- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,101
- Điểm
- 113
tác giả
Giáo an giáo dục địa phương lớp 6 Quảng Ngãi HỌC KÌ 1 NĂM 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm CÁC File trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. Mục tiêu: Sau khi học xong chủ đề này, các em sẽ:
1. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được quá trình hình thành và phát triển vùng đất Quảng Ngãi từ nguồn gốc đến thế kỉ X.
- Trình bày những nét chính về nền văn hóa Sa Huỳnh và Văn hóa Chăm-pa ở Quảng Ngãi.
- Hiểu được mối liên hệ giữa lịch sử Quảng Ngãi với lịch sử dân tộc.
2. Năng lực:
- Khai thác kênh hình, thông tin trong bài học
- Giao tiếp và hợp tác với bạn để thực hiện các nhiệm vụ học tập
- Chăm chỉ trong học tập, tìm kiếm các thông tin tư liệu lịch sử trên nguồn internet.
- Lập được dự án để giới thiệu với bạn bè/du khách về văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chăm-pa ở Quảng Ngãi.
3. Phẩm chất:
- Tự hào về truyền thống lịch sử của tỉnh Quảng Ngãi
- Có trách nhiệm trong việc giữ gìn các di tích lịch sử văn hóa Quảng Ngãi và văn hóa Chăm-pa ở Quảng Ngãi.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
Lược đồ các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi, kênh hình trong bài.
2. Học sinh:
- Sưu tầm tranh ảnh có trong bài
- Chuẩn bị bài trình chiếu để giới thiệu về văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chăm-pa ở Quảng Ngãi
III. Tiến trình lên lớp
1. Hoạt động khởi động
* Mục tiêu:
- Tạo tâm thế hứng thú học tập cho học sinh khi bước vào bài mới
- Kết nối với kiến thức mới, định hướng cho học sinh trong các hoạt động học tập tiếp theo.
* Nội dung: Học sinh tìm hiểu thông tin, quan sát hình, trả lời câu hỏi
* Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
* Cách thức thực hiện:
+ Giáo viên cho học sinh xem tranh, lược đồ và quan sát tranh ảnh, hãy cho biết:
- C1: Vị trí địa lí của tỉnh Quảng Ngãi
- C2: Sự hình thành tỉnh Quảng Ngãi gắn với nền văn hóa nào? Em có thể trình bày cho các bạn trong lớp cùng nghe.
Lược đồ di chỉ Sa Huỳnh Làng cổ bên bờ biển Sa Huỳnh
+ Học sinh suy nghĩ và trả lời
+ Nhận xét, đánh giá
+ Giáo viên dựa trên sự trả lời của học sinh dẫn dắt vào bài mới: Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có diện tích khoảng 5.135,2km2 trải theo hướng Bắc-Nam trong khoảng 100 km, với chiều ngang theo hướng Đông-Tây hơn 60km, phía Bắc giáp Quảng Nam, phía Tây giáp Gia Lai, Kon Tum, phía Nam giáp Bình Định, phía Đông giáp biển Đông, là nơi giao thoa của các nền văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chăm-pa, là vùng đất còn lưu giữ nhiều dấu tích của các nền văn hóa cổ xưa.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
CHỦ ĐỀ 1: VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI QUẢNG NGÃI TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THẾ KỈ X
(Thời lượng: 3 tiết)
(Thời lượng: 3 tiết)
I. Mục tiêu: Sau khi học xong chủ đề này, các em sẽ:
1. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được quá trình hình thành và phát triển vùng đất Quảng Ngãi từ nguồn gốc đến thế kỉ X.
- Trình bày những nét chính về nền văn hóa Sa Huỳnh và Văn hóa Chăm-pa ở Quảng Ngãi.
- Hiểu được mối liên hệ giữa lịch sử Quảng Ngãi với lịch sử dân tộc.
2. Năng lực:
- Khai thác kênh hình, thông tin trong bài học
- Giao tiếp và hợp tác với bạn để thực hiện các nhiệm vụ học tập
- Chăm chỉ trong học tập, tìm kiếm các thông tin tư liệu lịch sử trên nguồn internet.
- Lập được dự án để giới thiệu với bạn bè/du khách về văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chăm-pa ở Quảng Ngãi.
3. Phẩm chất:
- Tự hào về truyền thống lịch sử của tỉnh Quảng Ngãi
- Có trách nhiệm trong việc giữ gìn các di tích lịch sử văn hóa Quảng Ngãi và văn hóa Chăm-pa ở Quảng Ngãi.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
Lược đồ các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi, kênh hình trong bài.
2. Học sinh:
- Sưu tầm tranh ảnh có trong bài
- Chuẩn bị bài trình chiếu để giới thiệu về văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chăm-pa ở Quảng Ngãi
III. Tiến trình lên lớp
1. Hoạt động khởi động
* Mục tiêu:
- Tạo tâm thế hứng thú học tập cho học sinh khi bước vào bài mới
- Kết nối với kiến thức mới, định hướng cho học sinh trong các hoạt động học tập tiếp theo.
* Nội dung: Học sinh tìm hiểu thông tin, quan sát hình, trả lời câu hỏi
* Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
* Cách thức thực hiện:
+ Giáo viên cho học sinh xem tranh, lược đồ và quan sát tranh ảnh, hãy cho biết:
- C1: Vị trí địa lí của tỉnh Quảng Ngãi
- C2: Sự hình thành tỉnh Quảng Ngãi gắn với nền văn hóa nào? Em có thể trình bày cho các bạn trong lớp cùng nghe.
Lược đồ di chỉ Sa Huỳnh Làng cổ bên bờ biển Sa Huỳnh
+ Học sinh suy nghĩ và trả lời
+ Nhận xét, đánh giá
+ Giáo viên dựa trên sự trả lời của học sinh dẫn dắt vào bài mới: Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có diện tích khoảng 5.135,2km2 trải theo hướng Bắc-Nam trong khoảng 100 km, với chiều ngang theo hướng Đông-Tây hơn 60km, phía Bắc giáp Quảng Nam, phía Tây giáp Gia Lai, Kon Tum, phía Nam giáp Bình Định, phía Đông giáp biển Đông, là nơi giao thoa của các nền văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chăm-pa, là vùng đất còn lưu giữ nhiều dấu tích của các nền văn hóa cổ xưa.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Yêu cầu cần đạt |
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Văn hóa Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi * Mục tiêu: - Trình bày những nét chính về nền văn hóa Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi. - Hiểu được mối liên hệ giữa lịch sử Quảng Ngãi với lịch sử dân tộc. * Nội dung: Học sinh quan sát hình, tìm hiểu thông tin, trao đỏi và trả lời câu hỏi * Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh * Cách thức thực hiện: + Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin, quan sát hình ảnh, thảo luận với bạn bên cạnh ,hãy: -C1: Tìm những dấu tích của văn hóa Sa Huỳnh còn tồn tại đến ngày nay ở Quảng Ngãi. - C2: Quan sát lược đồ 1.6, kể tên những địa phương đã phát hiện di chỉ của nền văn hóa Sa Huỳnh, Từ đó, nhận xét địa bàn phân bố văn hóa Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi. - C3: Cho biết đời sống vật chất và tinh thần của cư dân văn hóa Sa Huỳnh ở tỉnh Quảng Ngãi. + Nhận xét, đánh giá + Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức: * Dự kiến sản phẩm: - C1: Văn hóa Sa Huỳnh: Đặc trưng của văn hóa Sa Huỳnh là các mộ chum, bên cạnh đó Đồ gốm, công cụ lao đông cũng được tìm thấy tại di tích Long Thạnh-Đức Phổ 1978. - C2: Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, các nhà khảo cổ học đã phát hiện dấu vết của văn hóa này tại các di chỉ: Long Thạnh, Phú Khương, Thạnh Đức (thị xã Đức Phổ), Bình Châu, Gò Kim (Bình Sơn), Gò Quánh (Nghĩa Hành), Xóm ốc, Suối Chình (Lý Sơn). Văn hóa Sa Huỳnh phân bố hầu khắp các huyện ở tỉnh Quảng Ngãi - C3: Đời sống vật chất và tinh thần: + Đời sống vật chất: Biết trồng trọt, đánh bắt cá ven biển, sử dụng vũ khí, công cụ lao động bằng đá (rìu, cuốc, bàn mài)… làm gốm.. + Đời sống tinh thần: Chôn cất người chết, kèm theo các đồ tùy táng.. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn hóa Chăm-pa ở Quảng Ngãi. * Mục tiêu: - Trình bày những nét chính về nền văn hóa Chăm-pa ở Quảng Ngãi. - Hiểu được mối liên hệ giữa lịch sử Quảng Ngãi với lịch sử dân tộc. * Nội dung: Học sinh quan sát hình, tìm hiểu thông tin, trao đỏi và trả lời câu hỏi * Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh * Cách thức thực hiện: + Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin, quan sát hình ảnh, thảo luận với bạn bên cạnh , hãy trao đổi với bạn: C: Tìm thêm những dấu tích của văn hóa Chăm-pa còn tồn tại ở tỉnh Quảng Ngãi? + Học sinh suy nghĩ, thảo luận + Nhận xét, đánh giá + Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức: * Dự kiến sản phẩm - Văn hóa Chăm-pa: Thành cổ Châu Sa là di tích tiêu biểu nhất của văn hóa Chăm-pa trên vùng đất Quảng Ngãi >Mở rộng thêm: Thành Châu Sa được xây dựng vào khoảng thế kỉ VIII-IX, được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1994. Thành cổ Châu Sa hiện nay thuộc địa phận các xã Tịnh Châu, Tịnh An, Tịnh Khê, Tịnh Thiện (thành phố Quảng Ngãi) | 1.Văn hóa Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi + Dấu tích của văn hóa Sa Huỳnh còn tồn tại đến ngày nay ở Quảng Ngãi là: mộ chum, đồ gốm, công cụ lao đông cũng được tìm thấy tại di tích Long Thạnh-Đức Phổ 1978. + Dấu vết được tìm thấy: Long Thạnh, Phú Khương, Thạnh Đức (thị xã Đức Phổ), Bình Châu, Gò Kim (Bình Sơn), Gò Quánh (Nghĩa Hành), Xóm ốc, Suối Chình (Lý Sơn). + Đời sống vật chất và tinh thần: Biết trồng trọt, đánh bắt cá ven biển, sử dụng vũ khí, công cụ lao động bằng đá (rìu, cuốc, bàn mài)… làm gốm.. Biết chôn cất người chết, kèm theo các đồ tùy táng.. 2. Văn hóa Chăm-pa ở Quảng Ngãi - Tồn tại từ thế kỉ II – X, là một nền văn hóa phong phú, độc đáo và đặc sắc với nhiều loại hình, nổi bật là đền tháp, thành lũy và các tác phẩm điêu khắc - Phân bố từ đồng bằng ven biển đến vùng đồi núi – trung du. - Thành cổ Châu Sa, phế tích tháp Chánh Lộ là di tích tiêu biểu nhất của văn hóa Chăm-pa trên vùng đất Quảng Ngãi. + Thành cổ Châu Sa: được xây dựng khoảng cuối TK IX. Hiện nay thuộc các xã: Tịnh An, Tịnh Châu, Tịnh Khê, Tịnh Thiện. Được công nhận là Di tích LSVH quốc gia vào năm 1994 + Tháp Chánh Lộ: được xây dựng vào khoảng TK X đến đầu TK XI. Theo thời gian tháp đã bị hủy hoại, đổ nát và đến nay đã hoàn tàn không còn dấu vết.Vị trí của tháp xưa nay là khu vưc Bệnh viện Sản – Nhi Quảng Ngãi. |