- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,796
- Điểm
- 113
tác giả
GIÁO ÁN ĐỀ CƯƠNG Ôn tập giữa học kì 1 lịch sử 8 KẾT NỐI TRI THỨC NĂM 2023 - 2024 được soạn dưới dạng file word gồm 16 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Ngày soạn: 24/10/2023
Ngày day: 26/10/2023
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Hệ thống lại kiến thức đã học về:
+ Châu Âu và Bắc Mĩ từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII
+Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
+ Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực đặc thù: Tái hiện kiến thức lịch sử, so sánh, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
3. Phẩm chất:
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: Kế hoạch dạy học PP
2. Học sinh:
- SGK, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan bài học, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài ôn tập, Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung cụ thể bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tiết học hứng khởi.
b. Nội dung: cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và Cách mạng tư sản Pháp
- Cách mạng công nghiệp
- Đông Nam Á nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
- Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII
c. Sản phẩm:
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
gv sử dụng máy chiếu, trình chiếu 1 số hình ảnh liên quan đến các cuộc cách mạng tư sản yêu cầu hs quan sát
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học
HS quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm để tìm ra sự liên quan của các hình ảnh với các cuộc cách mạng tư sản, cách mạng công nghiệp, tình hình Đông Nam Á, Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV gọi ngẫu nhiên 3 – 4 HS trình bày những điều em đã biết về vua Sác Lơ, Gióc giơ oa-sinh tơn, Cuộc chiến tranh của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, Rô-be-spi-e đây là những hình ảnh có liên quan đến các cuộc cách mạng tư sản ở Anh, Mỹ , Pháp , cách mạng công nghiệp, về xung đột Trịnh - Nguyễn , chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa từ thời chúa Nguyễn
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá quá trình làm việc của HS và sản phẩm mà HS đã thực hiện
B. Hoạt động Luyện tập
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Ngày soạn: 24/10/2023
Ngày day: 26/10/2023
TIẾT 13 ÔN TẬP GIỮA KÌ I
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Hệ thống lại kiến thức đã học về:
+ Châu Âu và Bắc Mĩ từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII
+Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
+ Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực đặc thù: Tái hiện kiến thức lịch sử, so sánh, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
3. Phẩm chất:
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: Kế hoạch dạy học PP
2. Học sinh:
- SGK, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan bài học, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài ôn tập, Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung cụ thể bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tiết học hứng khởi.
b. Nội dung: cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và Cách mạng tư sản Pháp
- Cách mạng công nghiệp
- Đông Nam Á nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
- Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII
c. Sản phẩm:
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
gv sử dụng máy chiếu, trình chiếu 1 số hình ảnh liên quan đến các cuộc cách mạng tư sản yêu cầu hs quan sát
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học
HS quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm để tìm ra sự liên quan của các hình ảnh với các cuộc cách mạng tư sản, cách mạng công nghiệp, tình hình Đông Nam Á, Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV gọi ngẫu nhiên 3 – 4 HS trình bày những điều em đã biết về vua Sác Lơ, Gióc giơ oa-sinh tơn, Cuộc chiến tranh của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, Rô-be-spi-e đây là những hình ảnh có liên quan đến các cuộc cách mạng tư sản ở Anh, Mỹ , Pháp , cách mạng công nghiệp, về xung đột Trịnh - Nguyễn , chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa từ thời chúa Nguyễn
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá quá trình làm việc của HS và sản phẩm mà HS đã thực hiện
B. Hoạt động Luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM | ||
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Nguyên nhân chung của các cuộc cách mạng tư sản ở Anh, Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và cách mạng tư sản Pháp? - Kết quả chung của các cuộc cách mạng? - Tìm điểm chung nhất và sự khác biệt về tính chất, giai cấp lãnh đạo, hình thức của cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và cách mạng tư sản Pháp - Thành tựu của cách mạng công nghiệp từ nửa sau thế kỉ XVIII – Giữa thế kỉ XIX - Những tác động tích cực và tiêu cực của cách mạng công nghiệp - Liên hệ bản thân Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập + Các cặp và nhóm nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi + GV: quan sát và hỗ trợ khi HS yêu cầu ? Nguyên nhân chung của các cuộc cách mạng tư sản ở Anh, Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và cách mạng tư sản Pháp? ? Kết quả chung của các cuộc cách mạng? - Đều giành thắng lợi mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ? Tại sao cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ vừa có ý nghĩa cách mạng vừa có ý nghĩa giải phóng dân tộc? ? Các cuộc cách mạng mang tính chất gì? Em hãy giải thích tại sao cuộc cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để , Cuộc Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất? ?Em hãy chỉ ra điểm chung và điểm khác biệt của giai cấp lãnh đạo và hình thức đấu tranh của các cuộc cách mạng ở Anh, chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và cách mạng tư sản Pháp *Cách mạng công nghiệp từ nửa sau thế kỉ XVIII – Giữa thế kỉ XIX Lập bảng thống kê về các phát minh từ nửa sau thế kỉ XVIII- Giữa thế kỉ XIX theo nội dung: thời gian, tên phát minh? Trong số những phát minh trên phát minh nào quan trọng nhất làm thay đổi công nghiệp của thế giới? ? Công nghiệp của Anh, Pháp, Đức,Mỹ thời kì này phát triển như thế nào? Tại sao Anh được gọi là công xưởng của thế giới? Tại sao Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức bắt đầu muộn hơn nhưng lại phát triển nhanh hơn? Tác động tích cực và tiêu cực của Cách mạng công nghiệp? ?Em có giải pháp gì để khắc phục những tác động tiêu cực? Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - HS lần lượt trả lời các câu hỏi + Đại diện một số nhóm trình bày, các cặp khác bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập : GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh II. Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Lập bảng thống kê về quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân Phương Tây - Xác định vị trí của các nước và quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân Phương Tây trên bản đồ - Cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á hs xác định đc tên nước trên bản đồ và quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây vào Đông Nam Á - Các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm đã nổ ra nhưng đều thất bại Rút ra bài học lịch sử về việc giữ vững chủ quyền dân tộc Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập + Các cặp và nhóm nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi + GV: quan sát và hỗ trợ khi HS yêu cầu Quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân Phương Tây Lập bảng thống kê về quá trình xâm nhập các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây? ? sử dụng lược đồ? Xác định vị trí của các nước trên bản đồ và quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân Phương Tây? Kết quả các cuộc cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của các nước Đông Nam Á? ? Tinh thần chống ngoại xâm của nhân dân các nước Đông Nam Á ? Tại sao cùng hoàn cảnh Lịch sử như các nước Đông Nam Á khác mà Xiêm ( Thái Lan ) vẫn giữ được độc lập? Qua đó em rút ra bài học lịch sử gì trong việc giữ vững chủ quyền dân tộc? Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau + Đại diện một số nhóm trình bày, các cặp khác bổ sung. + Hs chơi trò chơi ai là triệu phú Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. củng cố lại các kiến thức III. Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Cuộc xung đột Nam- Bắc triều và Trịnh -Nguyễn Phụ lục 3: Lập bảng thống kê về quá trình khai phá vùng đất phía Nam của các chúa Nguyễn theo nội dung
+ Các cặp và nhóm nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi + GV: quan sát và hỗ trợ khi HS yêu cầu Hoàn thành bảng thống kê về cuộc xung đột Nam- Bắc triều và Trịnh - Nguyễn theo nội dung đã cho ? Em có suy gì về hệ quả của các cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến? Từ đó em rút ra bài học gì? *Công cuộc khai phá vùng đất phía nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII ? Người có công đầu tiên khai phá vùng đất phía Nam là ai? Lập bảng thống kê về quá trình khai phá vùng đất phía Nam của các chúa Nguyễn ? Em có suy nghĩ gì về công lao của các chúa Nguyễn trong việc mở rộng lãnh thổ của Tổ Quốc? - Các chúa Nguyễn đã có công lao vô cùng to lớn trong việc mở mang bờ cõi Thái độ và hành động của bản thân em đối với những thành quả mà thế hệ cha ông đã tạo dựng ? Thái độ và hành động của bản thân: Biết ơn... ủng hộ , tuyên truyền về chủ quyền đân tộc mà đặc biệt là đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa... lên án đối với những hành động của kẻ chống phá nhà nước.... Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - HS lần lượt trả lời các câu hỏi Lưu ý: Phần liên hệ học sinh trình bày quan điểm cá nhân Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. | I.Châu Âu và Bắc Mĩ từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII * Những cuộc cách mạng tư sản - Nguyên nhân chung của các cuộc cách mạng tư sản: - Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa nhưng vấp phải sự cản trở,kìm hãm của chế độ phong kiến vì vậy làm cho mâu thuẫn giữa các tầng lớp trong xã hội với chế dộ phong kiến ngày càng trở lên sâu sắc dẫn đến cách mạng bùng nổ - Đều giành thắng lợi mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển - Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ Có ý nghĩa cách mạng vì lật đổ chế độ phong kiến thiết lập chế độ cộng hòa. Có ý nghĩa giải phóng dân tộc vì lật đổ ách thống trị của thực dân Anh - Các cuộc cách mạng mang tính chất Tư sản - Cách mạng tư sản Anh không triệt để Vì đã không xóa bỏ tận gốc chế độ phong kiến…, chưa giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. - Cách mạng tư sản Pháp triệt để nhất vì: Lật đổ được chế độ phong kiến, thiêt lập chế độ cộng hòa, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt đã giải quyết được vấn đề ruông đất cho nông dân Điểm chung nhất: Đều do giai cấp tư sản lãnh đạo cách mạng Điểm khác biệt: - Anh: còn có sự lãnh đạo của quý tộc mới. Diễn ra dưới hình thức là một cuộc nội chiến , Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. - MỸ: ngoài giai cấp tư sản còn có tầng lớp chủ nô lãnh đạo, diễn ra dưới hình thức cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc , thiết lập chế độ cộng hòa Tổng thống. - Pháp:diễn ra dưới hình thức cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt *Cách mạng công nghiệp từ nửa sau thế kỉ XVIII – Giữa thế kỉ XIX Phụ lục 1 - Phát minh ra máy hơi nước của Giêm- oát - Anh số 1 thế giới rồi đến Pháp, Đức, Mĩ - Công nghiệp của Anh phát triển mạnh nhất, các lĩnh vực đều đứng đầu thế giơi... - Thừa hưởng và học hỏi được kinh nghiệm từ nước phát triển trước Tác động: +đối với sản xuất... + đối với xã hội - Hành động thiết thực của bản thân ... II. Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX Bảng thống kê về quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân Phương Tây. Phụ lục 2 III.Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII *Cuộc xung đột Nam- Bắc triều và Trịnh -Nguyễn Phụ lục 3 - Để lại hậu quả đau thương cho nhân dân... - Phải lên án chiến tranh, bởi chiến tranh đi liền với đau thương mất mát... - Phải yêu chuộng hòa bình... *Công cuộc khai phá vùng đất phía nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII - Người có công đầu tiên khai phá vùng đất phía Nam là Nguyễn Hoàng. Phụ lục 4 |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!