Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 544

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,205
Điểm
113
tác giả
Giáo án tự chọn ngữ văn 11 học kì 2 NĂM 2022 MỚI NHẤT

YOPOVN xin gửi đến quý thầy cô Giáo án tự chọn ngữ văn 11 học kì 2 NĂM 2022 MỚI NHẤT . Đây là bộ Giáo án tự chọn ngữ văn 11 học kì 2.


Tìm kiếm có liên quan​


Giáo an tự chọn bám sát Ngữ văn 11

Giáo an tự chọn Ngữ văn 12

Giáo an
tự chọn Ngữ văn 10

Giáo an Ngữ
văn 11 theo công văn 5512

Giáo
án tự chọn Ngữ văn 12 kì 2

Giáo an Ngữ văn 11 học kì 2 mới nhất

Giáo
án tự chọn 11

Giáo an tự chọn sinh học 11


Ngày soạn
/12/2021​
Tuần 19-20
Ngày dạy
Lớp
11B1​
11B2​



CHỦ ĐỀ 1 : ÔN TẬP CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN

RÈN KĨ NĂNG MỞ BÀI VÀ KẾT BÀI TRONG VĂN NGHI LUẬN


Môn học: Ngữ văn 11 Thời gian thực hiện:Tiết 1-2 (02 tiết)​



I. MỤC TIÊU DẠY HỌC



STT
MỤC TIÊU
MÃ HÓA
Nắm vững hơn các bài học về văn nghị luận lập dàn ý, tạo đoạn, hiểu thêm về yêu cầu đề.
Giúp HS hiểu rõ hơn những đặc trưng cơ bản của thể loại văn nghị luận: cách triển khai, đặc điểm diễn đạt....
KT
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – nói – nghe –viết
1
- Nêu được ấn tượng chung về bài họcĐ1
2
- Tìm hiểu các thao tác lập luận liên quan đến phần làm vănĐ2
3
- Biết cách phân tích thể loại văn nghị luận cả nghị luận xã hội và nghị luận văn học.Đ3
4
- Thực hành lập dàn ý cho một số đề văn nghị luận.Đ4
5
- Hệ thống hóa kiến thức, sắp xếp tư liệu, làm việc nhóm, phản biện vấn đápN1
6
- Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận.V1
NĂNG LỰC CHUNG:GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
7
Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.GT-HT
8
Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.GQVĐ
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: CHĂM CHỈ, TRÁCH NHIỆM.
9
- Chăm chỉ học tập.
- Có ý thức trách nhiệm đối với việc học tập và rèn luyện bản thân.
CC

TN


II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Thiết bị dạy học:
Máy chiếu/Tivi, giấy A0, A4,…

2.Học liệu: SGK, Phiếu học tập,…

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

TIẾN TRÌNH


Hoạt động học
(Thời gian)
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
HĐ 1: Mở đầu
(10 phút)
Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến bài học- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, gợi mở
Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân;
Do GV đánh giá.
HĐ 2: Khám phá kiến thức (50 phút)Đ1,Đ2,Đ3,GT-HT,GQVĐ
1. VIẾT PHẦN MỞ BÀI
2. VIẾT PHẦN KẾT BÀI
Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình;Đánh giá qua sản phẩm, qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 3: Luyện tập (20 phút)Đ3,GQVĐThực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năngVấn đáp, dạy học nêu vấn đề, thực hành.
Kỹ thuật: động não.
Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 4: Vận dụng (10 phút)
N1, V1
Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập nâng cao.Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan.Đánh giá qua sản phẩm, Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá


B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1
. MỞ ĐẦU ( 10 phút)

1. Mục tiêu: Đ1, GQVĐ


2. Nội dung hoạt động: Vận dụng kĩ năng quan sát, kĩ thuật động não, trình bày một phút để nắm bắt tinh thần chung của bài học

3. Sản phẩm :Câu trả lời của Hs

4.Tổ chức thực hiện:

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:​

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm

GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm .

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV

GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS​



HOẠT ĐỘNG 2+3: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC – LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu
: Đ2, Đ3, Đ4, N1, NG1, TC-TH, GT-HT

2.Nội dung hoạt động
: Giúp HS hiểu rõ hơn những đặc trưng của văn nghị luận

3. Sản phẩm:các sản phẩm của dạy học dự án, câu trả lời miệng, sơ đồ tư duy

4. Tổ chức hoạt động:

I. VIẾT PHẦN MỞ BÀI

Chuyển giao nhiệm vụ học tâp:

*Thực hiện yêu cầu phần I: tìm hiểu các cách mở bài cho đề bài

+ Đề bài: Phân tích giá trị nghệ thuật của tình huống truyện trong tác phẩm Làng (Kim Lân).

+ Yêu cầu HS đọc kĩ các mở bài SGK/T112.

+ Các mở bài có phù hợp không? Lí do?

Thực hiện nhiệm vụ:

Các nhóm HS trao đổi, thảo luận và báo cáo sản phẩm

GV quan sát, nhắc nhở

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

GV gọi đại diện 02 nhóm học sinh báo cáo, 02 nhóm còn lại nhận xét

GV bổ sung, hướng dẫn học sinh chốt ý như sau:

Bài tập
- Đề tài được trình bày: giá trị nghệ thuật của tình huống truyện trong Làng của Kim Lân.
- Mở bài 1 => không phù hợp vì nêu thông tin thừa. Không nêu rõ đề tài chính.Nêu tiền đề quá rộng.
- Mở bài 2 => Nêu đề tài ngắn gọn, rõ ràng, nổi bật.
- Mở bài 3 => phù hợp. Nêu đúng đề tài, gợi hứng thú dẫn dắt vấn đề tự nhiên.
Cách mở bài thứ 3: mở bài gián tiếp, dẫn dắt tự nhiên, tạo ra sự hấp dẫn, chú ý và phù hợp hơn cả với yêu cầu trình bày đề tài
* Phân tích cách mở bài
- Đề tài:
+ MB1: quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam
+ MB2: Nét đặc sắc của tư tưởng, nghệ thuật bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm.
+ MB3: Những khám phá độc đáo, sâu sắc của Nam Cao về đề tài người nông dân trong tác phẩm Chí Phèo.
- Cả 3 mở bài đều theo cách gián tiếp, dẫn đắt tự nhiên, tạo được ấn tượng, hấp dẫn sự chú ý của người đọc hướng tới đề tài.
* Yêu cầu phần mở bài
- Thông báo chính xác, ngắn gọn về đề tài
- Hướng người đọc (người nghe) vào đề tài một cách tự nhiên, gợi sự hứng thú với vấn đề được trình bày trong văn bản.
*Ghi nhớ:
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn, yêu cầu học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả của mình

II.VIẾT PHẦN KẾT BÀI

1. Mục tiêu: Đ2, Đ3, Đ4, N1, NG1, TC-TH, GT-HT

2.Nội dung hoạt động
: Giúp HS hiểu rõ hơn những đặc trưng của văn nghị luận

3. Sản phẩm:các sản phẩm của dạy học dự án, câu trả lời miệng, sơ đồ tư duy

4. Tổ chức hoạt động:

Chuyển giao nhiệm vụhọc tâp:

Thực hiện yêu cầu phần II.1/SGK:
Tìm hiểu các kết bài (SGK) cho đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật ông lái đò trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)

+ HS đọc kĩ các kết bài (SGK) phát biểu ý kiến: Các kết bài có phù hợp không? Lí do?

Thực hiện nhiệm vụ:

Các nhóm HS trao đổi, thảo luận và báo cáo sản phẩm

GV quan sát, nhắc nhở

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

GV gọi đại diện 02 nhóm học sinh báo cáo, 02 nhóm còn lại nhận xét

GV bổ sung, hướng dẫn học sinh chốt ý như sau:

1. Tìm hiểu các kết bài mục 1
- Đề tài: Suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật ông lái đò trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân).
+ KB1: Không phù hợp. không chốt được vấn đề; phạm vi kết luận quá rộng so với đề tài, thiếu phương tiện liên kết…
+ KB2: Phù hợp. Kêt luận rõ ràng, khái quát được vấn đề, có dấu hiệu liên kết rõ ràng.
- Cách kết bài 2 phù hợp hơn với yêu cầu trình bày đề tài: Đánh giá khái quát về ý nghĩa của hình tượng nhân vật ông lái đò, đồng thời gợi suy nghĩ, liên tưởng sâu sắc cho người đọc.
2. Tìm hiểu các kết bài mục 2
- Kết bài 1: Tuyên bố độc lập và khẳng định quyết tâm của toàn dân tộc Việt Nam đem tinh thần, lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững độc lập.
- Kết bài 2: ấn tượng đẹp đẽ, không bao giờ phai nhòa về hình ảnh một phố huyện nghèo trong câu chuyện Hai đức trẻ của Thạch Lam.
- Cả hai kết bài đều tác động mạnh mẽ đến nhận thức và tình cảm của người đọc.
Câu 1: Với đề bài: "Cảm nhận của anh (chị) về số phận con người khát vọng sống của nhân vật qua các câu truyện cổ tích.
- Cách mở bài (1):
+ Giới thiệu trực tiếp vấn đề, ngắn gọn, khái quát về tác phẩm và nội dung cần nghị luận.
+ Ưu điểm: nhấn mạnh ngay phạm vi vấn đề, nêu bật luận điểm quan trọng giúp người đọc tiếp nhận văn bản, nắm bắt cụ thể vấn đề.
- Cách mở bài (2):
+ Giới thiệu nội dung bằng cách gợi mở vấn đề liên quan đến nội dung chính qua luận cứ, luận chứng.
+ Ưu điểm: giới thiệu vấn đề tự nhiên, sinh động, tạo hứng thú cho người tiếp nhận.
Câu 2:
Đề bài:
Suy nghĩ của anh (chị) về hình tượng nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân.
Cách mở bài và kết bài trong SGK chưa đạt yêu cầu vì:
- Mở bài: đưa nhiều thông tin về tác giả là không cần thiết. Giới thiệu luận điểm: bi kịch của nhân vật quá tỉ mỉ, còn luận điểm về vẻ đẹp phẩm chất của ông Hai thì chỉ giới thiệu một luận cứ cơ bản: sức phản kháng.
- Kết bài: tiếp tục tóm tắt vấn đề đã trình bày, không nêu được nhận định về ý nghĩa của vấn đề, trùng lặp với mở bài. Câu thứ hai lặp ý câu thứ nhất. Câu thứ ba rời rạc.
Tham khảo cách mở bài, kết bài với đề bài trên:
Mở bài:
Nhà văn Kim Lân là một người có vốn hiểu biết khá phong phú và sâu rộng về những vùng miền trên khắp Tổ Quốc nhưng có lẽ hiểu biết nhất vẫn là vùng đất đồng bằng, không chỉ khắc nghiệt về khí hậu thời tiết địa hình mà con người ở đây cũng phải chịu những đau thương của xã hội hủ tục lạc hậu thời bấy giờ. Với văn phong hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh sinh động với biệt tài miêu tả nội tâm nhân vật sâu sắc Kim Lân đã mang đến cho chúng ta một hình tượng nhân vật người phụ nữ đồng bằng điển hình. Điển hình cho số phận, cho nỗi khổ hạnh phúc lứa đôi và những giá trị hiện thực và nhân đạo qua hình tượng nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng. Có thể nói tác phẩm này đã mang đến những cảm xúc cho chúng ta khi thấu hiểu số phận người nông dân trong xã hội cũ.
Kết bài:
Như vậy có thể thấyông Hai là một nhân vật điển hình cho số phận những người nông dân thời bấy giờ. Họ có tài năng có khát vọng nhưng lại bị chính những thay đổi trong xã hội họ đã biết vùng dậy đi theo cách mạng để chống lại những thế lực kia.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn, yêu cầu học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả của mình

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Đ3, N1.

b. Nội dung
: Liên hệ tác phẩm với đời sống, giải quyết vấn đề trong đời sống

b. Sản phẩm: câu trả lời miệng

d. Tổ chức hoạt động :

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Thực hiện bài tập :

+ Tự chọn một đề bài để viết mở bài và kết bài.

+ Trao đổi với bạn cùng bàn để sửa chữa.

Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận cặp đôi nêu ý kiến

GV quan sát, theo dõi học sinh đọc và trả lời câu hỏi


Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS trả lời câu hỏi

VD: Đề 1: Suy nghĩ của anh (chị) về hình tượng cây sen và khát vọng tình yêu trong bài ca dao xưa.
Mở bài:
Ca dao xưa là một trong những bộ phận viết về tình yêu hay nhất của nền văn học Việt Nam cũ. Tác giả đã dể lại nhiều bài thơ tình đặc sắc qua các chùm ca dao cũ . Trong đó bài ca dao ngay từ khi ra đời đã được nhiều thế hệ thanh niên ưa thích. Sen là hình tượng trung tâm của bài ca dao đã góp phần diễn tả sức sống, niềm khát khao mãnh liệt của tâm hồn các thế hệ về tình yêu, về cuộc sống.
Kết bài:
Nỗi khát vọng tình yêu xôn xao, rạo rực trong trái tim con người trong quan niệm của tác giả dân gian, là khát vọng muôn đời của nhân loại mà mãnh liệt nhất là của tuổi trẻ. Nó cũng như sóng, mãi mãi trường tồn, vĩnh hằng với thời gian. Từ ngàn xưa, con người đã đến với tình yêu và mãi mãi cứ đến với tình yêu. Với con người, tình yêu bao giờ cũng là một khát vọng bồi hồi.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn, yêu cầu học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả của mình

*RÚT KINH NGHIỆM

................................................................................................................................................................


Ngày soạn
/1/2022​
Tuần 21-22
Ngày dạy
Lớp
11B1​
11B2​



CHỦ ĐỀ 1 : ÔN TẬP CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN

HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI


Môn học: Ngữ văn 11 Thời gian thực hiện:Tiết 3-4 (02 tiết)​



I. MỤC TIÊU DẠY HỌC




STT
MỤC TIÊU
MÃ HÓA
Giúp HS hiểu rõ hơn những đặc trưng cơ bản của thể loại văn nghị luận: cách triển khai, đặc điểm diễn đạt....
Nắm vững hơn các bài học về văn nghị luận lập dàn ý, tạo đoạn, hiểu thêm về yêu cầu đề.
KT
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – nói – nghe –viết
1
Tạo ấn tượng về bài họcĐ1
2
Tìm hiểu các thao tác lập luận liên quan đến phần làm vănĐ2
3
- Biết cách phân tích thể loại văn nghị luận cả nghị luận xã hội và nghị luận văn học.Đ3
4
- Thực hành lập dàn ý cho một số đề văn nghị luận.Đ4
5
- Hệ thống hóa kiến thức, sắp xếp tư liệu, làm việc nhóm, phản biện vấn đápN1
6
- Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận.V1
NĂNG LỰC CHUNG:GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
7
Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.GT-HT
8
Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.GQVĐ
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: CHĂM CHỈ, TRÁCH NHIỆM.
9
- Chăm chỉ học tập.
- Có ý thức trách nhiệm đối với việc học tập và rèn luyện bản thân.
CC

TN


II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Thiết bị dạy học:
Máy chiếu/Tivi, giấy A0, A4,…

2.Học liệu: SGK, Phiếu học tập,…

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

TIẾN TRÌNH


Hoạt động học
(Thời gian)
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
HĐ 1: Mở đầu
(10 phút)
Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến bài học- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, gợi mở
Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân;
Do GV đánh giá.
HĐ 2: Khám phá kiến thức (50 phút)Đ1,Đ2,Đ3,GT-HT,GQVĐ1. Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội.
2. Yêu cầu cách thức triển khai đoạn văn nghị luận
Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình;Đánh giá qua sản phẩm, qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 3: Luyện tập (20 phút)Đ3,GQVĐThực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năngVấn đáp, dạy học nêu vấn đề, thực hành.
Kỹ thuật: động não.
Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 4: Vận dụng (10 phút)
N1, V1
Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập nâng cao.Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan.Đánh giá qua sản phẩm. Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động 1. MỞ ĐẦU ( 10 phút)

1. Mục tiêu: Đ1, GQVĐ

2. Nội dung hoạt động:
Vận dụng kĩ năng quan sát, kĩ thuật động não, trình bày một phút để nắm bắt tinh thần chung của bài học

3. Sản phẩm :Câu trả lời của Hs

4.Tổ chức thực hiện:

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:​

- HS chia sẻ những khó khăn khi viết bài làm văn nghị luận văn học (gặp khó khăn ở khâu nào? Khâu lập dàn ý gặp những khó khăn gì?)

-Đứng trước một đề làm văn, em thường mở bài và kết bài như thế nào? Chia sẻ nhanh kinh nghiệm với các bạn.

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm

GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm .

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV

GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc

GV hướng dẫn, yêu cầu học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả của mình

HOẠT ĐỘNG 2+3: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC – LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu
: Đ2, Đ3, Đ4, N1, NG1, TC-TH, GT-HT

2. Nội dung hoạt động
: Giúp HS hiểu rõ hơn những kiến thức về văn nghị luận

3. Sản phẩm:các sản phẩm của dạy học dự án, câu trả lời miệng, sơ đồ tư duy

4. Tổ chức hoạt động:


1. Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội

Chuyển giao nhiệm vụ học tâp:

*Thực hiện yêu cầu : tìm hiểu các cách phân tích đề trong đoạn văn nghị luận


+ Đề bài: Phân tích giá trị nghệ thuật của tình huống truyện trong tác phẩm Làng (Kim Lân)bằng việc tạo lập đoạn văn?

+ Yêu cầu HS đọc kĩ các đoạn mẫu .

+ Các cách triển khai đoạn văn có phù hợp không? Lí do?

Thực hiện nhiệm vụ:

Các nhóm HS trao đổi, thảo luận và báo cáo sản phẩm

GV quan sát, nhắc nhở

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

GV gọi đại diện 02 nhóm học sinh báo cáo, 02 nhóm còn lại nhận xét

GV bổ sung, hướng dẫn học sinh chốt ý như sau:

a. Các bước phân tích đề khi viết đoạn
-Đọc kĩ đề văn nghị luận
-Gạch chân những từ khóa từ có ý nghĩa quan trọng của đề
-Xác định yêu cầu nghị luận ( nội dung cần nghị luận )
b. Yêu cầu
-Cần xác định đúng yêu cầu cần nghị luận
-Xác định đúng phạm vi dẫn chứng : từ thực tế đời sống và trong tác phẩm văn học
-Tránh lối đọc sơ sài qua loa hoặc cẩu thả khi đọc đề
c. Lưu ý chung
- Xác định đúng yêu cầu cần nghị luận
- Tư duy xem đề văn là nghị luận xã hội hay nghị luận văn học
- Chuẩn bị kĩ càng phạm vi dẫn chứng tư liệu kiến thức liên quan đến đề bài
- Nắm chắc lý thuyết về cách lập dàn ý trong văn nghị luận
d. Trình tự triển khai
*Cấu trúc
Xác định đúng yêu cầu cần viết
Lần lượt triển khai từng luận điểm luận cứ và dẫn chứng phục vụ cho bài làm
Khái quát lại vấn đề cần nghị luận
Có thể liên hệ mở rộng
Gợi ý
Câu 1: Với đề bài: "Cảm nhận của anh (chị) về giá trị hiện thực và nhân đạo của Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ)?
- Cách mở bài (1):
+ Giới thiệu trực tiếp vấn đề, ngắn gọn, khái quát về tác phẩm và nội dung cần nghị luận.
+ Ưu điểm: nhấn mạnh ngay phạm vi vấn đề, nêu bật luận điểm quan trọng giúp người đọc tiếp nhận văn bản, nắm bắt cụ thể vấn đề.
- Cách mở bài (2):
+ Giới thiệu nội dung bằng cách gợi mở vấn đề liên quan đến nội dung chính qua luận cứ, luận chứng.
+ Ưu điểm: giới thiệu vấn đề tự nhiên, sinh động, tạo hứng thú cho người tiếp nhận.
- Cách kết bài (1)
+ Đánh giá khái quát vấn đề, ngắn gọn, về tác phẩm và nội dung cần nghị luận.
+ Liên hệ nêu cảm nhận của bản thân
- Cách kết bài (2):
+ Đánh giá nội dung bằng cách gợi mở vấn đề liên quan đến nội dung chính qua luận cứ, luận chứng.
+ Ưu điểm: giới thiệu vấn đề tự nhiên, sinh động, tạo hứng thú cho người tiếp nhận
Mở bài:
Tác giả Nguyễn Dữ là một người có vốn hiểu biết khá phong phú và sâu rộng về những vùng miền trên khắp Tổ Quốc nhưng có lẽ hiểu biết nhất vẫn là vùng đất , không chỉ khắc nghiệt về khí hậu thời tiết địa hình mà con người ở đây cũng phải chịu những đau thương của xã hội hủ tục lạc hậu thời bấy giờ. Với văn phong hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh sinh động với biệt tài miêu tả nội tâm nhân vật sâu sắc Nguyễn Dữ đã mang đến cho chúng ta một hình tượng nhân vật người phụ nữ nông thôn điển hình. Điển hình cho số phận, cho nỗi khổ hạnh phúc lứa đôi và những giá trị hiện thực và nhân đạo qua hình tượng nhân vật Vũ Nươngtrong tác phẩm Chuyện người con gái Nma Xương. Có thể nói tác phẩm này đã mang đến những cảm xúc cho chúng ta khi thấu hiểu số phận người con gái tên Vũ Nương.
Kết bài:
Như vậy có thể thấyVũ Nương là một cô gái điển hình cho số phận những người phụ nữ nông thôn thời bấy giờ. Họ có tài năng có nhan sắc nhưng lại bị chính những thần quyền hủ tục và cường quyền suy nghĩ lầm lạc của con người trà đạp về thể xác cũng như tinh thần. họ vẫn giữ gìn cho mình những nét đẹp về nội tâm vốn có.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn, yêu cầu học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả của mình.

2. Yêu cầu cách thức triển khai đoạn văn nghị luận

Chuyển giao nhiệm vụ học tâp:

*Thực hiện yêu cầu : Yêu cầu cách thức triển khai trong đoạn văn nghị luận

+ Đề bài: Phân tích giá trị nghệ thuật của tình huống truyện trong tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân) bằng việc tạo lập đoạn văn?

+ Yêu cầu HS đọc kĩ các đoạn mẫu .

+ Các cách triển khai đoạn văn có phù hợp không? Lí do?

Thực hiện nhiệm vụ:

Các nhóm HS trao đổi, thảo luận và báo cáo sản phẩm

GV quan sát, nhắc nhở

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

GV gọi đại diện 02 nhóm học sinh báo cáo, 02 nhóm còn lại nhận xét

GV bổ sung, hướng dẫn học sinh chốt ý như sau:

a. Các bước phân tích đề khi viết đoạn
-Đọc kĩ đề văn nghị luận
-Gạch chân những từ khóa từ có ý nghĩa quan trọng của đề
-Xác định yêu cầu nghị luận ( nội dung cần nghị luận )
b. Yêu cầu
-Cần xác định đúng yêu cầu cần nghị luận
-Xác định đúng phạm vi dẫn chứng : từ thực tế đời sống và trong tác phẩm văn học
-Tránh lối đọc sơ sài qua loa hoặc cẩu thả khi đọc đề
c. Lưu ý chung
- Xác định đúng yêu cầu cần nghị luận
- Tư duy xem đề văn là nghị luận xã hội hay nghị luận văn học
- Chuẩn bị kĩ càng phạm vi dẫn chứng tư liệu kiến thức liên quan đến đề bài
- Nắm chắc lý thuyết về cách lập dàn ý trong văn nghị luận
d. Trình tự triển khai
*Cấu trúc
Xác định đúng yêu cầu cần viết
Lần lượt triển khai từng luận điểm luận cứ và dẫn chứng phục vụ cho bài làm
Khái quát lại vấn đề cần nghị luận
Có thể liên hệ mở rộng
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn, yêu cầu học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả của mình.

HOẠT ĐỘNG 4 : VẬN DỤNG

1. Mục tiêu: Đ3, N1.

2. Nội dung
: Liên hệ tác phẩm với đời sống, giải quyết vấn đề trong đời sống

3. Sản phẩm: câu trả lời miệng

4. Tổ chức hoạt động :

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:


Thực hiện bài tập :

+ Tự chọn một đề bài để viết mở bài và kết bài.

+ Trao đổi với bạn cùng bàn để sửa chữa.

Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận cặp đôi nêu ý kiến

GV quan sát, theo dõi học sinh đọc và trả lời câu hỏi


Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS trả lời câu hỏi

Đề 1: Suy nghĩ của anh (chị) về hình tượng "chiếc khăn" và khát vọng tình yêu của các cô gái trong ca dao xưa?.
Mở bài:
Ca dao là một trong những trào lưu văn học viết về tình yêu hay nhất của nền văn học Việt Nam xa xưa. Dân gian đã dể lại nhiều bài ca dao đặc sắc. Trong đó bài ca dao nói về hình tượng chiếc khăn ngay từ khi ra đời đã được nhiều thế hệ thanh niên ưa thích. Khăn là hình tượng trung tâm của bài ca dao đã góp phần diễn tả sức sống, niềm khát khao mãnh liệt của tâm hồn tác giả dân gian về tình yêu, về cuộc sống.
Kết bài:
Nỗi khát vọng tình yêu xôn xao, rạo rực trong trái tim con người trong quan niệm của dân gian, là khát vọng muôn đời của nhân loại mà mãnh liệt nhất là của tuổi trẻ. Nó cũng như sóng, mãi mãi trường tồn, vĩnh hằng với thời gian. Từ ngàn xưa, con người đã đến với tình yêu và mãi mãi cứ đến với tình yêu. Với con người, tình yêu bao giờ cũng là một khát vọng bồi hồi.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn, yêu cầu học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả của mình.

*RÚT KINH NGHIỆM

................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................




Ngày soạn
/2/2022​
Tuần 23-24-25
Ngày dạy
Lớp
11B1​
11B2​



CHỦ ĐỀ
2 CÁCH THỨC DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN


Môn học: Ngữ văn 11 Thời gian thực hiện:Tiết 5-6-7 (03 tiết)​

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC



STT
MỤC TIÊU
MÃ HÓA
Giúp HS hiểu rõ hơn những đặc trưng cơ bản của thể loại văn nghị luận: cách triển khai, đặc điểm diễn đạt....
Nắm vững hơn các bài học về văn nghị luận lập dàn ý, tạo đoạn, hiểu thêm về yêu cầu đề.
KT
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – nói – nghe –viết
1
- Tạo ấn tượng về bài họcĐ1
2
- Tìm hiểu các cách diễn đạt liên quan đến bài họcĐ2
3
- Biết cách phân tích thể loại văn nghị luận cả nghị luận xã hội và nghị luận văn học đặc biệt cách thức diễn đạtĐ3
4
- Thực hành lập dàn ý cho một số đề văn nghị luận.Đ4
5
- Hệ thống hóa kiến thức, sắp xếp tư liệu, làm việc nhóm, phản biện vấn đápN1
6
- Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận.V1
NĂNG LỰC CHUNG:GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
7
Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.GT-HT
8
Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.GQVĐ
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: CHĂM CHỈ, TRÁCH NHIỆM.
9
- Chăm chỉ học tập.
- Có ý thức trách nhiệm đối với việc học tập và rèn luyện bản thân.
CC

TN


II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Thiết bị dạy học:
Máy chiếu/Tivi, giấy A0, A4,…

2.Học liệu: SGK, Phiếu học tập,…

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

TIẾN TRÌNH


Hoạt động học
(Thời gian)
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
HĐ 1: Mở đầu
(10 phút)
Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến bài học- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, gợi mở
Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân;
Do GV đánh giá.
HĐ 2: Khám phá kiến thức (65 phút)Đ1,Đ2,Đ3,GT-HT,GQVĐ1.Cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận
2. Cách sử dụng và kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận
3. Xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận
Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình;Đánh giá qua sản phẩm, qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 3: Luyện tập (40 phút)Đ3,GQVĐThực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năngVấn đáp, dạy học nêu vấn đề, thực hành.
Kỹ thuật: động não.
Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 4: Vận dụng (20 phút)
N1, V1
Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập nâng cao.Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan.Đánh giá qua sản phẩm, qua trình bày do GV và HS đánh giá.
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá


B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC


Hoạt động 1. MỞ ĐẦU ( 10 phút)

1. Mục tiêu: Đ1, GQVĐ

2. Nội dung hoạt động:
Vận dụng kĩ năng quan sát, kĩ thuật động não, trình bày một phút để nắm bắt tinh thần chung của bài học

3. Sản phẩm :Câu trả lời của Hs

4.Tổ chức thực hiện:

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:​

HS chia sẻ những điểm yếu/hạn chế khiến cho bài văn nghị luận của em bị điểm kém?

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm

GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm .

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV

GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp

+ Do không nắm được cách làm từng dạng bài cho phù hợp.
+ Lỗi nhầm lẫn kiến thức (kiến thức văn học sử, lí luận văn học, tác giả, tác phẩm)
+ Lỗi diến đạt
Lỗi diến đạt là một trong những lỗi mà HS dễ làm mất thiện cảm với người chấm bài.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS​

GV dẫn vào bài mới:



HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Mục tiêu: KT, Đ2, Đ3, Đ4, GQVĐ

2. Nội dung:
Giúp HS hiểu rõ hơn những kiến thức về văn nghị luận

3. Sản phẩm :HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức, phiếu bài tập, câu trả lời miệng của HS

4. Tổ chức hoạt động

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:​



I. Cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận

1. Mục tiêu: Giúp HS biết cách diễn đạt trong văn nghị luận.

2. Nội dung:

Hướng dẫn HS lần lượt tìm hiểu các nội dung kiến thức về bài học trong SGK:

+ Cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận

+ Cách sử dụng và kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận

+ Xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận

3.Sản phẩm Câu trả lời miệng, phiếu học tập..

4.Tổ chức hoạt động

Chuyển giao nhiệm vụ học tâp:

+ Nhóm 1,2:
Tìm hiểu ngữ liệu 1, 3 trong mục I. SGK

+ Nhóm 3,4: Tìm hiểu ngữ liệu 2, 3 trong mục I. SGK

+ HS tổng hợp lại vấn đề đi đến kết luận yêu cầu sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận.

Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh xem và quan sát

GV quan sát, theo dõi học sinh đọc và trả lời câu hỏi


Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS trả lờì câu hỏi của GV

GV bổ sung, hướng dẫn học sinh trả lời :


1. Tìm hiểu ngữ liệu (1):
- Đây là hai đoạn văn nghị luận cùng viết về một chủ đề, cùng viết về một nội dung. Tuy nhiên mỗi đoạn lại có cách dùng từ ngữ khác nhau.

- Nhược điểm lớn nhất của đoạn văn (1) là dùng từ thiếu chính xác, không phù hợp vói đối tượng được nói tới. Đó là những từ ngữ: nhàn rỗi, chẳng thích làm thơ, vẻ đẹp lung linh.
- Ở đoạn văn (2): cũng còn mắc một số lỗi về dùng từ. Tuy nhiên, ở đoạn văn này đã biết cách trích lại các từ ngữ được dùng để nó chính xác cái thần trong con người Bác và thơ Bác của các nhà nghiên cứu, các nhà thơ khác làm cho văn có hình ảnh sinh động, giàu tính thuyết phục.
2. Tìm hiểu ngữ liệu 2:
- Các từ ngữ: linh hồn Huy Cận; nỗi hắt hiu trong cõi trời; hơi gió nhớ thương; một tiếng địch buồn; sáo Thiên Thai; điệu ái tình; lời li tao... được sử dụng đều thuộc lĩnh vực tinh thần, mang nét nghĩa chung: u sầu, lặng lẽ rất phù hợp với tâm trạng Huy Cận trong tập Lửa thiêng.
3. Tìm hiểu ngữ liệu 3:
- Các từ ngữ giàu tính gợi cảm (đìu hiu, ngậm ngùi dài, than van, cảm thương) cùng với lối xưng hô đặc biệt (chàng) và hàng loạt các thành phần chức năng nêu bật sự đồng điệu giữa người viết (Xuân Diệu) với nhà thơ Huy Cận.
- Bài tập yêu cầu sửa chữa lỗi dùng từ trong đoạn văn:
+ Các từ ngữ sáo rỗng, không phù hợp với đối tượng: Kịch tác gia vĩ đại, kiệt tác,...
+ Dùng từ không phù hợp với phong cách văn bản chính luận: viết như nói, quá nhiều từ ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: người ta ai mà chẳng, chẳng là gì cả, phát bệnh.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn, yêu cầu học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả của mình

II. Cách sử dụng và kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận

1. Mục tiêu: Giúp HS biết cách diễn đạt sử dụng các kiểu câu trong văn nghị luận.

2. Nội dung:

Hướng dẫn HS lần lượt tìm hiểu các nội dung kiến thức về bài học trong SGK:

+ Cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận

+ Cách sử dụng và kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận

+ Xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận

3. Sản phẩm Câu trả lời miệng, phiếu học tập..

4. Tổ chức hoạt động

Chuyển giao nhiệm vụhọc tâp:


+ Nhóm 1,2: Tìm hiểu ngữ liệu 1, 3 trong mục II. SGK

+ Nhóm 3,4: Tìm hiểu ngữ liệu 2, 3 trong mục II. SGK

+ HS tổng hợp lại vấn đề đi đến kết luận yêu cầu sử dụng các kiểu câu trong văn nghị luận

Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh xem và quan sát

GV quan sát, theo dõi học sinh đọc và trả lời câu hỏi


Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

+
Đại diện mỗi nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình.

+ Các nhóm khác có thể hỏi và bổ sung.

HS trả lờì câu hỏi của GV

GV bổ sung, hướng dẫn học sinh trả lời :


Kết cấu phần này cũng tương tự như phần một: ba bài tập tự luận và một câu hỏi tổng hợp. Do đó cách tiến hành cũng tương tự như ở phần trên.

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn, yêu cầu học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả của mình

III. Xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận.

1. Mục tiêu: Giúp HS biết cách diễn đạt sử dụng phù hợp các giọng điệu trong văn nghị luận.

2.Nội dung:

Hướng dẫn HS lần lượt tìm hiểu các nội dung kiến thức về bài học trong SGK:

+ Cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận

+ Cách sử dụng và kết hợp các giọng điệu trong văn nghị luận

+ Xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận

3. Sản phẩm Câu trả lời miệng, phiếu học tập..

4. Tổ chức hoạt động

Chuyển giao nhiệm vụhọc tâp:


+ Nhóm 1,2: Tìm hiểu ngữ liệu 1, 3 trong mục II. SGK

+ Nhóm 3,4: Tìm hiểu ngữ liệu 2, 3 trong mục II. SGK

+ HS tổng hợp lại vấn đề đi đến kết luận yêu cầu sử dụng các kiểu câu trong văn nghị luận.

Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh xem và quan sát

GV quan sát, theo dõi học sinh đọc và trả lời câu hỏi


Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

+
Đại diện mỗi nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình.

+ Các nhóm khác có thể hỏi và bổ sung.

HS trả lờì câu hỏi của GV

GV bổ sung, hướng dẫn học sinh trả lời :


- Đối tượng bình luận và nội dung cụ thể của hai đoạn văn khác nhau.
+ Đoạn văn của chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện thái độ căm thù trước tội ác của thực dân Pháp. Thái độ này được thể hiện qua cách xưng hô, sử dụng các câu ngắn, có kết cấu cú pháp tương tự như nhau.
+ Đoạn văn của Nguyễn Minh Vĩ được diễn đạt theo kiểu nêu phản đề: nêu ý kiến đối lập rồi ngay lập tức bác bỏ và nêu ý kiến của mình. Cách hành văn như vậy tạo không khí đối thoại, trao đổi đồng thời cũng khẳng định sự trả lời dứt khoát của tác giả. Cách xưng hô ở đây cũng khác. Đó là cách xưng hô thân mật (anh).
- Sự khác biệt giọng điệu đầu tiên là do đối tượng bình luận, quan hệ giữa người viết với nội dung bình luận khác nhau. Sau đó, về phương diện ngôn ngữ, cách dùng từ ngữ, cách sử dụng kết hợp các kiểu câu... cũng tạo nên sự khác nhau đó.
- Đoạn trích (1) sử dụng câu khẳng định dứt khoát, câu hô hào, thúc giục; kết hợp nhiều kiểu câu, sử dụng kết hợp câu ngắn, câu dài một cách hợp lí. Giọng văn thể hiện sự hô hào, thúc giục đầy nhiệt huyết.
- Đoạn trích (2) sử dụng nhiều từ ngữ gợi cảm xúc, nhiều thành phần đồng chức năng, thành phần biệt lập, tạo giọng văn giàu cảm xúc.
Giọng điệu cơ bản của lời văn nghị luận là trang trọng, nghiêm túc nhưng ở các phần trong bài văncó thể thay đổi sao cho phù hợp với nội dung cụ thể.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn, yêu cầu học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả của mình

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu
: Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ

2. Nội dung
: Củng cố kiến thức vừa tìm hiểu về bài học

3. Sản phẩm: Phiếu học tập.

4.Tổ chức hoạt động học​

Chuyển giao nhiệm vụ học tâp:

Đề bài :
Có ý kiến cho rằng: “Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử vừa đem đến cho người đọc bức tranh thiên nhiên đặc trưng cho hoa cỏ núi sông một vùng miền Trung nước Việt, vừa cho người đọc thấy được vẽ đẹp lãng mạn của tình yêu thời thơ mới”.

Thực hiện nhiệm vụ học tập

  • Học sinh xem và quan sát
  • GV quan sát, theo dõi học sinh làm việc
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

  • + Đại diện mỗi nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình.
  • + Các nhóm khác có thể hỏi và bổ sung.
  • HS trả lờì câu hỏi của GV
  • GV bổ sung, hướng dẫn học sinh trả lời :
1. Xác định yêu cầu đề:
- Dạng đề: nghị luận văn học.
- Yêu cầu về nội dung: Bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp lãng mạn của tình yêu thơ mới trong “Đây thôn Vĩ Dạ”.
- Yêu cầu về tài liệu:
Tác phẩm “Lưu biệt khi xuất dương”
2. Lập dàn ý:
Cần đảm bảo các ý sau:
- Cảnh ban mai thôn Vĩ gợi lên vẻ đẹp hữu tình trong khoảnh khắc hừng đông qua chi tiết: Nắng hàng câu, nắng mới lên. Vườn mướp quá xanh như ngọc… (học sinh phân tích cụ thể hình ảnh và chỉ ra được nghệ thuật sử dụng).
à Trước vẻ đẹp của thiên nhiên tác giả cảm thấy nuối tiếc xót xa: Câu hỏi tu từ “sao anh không về chơi thôn Vĩ”?
- Cảnh Vĩ Dạ có sự chia lìa tan tác và cảm nhận được nỗi buồn của tác giả
- Tâm trạng của tác giả:
+ Niềm vui, niềm hy vọng về tình yêu và hạnh phúc.
+ Nổi buồn, gợi cảm gác chia lìa.
+ Sự tuyệt vọng, hòa nghi về hạnh phúc về cảnh và con người xứ Huế.
- Nghệ thuật: cách sử dụng từ ngữ độc đáo, hình ảnh thơ lãng mạng, giàu trí tưởng .g hành để làm rõ hai vấn đề: "thành công" - "thất bại" của đời sống con người.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn, yêu cầu học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả của mình

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

1.Mục tiêu: N1, NG1, NA

2.Nội dung: Liên hệ tác phẩm với đời sống, giải quyết vấn đề trong đời sống

3.Sản phẩm: câu trả lời miệng​

4.Tổ chức hoạt động học:

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
  • HS làm việc cá nhân
? Viết một đoạn văn nghị luận theo đề bài tự chọn, sau đó trao đổi trong bàn chấm và sửa lỗi diễn đạt cho nhau.

Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận cặp đôi nêu ý kiến

GV quan sát, theo dõi học sinh đọc và trả lời câu hỏi


Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS trả lời câu hỏi

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn, yêu cầu học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả của mình

*RÚT KINH NGHIỆM

................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................​


Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn, yêu cầu học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả của mình

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

1. Mục tiêu: Đ3, N1.

2. Nội dung
: Liên hệ tác phẩm với đời sống, giải quyết vấn đề trong đời sống

3. Sản phẩm: bài tập của HS

4. Tổ chức hoạt động:

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:


GV đặt vấn đề thảo luận:

Viết tiểu sử tóm tắt nhà văn mà em biết

Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận cặp đôi nêu ý kiến

GV quan sát, theo dõi học sinh đọc và trả lời câu hỏi


Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS trả lời câu hỏi

Tham khảo

Ngô Tất Tố (1893 - 1954) quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội); xuất thân là một nhà nho gốc nông dân. Ong là một học giả có nhiều công trình khảo cứu về triết học, văn học cổ có giá tri; một nhà báo nổi tiếng với rất nhiều bài báo mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước Cách mạng. Sau Cách mạng, nhà văn tận tuỵ trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp. Ngô Tất Tố được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996). Tác phẩm chính của ông: các tiểu thuyết Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940); các phóng sự Tập án cái đình (1939), Việc làng (1940),.

(Ngữ văn 8, tập một, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005)


Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn, yêu cầu học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả của mình

*RÚT KINH NGHIỆM

................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................











Ngày soạn
/2/2022​
Tuần 26-27-28
Ngày dạy
Lớp
11B1​
11B2​



CHỦ ĐỀ 3 : ÔN TẬP CHUNG VỀ CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN

Môn học: Ngữ văn 11 Thời gian thực hiện:Tiết 8-9-10 (03 tiết)

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC



STT
MỤC TIÊU
MÃ HÓA
Nắm vững mục đích yêu cầu cách thức sử dụng các thao tác lập luận trong khi viết bài văn nghị luận.
Giúp HS hiểu rõ hơn cách thức kết hợp các thao tác lập luận trong văn nghị luận
KT
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – nói – nghe –viết
1
- Tạo ấn tượng về bài họcĐ1
2
- Thu thập kiến thức có liên quanĐ2
3
- Biết cách phân tích nhận diện các thao tác lập luận; hệ thống hóa kiến thức, sắp xếp tư liệu, làm việc nhóm, phản biện vấn đềĐ3
4
- Thực hành lập dàn ý cho một số đề văn nghị luận có sử dụng thao tác lập luậnĐ4
5
- Hệ thống hóa kiến thức, sắp xếp tư liệu, làm việc nhóm, phản biện vấn đápN1
6
- Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận có kết hợp các thao tác lập luận.V1
NĂNG LỰC CHUNG:GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
7
Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.GT-HT
8
Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.GQVĐ
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: CHĂM CHỈ, TRÁCH NHIỆM.
9
- Chăm chỉ học tập.
- Có ý thức trách nhiệm đối với việc học tập và rèn luyện bản thân.
CC

TN


II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Thiết bị dạy học:
Máy chiếu/Tivi, giấy A0, A4,…

2.Học liệu: SGK, Phiếu học tập,…

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

A. TIẾN TRÌNH




Hoạt động học
(Thời gian)
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
HĐ 1: Mở đầu
(10 phút)
Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến bài học- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, gợi mở
Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân;
Do GV đánh giá.
HĐ 2: Khám phá kiến thức (65 phút)Đ1,Đ2,Đ3,GT-HT,GQVĐ1. Đặc điểm cơ bản cách thức kết hợp các thao tác lập luận
2. Các thao tác lập luận cơ bản
-Phân tích
- Giải thích
- Bác bỏ
- So sánh
- Chứng minh
Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình;Đánh giá qua sản phẩm, qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 3: Luyện tập (45 phút)Đ3,GQVĐThực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năngVấn đáp, dạy học nêu vấn đề, thực hành.
Kỹ thuật: động não.
Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 4: Vận dụng (20phút)
N1, V1
Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập nâng cao.Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan.Đánh giá qua sản phẩm, qua trình bày do GV và HS đánh giá.
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá


B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC


Hoạt động 1. MỞ ĐẦU ( 10 phút)

1. Mục tiêu: Đ1, GQVĐ

2. Nội dung hoạt động:
Vận dụng kĩ năng quan sát, kĩ thuật động não, trình bày một phút để nắm bắt tinh thần chung của bài học

3. Sản phẩm :Câu trả lời của Hs

4.Tổ chức thực hiện:

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:​

Đoạn văn sau bàn về nội dung gì? Sử dụng các thao tác lập luận nào? Sử dụng thao tác đó một cách rời rạc hay kết hợp?

Mục đích lớn nhất của Nam Cao khi xây dựng nhân vật thị Nở là tạo ra một chất "xúc tác" để thể hiện trọn vẹn vấn đề trung tâm của tác phẩm: tính chất bi thảm trong bi kịch cuộc đời của Chí Phèo.

Khi xuất hiện với tư cách một con người có tình thương ở bên cạnh Chí, thị Nở khiến Chí hồi sinh: thoạt đầu là tỉnh rượu, tiếp đó là tỉnh ngộ rồi cuối cùng khát khao làm người lương thiện, khát khao hoàn lương. Nghĩa là, trong mối quan hệ với thị Nở, Chí Phèo đã trở lại với tính người toàn vẹn.

Sự từ chối của thị Nở đẩy Chí từ đỉnh cao của khát khao hạnh phúc xuống đến tận cùng của nỗi bất hạnh, tủi nhục, khốn khổ vì bị một người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn từ chối. Chí đau đớn, tuyệt vọng vì cánh cửa mở vào thế giới lương thiện đã bị đóng lại, con đường trở lại làm người lương thiện đã bị chặn đứng. Chí uất ức, hận thù vì bị khinh bỉ, coi thường, bị tước đi cơ hội sống như một con người,... Tất cả những yếu tố tâm lí ấy đẩy Chí đến chỗ tự sát một cách nhanh chóng, quyết liệt và bi thảm.


( Theo Đỗ Ngọc Thống )

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm

GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm .

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV

GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp

Nội dung: Mục đích xây dựng nhân vật Thị Nở của Nam Cao. Người viết sử dụng kết hợp các thao tác phân tích, giải thích, so sánh, bình luận


Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS​

GV dẫn vào bài mới:

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

1. Mục tiêu: KT, Đ2, Đ3, Đ4, GQVĐ

2. Nội dung:
Giúp HS hiểu rõ hơn những kiến thức về thao tác lập luận

3. Sản phẩm :HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức, phiếu bài tập, câu trả lời miệng của HS

4. Tổ chức hoạt động

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:​

1. Đặc điểm cơ bản cách thức kết hợp các thao tác lập luận

a. Mục tiêu: Nhận diện và viết được một đoạn văn nghị luận sử dụng thao tác lập luận.

b. Nội dung hoạt động: lí thuyết và thực hành bài tập

c. Sản phẩm

Các sản phẩm của dạy học dự án, câu trả lời miệng, sơ đồ tư duy, phiếu học tập.

d.Tổ chức hoạt động:

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:


GV chia lớp thành 04 nhóm HS theo 04 tổ giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh chuẩn bị ở nhà:

- Nhóm 1,2: Tìm hiểu về đoạn trích giá trị ý nghĩa đồng tiền trong xã hội?

- Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về hậu quả của sự gia tăng dân số

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

Các nhóm HS trao đổi, thảo luận và báo cáo sản phẩm

GV quan sát, nhắc nhở

HS thu thập thông tin xử lý dữ liệu làm bài

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

GV gọi đại diện 02 nhóm học sinh báo cáo, 02 nhóm còn lại nhận xét

GV bổ sung, hướng dẫn học sinh chốt ý như sau:.

- Đoạn trích viết về ảnh hưởng của một số nhà thơ mới lãng mạn như: Thế Lữ, Xuân Diệu, Chế Lan Viên với cá nhà thơ Pháp Bô-đơ-le, Đơ Nô-ai, Gi- đơ, Véc-len. Nhà văn Mĩ như: Ét-ga Pô.
- Quan điểm của tác giả là ảnh hưởng trong giao lưu là ngẫu nhiên. Song thơ Pháp không làm ảnh hưởng tới thơ Việt, không làm mất bản sắc thơ Việt. Các nhà thơ Việt vẫn có phong cách riêng.
- Thao tác so sánh và phân tích
Cuối đoạn tác giả sử dụng thao tác bác bỏ và bình luận
Việc áp dụng nhiều thao tác chưa hẳn đã tốt. Áp dụng kết hợp nhiều thao tác phải phù hợp mới có hiệu quả.
- Xuất phát từ vấn đề đặt ra mà chọn các thao tác. Dựa vào cách lập luận, giải quyết vấn đề đó có trọn vẹn không. Cách dùng từ, diễn đạt có hấp dẫn không.
2. Xây dựng đề cương, vận dụng các thao tác lập luận.
Bước 1: Chọn vấn đề cần nghị luận:
Thanh niên ta ngày nay cần có ý chí vươn lên trong học tập và công tác.
Bước 2: Lập dàn ý
Bước 3: Viết 1 đoạn văn trình bày trước lớp
Vậy khi viết đoạn hoặc tạo đoạn căn cứ vào quá trình làm các ngữ liệu cần lưu ý:
- Việc áp dụng nhiều thao tác chưa hẳn đã tốt. Áp dụng kết hợp nhiều thao tác phải phù hợp mới có hiệu quả.
- Xuất phát từ vấn đề đặt ra mà chọn các thao tác. Dựa vào cách lập luận, giải quyết vấn đề đó có trọn vẹn không. Cách dùng từ, diễn đạt có hấp dẫn không.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn, yêu cầu học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả của mình

2. Các thao tác lập luận cơ bản

1. Mục tiêu: Nhận diện và viết được một đoạn văn nghị luận sử dụng thao tác lập luận lưu ý sự kết hợp của chúng

2. Nội dung hoạt động: lí thuyết và thực hành bài tập

3. Sản phẩm

Các sản phẩm của dạy học dự án, câu trả lời miệng, sơ đồ tư duy, phiếu học tập.

4.Tổ chức hoạt động:

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:


GV chia lớp thành 04 nhóm HS theo 04 tổ giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh chuẩn bị ở nhà:

- Nhóm 1,2: Tìm hiểu về đoạn trích giá trị ý nghĩa sức mạnh của lòng nhân ái?

- Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về hậu quả của thói bạo lực học đường?

Thực hiện nhiệm vụ:

Các nhóm HS trao đổi, thảo luận và báo cáo sản phẩm

GV quan sát, nhắc nhở

HS thu thập thông tin xử lý dữ liệu làm bài

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

GV gọi đại diện 02 nhóm học sinh báo cáo, 02 nhóm còn lại nhận xét

GV bổ sung, hướng dẫn học sinh chốt ý như sau:

Có các thao tác thường gặp trong quá trình viết đoạn văn nghị luận:
So sánh
Chứng minh
Phân tích
Bác bỏ
Bình luận
Giải thích
Cần căn cứ vào mục đích yêu cầu đối tượng nghị luận để sử dụng cho hiệu quả
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn, yêu cầu học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả của mình

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu
: Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ

2.Nội dung
: Củng cố kiến thức vừa tìm hiểu về bài học

3. Sản phẩm: Phiếu học tập.

4.Tổ chức hoạt động học​

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Hãy xác định các thao tác lập luận trong đoạn văn sau của Hồ Chí Minh:


“Liêm là trong sạch, không tham lam.

Ngày xưa, dưới chế độ phong kiến, người làm quan không đục khoét dân, thì gọi là liêm, chữ liêm ấy có nghĩa hẹp. Cũng như ngày xưa trung là trung với vua, hiếu là hiếu với cha mẹ mình thôi.

Ngày nay, chữ liêm có nghĩa rộng hơn; là mọi người đều phải liêm. Cũng như trung là trung với Tổ quốc, hiếu là hiếu với nhân dân.

Chữ liêm phải đi đôi với chữ kiệm. Có kiệm mới liêm được, vì xa xỉ sẽ sinh tham lam.

Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là bất liêm.

Người cán bộ, cậy quyền thế mà khoét dân, ăn của đút, hoặc trộm của công thành của tư; người buôn bán, mua một bán mười hoặc mua gian bán lậu chợ đen chợ đỏ, tích trữ đầu cơ; người có tiền, cho vay cắt cổ, bóp hầu bóp họng đồng bào; người cờ bạc, chỉ mong xoay của người làm của mình,.. đều là tham lam, đều là bất liêm.


Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận cặp đôi nêu ý kiến

GV quan sát, theo dõi học sinh đọc và trả lời câu hỏi


Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS trả lời câu hỏi

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn, yêu cầu học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả của mình

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

1. Mục tiêu: Đ3, N1.

2. Nội dung
: Liên hệ các thao tác lập luận, giải quyết vấn đề trong đời sống

3.Sản phẩm: câu trả lời miệng

4 Tổ chức hoạt động:

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:


GV đặt vấn đề thảo luận:

Nhận diện và cho biết vai trò các thao tác lập luận trong ngữ liệu

Hãy bàn về bệnh quay cóp của HS trong thi kiểm tra.

Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận cặp đôi nêu ý kiến

GV quan sát, theo dõi học sinh đọc và trả lời câu hỏi


Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS trả lời câu hỏi

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn, yêu cầu học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả của mình

*RÚT KINH NGHIỆM

................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................








Ngày soạn
/2/2022​
Tuần dạy 29-30
Ngày dạy
Lớp
11B1​
11B2​



CHỦ ĐỀ 4 ÔN TẬP THƠ MỚI

Môn học: Ngữ văn 11 Thời gian thực hiện:Tiết 11-12 (02 tiết)​

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC



STT
MỤC TIÊU
MÃ HÓA
Giúp HS hiểu rõ hơn những đặc trưng cơ bản của thơ Mới
-Nắm vững cách tiếp cận 1 số văn bản cụ thể
KT
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – nói – nghe –viết
1
- Tạo ấn tượng về bài họcĐ1
2
- Thu thập thông tin về thao tác lập luậnĐ2
3
- Biết cách phân tích đặc điểm của thơ MớiĐ3
4
- Thực hành lập dàn ý cho một số đề văn nghị luận.Đ4
5
- Hệ thống hóa kiến thức, sắp xếp tư liệu, làm việc nhóm, phản biện vấn đápN1
6
- Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận.V1
NĂNG LỰC CHUNG:GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
7
Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.GT-HT
8
Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.GQVĐ
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: NHÂN ÁI, TRÁCH NHIỆM.
9
- Tình yêu thơ
- Có ý thức trách nhiệm đối với việc học tập và rèn luyện bản thân.
CC

TN
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Thiết bị dạy học:
Máy chiếu/Tivi, giấy A0, A4,…

2.Học liệu: SGK, Phiếu học tập,…

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

A. TIẾN TRÌNH




Hoạt động học
(Thời gian)
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
HĐ 1: Mở đầu
(5 phút)
Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến bài học- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, gợi mở
Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân;
Do GV đánh giá.
HĐ 2: Khám phá kiến thức (60 phút)Đ1,Đ2,Đ3,GT-HT,GQVĐ1. Đặc điểm cơ bản
2. Một số văn bản cụ thể
Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình;Đánh giá qua sản phẩm, qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 3: Luyện tập (20 phút)Đ3,GQVĐThực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năngVấn đáp, dạy học nêu vấn đề, thực hành.
Kỹ thuật: động não.
Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 4: Vận dụng
(5 phút)

N1, V1
Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập nâng cao.Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan.Đánh giá qua sản phẩm, qua trình bày do GV và HS đánh giá.
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá


B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1
. MỞ ĐẦU ( 5 phút)

1. Mục tiêu: Đ1, GQVĐ

2. Nội dung hoạt động:
Vận dụng kĩ năng quan sát, kĩ thuật động não, trình bày một phút để nắm bắt tinh thần chung của bài học

3. Sản phẩm :Câu trả lời của Hs

4.Tổ chức thực hiện:

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:​

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm

GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm .

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV

GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS​

GV dẫn vào bài mới:​



HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1. Mục tiêu: KT, Đ2, Đ3, Đ4, GQVĐ

2. Nội dung:
trả lời câu hỏi liaan quan đến nội dung bài học

3. Sản phẩm :HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức, phiếu bài tập, câu trả lời miệng của HS

4. Tổ chức hoạt động

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:


GV yêu cầu Hs làm việc theo nhóm

Nhóm 1+2: Đặc điểm thơ Mới

Nhóm 3+4: Các giai đoạn phát triển

Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh xem và quan sát SGK các ngữ liệu

GV quan sát, theo dõi học sinh đọc và trả lời câu hỏi

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS trả lờì câu hỏi của GV

GV bổ sung, hướng dẫn học sinh trả lời

1.Lịch sử hình thành và phát triển của Phong trào Thơ Mới
a. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến trước cách mạng Tháng 8-1945

- Năm 1858 thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn bạc nhược mau chóng đầu hàng, các cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng mau chóng thất bại.Sau gần nửa thế kỉ bình định về chính trị quân sự, đến đầu thế kỉ XX chúng mới tiến hành khai thác thuộc địa. Điều này làm cho cơ cấu xã hội Việt Nam có sự biến đổi sâu sắc các trung tâm kinh tế mọc lên; nhiều giai cấp, tầng lớp mới xuất hiện; xuất hiện một lớp công chúng có đời sống tinh thần và thị hiếu văn chương mới xuất hiện.
-Tư tưởng văn hóa Việt Nam thoát khỏi ý thức hệ phong kiến, tiếp xúc sâu rộng với nền văn hóa phương Tây làm dấy lên một cuộc vận động chống lại lễ giáo phong kiến chống chủ nghĩa cá nhân…chữ quốc ngữ dần dần thay thế chữ Hán tạo điều kiện cho công chúng tiếp xúc với sách báo, làm nảy sinh những hoạt động kinh doanh văn hóa làm cho nghề in, nghề xuất bản…phát triển mạnh.Viết văn trở thành một nghề kiếm sống tuy rằng khá chật vật.
-Năm 1943 Đảng cộng sản đưa ra bản đề cương văn hóa nhằm định hướng cho nền văn học Việt Nam phát triển theo chiều hướng tiến bộ chống lại âm mưu nô dịch nền văn hóa của kẻ thù
=> Như vậy, ở giai đoạn này hiện đại hóa nền văn học là cần thiết và tất yếu nhằm làm cho nền văn học thoát khỏi hệ thống của văn học trung đại, đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây, hội nhập với nền văn học hiện đại của thế giới.
b. Khái niệm thơ Mới
-
Thơ Mới là tên gọi chung của các thể thơ phi cổ điển, chịu ảnh hưởng của các phép tắc tu từ, thanh vận của văn học phương Tây. Trở thành một hiện tượng trong khu vực các nước đồng văn châu Á. Thơ Mới ra đời, phát triển dựa trên yêu cầu cấp thiết hiện đại hóa của thi ca truyền thống
- Một số đặc điểm chung :
+ Giải phóng triệt để của các phép tắc tu từ thanh vận chặt chẽ của các thể loại thơ truyền thống, có sự phát triển mạnh mẽ của thể loại thơ tự do không vần theo cấu trúc bậc thang
+ Số lượng câu chữ không giới hạn
+ Ngôn ngữ bình dân được nâng lên thành ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ, không bị chi phối bởi việc sử dụng các điển cố văn học
+ Nội dung đa diện, phức tạp không bị gò ép vào những đề tài kinh điển
+ Chịu ảnh hưởng của các trào lưu, khuynh hướng hiện đại trong thơ ca phương Tây như : chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa duy mĩ…
c. Lịch sử ra đời, phát triển của “phong tràoThơ Mới”
-
Vào những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX tại Nhật Bản, Hàn Quốc …thơ Mới đã bắt đầu phát triển, trở thành hiện tương chung của khu vực. Nhật Bản đực coi là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực này với sự xuất hiện của thể loại “Tân thể thi” vào năm 1882 và đạt đến mốc tiếp theo vào thời kì Meiji với sự ra đời của thể thơ “Tự do” hay còn gọi là thơ sử dụng văn nói.
- Ở Việt Nam ngay trong thời kì phát triển của văn học Trung Đại cũng đã xuất hiện mầm mống của cái Mới trong thơ của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ,Cao Bá Quát… bước đầu đó là sự khẳng định của cái Tôi riêng mong muốn thoát ra khỏi cái Ta chung.Sau này đến đầu thế kỉ XX khi nền văn học bước vào thời kì hiện đại hóa thì yêu cầu về cách tân thơ ca là tất yếu để phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội, bắt nhịp với xu thế của thế giới
- Đầu những năm 1930, văn hóa Việt Nam diễn ra một cuộc vận động đổi mới thơ ca mạnh mẽ với sự xuất hiện của làn sóng thơ mới với cá tính độc đáo: cuộc canh tân này đi vào lịch sử văn học với cái tên : Phong trào Thơ Mới
d. Các thời kì phát triển của “phong trào Thơ Mới”

- Thơ Mới được thai nghén từ những năm đầu của thế kỉ XX và nhà thơ Tản Đà được coi như là người đặt nhũng viên gạch đầu tiên, ông chính là “ gạch nối ” của hai thế kỉ (Hoài Thanh)
- Năm 1932 khi ông Phan Khôi cho in bài thơ “ Tình già” Trên báo Phụ nữ tân văn cùng với bài tự giới thiệu “ Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ” đánh dấu chính thức sự ra đời của Thơ Mới.
- Phong trào Thơ Mới (1932- 1945) có thể chia ra làm các chặng chính:
*Giai đoạn 1932 -1935
- Đây là giai đoạn diễn ra cuộc đấu tranh giữa thơ cũthơ mới : các nhà thơ như Phan Khôi, Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Vũ Đình Liên… công kích thơ Đường hô hào phá bỏ những liêm, luật, vần, đối, điển tích, điển cố…làm nên một “ cuộc cải cách về thơ ca”. Cuộc đấu tranh này diễn ra khá gay gắt vì nhũng người đại diện cho phái thơ cũ cũng tỏ ra không thua kém. Các nhà thơ như Tản Đà, Huỳnh Thúc Kháng phản đối chống thơ mới quyết liệt…cho đến năm 1935 thì cán cân nghiêng về phía thơ mới
Giai đoạn này đóng góp nhiều là Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Nhược Pháp…
*Giai đoạn 1936 -1939
- Giai đoạn này thơ Mới chiếm ưu thế tuyệt đối nhất là về mặt thể loại và xuất hiện nhiều tên tuổi lớn trên văn đàn như Hàn Mặc Tử với Đau thương, Gái quê; Chế Lan Viên với Điêu tàn …Đặc biệt Xuân Diệu với tập Thơ thơ được mệnh danh là “ nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới”.Ông chính là nhà thơ tiêu biểu nhất cho giai đoạn này
- Vào cuối giai đoạn đã bắt đầu có sự phân hóa thành nhiều khuynh hướng bởi do sự nhận định về cái Tôi mang màu sắc cá nhân đạm nét mang đến những phong cách nghệ thuật khác nhau cả về thi pháp lẫn tư duy nghệ thuật và khi cái Tôi đã nhận ra trọn vẹn thì cũng là lúc các nhà thơ tìm được hướng thoát li cho riêng mình
*.Giai đoạn 1930 – 1945
- Từ sau năm 1940 là sự hình thành của nhiều khuynh hướng:
/ Nhóm Dạ Đài : Vũ Hoàng Chương, Trần Dần, Đình Hùng
/ Nhóm Xuân Thu Nhã Tập : Đoàn Phú Thứ, Nguyễn Đỗ Cung
/Nhóm Trường Thơ Loạn : Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bích Khê
/Thơ tình yêu : Xuân Diệu, Tế Hanh, Hồ Zếnh, T.T.Kh…
/Thơ chân quê: Nguyễn Bính
/Thơ phong tục, cảnh sắc thôn quê :Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ
=>Có thể nói các khuynh hướng thoát li ở thời kì này chi phối sâu sắc cảm hứng thẩm mĩ và tư duy nghệ thuật trong sáng tác .Với thân phận của người dân mất nước, bị chế độ thực dân o ép họ như kẻ đứng ở ngã ba đường sẵn sàng đón nhận mọi luồng tư tưởng khác nhau cho nên có một bộ phận các nhà thơ rơi vào bế tắc không lối thoát.
2. Thành tựu của “phong trào Thơ Mới
a. Về mặt nội dung

- Sự khẳng định cái Tôi cá nhân : phong trào Thơ Mới khẳng định cái Tôi cá nhân một cái Tôi cá thể hóa trong cảm thụ thẩm mĩ nhằm giải phóng tình cảm, phát huy bản ngã, tự do cá nhân
-Ý thức về cái Tôi đem đén một sự đa dạng, phong phú trong cách biểu hiện, với tư cách là một bản thể, một đối tượng nhận thức và phản ánh : đó là con người cá tính, bản năng chứ ko phải con người nghĩa vụ. Có đôi khi đại từ nhân xưng i chuyển thành Anh, thoảng nó lại là Ta nhưng đến cuối cùng thơ Mới vẫn là “thơ của cái Tôi”.
-Thơ Mới đề cao cái Tôi như một cố gắng cuối cùng để khẳng định bản ngã của mình và đóng góp vào mạch văn của dân tộc, mở đường cho sự phát triển của thi ca sau này
- Tình yêu trong thơ Mới: trốn vào tình yêu là con đường phổ biến nhất trong thơ ca đương thời .Ở một số thi sĩ tình yêu là lẽ sống ở trên đời, tình yêu tan vỡ thì cuộc đời cũng như sụp đổ.Xuân Diệu là người đi sâu nhất vào thế giói yêu đương nhưng trong lối thoát này chính nhà thơ cũng cảm thấy có cái gì đó bất trắc mong manh và dễ đổi thay thế nên thi sĩ dễ sinh ra cảm giác “vội vàng”, “giục giã” yêu đương

“Nắng mọc chưa tin, hoa rụng không ngờ
Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết!
Trong gặp gỡ đã có mầm li biệt
Những vườn xưa nay đoạn tuyệt dấu hài
Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai
Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn”

(Giục giã)
- Nỗi buồn, sự cô đơn :
Hoài Chân cho rằng : “đúng là thơ Mới buồn, buồn nhiều” nhưng “cái buồn trong thơ Mới không phải là cái buồn ủy mị, bạc nhược mà là cái buồn của những người có tâm huyết, đau buồn vì bế tắc chưa tìm thấy lối ra »
Suy cho cùng nỗi buồn ấy chính là cảm hứng của chủ nghĩa lãng mạn, với các nhà thơ Mới nỗi buồn chính là sự giải thoát tâm hồn, là niềm mong ước được trải lòng ra với cuộc đời.
b. Về mặt nghệ thuật
-Trong khi tiếp tục sử dụng những thể thơ truyền thống như ngũ ngôn, lục bát thì thơ Mới đã định hình được thể thơ 8 chữ cùng với những “đột phá” của thể thơ hoàn toàn tự do không hạn định số từ ngữ trong câu nhưng đọc lên vẫn có hiệu quả về nhạc điệu:
“Lá bàng
Như lá vàng
Rụng.
Ô! Đìu hiu
Cảnh chiều đông!”

(Mùa đông, Nam Trân)
- Đề tài của thơ Mới trải rộng, chú trọng phản ánh cái hay, cái lạ của thế giới bên ngoài và những biến động tinh vi của cảm xúc bên trong gây ấn tượng mạnh cho người đọc.Trong thơ Mới cái “chí” bị đưa xuống hàng thứ yếu hầu như không xuất hiện nhường chỗ cho những cảm nhận, những trăn trở suy tư của nhà thơ được phơi bày triệt để
- Hầu hết cấu trúc của những bài thơ Mới đều rất gọn, mạch lạc, kiệm lời, tất cả đều tập trung xoáy vào một chủ đề nhằm tạo ấn tượng sâu sắc. đó là kiểu cấu trúc hiện đại và hợp lí
- Ngôn ngữ thơ Mới cũng có những tiến bộ vượt bậc: các điển cố, điển tích hoàn toàn bị loai bỏ; những ưu việt của tiếng Việt ( tinh tế, biểu cảm, tính nhạc…)được các nhà thơ khai thác một cách triệt để khiến cho thơ đạt được cả hai mục đích : “tân kì” và “hay”
- Thơ Mới chịu ảnh hưởng sâu rộng từ thơ Đường và thơ ca lãng mạn Pháp :thơ Mới là bản hòa âm của hai nền văn hóa xa nhau vời vợi, là bản giao hưởng của cổ điển và hiện đại
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn, yêu cầu học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả của mình

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu
: Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ

2.Nội dung
: Củng cố kiến thức vừa tìm hiểu về bài học

3. Sản phẩm: Phiếu học tập.

4.Tổ chức hoạt động học​

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV phát phiếu học tập:

Bài 1

(1)“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

……………………………………………………..

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”

(
Trích Vội vàng, Xuân Diệu, Tr 22, SGK Ngữ văn 11,Tập II, NXBGD 2007)

(2)Ai đâu trở lại mùa thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Với của hoa tươi, muôn cánh rã,
Về đây đem chắn nẻo xuân sang!


( Trích Xuân, Chế Lan Viên)

1. Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt của văn bản ( 1) và (2)?

2. Xác định nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu thơ Của ong bướm này đây tuần tháng mật thuộc văn bản (1)

3. Chỉ ra sự khác nhau quan niệm về thời gian qua từ xuân của 2 văn bản trên.

Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh xem và quan sát thảo luận nhóm

GV quan sát, theo dõi học sinh đọc và trả lời câu hỏi

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS trả lờì câu hỏi của GV

GV bổ sung, hướng dẫn học sinh trả lời

Câu 1. Phương thức biểu đạt: biểu cảm; Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Câu 2. Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu thơ Của ong bướm này đây tuần tháng mật thuộc văn bản (1) :
-Những từ ngữ biểu hiện nghĩa sự việc: Của ong bướm này đây tuần tháng mật. Câu biểu hiện quan hệ giữa ong bướm tuần tháng mật.
-Nghĩa tình thái: bề ngoài thì khách quan, trung hòa về cảm xúc nhưng trong lòng tác giả đang rất hồ hởi, vui tươi đón nhận cuộc sống, sự cảm nhận cuộc sống lúc nào cùng ngọt ngào như tuần trăng mật…
3/ Sự khác nhau quan niệm về thời gian qua từ xuân của 2 văn bản trên:
-Từ Xuân trong câu thơ Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân của Xuân Diệu thể hiện quan niệm thời gian tuyến tính. Ngay trong mùa xuân mà thi sĩ đã nhớ mùa xuân. Mỗi khoảnh khắc hiện tại lập tức trở thành quá khứ. Thời gian được hình dung như một dòng chảy xuôi chiều, một đi không trở lại.Vì thế, một khoảnh khắc trôi qua là mất đi vĩnh viễn. Từ đó, ta cảm nhận được niềm khát khao giao cảm với đời của nhà thơ.
- Từ Xuân trong câu thơ Về đây đem chắn nẻo xuân sang! của Chế Lan Viên thể hiện quan niệm thời gian tuần hoàn. Từ điểm nhìn hiện tại Xuân, nhà thơ nhớ về quá khứ trở lại mùa thu trước với nỗi buồn về sự chia lìa, tàn tạ của cảnh vật : lá vàng, cánh rã.1. Phương thức biểu đạt: biểu cảm; Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
2/ Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu thơ Của ong bướm này đây tuần tháng mật thuộc văn bản (1) :
-Những từ ngữ biểu hiện nghĩa sự việc: Của ong bướm này đây tuần tháng mật. Câu biểu hiện quan hệ giữa ong bướm tuần tháng mật.
-Nghĩa tình thái: bề ngoài thì khách quan, trung hòa về cảm xúc nhưng trong lòng tác giả đang rất hồ hởi, vui tươi đón nhận cuộc sống, sự cảm nhận cuộc sống lúc nào cùng ngọt ngào như tuần trăng mật…
Câu 3. Sự khác nhau quan niệm về thời gian qua từ xuân của 2 văn bản trên:
-Từ Xuân trong câu thơ Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân của Xuân Diệu thể hiện quan niệm thời gian tuyến tính. Ngay trong mùa xuân mà thi sĩ đã nhớ mùa xuân. Mỗi khoảnh khắc hiện tại lập tức trở thành quá khứ. Thời gian được hình dung như một dòng chảy xuôi chiều, một đi không trở lại.Vì thế, một khoảnh khắc trôi qua là mất đi vĩnh viễn. Từ đó, ta cảm nhận được niềm khát khao giao cảm với đời của nhà thơ.
- Từ Xuân trong câu thơ Về đây đem chắn nẻo xuân sang! của Chế Lan Viên thể hiện quan niệm thời gian tuần hoàn. Từ điểm nhìn hiện tại Xuân, nhà thơ nhớ về quá khứ trở lại mùa thu trước với nỗi buồn về sự chia lìa, tàn tạ .
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn, yêu cầu học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả của mình

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

1.Mục tiêu
: N1, NG1, NA

2.Nội dung: Liên hệ tác phẩm với đời sống, giải quyết vấn đề trong đời sống

3.Sản phẩm: câu trả lời miệng​

4.Tổ chức hoạt động học

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Viết đoạn văn ngắn ( 10 dòng) bày tỏ suy nghĩ về vẻ đẹp câu thơ Củi một cành khô lạc mấy dòng GV cho học sinh xem các video:

- Ngữ liệu có liên quan đến vấn đề viết

- Thông tin hình ảnh các nhân vật để tạo lập đoạn văn

GV yêu cầu học sinh xem và quan sát

Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh xem và quan sát

GV quan sát, theo dõi học sinh đọc và trả lời câu hỏi

Viết đoạn văn thu thập thông tin dữ liệu

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS trả lờì câu hỏi của GV

GV bổ sung, hướng dẫn học sinh trả lời

- Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;
-Nội dung: Thí sinh cảm nhận được vẻ đẹp hình thức và nội dung của câu thơ. Về hình thức, câu thơ sử dụng phép đảo từ, đưa từ củi lên đầu câu thơ để nhấn mạnh hình ảnh. Sự phối hợp các từ củi, khô, lạc tạo nên hình ảnh gần gũi, đậm chất dân tộc và gợi tâm trạng. Về nội dung, câu thơ gợi hình ảnh cành củi khô nhỏ nhoi, vô nghĩa, cô đơn trôi bềnh bồng trên dòng sông mênh mông sông nước dễ gợi nỗi buồn về kiếp người nhỏ bé vô định
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn, yêu cầu học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả của mình

*RÚT KINH NGHIỆM






Ngày soạn
/3/2022​
Tuần dạy 31-32
Ngày dạy
Lớp
11B1​
11B2​



CHỦ ĐỀ 5 ÔN TẬP VỀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN, BÁO CHÍ

Môn học: Ngữ văn 11 Thời gian thực hiện:Tiết 13-14 (02 tiết)​

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC



STT
MỤC TIÊU
MÃ HÓA
Giúp HS hiểu rõ hơn những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ chính luận, báo chí
Nắm vững đặc điểm văn phong cách thức diễn đạt, yêu cầu mục đích phong cách ngôn ngữ chính luận, báo chí
KT
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – nói – nghe –viết
1
- Tạo ấn tượng về bài họcĐ1
2
- .Thu thập kiến thức có liên quan đến PCNN chính luận, báo chíĐ2
3
- Biết cách phân tích đặc điểm văn bản được viết theo lối văn chính luận.Đ3
4
- Thực hành về 2 PCNNĐ4
5
- Hệ thống hóa kiến thức, sắp xếp tư liệu, làm việc nhóm, phản biện vấn đápN1
6
- Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận.V1
NĂNG LỰC CHUNG:GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
7
Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.GT-HT
8
Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.GQVĐ
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: CHĂM CHỈ, TRÁCH NHIỆM.
9
- Chăm chỉ học tập.
- Có ý thức trách nhiệm đối với việc học tập và rèn luyện bản thân.
CC

TN
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Thiết bị dạy học:
Máy chiếu/Tivi, giấy A0, A4,…

2.Học liệu: SGK, Phiếu học tập,…

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

A. TIẾN TRÌNH




Hoạt động học
(Thời gian)
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
HĐ 1: Mở đầu
(10 phút)
Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến bài học- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, gợi mở
Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân;
Do GV đánh giá.
HĐ 2: Khám phá kiến thức (50 phút)Đ1,Đ2,Đ3,GT-HT,GQVĐ1. Đặc điểm cơ bản của phong cách ngôn ngữ chính luận, báo chí
2. Nhận xét chung
Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình;Đánh giá qua sản phẩm, qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 3: Luyện tập (20 phút)Đ3,GQVĐThực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năngVấn đáp, dạy học nêu vấn đề, thực hành.
Kỹ thuật: động não.
Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 4: Vận dụng
(10 phút)

N1, V1
Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập nâng cao.Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan.Đánh giá qua sản phẩm, qua trình bày do GV và HS đánh giá.
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá


B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (10p)

1. Mục tiêu: Đ1, GQVĐ

2. Nội dung hoạt động:
Vận dụng kĩ năng quan sát, kĩ thuật động não, trình bày một phút để nắm bắt tinh thần chung của bài học

3. Sản phẩm :Câu trả lời của Hs

4.Tổ chức thực hiện:

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:​

Văn bản sau đây viết về sự kiện chính trị gì?

Thắng lợi của quân và dân trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến mà tiêu biểu là Thủ đô Hà Nội là sự cổ vũ rất lớn để quân và dân ta liên tiếp đánh thắng thực dân Pháp làm nên thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn thương lượng và ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, kết thúc 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.Thực hiện nhiệm vụ học tập:

Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm

GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm .

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV

GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp

Đó là sự kiện lịch sử kiên quan đến kỉ niệm 70 năm ngày toàn quốc kháng chiến (19-12-1946 - 19-12-2016)


Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập


GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS​

GV dẫn vào bài mới: Trong những ngày cuối năm 2016, cả nước chúng ta hướng về kỉ niệm 70 năm ngày toàn quốc kháng chiến ( 19-12-1946_19-12-2016). Đây là một sự kiện chính trị quan trọng, giáo dục truyền thống tự hào dân tộc, uống ngước nhớ nguồn. Đoạn văn trên được thể hiện bằng phong cách ngôn ngữ chính luận. Vậy phong cách này có những đặc trưng gì?

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Đặc điểm cơ bản của phong cách ngôn ngữ chính luận.

1. Mục tiêu: KT, Đ2, Đ3, Đ4, GQVĐ

2. Nội dung:
Tìm hiểu kiến thức bài học

3. Sản phẩm :HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức, phiếu bài tập, câu trả lời miệng của HS

4. Tổ chức hoạt động

Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Đọc các văn bản trong SGK xác định thể loại? Nội dung cơ bản?

Đặc điểm văn phong diễn đạt

Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh xem và quan sát

GV quan sát, theo dõi học sinh đọc và trả lời câu hỏi

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS trả lờì câu hỏi của GV

GV bổ sung, hướng dẫn học sinh trả lời

a.Văn bản chính luận:
-Thời xưa:Hịch, cáo, chiếu, biểu...
- Hiện đại: Cương lĩnh, tuyên bố, tuyên ngôn, báo cáo, tham luận...
b. Tìm hiểu ngữ liệu (SGK)
* Đoạn trích:Tuyên ngôn độc lập
-Tuyên ngôn, tuyên bố … nhằm trình bày quan điểm chính trị của một đảng phái hay quốc gia nhân dịp một sự kiện trọng đại
* Đoạn trích: Cao trào chống Nhật cứu nước
- Trích đoạn mở đầu trong tác phẩm chính luận CMDTDCND Việt Nam, tập I của đồng chí Trường Chinh Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
* Đoạn trích: Việt Nam đi tới àXã luận àtrên báo
Các phương tiện diễn đạt:
a. Về từ ngữ:
- Văn bản chính luận sử dụng ngôn ngữ thông thường nhưng có khá nhiều từ ngữ chính trị: độc lập, đồng bào, dân chủ…
b. Về ngữ pháp:
- Câu văn trong văn bản chính luận có kết cấu chuẩn mực gần với những phán đoán logic trong một hệ thống lí luận chặt chẽ.
VD: SGK.
- Câu phức thường dùng những từ ngữ liên kết như: Do vậy, bởi thế, cho nên… Cho lí luận được chặt chẽ.
c. Về biện pháp tu từ:
- Sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ.
- Ngôn ngữ chính luận sử dụng các biện pháp tu từ đúng chỗ. Làm cho bài viết sinh động dễ hiểu, khắc sâu ấn tượng.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS​

2.Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận:

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Đọc các văn bản trong SGK nhận xét chung về đặc điểm hình thức, câu văn, từ ngữ, giọng điệu….

Đặc điểm văn phong diễn đạt

Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh xem và quan sát

GV quan sát, theo dõi học sinh đọc và trả lời câu hỏi

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS trả lờì câu hỏi của GV

GV bổ sung, hướng dẫn học sinh trả lời

a. Văn bản chính luận:
- Ngôn ngữ chính luận còn được dùng trong các tài liệu chính trị khác, trong những tác phẩm lí luận có quy mô khá lớn: SGK.
- Ngôn ngữ chính luận tồn tại ở dạng viết mà cả ở dạng nói.
- Mục đích: Trình bày ý kiến hoặc bình luận, đánh giá một sự kiện, một vấn đề chính trị, một chính sách, chủ trương về văn hoá xã hội theo một quan điểm chính trị nhất định.
b. Phân biệt giữa nghị luận và chính luận:
- Nghị luận: Dùng để chỉ một loại thao tác tư duy; Một loại văn bản một kiểu làm văn trong nhà trường.
- Chính luận: Chỉ một phong cách ngôn ngữ văn bản nhằm trình bày những quan điểm chính trị của quốc gia, đoàn thể, quan điểm chính trị…
c. Ngôn ngữ chính luận:
-Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng trong các hội nghị hội thảo…nhằm trình bày bình luận đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xãhội, văn hoá… theo một quan điểm chính trị nhất định.
Đặc trưng của ngôn ngữ chính luận:
a. Tính công khai về quan điểm
- Ngôn ngữ chính luận không chỉ thông tin một cách khách quan mà phải thể hiện đường lối, quan điểm, thái độ chính trị của người viết (người nói) một cách công khai dứt khoát, không che dấu, úp mở.
- Từ ngữ phải được cân nhắc kỉ càng, đặt biệt những từ thể hiện lập trường, quan điểm chính trị.
b. Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận:
Hệ thống luận điểm chặt chẽ, từng ý, từng câu, từng đoạn được phối hợp với nhau một cách hài hoà, mạch lạc.
c. Tính truyền cảm, thuyết phục:
- Giọng văn hùng hồn tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết.
- Đối với ngưới nói (diễn thuyết, tranh luận) thì nghệ thuật hùng biện là điều quan trọng để truyền cảm, thuyết phục trong đó ngữ điệu, giọng nói được coi là phương tiện cần thiết để hổ trợ cho lí lẽ, ngôn từ.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn, yêu cầu học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả của mình

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu
: Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ

2.Nội dung
: Củng cố kiến thức vừa tìm hiểu về bài học

3. Sản phẩm: Phiếu học tập.

4.Tổ chức hoạt động học​

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV cho học sinh thảo luận

HS thảo luận theo nhóm bàn:

a./ Về mặt từ ngữ văn bản chính luận sử dụng ngôn ngữ như thế nào?

b/Câu văn trong văn bản chính luận có kết cấu như thế nào ?

c/Việc sử dụng cá biện pháp tu từ trong phong cách ngôn ngữ chính luận ra sao ?

HS đọc văn bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và phân tích việc dùng từ ngữ, cách kết cấu giản dị, dễ hiểu của tác giả. Lần lượt phân tích theo 3 phần của bài để trả lời các câu hỏi gợi ý của GV.

Nêu những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận.

- Tính công khai thể hiện như thế nào ?

- Khi lựa chọn từ ngữ cần lưu ý điều gì ?

Em cho biết ngôn ngữ chính luận có những đặc trưng gì ?

GV yêu cầu học sinh xem và quan sát

Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh xem và quan sát

GV quan sát, theo dõi học sinh đọc và trả lời câu hỏi

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS trả lờì câu hỏi của GV

GV bổ sung, hướng dẫn học sinh trả lời



BT2: Vì:
- Dùng nhiều từ ngữ chính trí.
- Câu văn mạch lạc, chặt chẽ, tuy có thể dùng câu dài (câu thứ 3 ở ví dụ trong SGK)
- Thể hiện rõ quan điểm chính trị về lòng yêu nước, đánh giá cao lòng yêu nước của nhân dân ta.
- Đoạn văn có sức hấp dẫn và truyền cảm: nhờ lập luận chặt chế, nhờ những hình ảnh so sánh cụ thể, sát hợp.
BT3:
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ:
+ Tình thế nào buộc chúng ta phải chiến đấu?
“Chúng ta.. đứng lên”.
Bác sử dụng lớp từ chính trị: hoà bình, cướp nước, hi sinh, mất nước, nô lệ. Sử dụng lớp từ này thể hiện rõ lập trường quan điểm của người viết chỉ rõ âm mưu, dã tâm của thực dân Pháp. Đặc biệt từ ngữ được lặp lại: chúng ta, nhân nhượng thể hiện thiện chí hoà bình. Hai từ “càng” đặt trong mối quan hệ làm rõ thiện chí của nước ta. Vậy một bên kẻ thù lấn tới, một bên là quyết tâm của dân tộc ta. Tình thế ấy buộc chúng ta phải chiến đấu.
+ Chúng ta chiến đầu bằng vũ khí gì?
“Bất kì đàn ông… giữ gìn đất nước”
Các từ ngữ: súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc khẳng định chúng ta đánh giặc bằng mọi vũ khí có trong tay. Đó là sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân.
+ Niềm tin chiến thắng như thế nào?
“Dù phải gian lao kháng chiến… muôn năm”
Những từ nhất định thắng lợi, độc lập, thống nhất đã khẳng định niềm tin của dân tộc chúng ta.
- Điệp ngữ kết hợp điệp cú: Ai có ... dùng ...
- Liệt kê: súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc.
- Ngắt đoan câu (phối hợp với các phép tu từ trên) để tạo giọng văn dứt khoát, mạnh mẽ.
- Luận cứ: Ở thời điểm nào thì thanh niên cũng gánh vác nhiệm vụ quan trọng của đất nước, là trụ cột, là người chủ tương lai của đất nước.
- Các luận chứng:
+ Thế hệ thanh niên trong CMT8
+ Thế hệ thanh niên trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
+ Thế hệ thanh niên trong công cuộc xây dựng CNXH, hội nhập với thế giới.
- Kết luận: Thanh niên phải học tập để xây dựng đất nước.
*. Lòng yêu nước có thể giáo dục từ truyền thống nhưng một phần khác bắt nguồn từ những tình cảm thiết thực”Nhỏ bé” của mỗi người.: Yêu người thân: cha, mẹ, ông, bà; Yêu làng quê và những kỉ niệm thời thơ ấu.
*.Tình cảm cụ thể và nhỏ bé nhưng sâu sắc, thiết tha, lòng yêu nước trở thành một thứ tình cảm thiêng liêng và có ý thức thường trực trong mỗi con người.
*. Yêu nước là phải bảo vệ xây dựng đất nước
Bài tập bổ trợ:
1/Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.
2/ Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên là điệp ( lặp) cấu trúc câu ( Bài học về...). Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó: nhấn mạnh những bài học quý giá được rút ra từ chiến thắng Điện Biên Phủ.
3/ Cụm từ "...một mốc son chói lọi trong lịch sử" có ý nghĩa ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ đã đi vào lịch sử dân tộc và thế giới, mở ra thời kì mới cho cách mạng Việt Nam.
4/ Đặt tiêu đề cho văn bản trên ( ví dụ: Bài học lịch sử từ chiến thắng Điện Biên)
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn, yêu cầu học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả của mình

HOẠT ĐỘNG 4 VẬN DỤNG

1.Mục tiêu
: N1, NG1, NA

2.Nội dung: Liên hệ tác phẩm với đời sống, giải quyết vấn đề trong đời sống

3.Sản phẩm: câu trả lời miệng​

4.Tổ chức hoạt động học

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:


Viết một đoạn văn ( khoảng 200 từ) kêu gọi các bạn học sinh trong trường ủng hộ giúp đỡ đồng bào miền Trung bị lũ lụt năm 2016.

GV quan sát, theo dõi học sinh đọc và trả lời câu hỏi viết đoạn văn

Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc và chuẩn bị trả lời các câu hỏi của GV

- HS tạo đoạn văn đúng chủ đề với bài học nêu

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS trả lời câu hỏi

GV bổ sung, hướng dẫn học sinh trả lời

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn, yêu cầu học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả của mình

*RÚT KINH NGHIỆM

................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................






Ngày soạn
/4/2022​
Tuần dạy 33-34
Ngày dạy
Lớp
11B1​
11B2​



CHỦ ĐỀ 6 VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

Môn học: Ngữ văn 11 Thời gian thực hiện:Tiết 15-16 (02 tiết)​

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC



STT
MỤC TIÊU
MÃ HÓA
-Giúp HS hiểu rõ hơn những đặc trưng cơ bản của các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận
-Nắm vững đặc điểm văn phong cách thức diễn đạt, yêu cầu mục đích thao tác lập luận trong bài văn nghị luận
KT
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – nói – nghe –viết
1
- . Tạo ấn tượng về bài họcĐ1
2
- Thu thập kiến thức có liên quanĐ2
3
- Biết cách phân tích đặc điểm văn bản được viết theo lối văn chính luận có sử dụng các thao tác lập luận đã họcĐ3
4
- Thực hành lập dàn ý cho một số đề văn nghị luận.Đ4
5
- Hệ thống hóa kiến thức, sắp xếp tư liệu, làm việc nhóm, phản biện vấn đápN1
6
- Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận.V1
NĂNG LỰC CHUNG:GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
7
Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.GT-HT
8
Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.GQVĐ
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: CHĂM CHỈ, TRÁCH NHIỆM.
9
- Chăm chỉ học tập.
- Có ý thức trách nhiệm đối với việc học tập và rèn luyện bản thân.
CC

TN


II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Thiết bị dạy học:
Máy chiếu/Tivi, giấy A0, A4,…

2.Học liệu: SGK, Phiếu học tập,…

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

A. TIẾN TRÌNH




Hoạt động học
(Thời gian)
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
HĐ 1: Mở đầu
(10 phút)
Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến bài học- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, gợi mở
Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân;
Do GV đánh giá.
HĐ 2: Khám phá kiến thức (50 phút)Đ1,Đ2,Đ3,GT-HT,GQVĐ1. Nhận xét chung về các thao tác lập luận
2. Đánh giá vận dụng hiểu biết các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận
Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình;Đánh giá qua sản phẩm, qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 3: Luyện tập (20 phút)Đ3,GQVĐThực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năngVấn đáp, dạy học nêu vấn đề, thực hành.
Kỹ thuật: động não.
Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
HĐ 4: Vận dụng
(10 phút)

N1, V1
Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập nâng cao.Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan.Đánh giá qua sản phẩm, qua trình bày do GV và HS đánh giá.
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá


B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (10p)

1. Mục tiêu: Đ1, GQVĐ

2. Nội dung hoạt động:
Vận dụng kĩ năng quan sát, kĩ thuật động não, trình bày một phút để nắm bắt tinh thần chung của bài học

3. Sản phẩm :Câu trả lời của Hs

4.Tổ chức thực hiện:

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:​

Đoạn văn sau bàn về nội dung gì? Sử dụng các thao tác lập luận nào? Sử dụng thao tác đó một cách rời rạc hay kết hợp?

Khi xuất hiện với tư cách một con người có tình thương ở bên cạnh Chí, thị Nở khiến Chí hồi sinh: thoạt đầu là tỉnh rượu, tiếp đó là tỉnh ngộ rồi cuối cùng khát khao làm người lương thiện, khát khao hoàn lương. Nghĩa là, trong mối quan hệ với thị Nở, Chí Phèo đã trở lại với tính người toàn vẹn.

Sự từ chối của thị Nở đẩy Chí từ đỉnh cao của khát khao hạnh phúc xuống đến tận cùng của nỗi bất hạnh, tủi nhục, khốn khổ vì bị một người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn từ chối. Chí đau đớn, tuyệt vọng vì cánh cửa mở vào thế giới lương thiện đã bị đóng lại, con đường trở lại làm người lương thiện đã bị chặn đứng. Chí uất ức, hận thù vì bị khinh bỉ, coi thường, bị tước đi cơ hội sống như một con người,... Tất cả những yếu tố tâm lí ấy đẩy Chí đến chỗ tự sát một cách nhanh chóng, quyết liệt và bi thảm.


( Theo Đỗ Ngọc Thống )

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm

GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm .

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV

GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS​

GV dẫn vào bài mới: Mục đích lớn nhất của Nam Cao khi xây dựng nhân vật thị Nở là tạo ra một chất "xúc tác" để thể hiện trọn vẹn vấn đề trung tâm của tác phẩm: tính chất bi thảm trong bi kịch cuộc đời của Chí Phèo.

HOẠT ĐỘNG 2 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Nhận xét chung về các thao tác lập luận

1. Mục tiêu: KT, Đ2, Đ3, Đ4, GQVĐ

2. Nội dung:
trả lời câu hỏi cho 2 nội dung: Kịch và văn nghị luận

3. Sản phẩm :HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức, phiếu bài tập, câu trả lời miệng của HS

4. Tổ chức hoạt động

Chuyển giao nhiệm vụ:


Bài tập 1: HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi:

a. Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm tác giả đối với vấn đề đó ra sao?

b. Tác giả sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? ngoài ra còn có thao tác nào?

c. (sgk,tr 113)

Bài tập 2: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:

Nhóm 1: Lập dàn ý

Nhóm 2:Xác định áp dụng thao tác lập luận nào?

Nhóm 3: Trình bày 1 luận điểm

Nhóm 4: Viết 1 đoạn trình bày trứơc lớp

Nhận xét chung về các thao tác lập luận được sử dụng?

Thực hiện nhiệm vụ:

Các nhóm HS trao đổi, thảo luận và báo cáo sản phẩm

GV quan sát, nhắc nhở

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

GV gọi đại diện 02 nhóm học sinh báo cáo, 02 nhóm còn lại nhận xét

GV bổ sung, hướng dẫn học sinh chốt ý như sau:

- Đoạn trích viết về ảnh hưởng của một số nhà thơ mới lãng mạn như: Thế Lữ, Xuân Diệu, Chế Lan Viên với cá nhà thơ Pháp Bô-đơ-le, Đơ Nô-ai, Gi- đơ, Véc-len. Nhà văn Mĩ như: Ét-ga Pô.
- Quan điểm của tác giả là ảnh hưởng trong giao lưu là ngẫu nhiên. Song thơ Pháp không làm ảnh hưởng tới thơ Việt, không làm mất bản sắc thơ Việt. Các nhà thơ Việt vẫn có phong cách riêng.
- Thao tác so sánh và phân tích
Cuối đoạn tác giả sử dụng thao tác bác bỏ và bình luận
Việc áp dụng nhiều thao tác chưa hẳn đã tốt. Áp dụng kết hợp nhiều thao tác phải phù hợp mới có hiệu quả.
- Xuất phát từ vấn đề đặt ra mà chọn các thao tác. Dựa vào cách lập luận, giải quyết vấn đề đó có trọn vẹn không. Cách dùng từ, diễn đạt có hấp dẫn không.
2. Xây dựng đề cương, vận dụng các thao tác lập luận.
Bước 1: Chọn vấn đề cần nghị luận:
Thanh niên ta ngày nay cần có ý chí vươn lên trong học tập và công tác.
Bước 2: Lập dàn ý
Bước 3: Viết 1 đoạn văn trình bày trước lớp
Vậy tất cả các thao tác lập luận đều có ưu nhược điểm riêng do vậy cần căn cứ vào đặc thù từng thao tác để sử dụng cho hợp lý.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn, yêu cầu học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả của mình

2. Đánh giá vận dụng hiểu biết các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Bài tập 1: HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi:

Để hoàn thiện bài viết về một đoạn văn nghị luận bất kì có thể sử dụng tuỳ tiện các thao tác lập luận được không? Vì sao?

Bài tập 2: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:

Nhóm 1: Lập dàn ý

Nhóm 2:Xác định áp dụng thao tác lập luận nào?

Nhóm 3: Trình bày 1 luận điểm

Nhóm 4: Viết 1 đoạn trình bày trứơc lớp

Nhận xét chung về các thao tác lập luận được sử dụng?

Thực hiện nhiệm vụ:

Các nhóm HS trao đổi, thảo luận và báo cáo sản phẩm

GV quan sát, nhắc nhở

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

GV gọi đại diện 02 nhóm học sinh báo cáo, 02 nhóm còn lại nhận xét

GV bổ sung, hướng dẫn học sinh chốt ý như sau:

*Lưu ý
Để hoàn thiện đoạn văn bất kì về một chủ đề nhất định cần phải có sự cân nhắc không được phép sử dụng tuỳ tiện các thao tác lập luận.
Cần có sự cân nhắc để phù hợp mục đích và đối tượng viết.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn, yêu cầu học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả của mình

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu
: Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ

2.Nội dung
: Củng cố kiến thức vừa tìm hiểu về bài học

3. Sản phẩm: Phiếu học tập.

4.Tổ chức hoạt động học​

Chuyển giao nhiệm vụ:

Hãy xác định các thao tác lập luận trong đoạn văn sau của Hồ Chí Minh:

“Liêm là trong sạch, không tham lam.

Ngày xưa, dưới chế độ phong kiến, người làm quan không đục khoét dân, thì gọi là liêm, chữ liêm ấy có nghĩa hẹp. Cũng như ngày xưa trung là trung với vua, hiếu là hiếu với cha mẹ mình thôi.

Ngày nay, chữ liêm có nghĩa rộng hơn; là mọi người đều phải liêm. Cũng như trung là trung với Tổ quốc, hiếu là hiếu với nhân dân.

Chữ liêm phải đi đôi với chữ kiệm. Có kiệm mới liêm được, vì xa xỉ sẽ sinh tham lam.

Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là bất liêm.

Người cán bộ, cậy quyền thế mà khoét dân, ăn của đút, hoặc trộm của công thành của tư; người buôn bán, mua một bán mười hoặc mua gian bán lậu chợ đen chợ đỏ, tích trữ đầu cơ; người có tiền, cho vay cắt cổ, bóp hầu bóp họng đồng bào; người cờ bạc, chỉ mong xoay của người làm của mình,.. đều là tham lam, đều là bất liêm.


Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc đoạn văn và chuẩn bị trả lời các câu hỏi của GV

GV quan sát, theo dõi học sinh đọc và trả lời câu hỏi


Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS trả lời câu hỏi

GV bổ sung, hướng dẫn học sinh trả lời như sau:


Thao tác giải thích, phân tích, so sánh, bình luận.
Các thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn văn:
Phân tích
Chứng minh
So sánh
Bình luận
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn, yêu cầu học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả của mình

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

1.Mục tiêu
: N1, NG1, NA

2.Nội dung: Liên hệ tác phẩm với đời sống, giải quyết vấn đề trong đời sống

3.Sản phẩm: câu trả lời miệng​

4.Tổ chức hoạt động học

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Hãy bàn về bệnh quay cóp của HS trong thi kiểm tra.

Vẽ sơ đồ tư duy bài học

Tìm đọc thêm một số Ngữ liệu thuộc kiểu bài NLXH và NLVH có sử dụng kết hợp tác thao tác lập luận. Phân tích biểu hiện sự vận dụng kết hợp đó

Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc yêu cầu và chuẩn bị trả lời các câu hỏi của GV

GV quan sát, theo dõi học sinh đọc và trả lời câu hỏi

Thu thập thông tin liên quan

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS trả lời câu hỏi

GV bổ sung, hướng dẫn học sinh trả lời như sau:

Hiện trạng hs quay cop trong trường học
Nguyên nhân
Hậu quả
Cách khắc phục
Bài học nhận thức hành động
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn, yêu cầu học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả của mình

*RÚT KINH NGHIỆM

................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................






























Ngày soạn
/2/2022​
Tuần dạy 35
Ngày dạy
Lớp
11B1​
11B2​



CHỦ ĐỀ 7: ÔN TẬP HỌC KÌ II

Môn học: Ngữ văn 11 Thời gian thực hiện:Tiết 17 (01 tiết)​

I.MỤC TIÊU DẠY HỌC​

TT
KIẾN THỨC
MÃ HÓA
Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức về đọc hiểu; ôn tập phần văn học, tiếng Việt và làm văn
KT
NĂNG LỰC-PHẨM CHẤT
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – nói – nghe –viết
1
Tạo ấn tượng về bài họcĐ1
2
Tìm hiểu các thao tác lập luận liên quan đến phần văn học, tiếng Việt và làm vănĐ2
3
Thu thập thông tin liên quan đến phần Đọc hiểu văn bảnĐ3
4
Nắm bắt được các kiến thức về phần văn học, tiếng Việt và làm vănĐ4
5
Phân tích, so sánh đặc điểm của các dạng bài NLVHĐ5
6
Biết cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về giá trị của những tác phẩm qua cách làm các dạng đề NLVHN1
7
Biết vận dụng hiểu biết về về phần làm văn vào việc phân tích và tạo lập câu, văn bản.V1
NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
9
Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.
GT-HT
10
Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
GQVĐ
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: TRÁCH NHIỆM
11
Bồi dưỡng tình yêu với văn chương, tích cức học tập
TN


II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học:
Máy chiếu/Tivi, giấy A0, A4,…

2. Học liệu: SGK, hình ảnh, clip về tác giả và tác phẩm; Phiếu học tập,…

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

A. TIẾN TRÌNH


Hoạt động học
(Thời gian)
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
Hoạt động 1: Khởi động
(5 phút)
Đ1, GQVĐHuy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến bài học- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, gợi mở
Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân;
Do GV đánh giá.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (25 phút)KT,Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐI. Ôn tập kiến thức cơ bảnĐàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; Trực quan; kĩ thuật sơ đồ tư duy.Đánh giá qua sản phẩm sơ đồ tư duy với công cụ là rubric; qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
Hoạt động 1: Luyện tập (10 phút)Đ3, Đ4, Đ5, GQVĐThực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năngVấn đáp, dạy học nêu vấn đề, thực hành.
Kỹ thuật: động não.; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm)
Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá

Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
Hoạt động 4:
Vận dụng
(5 phút)

Đ4, Đ5, V1
Liên hệ thực tế đời sống để làm rõ thêm thông điệp tác giả gửi gắm trong tác phẩm.Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan.Đánh giá qua sản phẩm graphics qua trình bày do GV và HS đánh giá.
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá


B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC


Hoạt động 1. MỞ ĐẦU ( 5 phút)

1. Mục tiêu: Đ1, GQVĐ

2. Nội dung hoạt động:
Vận dụng kĩ năng quan sát, kĩ thuật động não, trình bày một phút để nắm bắt tinh thần chung của bài học

3. Sản phẩm :Câu trả lời của Hs

4.Tổ chức thực hiện:

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:​

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm

GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm .

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV

GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS​

GV dẫn vào bài mới:

Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25 phút)

I.ÔN TẬP KIẾN THỨC PHẦN ĐỌC HIỂU

1. Mục tiêu: KT, Đ2, Đ3, Đ4, GQVĐ

2. Nội dung:
tìm hiểu nội dung bài học

3. Sản phẩm :HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức, phiếu bài tập, câu trả lời miệng của HS

4. Tổ chức hoạt động

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:​

GV yêu cầu hs hoạt động nhóm:​

1.Các biện pháp tu từ ngữ âm

2.Các biện pháp tu từ ngữ pháp

3. Tìm và chỉ ra tác dụng biểu đạt của các biện pháp tu từ trong các đoạn văn bản dưới đây:

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng…


(Vội vàng, Xuân Diệu)

Thực hiện nhiệm vụ học tập:​

Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm

GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm (trình bày bằng hình thức nào (trình chiếu p.p hoặc video), cách thể hiện sản phẩm ra sao)

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:​

GV gọi đại diện 2 nhóm HS báo cáo sản phẩm, 2 nhóm còn lại nhận xét, bổ sung

GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý cơ bản

- Từ: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, đối lập, nói giảm nói tránh – nói quá, điệp từ,chơi chữ, …

- Câu (Ngữ pháp):
Câu hỏi tu từ, đối, lặp cấu trúc cú pháp, liệt kê, điệp ngữ, đảo ngữ, ...….

1.Từ: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, đối lập, nói giảm nói tránh – nói quá, điệp từ,chơi chữ, …
2.Câu (Ngữ pháp):
Câu hỏi tu từ, đối, lặp cấu trúc cú pháp, liệt kê, điệp ngữ, đảo ngữ, ...….
3.
4.


Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập​

GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS​



II.ÔN TẬP ÔN TẬP VĂN HỌC

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:​

GV yêu cầu hs hoạt động nhóm:​

Nhóm 1+2:

-Phân tích hình ảnh thiên nhiên và con người phố huyện nghèo lúc chiều tối trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

-Vì sao chị em Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam đêm nào cũng cố thức để được nhìn chuyên tàu đi qua,Thạch Lam muốn nói gì với người đọc?

Chất hiện thực và chất lãng mạn trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Nhóm 3+4:

-Phân tích nhân vật Huấn Cao

- Phân tích viên quản ngục

- Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù

Thực hiện nhiệm vụ học tập:​

Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm

GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm (trình bày bằng hình thức nào (trình chiếu p.p hoặc video), cách thể hiện sản phẩm ra sao)

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:​

GV gọi đại diện 2 nhóm HS báo cáo sản phẩm, 2 nhóm còn lại nhận xét, bổ sung

GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý cơ bản

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập​

GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS​

Hoạt động 3. LUYỆN TẬP (10p)

1. Mục tiêu
: Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ

2.. Nội dung
: Củng cố kiến thức vừa tìm hiểu về bài học

3. Sản phẩm: Phiếu học tập.

4.Tổ chức hoạt động học​

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:​

GV phát phiếu học tập

Lập dàn ý cho đề bài:

-Hãy phân tích vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong hai bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh) và Từ ấy (Tố Hữu).

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS làm bài tập trong phiếu bài tập

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

GV gọi HS trả lời các câu hỏi.

GV nhận xét, hướng dẫn HS trả lời:

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV tổng kết và đánh giá kết quả làm việc của HS dựa vào Đáp án và HD chấm.

Hoạt động 4. VẬN DỤNG (5p)​

1.Mục tiêu: N1, NG1, NA

2.Nội dung: Liên hệ tác phẩm với đời sống, giải quyết vấn đề trong đời sống

3.Sản phẩm: câu trả lời miệng​

4.Tổ chức hoạt động học

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:​

GV phát phiếu học tập:​

- Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong hai bài thơ Tràng giang (Huy Cận) và Chiều tối (Hồ Chí Minh)

Thực hiện nhiệm vụ học tập:​

HS làm việc ở nhà

GV quan sát và giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:​

GV yêu cầu 3 HS trình bày sản phẩm của mình. GV tổ chức cả lớp nhận xét, nêu ý kiến.

GV chốt một số ý cơ bản:



Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập​

GV đánh giá trực tiếp câu trả lời của học sinh.

*RÚT KINH NGHIỆM





Kiến Thụy, ngày tháng năm 2022

Xác nhận của BGH
Xác nhận của tổ CM

1649581393570.png


XEM THÊM:
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM-G A TỰ CHỌN 11, KÌ 2, cv mới HOA.docx
    206.7 KB · Lượt xem: 13
Sửa lần cuối:
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    download giáo án văn 11 giáo án 11 chữ người tử tù giáo án anh văn 10 unit 11 language focus giáo án anh văn 11 giáo án anh văn 11 unit 1 giáo án anh văn 11 unit 12 writing giáo án anh văn 11 unit 13 speaking giáo án anh văn 11 unit 2 giáo án anh văn 11 unit 3 giáo án anh văn lớp 10 unit 11 language focus giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi văn 11 giáo án dạy thêm văn 11 giáo án dạy văn 11 giáo án giáo viên văn 11 giáo án lớp 11 ngữ văn giáo án lớp 11 văn giáo án môn văn 11 giáo án ngữ văn 11 giáo án ngữ văn 11 bài chữ người tử tù giáo án ngữ văn 11 chữ người tử tù giáo án ngữ văn 11 kì 2 giáo án ngữ văn 11 tình yêu và thù hận giáo án ngữ văn 11 vietjack giáo án ngữ văn lớp 11 giáo án ngữ văn lớp 11 chữ người tử tù giáo án soạn văn 11 giáo án soạn văn 11 bài chí phèo giáo án soạn văn 11 bài ngữ cảnh giáo án soạn văn 11 bài tự tình giáo án soạn văn 11 chữ người tử tù giáo án văn 11 giáo án văn 11 bài 1 giáo án văn 11 bài 2 đứa trẻ giáo án văn 11 bài chạy giặc giáo án văn 11 bài chí phèo giáo án văn 11 bài chiều xuân giáo án văn 11 bài chữ người tử tù giáo án văn 11 bài chữ người tử tù violet giáo án văn 11 bài hạnh phúc của một tang gia giáo án văn 11 bài khái quát văn học việt nam giáo án văn 11 bài ngữ cảnh giáo án văn 11 bài từ ấy violet giáo án văn 11 bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc giáo án văn 11 bài vĩnh biệt cửu trùng đài giáo án văn 11 câu cá mùa thu giáo án văn 11 chí phèo giáo án văn 11 chí phèo phần 1 giáo án văn 11 chí phèo tác giả giáo án văn 11 chí phèo violet giáo án văn 11 chi tiết giáo án văn 11 chiếu cầu hiền giáo án văn 11 chữ người tử tù cảnh cho chữ giáo án văn 11 chữ người tử tù giáo án văn 11 bài hai đứa trẻ giáo án văn 11 chữ người tử tù violet giáo án văn 11 hai đứa trẻ giáo án văn 11 hai đứa trẻ violet giáo án văn 11 hạnh phúc của 1 tang gia giáo án văn 11 hạnh phúc của một tang gia giáo án văn 11 hạnh phúc của một tang gia violet giáo án văn 11 hầu trời giáo án văn 11 hk2 giáo án văn 11 học kì 2 giáo án văn 11 khái quát giáo án văn 11 khái quát văn học việt nam giáo án văn 11 khái quát văn học việt nam tiết 2 giáo án văn 11 khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ 20 đến cách mạng giáo án văn 11 kì 2 giáo án văn 11 lẽ ghét thương giáo án văn 11 lưu biệt khi xuất dương giáo án văn 11 luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn giáo án văn 11 luyện tập thao tác lập luận so sánh giáo án văn 11 luyện tập thao tác lập luận so sánh violet giáo án văn 11 luyện tập vận dụng kết hợp giáo án văn 11 luyện tập viết bản tin giáo án văn 11 luyện tập viết bản tin violet giáo án văn 11 mới giáo án văn 11 một số thể loại giáo án văn 11 một số thể loại văn học giáo án văn 11 một số thể loại văn học violet giáo án văn 11 một thời đại trong thi ca giáo án văn 11 năm 2021 giáo án văn 11 nam cao giáo án văn 11 ngắn nhất giáo án văn 11 nghĩa của câu giáo án văn 11 ngữ cảnh giáo án văn 11 ngữ cảnh violet giáo án văn 11 người cầm quyền khôi phục uy quyền giáo án văn 11 người trong bao giáo án văn 11 người tử tù giáo án văn 11 ôn tập văn học trung đại việt nam giáo án văn 11 phong cách ngôn ngữ báo chí giáo án văn 11 phong cách ngôn ngữ báo chí tiếp theo giáo án văn 11 phong cách ngôn ngữ báo chí tiếp theo violet giáo án văn 11 phong cách ngôn ngữ báo chí tt giáo án văn 11 phong cách ngôn ngữ báo chí violet giáo án văn 11 phỏng vấn giáo án văn 11 phỏng vấn và trả lời phỏng vấn giáo án văn 11 phỏng vấn và trả lời phỏng vấn violet giáo án văn 11 romeo và juliet giáo án văn 11 số đỏ giáo án văn 11 tập 1 giáo án văn 11 thao tác lập luận so sánh giáo án văn 11 thực hành về thành ngữ điển cố giáo án văn 11 tiểu sử tóm tắt giáo án văn 11 tình yêu và thù hận giáo án văn 11 tôi yêu em giáo án văn 11 trang 120 giáo án văn 11 trang 133 giáo án văn 11 trang 82 giáo án văn 11 tràng giang giáo án văn 11 từ ấy giáo án văn 11 tự tình 2 giáo án văn 11 văn tế nghĩa sĩ cần giuộc giáo án văn 11 văn tế nghĩa sĩ cần giuộc phần 2 giáo án văn 11 về luân lí xã hội giáo án văn 11 vietjack giáo án văn 11 vĩnh biệt cửu trùng đài giáo án văn 11 vĩnh biệt cửu trùng đài violet giáo án văn 11 violet giáo án văn 11 violet chí phèo giáo án văn 11 vội vàng giáo án văn 11 xin lập khoa luật giáo án văn 11 đây thôn vĩ dạ giáo án văn chữ người tử tù giáo án văn chữ người tử tù lớp 11 giáo án văn lớp 11 bài chữ người tử tù giáo án văn lớp 11 bài tinh thần thể dục giáo án văn lớp 11 kì 2 giáo án điện tử ngữ văn 11 bài tràng giang giáo án điện tử văn 11 bài chữ người tử tù soạn giáo án ngữ văn 11 bài tôi yêu em soạn giáo án văn 11 hai đứa trẻ tháng tám năm 1945 violet giáo án văn 11 kì 1
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,156
    Bài viết
    37,625
    Thành viên
    139,869
    Thành viên mới nhất
    HoangAnh209

    Thành viên Online

    Top