- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,021
- Điểm
- 113
tác giả
Giáo án An toàn giao thông LỚP 3 - BÀI 3 Hệ thống báo hiệu đường bộ được soạn dưới dạng file word gồm 11 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. MỤC TIÊU:
1. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận dạng và nêu được nội dung, ý nghĩa của hệ thống báo hiệu đường bộ.
- Lí giải được tầm quan trọng của việc tuân thủ biển báo giao thông đường bộ, vạch kẻ đường và trách nhiệm thực hiện của học sinh.
- Tuân thủ quy định biển báo giao thông dành cho người đi bộ và đi xe đạp, và tích cực tham gia hoạt động tuyên truyền về trật tự, an toàn giao thông phù hợp với khả năng của bản
- Hình thành ý thức tích cực, tự giác, nghiêm túc chấp hành các quy định về biển báo giao thông.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác học tập và rèn luyện để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Kiên trì mục tiêu, thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông
- Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác: Hợp tác với các bạn trong lớp để có những việc làm cụ thể, phù hợp để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực khoa học: Năng lực điều chỉnh hành vi của chính mình để đảm bảo an toàn giao thông và vận động mọi người cùng thực hiện.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.
- Trách nhiệm: Hành động có trách nhiệm với chính mình. Có trách nhiệm đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông và phê phán những việc làm không tuân thủ về hệ thống báo hiệu đường bộ gây nguy hiểm cho bản thân và người khác
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Giáo viên: Máy chiếu power point, máy tính , tranh ảnh, tài liệu ATGT...
2. Học sinh: Tập viết, tài liệu ATGT, bút, bảng ...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
BÀI 3: HỆ THỐNG BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ
I. MỤC TIÊU:
1. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận dạng và nêu được nội dung, ý nghĩa của hệ thống báo hiệu đường bộ.
- Lí giải được tầm quan trọng của việc tuân thủ biển báo giao thông đường bộ, vạch kẻ đường và trách nhiệm thực hiện của học sinh.
- Tuân thủ quy định biển báo giao thông dành cho người đi bộ và đi xe đạp, và tích cực tham gia hoạt động tuyên truyền về trật tự, an toàn giao thông phù hợp với khả năng của bản
- Hình thành ý thức tích cực, tự giác, nghiêm túc chấp hành các quy định về biển báo giao thông.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác học tập và rèn luyện để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Kiên trì mục tiêu, thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông
- Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác: Hợp tác với các bạn trong lớp để có những việc làm cụ thể, phù hợp để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực khoa học: Năng lực điều chỉnh hành vi của chính mình để đảm bảo an toàn giao thông và vận động mọi người cùng thực hiện.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.
- Trách nhiệm: Hành động có trách nhiệm với chính mình. Có trách nhiệm đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông và phê phán những việc làm không tuân thủ về hệ thống báo hiệu đường bộ gây nguy hiểm cho bản thân và người khác
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Giáo viên: Máy chiếu power point, máy tính , tranh ảnh, tài liệu ATGT...
2. Học sinh: Tập viết, tài liệu ATGT, bút, bảng ...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ a. Mục tiêu: - Tạo được hứng thú với bài học. - Học sinh bước đầu nhận biết về hệ thống báo hiệu đường bộ để chuẩn bị vào bài học mới. b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với loạt câu hỏi. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: | |
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP (5p) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi - Em đã biết những biển báo hiệu đường bộ nào? - Em đã nhìn thấy chúng ở đâu? - Những biển báo hiệu đó dùng để làm gì? - Hình ảnh của mỗi loại biển báo đó như thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học | |
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI | |
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu hệ thống báo hiệu đường bộ a. Mục tiêu: - Nhận biết được hệ thống báo hiệu đường bộ b. Nội dung: - GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua trò chơi “Thử tài hiểu biết” c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: | |
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Thử tài hiểu biết” (5p) Luật chơi: Có 5 hình ảnh khác nhau. Học sinh quan sát và cho biết bức ảnh đó là loại biển báo nào? Nêu được đặc điểm và ý nghĩa của hình ảnh đó. Mỗi câu hỏi trả lời đúng đạt 10 điểm, trả lời sai không có điểm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. - Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề | 1. Hệ thống báo hiệu đường bộ a. Biển cấm - Đặc điểm nhận biết: Hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ hoặc chữ số màu đen (trừ biển “dừng lại” có hình bát giác) - Ý nghĩa: Báo hiệu điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng phải tuân thủ tuyệt đối b. Biển nguy hiểm - Đặc điểm nhận biết: Hình tam giác đều, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ bên trong màu đen. - Ý nghĩa: Báo trước tính chất nguy hiểm của đoạn đường để người điều khiển phương tiện có biện pháp phòng tránh c. Biển hiệu lệnh - Đặc điểm nhận biết: Hình tròn, màu xanh lam, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số màu trắng- Ý nghĩa: Đưa ra chỉ dẫn mà người điều khiển phương tiện cần tuân theo để đảm bảo an toàn d. Biển chỉ dẫn - Đặc điểm nhận biết: Hình chữ nhật, màu xanh lam, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số màu trắng. - Ý nghĩa: Giúp cho người điều khiển phương tiện có những định hướng cần thiết khi tham gia giao thông e. Biển phụ - Đặc điểm nhận biết: Hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền trắng, viền đen - Ý nghĩa: Thuyết minh, bổ sung ý nghĩa cho những nhóm biển báo chính |