- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,009
- Điểm
- 113
tác giả
Giáo án địa lí lớp 9 CẢ NĂM 2023 - 2024 được soạn dưới dạng file word gồm 203 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Tuần: 01
Ngày soạn : 03/09/2023
Ngày giảng: 06/09/2023:
Tiết: 01 - Bài 1
CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
I . Mục tiêu cần đạt :
1.Kiến thức :
- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc : Việt Nam có 54 dân tộc ; mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hoá thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán.
- Biết dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta.
2. Kĩ năng :
- Phân tích bảng số liệu về số dân phân theo thành phần dân tộc.
- Thu thập thông tin về một dân tộc.
3. Thái độ:
- Có tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước và tôn trọng các thành quả của nhân dân Việt Nam cũng như của nhân loại.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực chuyên biệt môn Địa lí: Năng lực sử dụng bản đồ, phân tích bảng số liệu, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
II. Chuẩn bị thiết bị dạy học và học liêu :
1. Giáo viên :
- Bản đồ phân bố các dân tộc Việt Nam
- Tranh ảnh về đồng bằng , ruộng bậc thang.
- Bộ tranh ảnh về đại gia đình dân tộc Việt Nam
2. Học sinh :
- Sách giáo khoa. Atlát Việt Nam
III. Tổ chức hoạt động dạy và học :
1.Ổn định lớp: (1 phút)
9A 9B 9C 9D
2. Bài mới :
- Khởi động: Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc khác nhau , với truyền thống yêu nước các dân tộc Việt Nam đă đoàn kết sát cánh bên nhau trong suốt quá tŕnh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc¨ Đó là nội dung bài học hôm nay. Bài 1 : Cộng đồng các dân tộc Việt Nam .
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
ĐỊA LÍ VIỆT NAM
ĐỊA LÍ DÂN CƯ
ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Tuần: 01
Ngày soạn : 03/09/2023
Ngày giảng: 06/09/2023:
Tiết: 01 - Bài 1
CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
I . Mục tiêu cần đạt :
1.Kiến thức :
- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc : Việt Nam có 54 dân tộc ; mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hoá thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán.
- Biết dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta.
2. Kĩ năng :
- Phân tích bảng số liệu về số dân phân theo thành phần dân tộc.
- Thu thập thông tin về một dân tộc.
3. Thái độ:
- Có tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước và tôn trọng các thành quả của nhân dân Việt Nam cũng như của nhân loại.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực chuyên biệt môn Địa lí: Năng lực sử dụng bản đồ, phân tích bảng số liệu, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
II. Chuẩn bị thiết bị dạy học và học liêu :
1. Giáo viên :
- Bản đồ phân bố các dân tộc Việt Nam
- Tranh ảnh về đồng bằng , ruộng bậc thang.
- Bộ tranh ảnh về đại gia đình dân tộc Việt Nam
2. Học sinh :
- Sách giáo khoa. Atlát Việt Nam
III. Tổ chức hoạt động dạy và học :
1.Ổn định lớp: (1 phút)
9A 9B 9C 9D
2. Bài mới :
- Khởi động: Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc khác nhau , với truyền thống yêu nước các dân tộc Việt Nam đă đoàn kết sát cánh bên nhau trong suốt quá tŕnh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc¨ Đó là nội dung bài học hôm nay. Bài 1 : Cộng đồng các dân tộc Việt Nam .
Hoạt động của GV- HS | Nội dung |
Hoạt động 1: Cá nhân/Nhóm (18') GV: Dùng tập ảnh "VN hình ảnh 54 dân tộc". Giới thiệu một số dân tộc tiêu biểu cho các miền đất nước. - GV yêu cầu HS dựa vào H1.1/4 nghiên cứu thông tin mục I sgk và liên hệ thực tế cho biết: ? Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Kể tên các dân tộc mà em biết? - HS thực hiện nhiệm vụ học tập cần nêu được Việt Nam có 54 dân tộc, Một số dân tộc: Tày, Thái, Mường, Nùng..... - Học sinh báo cáo, nhận xét bổ sung. - GV chuẩn kiến thức. - GV tổ chức hoạt động nhóm nhỏ: treo tranh hình ảnh về một số dân tộc, yêu cầu học sinh quan sát kết hợp nghiên cứu bảng 1.1, hình 1.1 và thông tin sgk trang 6 kết hợp vốn hiểu biết trả lời câu hỏi: 1. Em có nhận xét gì về trang phục, ngôn ngữ, phong tục tập quán của các dân tộc? Cho ví dụ? 2. Dân tộc nào có số dân đông nhất? Tỉ lệ số dân của dân tộc đó so với cả nước? Họ có những kinh nghiệm gì trong sản xuất? 3.Các dân tộc ít người có số dân và trình độ phát triển kinh tế như thế nào? ? Hãy kể tên một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết? - HS tìm hiểu câu trả lời, cần nêu được: 1. Mỗi dân tộc có những nét đặc trưng về văn hoá riêng về ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán .. VD: Người Thái có múa sạp, múa xoè, ném còn. VD: Người Lào có điệu múa Năm vông, tết lúa mới. 2. Dân tộc kinh (Việt) có số dân đông nhất: chiếm 86,2% dân số cả nước, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) 3. Các dân tộc khác ít người: chiếm 13,8% dân số cả nước, có số dân và trình độ phát triển kinh tế khác nhau . - Một số sản phẩm thủ công của các dân tộc ít người: Người Tày, Thái có nghề dệt thổ cẩm, thêu thùa. Người Chăm có nghề làm gốm , trồng bông dệt vải ... - Học sinh trao đổi thảo luận, báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung ý kiến . - GV chuẩn kiến thức. ? Lớp chúng ta thuộc những dân tộc nào? Số dân so với cả nước? HS: Người H'mông, theo điều tra năm 2009 dân số 1.068.189 người, chiếm khoảng 0.8% tổng dân số ở Việt nam. Tỉnh Điện Biên 170.648 người, chiếm tỷ lệ 34,8 % dân số toàn tỉnh. ? Với nhiều dân tộc cùng sinh sống , mỗi dân tộc có nét văn hoá riêng đã làm cho nền văn hoá Việt Nam mang đặc điểm gì? - HS: Nền văn hoá Việt Nam phong phú và đa dạng. - GV bổ sung mở rộng: người Khơ-me có nghề làm đường thốt nốt, khảm bạc , người Tày có nghề làm ghế bằng trúc... Mặc dù có những nét văn hoá khác nhau, trình độ phát triển kinh tế khác nhau, nhưng các dân tộc luôn giữ vững được phẩm chất trong đấu tranh và bảo vệ đất nước tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. GV: Một bộ phận người Việt định cư ở nước ngoài cũng là cộng đồng dân tộc VN. ? Người Việt sống ở nước ngoài đã có những đóng góp gì đối với đất nước? HS: Đem lại nguồn thu nhập, sự văn minh, tiến bộ của KHKT cho đất nước. Sự hòa bình đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới. ? Truyền thống tốt đẹp lâu đời của các dân tộc ở Việt Nam là gì? Hoạt động 2: Cá nhân/ Cặp (19') GV yêu cầu hs quan sát bản đồ tự nhiên Việt Nam, bản đồ phân bố dân cư, nội dung SGK. - GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Dựa vào lược đồ và thông tin sgk cho biết: ? Trình bày đặc điểm phân bố của dân tộc kinh và các dân tộc ít người? Giải thích? - HS thực hiện nhiệm vụ học tập: yêu cầu nêu được: + Người Việt phân bố rộng khắp cả nước, tập trung đông ở đồng bằng, trung du và duyên hải => Giải thích: dân tộc Kinh gắn liền với sản xuất lúa nước (nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nhiều nước...) có kinh nghiệm trong nhiều ngành kinh tế + Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu phân bố ở miền núi và trung du. => Giải thích: các dân tộc ít người sống chủ yếu nhờ khai thác các nguồn lợi từ thiên nhiên, đặc biệt từ rừng - Học sinh thảo luận cả lớp. - Báo cáo, nhận xét, bổ sung. - GV chuẩn kiến thức. - GV yêu cầu HS nghiên cứu đoạn thông tin “Trung du ……Hồ Chí Minh” hoạt động theo cặp cho biết: ? Nêu đặc điểm phân bố của các dân tộc ít người ở 3 khu vực : + Tổ 1: Khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ + Tổ 2: Khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên + Tổ 3: Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ - Cá nhân học sinh thực hiện nhiệm vụ. - Thảo luận cặp đôi thống nhất ý kiến. - Báo cáo kết quả, nhận xét bổ sung. GV nhận xét tinh thần làm việc và mức độ hoàn thành công việc của học sinh, chuẩn kiến thức. ? Liên hệ sự phân bố các dân tộc ở địa phương? GV: Đời sống đồng bào dân tộc ít người còn gặp nhiều khó khăn vậy: ? Đảng và nhà nước đã có những chính sách gì để giúp đỡ đồng bào dânn tộc ít người miền núi? - Nhiều học sinh phát biểu ý kiến nêu hiểu biết của mình. GV: các chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc vùng cao như chương trình 135 của chính phủ, nghị định 186 hỗ trợ học sinh vùng khó… Nâng cao ý thức đề phòng của nhân dân các dân tộc đối với âm mưu thâm độc của bọn phản động lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của đồng bào lôi kéo đồng bào chống phá cách mạng nước ta… | I. Các dân tộc ở Việt Nam. - Nước ta có 54 dân tộc. - Mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hóa, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán... - Dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất chiếm khoảng 86,2% (năm 1999) dân số cả nước. + Người Việt là dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, có nhiều nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo. + Người việt là lực lượng lao động đông đảo trong các ngành kinh tế và khoa học – kĩ thuật - Các dân tộc ít người chiếm 13,8% dân số cả nước, có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất, đời sống. + Người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. => Các dân tộc chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. II. Phân bố các dân tộc 1. Dân tộc Việt (Kinh) - Phân bố rộng khắp cả nước, tập trung nhiều ở ở đồng bằng, Trung du và ven biển. 2. Các dân tộc ít người. - Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. - Sự khác nhau về dân tộc và sự phân bố dân tộc: + Trung du và miền núi phía Bắc là địa bàn cư trú của trên 30 dân tộc: Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông.... + Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có trên 20 dân tộc: Ê – đê, Gia –rai .. . + Duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ là địa bàn cư trú của người Hoa, Chăm, Khơ me.... |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!