Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,315
Điểm
113
tác giả
Giáo án mĩ thuật lớp 4 cánh diều CẢ NĂM 2023 - 2024 CHƯƠNG TRÌNH MỚI được soạn dưới dạng file word gồm 48 trang. Các bạn xem và tải giáo an mĩ thuật lớp 4 cánh diều về ở dưới.
GIÁO ÁN MĨ THUẬT 4 – CÁNH DIỀU

HỌC KÌ 1 VÀ HỌC KÌ 2

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------



CHỦ ĐỀ 1: SỰ THÚ VỊ CỦA MÀU SẮC (4 tiết)

Bài 1: Đậm, nhạt khác nhau của màu
(2 tiết)


I. Mục tiêu bài học/Yêu cầu cần đạt

1. Năng lực mĩ thuật


Bài học giúp học sinh đạt được một số yêu cầu sau:

– Biết được màu sắc có các độ đậm, nhạt khác nhau và cách tạo độ đậm nhạt của màu, tạo sản phẩm theo ý thích; Thấy được vẻ đẹp của hình ảnh trong tự nhiên, đời sống và sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật có các độ đậm nhạt của màu.

– Tạo được độ đậm nhạt của màu và sản phẩm theo ý thích; trao đổi, chia sẻ trong thực hành.

– Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm (nội dung, độ đậm nhạt của màu…) và trao đổi, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác

HS có cơ hội hình thành, phát triển các năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác, như: Ngôn ngữ, khoa học, tính toán… thông qua: Trao đổi, chia sẻ; biết chuẩn bị đồ dùng và sử dụng được công cụ, họa phẩm… phù hợp với hình thức thực hành tạo sản phẩm; biết được độ đậm nhạt của màu có thể bắt gặp trong tự nhiên, đời sống xung quanh…

3. Phẩm chất

Bài học bồi dưỡng ở HS đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm… thông qua một số biểu hiện, như: Có ý thức tìm hiểu vẻ đẹp của hình ảnh trong tự nhiên, trong đời sống và sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, sản phẩm có độ đậm nhạt của màu; tôn trọng sáng tạo của bạn bè và người khác, giữ vệ sinh trong và sau khi thực hành,…

II. Chuẩn bị (GV và HS): Màu vẽ, bút chì, tẩy chì, vở thực hành mĩ thuật.

III. Các hoạt động chủ yếu

Phân bố nội dung DH ở mỗi tiết:

Tiết 1– Nhận biết: Đậm, nhạt của màu
– Thực hành tạo sản phẩm cá nhân: Tạo độ đậm nhạt của màu theo ý thích
Tiết 2– Nhắc lại: Nội dung tiết 1
– Thực hành tạo sản phẩm cá nhân: Sử dụng độ đậm nhạt của màu để vẽ bức tranh về đề tài yêu thích (con cá, con cua, cây, ngôi nhà, đồi, núi, hoa, quả, dòng sông…)
TIẾT 1 - Bài 1: Đậm, nhạt khác nhau của màu



Mở đầu/Hoạt động khởi động: Trò chơi “Thử bạn” (khoảng 3 phút)
1. Quan sát, nhận biết (khoảng 7 phút)
* Tổ chức HS quan sát, nhận biết độ đậm nhạt của màu:
Trang 5, câu hỏi:
+ Em hãy đọc tên các màu cơ bản, màu thứ cấp (đã học ở lớp 2, lớp 3)
+ Em hãy nêu sự khác nhau về độ đậm, nhạt của các màu: xanh lam, tím, đỏ, da cam, vàng, xanh lá
Trang 6, câu hỏi:
+ Em nêu các ra độ đậm nhạt của màu vàng ở hình ảnh cái tủ; các độ đậm nhạt của màu xanh lam, màu đỏ, màu vàng ở sản phẩm con công
+ Em hãy chỉ ra độ đậm nhạt của màu xanh lam, màu đỏ, màu vàng ở sản phẩm con công
* Đánh giá nội dung trả lời, chia sẻ, nhận xét, bổ sung của HS và giới thiệu các độ đậm nhạt của mỗi màu ở hình ảnh; liên hệ xung quanh...
2. Thực hành, sáng tạo (khoảng 19 phút):
2.1. Một số cách tạo độ đậm nhạt của màu (tr.6, 7-sgk)
– Hướng dẫn HS quan sát và yêu cầu HS trả lời câu hỏi tương ứng với mỗi cách tạo độ đậm nhạt:
+ Em hãy nêu cách tạo độ đậm nhạt của màu đỏ kết hợp thêm màu trắng
+ Em hãy nêu cách tạo độ đậm nhạt của màu vàng kết hợp thêm màu đen
+ Em hãy nêu cách tạo độ đậm nhạt của màu vàng và màu xanh lá cây.
– Đánh giá nội dung chia sẻ, nhận xét của HS; hướng dẫn HS các cách tạo độ đậm nhạt của màu.
2.2. Tổ chức HS thực hành, thảo luận
– Bố trí HS theo nhóm và hướng dẫn, giao nhiệm vụ cá nhân:
+ Thực hành: Tạo độ đậm nhạt của màu (một màu, một số màu).
+ Quan sát bạn trong nhóm/bên cạnh, chia sẻ ý tưởng của mình với bạn (VD: Sử dụng chất liệu màu); đặt câu hỏi cho bạn (VD: Bạn thích cách tạo độ đậm nhạt nào?).
– Quan sát, đánh giá mức độ thực hiện niệm vụ của HS; kết hợp hướng dẫn, gợi mở, hỗ trợ…
3. Cảm nhận, chia sẻ (khoảng 5 phút)
– Tổ chức HS trưng bày kết quả thực hành và quan sát; yêu cầu HS giới thiệu, nhận xét:
+ Giới thiệu loại màu đã dùng để tạo các độ đậm nhạt (màu sáp, màu guache, màu bút chỉ,…)
+ Sản phẩm của bạn nào thể hiện rõ/chưa thể hiện rõ các độ đậm nhạt của màu?
– GV tổng kết, nhận xét kết quả thực hành.
4. Vận dụng (khoảng 1 phút)
– Gợi mở nội dung tiết 2 của bài học và hướng dẫn Hs chuẩn bị.
TIẾT 2 – Bài 1: Đậm, nhạt khác nhau của màu

1. Quan sát, nhận biết (khoảng 5 phút)
– Tổ chức HS quan sát sản phẩm thực hành ở tiết 1, hình sản phẩm mĩ thuật trong vở Thực hành và hình ảnh sưu tầm. Yêu cầu HS trao đổi, trả lời câu hỏi:
+ Sản phẩm nào thể hiện độ đậm nhạt của một màu, đó là màu nào?
+ Sản phẩm nào thể hiện độ đậm nhạt của một số màu, đó là những màu nào?
– Vận dụng đánh giá và giới thiệu nội dung, độ đậm nhạt của màu ở sản phẩm và hình ảnh sưu tầm.
2. Thực hành, sáng tạo (khoảng 22 phút):
2.1. Cách sáng tạo sản phẩm có độ đậm, nhạt của màu (Tr.7, 8-sgk)
– Yêu cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi tương ứng với mỗi cách thực hành:
+ Bức tranh nhà cao tầng có độ đậm nhạt của màu nào? Em hãy nêu cách vẽ bức tranh này?
+ Bức tranh cá vàng có độ đậm nhạt của những màu nào? Em hãy nêu cách vẽ bức tranh này?
– Đánh giá nội dung trả lời, nhận xét, bổ sung của HS; hướng dẫn HS thực hành, sáng tạo sản phẩm.
2.2. Tổ chức HS thực hành, thảo luận
- Bố trí HS theo nhóm và giao nhiệm vụ cá nhân:
+ Thực hành: Tạo sản phẩm có các độ đậm nhạt của màu theo ý thích (một màu hoặc một số màu).
+ Quan sát bạn trong nhóm/bên cạnh, chia sẻ ý tưởng của mình với bạn (VD: Chọn chủ đề/hình ảnh để vẽ, chọn màu để vẽ độ đậm nhạt ở hình ảnh,…); đặt câu hỏi cho bạn (VD: Bạn vẽ hình ảnh gì và chọn màu nào để vẽ hình ảnh đó?…).
– Gợi mở HS có thể vẽ hình ảnh: Con cá, con cua, con tôm, ngọn núi, cây, ngôi nhà, bông hoa… và chọn màu theo ý thích để vẽ các độ đậm nhạt trên sản phẩm.
– Quan sát, đánh giá mức độ thực hiện niệm vụ của HS; kết hợp hướng dẫn, gợi mở, hỗ trợ…
3. Cảm nhận, chia sẻ (khoảng 5 phút)
– Tổ chức HS trưng bày sản phẩm, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Tên sản phẩm của em là gì?
+ Trên sản phẩm của em có các độ đậm nhạt của một màu hay nhiều màu, là màu nào?
+ Em thích hình ảnh hoặc sản phẩm của bạn nào nhất? Vì sao?
– Đánh giá nội dung trao đổi, chia sẻ, nhận xét và kết quả thực hành của HS.
4. Vận dụng (khoảng 3 phút)
– Hướng dẫn hs quan sát và trả lời câu hỏi: Em hãy giới thiệu hình ảnh ở mỗi sản phẩm? Trên mỗi sản phẩm có độ đậm nhạt của màu nào? Em chỉ ra độ đậm nhất, đậm vừa và nhạt nhất ở hình minh họa độ đậm nhạt bằng bút chì?…
– GV tóm tắt nội dung chia sẻ của HS; tổng kết bài học; Hướng dẫn HS chuẩn bị học bài 2.


CHỦ ĐỀ 1: SỰ THÚ VỊ CỦA MÀU SẮC (4 tiết)

Bài 2: Màu nóng, màu lạnh
(2 tiết)​



I. Mục tiêu bài học/Yêu cầu cần đạt

1. Năng lực mĩ thuật


Bài học giúp học sinh đạt được một số yêu cầu sau:

– Biết được các màu nóng, màu lạnh và một số cách thực hành tạo sản phẩm đề tài phong cảnh quê hương; bước đầu tìm hiểu vẻ đẹp của một số phong cảnh thiên nhiên ở một số vùng miền và tác giả, tác phẩm mĩ thuật có màu nóng, màu lạnh.

– Tạo được sản phẩm tranh đề tài phong cảnh quê hương bằng màu nóng, màu lạnh theo ý thích và trao đổi, chia sẻ trong thực hành.

– Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm (nội dung, màu nóng, màu lạnh…) và trao đổi, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác

HS có cơ hội hình thành, phat triển các năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác, như: Ngôn ngữ, khoa học… thông qua: Trao đổi, chia sẻ; chuẩn bị đồ dùng và sử dụng được công cụ, họa phẩm… phù hợp với hình thức thực hành, tạo sản phẩm; biết được các màu nóng, màu lạnh có thể bắt gặp trong tự nhiên, trong đời sống …

3. Phẩm chất

Bài học bồi dưỡng ở lòng yêu nước, đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm… thông qua một số biểu hiện, như: Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ và tìm hiểu vẻ đẹp, giá trị của phong cảnh thiên nhiên trong đời sống; tôn trọng sáng tạo của bạn bè và người khác; giữ vệ sinh trong và sau khi thực hành…

II. Chuẩn bị (GV và HS): Màu vẽ, bìa giấy, bút chì, tẩy chì, vở thực hành

III. Các hoạt động chủ yếu

Phân bố nội dung DH ở mỗi tiết:

Tiết 1– Nhận biết: Màu nóng, màu lạnh
– Thực hành tạo sản phẩm cá nhân: Vẽ tranh đề tài phong cảnh quê hương bằng màu nóng hoặc màu lạnh.
Tiết 2– Nhắc lại: Nội dung tiết 1
– Thực hành tạo sản phẩm nhóm: Tạo sản phẩm đề tài phong cảnh quê hương bằng màu nóng/màu lạnh (hoặc kết hợp màu nóng và màu lạnh).
Nếu có màu goát và điều kiện cho phép, Gv nên tổ chức Hs sử dụng màu này để thực hành, tạo sản phẩm cá nhân/ nhóm


TIẾT 1 – Bài 2: Màu nóng, màu lạnh

Mở đầu/Hoạt động khởi động: Vận dụng kĩ thuật DH “Tia chớp” (khoảng 2 phút)
1. Quan sát, nhận biết (khoảng 7 phút)
* Tổ chức HS quan sát, nhận biết màu nóng, màu lạnh (tr.10, Sgk):
– Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Những màu nào tạo cho em cảm giác nóng/ấm, mát/lạnh?
– Đánh giá nội dung chia sẻ, nhận xét, bổ sung của HS; giới thiệu các màu nóng, màu lạnh ở vòng tròn màu sắc và gợi mở HS tìm các màu đó ở trong lớp.
* Hướng dẫn Hs quan sát, tìm hiểu nội dung, nhận biết màu nóng, màu lạnh ở hình ảnh, tác phẩm mĩ thuật đề tài phong cảnh quê hương (tr.10, 11- Sgk):
– Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Em hãy giới thiệu màu nóng, màu lạnh ở mỗi hình ảnh, tác phẩm mĩ thuật?
+ Hình ảnh, tác phẩm mĩ thuật nào có nhiều màu nóng/màu lạnh; kết hợp màu nóng và màu lạnh?
+ Em hãy giới thiệu một số hình ảnh có trong mỗi bức ảnh, tác phẩm mĩ thuật?...
– Đánh giá nội dung trả lời, chia sẻ… của HS; giới thiệu mỗi hình ảnh và tác giả, tác phẩm mĩ thuật.
2. Thực hành, sáng tạo (khoảng 20 phút):
2.1. Tổ chức HS quan sát, tìm hiểu nội dung, cách thực hành bằng hình thức in, vẽ.
– Yêu cầu Hs trả lời câu hỏi tương ứng với mỗi hình thức thực hành:
+ Bức tranh in phong cảnh sử dụng màu nóng hay màu lạnh? Đó là những màu nào? Trong bức tranh có những hình ảnh nào? Em hãy nêu các bước thực hành sáng tạo bức tranh này?
+ Bức tranh ngôi đình quê em sử dụng nhiều màu nóng hay màu lạnh? Trong bức tranh có những hình ảnh, chi tiết nào? Em hãy nêu các bước thực hành sáng tạo bức tranh này?
– Đánh giá nội dung chia sẻ, nhận xét… của HS; hướng dẫn thực hành.
2.2. Tổ chức HS thực hành, thảo luận
– Tổ chức nhóm HS và hướng dẫn, giao nhiệm vụ cá nhân:
+ Thực hành: Vẽ tranh đề tài phong cảnh quê hương bằng màu nóng hoặc màu lạnh theo ý thích.
+ Quan sát bạn trong nhóm/bên cạnh và chia sẻ ý tưởng của mình (hình ảnh thể hiện ở sản phẩm, sử dụng màu nóng/màu lạnh để vẽ…), đặt câu hỏi cho bạn (Bạn vẽ hình ảnh nào? Bạn chọn màu nóng hay màu lạnh để vẽ?...).
– Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung, hình thức thực hành ở một số sản phẩm trong ở Thực hành, sản phẩm, tác phẩm khác.
– Gợi mở HS có thể chọn phong cảnh đặc trưng ở địa phương để vẽ, như: Di tích lịch sử, văn hóa; đồi núi, nương rẫy, con đường, dòng sông, bãi biển, bản làng, khu phố….
– Quan sát, đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ của HS, kết hợp hướng dẫn, gợi mở hoặc hỗ trợ.
3. Cảm nhận, chia sẻ (khoảng 5 phút)
– Tổ chức HS trưng bày sản phẩm và quan sát, giới thiệu, chia sẻ, trả lời câu hỏi:
+ Em hãy giới thiệu tên sản phẩm và một số hình ảnh có ở sản phẩm.
+ Sản phẩm của em có nhiều màu nóng hay màu lạnh, em đọc tên một số màu đó?
+ Em thích sản phẩm của bạn nào, sản phẩm đó có nhiều màu nóng hay nhiều màu lạnh…
– Nhận xét, đánh giá kết quả thực hành, trao đổi, chia sẻ… của HS.
4. Vận dụng (khoảng 2 phút)
– Gợi mở Hs chia sẻ mong muốn treo sản phẩm ở đâu?
– Hướng dẫn HS chuẩn bị học tiết 2 của bài học


TIẾT 2 – Bài 2: Màu nóng, màu lạnh

1. Quan sát, nhận biết (khoảng 5 phút)
– Tóm tắt nội dung tiết 1 và tổ chức HS quan sát một số sản phẩm tham khảo (tr.12-sgk). Yêu cầu HS trao đổi, giới thiệu:
+ Một số hình ảnh trong mỗi sản phẩm?
+ Hình thức thực hành (vẽ, in, xé, cắt, dán…) ở sản phẩm?
– Đánh giá nội dung chia sẻ, nhận xét… của HS; Tóm tắt nội dung quan sát.
2. Thực hành, sáng tạo (khoảng 22 phút):
– Tổ chức HS làm việc nhóm và giao nhiệm vụ: Tạo sản phẩm về đề tài phong cảnh có màu nóng, màu lạnh theo ý thích.
– Gợi mở hình thức thực hành:
+ Cách 1: Kết hợp vẽ hình, vẽ màu và cắt, xếp, dán.
+ Cách 2: Kết hợp in, cắt, xếp dán và vẽ thêm chi tiết.
– Gợi mở các nhóm HS có thể tạo sản phẩm như: vườn cây, ao cá, đồi cọ, thôn, bản, con đường…
– Quan sát, đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS.
3. Cảm nhận, chia sẻ (khoảng 5 phút):
– Tổ chức HS trưng bày sản phẩm và quan sát, trả lời câu hỏi:
+ Tên sản phẩm của nhóm em là gì?
+ Sản phẩm của nhóm em có những hình ảnh nào? Nhóm em đã tạo sản phẩm bằng cách nào?
+ Em hãy giới thiệu một số màu nóng hoặc màu lạnh có ở sản phẩm của nhóm?
+ Em thích sản phẩm của nhóm nào nhất? Vì sao?
– Đánh giá nội dung trao đổi, chia sẻ, nhận xét và kết quả thực hành của HS.
4. Vận dụng (khoảng 3 phút)
– GV hướng dẫn hs quan sát và trả lời câu hỏi: Góc học tập được trang trí bằng bức tranh được tạo bằng hình thức thực hành nào?
– GV tóm tắt nội dung chia sẻ của HS; gợi mở sử dụng sản phẩm tranh phong cảnh để làm đẹp trường, lớp, ngôi nhà,…; Hướng dẫn HS chuẩn bị học bài 3.


CHỦ ĐỀ 2: SỰ KẾT HỢP THÚ VỊ CỦA VẬT LIỆU KHÁC NHAU (4 tiết)

Bài 3: Những vật liệu khác nhau
(2 tiết)


I. Mục tiêu bài học/Yêu cầu cần đạt

1. Năng lực mĩ thuật


Bài học giúp học sinh đạt được một số yêu cầu sau:

- Nhận biết được bề mặt khác nhau; bước đầu tìm hiểu tác giả và sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật có bề mặt khác nhau; biết được cách thực hành tạo bề mặt khác nhau và sáng tạo sản phẩm.

- Tạo được sản phẩm có bề mặt khác nhau và trao đổi, chia sẻ trong thực hành, sáng tạo.

- Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm (nội dung, bề mặt khác nhau…) và trao đổi, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác

HS có cơ hội hình thành, phát triển các năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác, như: Ngôn ngữ, tính toán… thông qua: Trao đổi, chia sẻ; chuẩn bị đồ dùng và sử dụng được công cụ, họa phẩm, vật liệu… phù hợp với hình thức, ý tưởng sáng tạo sản phẩm…
1691729391451.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---Giáo án Mĩ thuật 4-Cánh diều-Kì 1 và kì 2.docx
    185.1 KB · Lượt xem: 6
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bài mĩ thuật lớp 4 chủ đề 6 giáo án mĩ thuật lớp 4 giáo án mĩ thuật lớp 4 cả năm giáo an mĩ thuật lớp 4 mới nhất giáo an mĩ thuật lớp 4 violet giáo án mĩ thuật lớp 4 đan mạch học mĩ thuật lớp 4 kế hoạch dạy học mĩ thuật lớp 4 kế hoạch dạy học môn mĩ thuật lớp 4 kế hoạch môn mĩ thuật lớp 4 lời nhận xét môn mĩ thuật lớp 4 luyện tập mĩ thuật lớp 4 pdf mĩ thuật lớp 4 mĩ thuật lớp 4 bài 1 mĩ thuật lớp 4 bài 2 mĩ thuật lớp 4 bài 4 mĩ thuật lớp 4 bài 5 mĩ thuật lớp 4 bài 6 mĩ thuật lớp 4 bài 7 mĩ thuật lớp 4 bài 8 mĩ thuật lớp 4 chủ de 11 mĩ thuật lớp 4 chủ de 5 mĩ thuật lớp 4 chủ de 6 mĩ thuật lớp 4 chủ de 9 mĩ thuật lớp 4 chủ đề 1 mĩ thuật lớp 4 chủ đề 2 mĩ thuật lớp 4 chủ đề 2 tiết 3 mĩ thuật lớp 4 chủ đề 3 mĩ thuật lớp 4 chủ đề 4 mĩ thuật lớp 4 chủ đề 6 ngày tết lễ hội và mùa xuân mĩ thuật lớp 4 chủ đề 7 mĩ thuật lớp 4 chủ đề 8 mĩ thuật lớp 4 em tham gia giao thông mĩ thuật lớp 4 lễ hội mùa xuân mĩ thuật lớp 4 ngày tết mĩ thuật lớp 4 ngày tết lễ hội mĩ thuật lớp 4 trang 12 mĩ thuật lớp 4 trang 22 mĩ thuật lớp 4 trang 35 mĩ thuật lớp 4 trang 5 mĩ thuật lớp 4 trang 6 mĩ thuật lớp 4 trang 8 mĩ thuật lớp 4 trang trí hình vuông mĩ thuật lớp 4 tuần 1 mĩ thuật lớp 4 tuần 3 mĩ thuật lớp 4 tuần 5 mĩ thuật lớp 4 vẽ mặt nạ mĩ thuật lớp 4 vũ điệu của sắc màu mĩ thuật lớp 4 đan mạch mĩ thuật lớp 6 bài 4 trang trí đường diềm môn mĩ thuật lớp 4 mỹ thuật lớp 4 an toàn giao thông mỹ thuật lớp 4 bài 2 mỹ thuật lớp 4 bài 3 mỹ thuật lớp 4 bài 3 ngày hội hóa trang mỹ thuật lớp 4 bài 6 mỹ thuật lớp 4 bài 8 mỹ thuật lớp 4 bài những mảng màu thú vị mỹ thuật lớp 4 chủ đề 6 mỹ thuật lớp 4 chủ đề an toàn giao thông mỹ thuật lớp 4 dáng người mỹ thuật lớp 4 em tham gia giao thông mỹ thuật lớp 4 làm mặt nạ mỹ thuật lớp 4 ngày hội hóa trang mỹ thuật lớp 4 ngày nhà giáo việt nam mỹ thuật lớp 4 những mảng màu thú vị mỹ thuật lớp 4 pdf mỹ thuật lớp 4 trang 8 mỹ thuật lớp 4 tuần 3 mỹ thuật lớp 4 tuần 8 mỹ thuật lớp 4 vẽ chân dung mỹ thuật lớp 4 vẽ chữ mỹ thuật lớp 4 vẽ con vật mỹ thuật lớp 4 vẽ dáng người mỹ thuật lớp 4 vẽ tranh phong cảnh mỹ thuật lớp 4 vũ điệu của sắc màu mỹ thuật lớp 7 bài 4 phong cảnh thiên nhiên sách luyện tập mĩ thuật lớp 4 pdf nhận xét môn mĩ thuật lớp 4 sách giáo khoa mĩ thuật lớp 4 sách học mĩ thuật lớp 4 sách mĩ thuật lớp 4 chủ đề 6 sách mĩ thuật lớp 4 mới sách mĩ thuật lớp 4 online sách mĩ thuật lớp 4 pdf sách mĩ thuật lớp 4 đan mạch sách mĩ thuật lớp 4 đan mạch pdf thực hành mĩ thuật lớp 4 vở thực hành mĩ thuật lớp 4 vở thực hành mĩ thuật lớp 4 pdf vở thực hành mĩ thuật lớp 4 tập 1
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,303
    Bài viết
    37,772
    Thành viên
    140,210
    Thành viên mới nhất
    babt0202.

    Thành viên Online

    Top