
Dùng mã code do GV cung cấp để khai thác học liệu điện tử, nghe và tập hát trước bài hát Thầy cô là tất cả và nghe bài Nhớ ơn thầy cô kết hợp tập vận động nhẹ nhàng theo bài hát.
+ Tìm hiểu ý nghĩa và nội dung lời ca của bài hát: Thầy cô là tất cả (Nhạc: Bùi Anh Tú- Thơ: Nguyễn Trọng Sửu)
+ Viết lời giới thiệu ngắn khoảng (3,4 câu) về tiêu đề và nội dung của bài hát.
Chủ đề 2 : CUỘC SỐNG TƯƠI ĐẸP
Tiết 5
Học bài hát: Đời sống không già vì có chúng em
Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn
Tiết 5
Học bài hát: Đời sống không già vì có chúng em
Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức:
Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và thuộc lời bài hát Đời sống không già vì có chúng em
Năng lực:
Thể hiện âm nhạc: Biết thể hiện bài hát bằng các hình thức hát nối tiếp, hoà giọng.
Cảm thụ và hiểu biết: Cảm nhận được đúng giai điệu, nội dung, sắc thái vui tươi, rộn ràng của bài hát Đời sống không già vì có chúng em
Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Biết tự sáng tạo thêm các ý tưởng để thể hiện bài hát Đời sống không già vì có chúng em; vẽ tranh theo nội dung của bài hát...
Phẩm chất: Qua nội dung, giai điệu vui nhộn của bài hát Đời sống không già vì có chúng em, HS cảm nhận vẻ đẹp của tuổi thần tiên với sự hồn nhiên, trong sáng. Từ đó, có thêm niềm tin, khát khao vươn đến cuộc sống tươi đẹp và hạnh phúc.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
Học sinh: SGK Âm nhạc 6, Tìm hiểu trước các thông tin về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua các nguồn tư liệu.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định trật tự (2 phút)
Bài mới ( 40 phút)
HỌC HÁT BÀI : ĐỜI SỐNG KHÔNG GIÀ VÌ CÓ CHÚNG EM
KHỞI ĐỘNG | ||
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Mục tiêu / PT năng lực |
* Phương án 1: Bật nhạc bài Con đường học trò và cả lớp hát kết hợp các động tác vận động theo nhịp điệu bài hát. ( có thể mời 1 HS có năng lực làm mẫu trước lớp). GV dẫn dắt, giới thiệu vào bài hát Đời sống không già vì có chúng em do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác. * Phương án 2: Trình chiếu video giai điệu vui tươi, rộn ràng của bài hát: Tuổi đời mênh mông của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn | Thả lỏng cơ thể, hát kết hợp làm động tác theo bạn làm mẫu. - HS nghe và ghi nhớ. | Mục tiêu: HS được vận động, khởi động giọng, tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ trước khi vào bài học mới. Mở rộng thêm hiểu biết về bài Đời sống không già vì có chúng em sắp được học , tạo không khí hào hứng học tập. Phát triển năng lực: - Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc; thể hiện âm nhạc; ứng dụng các động tác vào vận động theo nhịp điệu bài hát |
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI | ||
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Mục tiêu / PT năng lực |
Hát mẫu GV hát mẫu hoặc cho HS nghe file nhạc bài hát. | Lắng nghe, đung đưa nhẹ nhàng theo bài hát để cảm nhận nhịp điệu. | Mục tiêu: Nghe và cảm nhận giai điệu, lời ca của bài hát mới. Phát triển năng lực: Cảm thụ giai điệu bài hát Đời sống không già vì có chúng em. |
Giới thiệu tác giả Tổ chức cá nhân/ nhóm thuyết trình nội dung đã chuẩn bị trước. - GV chốt kiến thức. | Cá nhân/nhóm thuyết trình hiểu biết về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn HS ghi nhớ. * Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh năm 1939 tại Huế. Ông được coi là một nhạc sĩ lớn của âm nhạc, tân nhạc VN với hơn 600 ca khúc, tiêu biểu như: Hạ Trắng, Để gió cuốn đi, Em là bông hồng nhỏ, Tuổi đời mênh mông, Nối vòng tay lớn.. Âm nhạc của ông giàu tình cảm, ca từ mang tính triết lí sâu sắc. Để tôn vinh nhạc sĩ, tên của ông đã được đặt cho các đường phố ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. | Mục tiêu: Nhớ được tên tác giả bài hát và một số ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ. Phát triển năng lực: - Tự học, tự tin thuyết trình nội dung tìm hiểu về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã chuẩn bị trước. |
Tìm hiểu bài hát Tổ chức cá nhân/nhóm tìm hiểu nội dung bài hát. Cùng HS thống nhất cách chia câu hát cho bài hát: Bài hát gồm 1 đoạn 4 câu . Câu 1: Vì có chúng em.... nở hoa Câu 2: Bàn chân.... âu dài Câu 3: Vì có ...ra Câu 4: Vì có...sau | Nêu được tính chất vui tươi, rộn ràng và nội dung ngợi ca cuộc sống tươi đẹp với tiếng cười, tiếng hát của trẻ thơ vang lên khắp nơi nơi của bài hát. HS nghe, nêu sự nhận biết về giai điệu, ngắt câu để chia câu cho bài hát. | Mục tiêu: Nhớ được nội dung của bài hát. Nhận biết được các câu hát theo sự hướng dẫn của giáo viên. Phát triển năng lực: Tự học, tự tin chia sẻ thông tin về bài hát Đời sống không già vì có chúng em. |
d. Khởi động giọng - GV đệm đàn khởi động giọng theo mẫu. | - Khởi động giọng theo mẫu sau: | Mục tiêu: Giúp HS khởi động giọng hát, kiểm soát được cao độ giọng hát, hoà giọng cùng các bạn. Phát triển năng lực: Biết cảm thụ và thể hiện đúng theo các mẫu âm luyện thanh. |
e. Dạy hát GV đệm đàn và hát mẫu từng câu, mỗi câu 1-2 lần, bắt nhịp cho cả lớp hát. GV cho HS ghép kết hợp các câu hát và cả bài. GV cho HS hát hoàn chỉnh cả bài hát; sửa những chỗ HS hát sai (nếu có) | HS hát theo hướng dẫn của GV kết hợp vỗ tay theo phách. Hát kết nối các câu, ghép cả bài HS hát hoàn chỉnh cả bài hát. | Mục tiêu: Giúp HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát. Phát triển năng lực: Thể hiện năng lực cảm thụ âm nhạc về giai điệu, lời ca, tiết tấu…trong quá trình học bài hát Đời sống không già vì có chúng em. |
LUYỆN TẬP | ||
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Mục tiêu / PT năng lực |
GV hướng dẫn HS luyện tập theo nhóm với hình thức : GV hát hoặc chọn 1 HS lĩnh xướng ; Hát nối tiếp, hòa giọng. (lưu ý : Phân hóa trình độ các nhóm HS theo năng lực để giao yêu cầu cụ thể). GV yêu cầu HS nhận xét phần trình bày của các nhóm. GV nhận xét và sửa sai (nếu có) GV hướng dẫn HS thực hiện hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu. ( SGK tr 15) + Bước 1: Hướng dẫn HS ôn luyện động tác giậm chân, vỗ tay, vỗ vai, vỗ đùi. + Bước 2: Ghép các động tác vào âm hình tiết tấu 1 và tiết tấu 2 trong SGK. + Bước 3: Ghép hát kết hợp các động tác vận động cơ thể theo nhịp điệu GV sửa những chỗ HS thực hiện sai GV yêu cầu các nhóm thực hiện trước lớp GV yêu cầu HS nhận xét phần trình bày của các nhóm. GV nhận xét và sửa sai (nếu có) | HS luyện tập bài hát theo hướng dẫn của GV. Các nhóm thực hiện + 1 HS lĩnh xướng “ Vì có chúng...hoa” + Cả nhóm hát nối tiếp, hòa giọng : Nhóm hát : Bàn chân... lo âu dài” HS tự nhận xét và nhận xét các nhóm bạn. HS ghi nhớ. HS thực hiện hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu. - HS nhận xét - HS ghi nhớ | Mục tiêu: Giúp HS luyện tập với các hình thức lĩnh xướng, nối tiếp, hòa giọng. Thể hiện được tính chất, sắc thái của bài hát. Phát triển năng lực: Cá nhân/ nhóm tích cực tham gia hoạt động nhóm. Biết chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ nhau trong việc luyện tập bài hát |
VẬN DỤNG | ||
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Mục tiêu / PT năng lực |
GV yêu cầu HS nêu cảm nhận của em sau khi học xong bài hát: Đời sống không già vì có chúng em? ( GV gọi HS nhận xét, GV nhận xét) GV khuyến khích, cá nhân, nhóm có thêm nhiều ý tưởng sáng tạo phong phú để thể hiện bài hát. | HS trả lời. HS tập trình bày các ý tưởng theo cá nhân, nhóm. | Mục tiêu: Giúp HS được thể hiện các ý tưởng sáng tạo cho bài hát ở các hình thức khác nhau. Phát triển năng lực: Ứng dụng và sáng tạo thêm nhiều ý tưởng thể hiện cho bài hát Đời sống không già vì có chúng em |
GV cùng HS hệ thống lại nội dung đã học.
Chuẩn bị tiết học sau:
+ Phân công nhiệm vụ cá nhân/nhóm tìm hiểu về nhạc sĩ Johann Strauss II và tác phẩm The Blue Danube qua tài liệu, mạng internet…
+ Dùng mã code do GV cung cấp để khai thác học liệu điện tử luyện tập vận động cơ thể theo nhịp điệu bài hát Đời sống không già vì có chúng em
+ Sưu tầm nghe trước tác phẩm The Blue Danube.
Tiết 6
Nghe nhạc: Tác phẩm The Blue Danube
Ôn tập bài hát: Đời sống không già vì có chúng em
Nghe nhạc: Tác phẩm The Blue Danube
Ôn tập bài hát: Đời sống không già vì có chúng em
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
Nghe và cảm nhận giai điệu, sắc thái tác phẩm The Blue Danube. Nhớ được tên tác giả và tên tác phẩm.
Hát đúng gia điệu, lời ca, sắc thái bài hát Đời sống không già vì có chúng em. Biết thể hiện bài hát bằng các hình thức khác nhau.
2. Năng lực:
Thể hiện âm nhạc:
+ Biết vận động cơ thể với nhịp điệu của tác phẩm The Blue Danube trong khi nghe nhạc.
+ Biết thể hiện bài hát bằng hình thức hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu.
Cảm thụ và hiểu biết:
+ Cảm nhận được giai điệu đẹp trong khi nghe tác phẩmThe Blue Danube với làn nước trong xanh, lúc hiền hòa êm ả, lúc cuộn sóng dâng trào qua phần trình diễn của dàn nhạc giao hưởng
+ HS cảm nhận được thế giới xung quanh luôn tươi đẹp, văn minh và hiện đại để có thêm động lực học tập vươn ra thế giới.
- Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc:
+ Biết tự sáng tạo thêm các động tác vận động cơ thể cho bài hát Đời sống không già vì có chúng em và biết ứng dụng vào các bài hát có cùng loại nhịp và tính chất âm nhạc.
+ Biết sáng tạo động tác vận động theo nhịp điệu tác phẩm The Blue Danube
3. Phẩm chất: Thông qua nội dung bài học , giáo dục HS tình cảm nhân ái, yêu thương, có cảm xúc trước vẻ đẹp của hình tượng âm nhạc, của thiên nhiên tươi đẹp tại Thành Phố Viên và vùng lãnh thổ Châu Âu, nơi có dòng sông Danube chảy qua.
II . THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, phương tiện nghe - nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
Học sinh: GSK Âm nhạc 6, tìm hiểu trước các thông tin liên quan đến bài học. Nhạc cụ tiết tấu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định trật tự (2 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn tập.
3. Bài mới
NỘI DUNG 1 – NGHE NHẠC: TÁC PHẨM THE BLUE DANUBE (20 phút)
KHỞI ĐỘNG | ||
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Mục tiêu / PT năng lực |
- GV chiếu 1 số hình ảnh về dòng sông Danube, giới thiệu cho HS | - Quan sát và ghi nhớ. HS ghi bài. | Mục tiêu: HS quan sát hình ảnh và ghi nhớ 1 dòng sông đẹp của nước Áo, tạo tâm thế thoải |
- GV dẫn dắt vào nội dung bài học . | - HS ghi nội dung bài. | mái, vui vẻ trước khi tìm hiểu bài học mới. Phát triển năng lực: - Cảm thụ và hiểu biết .Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc với hình ảnh dòng sông đẹp, êm đềm và thơ và thơ mộng. |
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI | ||
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Mục tiêu / PT năng lực |
Nghe tác phẩm GV mở nhạc tác phẩm: The Blue Danube. GV hướng dẫn HS cách nghe nhạc. Thả lỏng cơ thể, thư giãn, lắng nghe để cảm nhận những giai điệu đẹp của tác phẩm. Khuyến khích HS thể hiện cảm xúc qua nét mặt, điệu bộ hoặc đung đưa nhẹ nhàng theo nhạc | Cả lớp lắng nghe HS lắng nghe, Cảm nhận về tác phẩm. HS nghe nhạc với tinh thần thoải mái, thả lỏng cơ thể, có thể đung đưa hoặc vỗ tay theo nhịp điệu tác phẩm. | Mục tiêu: Lắng nghe và ghi nhớ giai điệu và cảm nhận được sắc thái của tác phẩm Phát triển năng lực: - Cảm thụ âm nhạc. |
Tìm hiểu vài nét về tác giả và tác phẩm: GV đặt câu hỏi gợi ý để HS chia sẻ: + Cảm nhận về giai điệu tác phẩm The Blue Danube (nhanh, chậm, vui, buồn). Giai điệu uyển chuyển , nhịp nhàng, gợi lên bức tranh êm đềm, hiền hòa của dòng sông xanh Danube như toát lên vẻ hiện đại , sống động của thành phố Viên, trung tâm nước Áo nơi có dòng sông Danube chảy qua. + Thể hiện cảm xúc của mình khi nghe tác phẩm (cảm thấy phấn khích, vui tươi, thoải mái, có yêu thích hay không, vì sao?). GV chỉ định 1 nhóm HS lên bảng trình bày nội dung đã chuẩn bị ở nhà Nhóm 1: Nêu những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm? ( Nhạc sĩ người Áo Johann Strauss II ( 1825-1899) chủ yếu sáng tác nhạc nhẹ và được mệnh danh là “ Vua nhạc Waltz” Ông chịu trách nhiệm phổ biến điệu Waltz tại Viên ( Áo) trong thế kỉ 19. Tác phẩm The Blue Danube viết năm 1866... GV chỉ định HS nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, bổ sung thông tin và chỉnh sửa các thông tin chưa chính xác cho các nhóm. Cho HS nghe lại tác phẩm lần 2 | - HS trả lời - Đại diện nhóm 1 lên bảng trình bày. - HS nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe và cảm nhận | Mục tiêu: Biết tên tác giả và sơ qua về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả và đôi nét về tác phẩm. Phát triển năng lực: Cảm thụ được giai điệu, sắc thái, biểu lộ cảm xúc khi nghe tác phẩm. |
LUYỆN TẬP | ||
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Mục tiêu / PT năng lực |
Vận động theo nhịp 3 4 tác phẩm The Blu Danube GV mở cho HS quan sát video mẫu hướng dẫn các động tác vận động theo điệu Valse Ghép với nhạc sau khi đã tập hết các động tác cơ bản. GV lưu ý: HS thả lỏng người, thư giãn khi vận động, khuyến khích HS tưởng tượng, sáng tạo 1 số động tác phù hợp nhịp 3/4 Chỉ định 1 nhóm thực hiện. | Cả lớp thực hiện. Cả lớp thực hiện 1 nhóm thực hiện | Mục tiêu: Giúp HS tưởng tượng, sáng tạo 1 số động tác minh họa phù hợp với nhịp điệu bài hát. Phát triển năng lực: Cá nhân/ nhóm tích cực tham gia hoạt động nhóm. Biết chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ nhau trong việc luyện tập. |
VẬN DỤNG | ||
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Mục tiêu / PT năng lực |
GV khuyến khích cá nhân/ nhóm có thêm nhiều ý tưởng sáng tạo phong phú để vận động khi nghe tác phẩm. Khuyến khích HS tưởng tượng, sáng tạo 1 số động tác phù hợp nhịp 3 4 Biết vận dụng vào những tác phẩm cùng nhịp và có tính chất nhịp nhàng, uyển chuyển. | HS trình bày các ý tưởng theo cá nhân, nhóm. | Mục tiêu: Giúp HS được thể hiện các ý tưởng sáng tạo động tác vận động ứng dụng cho tác phẩm và những tác phẩm khác có cùng số chỉ nhịp. Phát triển năng lực: Ứng dụng và sáng tạo thêm nhiều ý tưởng ứng dụng vào thực tế. |
NỘI DUNG 2–ÔN TẬP BÀI HÁt: ĐỜI SỐNG KHÔNG GIÀ VÌ CÓ CHÚNG EM (20phút)
KHỞI ĐỘNG | ||
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Mục tiêu / PT năng lực |
GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu âm tự chọn. | HS luyện thanh theo hướng dẫn của GV | Mục tiêu: Giúp HS khởi động giọng hát, kiểm soát được cao độ giọng hát, hoà giọng cùng các bạn. Phát triển năng lực: Biết cảm thụ và thể hiện đúng theo các mẫu âm luyện thanh. |
LUYỆN TẬP | ||
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Mục tiêu / PT năng lực |
a. Nghe lại bài hát - GV hát hoặc cho HS nghe file nhạc bài hát. | Lắng nghe và nhớ lại bài hát Đời sống không già vì có chúng em | Mục tiêu: Nhớ lại cách thể hiện bài hát Đời sống không già vì có chúng em Phát triển năng lực: Cảm thụ âm nhạc bài hát Đời sống không già vì có chúng em |
b. Ôn tập bài hát * GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu đã thực hiện ở tiết 1 ( SGK trang 15) GV cho các nhóm thực hành luyện tập và sửa sai (nếu có). - GV gọi một số nhóm trình bày trước lớp. Nhận xét, tuyên dương và đánh giá kết quả . * HS hát kết hợp hòa tấu nhạc cụ Nhóm 1: Hát kết hợp gõ đệm theo phách: Dùng trống nhỏ: Nhóm 2: Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu: Dùng thanh phách: Nhóm 3: Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp: Dùng kẻng tam giác | - HS nhớ lại các động tác hướng dẫn thực hiện từ tiết trước. HS hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu. Các nhóm HS hỗ trợ nhau tự luyện tập. Nhóm HS biểu diễn hát kết hợp vận động theo nhạc. Thực hiện theo hướng dẫn của GV | Mục tiêu: Giúp HS hát đúng giai điệu, lời ca, sắc thái bài hát và kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu. Phát triển năng lực: Biết cảm thụ và thể hiện các động tác phù hợp với nhịp điệu; chủ động hỗ trợ nhau trong luyện tập hát kết hợp vận động cơ thể bài Con đường học trò. |
VẬN DỤNG | ||
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Mục tiêu / PT năng lực |
- GV khuyến khích cá nhân/ nhóm sáng tạo thêm các động tác vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài hát. - Biểu diễn bài hát trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa của trường, lớp… | - HS trình bày thêm các ý tưởng vận động cơ thể cho bài hát. | Mục tiêu: - HS biết tự sáng tạo thêm các động tác vận động cơ thể cho bài hát Đời sống không già vì có chúng em Phát triển năng lực: - Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kỹ năng để thêm các ý tưởng cho các động tác. Ứng dụng và sáng tạo biểu diễn bài hátĐời sống không già vì có chúng em trong các hoạt động ngoại khoá trong và ngoài nhà trường. |
GV cùng HS hệ thống lại các nội dung cần ghi nhớ.
Chuẩn bị tiết học sau: Tìm hiểu nội dung bài mới qua sgk và dùng mã code do GV cung cấp để khai thác học liệu điện tử về lí thuyết âm nhạc
- Ôn luyện các kiến thức, kĩ năng về nhạc cụ giai điệu đã học từ cấp tiểu học( Kèn Phím)
Tiết 7
Lí thuyết âm nhạc: Kí hiệu âm bằng hệ thống chữ cái Latin
Nhạc cụ: Kèn phím (Hoặc nhạc cụ giai điệu khác)
Nhạc cụ: Kèn phím (Hoặc nhạc cụ giai điệu khác)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
HS nhận biết được các kí hiệu âm bằng hệ thống chữ cái Latin
- Nhạc cụ giai điệu kèn phím: Nhớ được cấu tạo và thế bấm các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son. Luyện tập bài luyện mẫu âm đúng cao độ, trường độ, đúng kĩ thuật.
2. Năng lực:
Thể hiện âm nhạc:
+Thể hiện các mẫu âm đúng cao độ, trường độ, đúng kĩ thuật.
+ Biết điều chỉnh cường độ để thể hiện sắc thái.
Cảm thụ và hiểu biết: Nhận biết được các kí hiệu chữ cái Latin trong bản nhạc
Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Nhận biết và biết vận dụng các kí hiệu chữ cái Latin trong bản nhạc
3. Phẩm chất: Rèn luyện tính chăm chỉ và trách nhiệm trong luyện tập và chuẩn bị bài học.
II . THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, phương tiện nghe - nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
Học sinh: SGK Âm nhạc 6, Tìm hiểu trước các thông tin liên quan đến bài học. Nhạc cụ giai điệu kèn phím
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định trật tự (2 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) 1 nhóm lên trình bày bài hát: Đời sống không già vì có chúng em
(GV nhận xét, đánh giá xếp loại)
3. Bài mới
NỘI DUNG 1 – LÍ THUYẾT ÂM NHẠC
KÍ HIỆU ÂM BẰNG HỆ THỐNG CHỮ CÁI LATIN (20 phút)
KÍ HIỆU ÂM BẰNG HỆ THỐNG CHỮ CÁI LATIN (20 phút)
KHỞI ĐỘNG | ||
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Mục tiêu / PT năng lực |
- GV bật nhạc đệm cho HS hát bài Đời sống không già vì có chúng em. | - Cả lớp thực hiện. | Mục tiêu: - Nhớ lại và thuộc giai điệu lời ca bài hát Đời sống không già vì có chúng em. Phát triển năng lực: - Cảm thụ và thể hiện âm nhạc bài hát. |
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI | ||
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Mục tiêu / PT năng lực |
Tìm hiểu kí hiệu nốt nhạc bằng chữ cái Latin. Hoạt động nhóm: Trong âm nhạc gồm có mấy nốt nhạc cơ bản? Kể tên? Với sự chuẩn bị bài mới ở nhà, em hãy cho biết kí hiệu nốt nhạc bằng chữ cái Latin? + GV chỉ định + GV gọi HS nhận xét, GV nhận xét ( Sửa sai nếu có) | Các nhóm thảo luận 2 phút. Đại diện nhóm lên bảng trình bày. | Mục tiêu: HS nhận biết được các kí hiệu âm bằng hệ thống chữ cái Latin Phát triển năng lực: Cá nhân/ nhóm tích cực tham gia hoạt động nhóm. Biết chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ nhau trong việc tìm hiểu nội dung bài học. |
LUYỆN TẬP | ||
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Mục tiêu / PT năng lực |
Ứng Dụng đọc tên nốt nhạc bằng chữ cái Latin GV chia lớp thành 2 nhóm tham gia. - GV nhận xét hoạt động của HS. | Mỗi nhóm cử 1 bạn đại diện để cùng đếm 1,2,3... và ghi bảng nhóm nào trả lời nhanh và chính xác Cả lớp quan sát bản nhạc trong SGK trang 17, từ các nốt nhạc trong bản nhạc, các nhóm lần lượt đọc tên kí hiệu chữ cái Latin của nốt đó. HS lắng nghe và ghi nhớ. | Mục tiêu: Giúp HS thuộc được các kí hiệu bằng chữ cái Latin. Phát triển năng lực: Cá nhân/ nhóm tích cực tham gia hoạt động nhóm. Biết chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ nhau trong việc luyện tập. |
VẬN DỤNG | ||
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Mục tiêu / PT năng lực |
GV khuyến khích HS viết các kí hiệu chữ cái Latin vào các bản nhạc đã học trong SGK ( Bằng bút chì) để ghi nhớ. | HS thực hiện (hoặc về nhà) | Mục tiêu: Giúp HS thuộc được các kí hiệu bằng chữ cái Latin. Phát triển năng lực: Ứng dụng vào thực tế. Tự chủ, tự học. |
NỘI DUNG 2 – NHẠC CỤ: KÈN PHÍM ( Hoặc nhạc cụ giai điệu khác) (20 phút)
KHỞI ĐỘNG | |||
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Mục tiêu / PT năng lực | |
GV làm mẫu cho HS nghe 1 giai điệu bằng kèn phím. | - HS lắng nghe, cảm nhận | Mục tiêu: - Giúp HS có cảm nhận và phân biệt được âm sắc của nhạc cụ: Kèn phím Phát triển năng lực: - Biết cảm thụ âm sắc của nhạc cụ kèn phím. - Có thêm hiểu biết về kèn phím | |
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI | |||
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Mục tiêu / PT năng lực | |
a. Cấu tạo kèn phím GV chỉ định 1 nhóm HS lên bảng trình bày phần chuẩn bị của mình về cấu tạo, cách tháo lắp, tác dụng của từng phần. GV gọi HS nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, sửa sai ( Nếu có) | - Đại diên HS 1 nhóm lên bảng thực hiện.(cầm kèn phím kết hợp mô tả cấu tạo trên kèn phím) - HS nhận xét, bổ sung (nếu có) Cả lớp quan sát, lắng nghe. | Mục tiêu: Ghi nhớ cấu tạo kèn phím. Phát triển năng lực: Nhận biết, hiểu biết về kèn phím | |
b. Cách chơi kèn phím GV chỉ định 1 nhóm khác lên trình bày cách chơi kèn phím (Nếu có) Hoặc GV giới thiệu cho HS cách chơi kèn phím. GV chiếu Hình ảnh Sơ đồ ngón bấm ( SGK trang 19) và hỏi HS vị trí các nốt nhạc trên đàn và số ngón bấm. | - 1 HS giới thiệu (nếu có). - HS trả lời. | Mục tiêu: Biết cách chơi kèn phím Phát triển năng lực: Hiểu biết về cách chơi kèn phím | |
c. Sơ đồ thế bấm GV chơi mẫu từng nốt. GV đặt câu hỏi nhận xét về số nốt, số ngón. GV hướng dẫn HS thực hành theo sơ đồ ngón bấm. Nhận xét, sửa sai nếu có, tuyên dương những nhóm HS thực hiện tốt, động viên khuyến khích những nhóm còn hạn chế. | HS lắng nghe và quan sát. HS trả lời. - HS thực hành theo hướng dẫn của GV. - HS ghi nhớ. | Mục tiêu: Biết cách thổi mẫu từng nốt trên kèn phím. Phát triển năng lực: - Thực hành, hiểu biết, ứng dụng về cách chơi kèn phím. | |
LUYỆN TẬP | |||
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Mục tiêu / PT năng lực | |
Thực hành mẫu âm ( SGK trang 19) Bước1: Cho HS đọc mẫu âm và kết hợp vỗ tay theo phách.Bước 2: Thổi mẫu từng mô típ và bắt nhịp để HS chơi nhắc lại ( 3 đến 4 lần) Sau đó ghép cả bài. (3 đến 4 lần). + GV chỉ định cá nhân, nhóm thực hiện. + Chỉ định HS nhận xét, GV nhận xét và sửa sai (nếu có). Bước 3: Ghép với beet nhạc + GV chỉ huy + GV chỉ định cá nhân, nhóm thực hành. Lưu ý: Nhắc HS giữ đều nhịp khi luyện tập. | Thực hành. +Thực hành cá nhân, nhóm. + HS nhận xét và ghi nhớ. + Cả lớp thực hiện + Cá nhân, nhóm... | Mục tiêu: Biết cách thổi mẫu âm trên kèn phím. Phát triển năng lực: - Thực hành, hiểu biết, ứng dụng về cách chơi kèn phím. Biết ứng dụng thổi mẫu âm. | |
VẬN DỤNG | |||
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Mục tiêu / PT năng lực | |
Vận dụng thổi kèn phím ở mẫu âm ngắn khác trong những bài đọc nhạc đã học | HS vận dụng thực hành (có thể về nhà). | Mục tiêu: HS Biết vận dụng cách chơi kèn phím vào những mẫu âm khác ở những bài đọc nhạc đã học Phát triển năng lực: Trình diễn , thực hành , hiểu biết về cách chơi kèn phím. | |
GV cùng HS hệ thống lại các nội dung cần ghi nhớ.
Hướng dẫn HS chuẩn bị các nội dung để kiểm tra giữa kì ở tiết học sau.
Dùng mã code do GV cung cấp để khai thác học liệu điện tử về các hình thức trình bày bài hát, bài đọc nhạc để ôn và chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra giữa kì.
Tiết 8
Vận dụng - Sáng tạo - Kết hợp kiểm tra giữa kì
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Trình bày hoàn chỉnh bài hát Đời sống không già vì có chúng em, Con đường học trò, Bài đọc nhạc số 1 để ôn tập và kiểm tra.
- Trình bày những hiểu biết âm nhạc trong chủ đề 1 và 2 về nội dung Nhạc lí, Thường thức âm nhạc
- Nêu được cảm nhận sau khi học xong hai chủ đề.
2. Năng lực:
Thể hiện âm nhạc: Biết thể hiện 1 trong 2 bài hát và bài đọc nhạc bằng các hình thức đã học.
Cảm thụ và hiểu biết: Cảm nhận giai điệu, nội dung, sắc thái của 2 bài hát Con đường học trò; Đời sống không già vì có chúng em. Đọc chính xác cao độ , trường độ kết hợp một số hình thức gõ đệm Bài đọc nhạc số 1.
Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Biết tự sáng tạo thêm các ý tưởng để thể hiện bài hát Con đường học trò; Đời sống không già vì có chúng em. Biết dàn dựng theo nhóm, ứng tác âm nhạc.
3. Phẩm chất: Rèn luyện tính chăm chỉ và trách nhiệm trong luyện tập và chuẩn bị bài học.
II . THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, phương tiện nghe - nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
Học sinh: SGK Âm nhạc 6, nhạc cụ tiết tấu. Chuẩn bị tốt các nội dung để thực hiện ôn tập và kiểm tra.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định trật tự (1 phút)
2. Bài mới
NỘI DUNG 1: LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG - SÁNG TẠO (15 phút)
KHỞI ĐỘNG | ||
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Mục tiêu / PT năng lực |
GV đàn 1nét giai điệu cho HS nhận biết bài hát : Đời sống không già vì có chúng em, con đường học trò, Bài đọc nhạc số 1. | Nghe và phát biểu | Mục tiêu: Nhận biết được giai điệu bài hát” Đời sống không già vì có chúng em, con đường học trò, Bài đọc nhạc số 1. Phát triển năng lực: Cảm thụ, hiểu biết âm nhạc |
LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG - SÁNG TẠO | ||
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Mục tiêu / PT năng lực |
a. Ôn tập bài hát Khởi động giọng GV chia lớp thành 2 nhóm. Mở nhạc trên học liệu điện tử hoặc đệm đàn cho các nhóm chọn 1 trong 2 bài hát luyện tập. GV nhận xét, đánh giá, sửa sai (nếu có) | - HS luyện theo mẫu âm: Các nhóm tự chọn 1 trong 2 bài hát luyện tập với hình thức đã học. HS ghi nhớ. | Mục tiêu: Giúp HS khởi động giọng hát, kiểm soát được cao độ giọng hát, hoà giọng cùng các bạn. Biết trình bày hoàn chỉnh kết hợp biểu diễn 2 bài hát dưới nhiều hình thức. Phát triển năng lực: Cá nhân/ nhóm tích cực tham gia hoạt động nhóm. Biết chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ nhau trong việc luyện tập thực hành. |
b. Ôn tập Bài đọc nhạc số 1 GV mở nhạc trên học liệu điện tử hoặc đàn bài đọc nhạc cho HS luyện tập. GV nhận xét, đánh giá, sửa sai (nếu có) GV chia lớp thành 4 nhóm và hướng dẫn HS tham gia Ứng tác âm nhạc + Một HS đọc nhạc 2 ô nhịp đầu bài đọc nhạc, nhóm HS giơ tay ứng tác nối tiếp theo giai điệu của 2 ô nhịp đầu. Nhóm nào ứng tác nhanh sẽ giành quyền chỉ định nhóm tiếp theo. + GV nhận xét, tuyên dương. | - HS đọc nhạc và gõ đệm bài đọc nhạc. - HS ghi nhớ. - HS tham gia Ứng tác âm nhạc theo hướng dẫn của GV. | Mục tiêu: Biết đọc nhạc Bài đọc nhạc số 1 kết hợp gõ đệm. Phát triển năng lực: Cá nhân/ nhóm tích cực tham gia hoạt động nhóm. Biết chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ nhau trong việc luyện tập thực hành, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc cho Bài đọc nhạc số 1. |
c. Trò chơi âm nhạc GV chia nhóm, mỗi HS trong nhóm tự tổng kết xem tên của mình có bao nhiêu chữ cái ứng với tên các nốt nhạc và xuất hiện mỗi nốt bao nhiêu lần. Bạn trưởng nhóm sẽ đọc lên (có thể kết hợp với tiết tấu hoặc cao độ để phát huy năng lực và tính sáng tạo của HS) GV nhận xét, đánh giá, sửa sai, góp ý (nếu có) | Các nhóm thực hiện theo sự điều hành của Nhóm trưởng. | Mục tiêu: Nhớ lại lí thuyết âm nhạc: Kí hiệu bằng chữ cái Latin. Phát triển năng lực: Cá nhân/ nhóm tích cực tham gia hoạt động nhóm. Biết chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ nhau trong việc luyện tập thực hành, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc. |
NỘI DUNG 2 - KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ (25 phút)
GV tổ chức cho các nhóm lựa chọn nội dung, hoạt động của chủ đề 1 và 2 phù hợp với năng lực để tham gia kiểm tra giữa kì (có kế hoạch kiểm tra, đánh giá có thể theo ma trận đề đính kèm)
3. Dặn dò, chuẩn bị bài mới (3 phút)
GV cho HS nêu cảm nhận về chủ đề và chốt lại các nội dung chính của chủ đề.
HS đọc và tìm hiểu các nội dung ở chủ đề 3 Nhớ ơn thầy cô
Dùng mã code do GV cung cấp để khai thác học liệu điện tử, nghe và tập hát trước bài hát Thầy cô là tất cả và nghe bài Nhớ ơn thầy cô kết hợp tập vận động nhẹ nhàng theo bài hát.
+ Tìm hiểu ý nghĩa và nội dung lời ca của bài hát: Thầy cô là tất cả (Nhạc: Bùi Anh Tú- Thơ: Nguyễn Trọng Sửu)
+ Viết lời giới thiệu ngắn khoảng (3,4 câu) về tiêu đề và nội dung của bài hát.