- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,009
- Điểm
- 113
tác giả
GIÁO ÁN TỰ CHỌN VĂN LỚP 9 NĂM 2021 - 2022 MỚI NHẤT
Ngày soạn: 14/8/2021
Ngày dạy: 17/8/2021
Tiết 1 :
Chuyên đề : VĂN BẢN NHẬT DỤNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Củng cố, khắc sâu những kiến thức cơ bản về nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản cho học sinh:
- Một số biểu hiện của pghong cách Hồ Chí Minh : sự kết hợp giữa dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại, giản dị mà thanh cao.
- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và hội nhập với thế giới.
2. Kỹ năng: Củng cố một số kĩ năng :
Đọc – hiểu văn bản nghị luận xã hội.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng lòng kính phục, lòng yêu mến, tự hào vị lãnh tụ vĩ đâị của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới trong lòng mỗi chúng ta.
- Có ý thức học tập, rèn luyện theo cách sống, tác phong làm việc của Bác không chỉ là việc làm có ý nghĩa thiết thực đối với thế hệ tre hiện nay nà còn là việc làm có ý nghĩa lau dài đối với các thế hệ mai sau.
4. Năng lực cần hình thành và phát triển:
- Năng lực chung : tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực riêng : cảm thụ thẩm mĩ, giao tiếp Tiếng Việt, tiếp nhận văn bản, tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa.
- Tham khảo tài liệu.
- Giáo án.
- Đồ dùng dạy học: tranh ảnh ,bút dạ..
2. Học sinh:
- Soạn bài.
- Đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức( 1 phút):Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ ( 2 phút): Nêu những hiểu biết của em về phong cách Hồ Chí Minh ?
3. Bài mới( 39 phút):
* Hoạt động khởi động:
Các em đã được tìm hiểu văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà, đã nắm được một số đặc điểm trong phong cách Hồ Chí Minh. Để củng cố, khắc sâu những kiến thức đó, chúng ta cùng đi vào tiết đầu tiên của chuyên đề “ Văn bản nhật dụng” với việc ôn tập văn bản ‘ Phong cách Hồ Chí Minh”
* Hoạt động hình thành kiến thức mới
Ngày soạn: 14/8/2021
Ngày dạy: 17/8/2021
Tiết 1 :
Chuyên đề : VĂN BẢN NHẬT DỤNG
( Phong cách Hồ Chí Minh )
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Củng cố, khắc sâu những kiến thức cơ bản về nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản cho học sinh:
- Một số biểu hiện của pghong cách Hồ Chí Minh : sự kết hợp giữa dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại, giản dị mà thanh cao.
- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và hội nhập với thế giới.
2. Kỹ năng: Củng cố một số kĩ năng :
Đọc – hiểu văn bản nghị luận xã hội.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng lòng kính phục, lòng yêu mến, tự hào vị lãnh tụ vĩ đâị của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới trong lòng mỗi chúng ta.
- Có ý thức học tập, rèn luyện theo cách sống, tác phong làm việc của Bác không chỉ là việc làm có ý nghĩa thiết thực đối với thế hệ tre hiện nay nà còn là việc làm có ý nghĩa lau dài đối với các thế hệ mai sau.
4. Năng lực cần hình thành và phát triển:
- Năng lực chung : tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực riêng : cảm thụ thẩm mĩ, giao tiếp Tiếng Việt, tiếp nhận văn bản, tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa.
- Tham khảo tài liệu.
- Giáo án.
- Đồ dùng dạy học: tranh ảnh ,bút dạ..
2. Học sinh:
- Soạn bài.
- Đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức( 1 phút):Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ ( 2 phút): Nêu những hiểu biết của em về phong cách Hồ Chí Minh ?
3. Bài mới( 39 phút):
* Hoạt động khởi động:
Các em đã được tìm hiểu văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà, đã nắm được một số đặc điểm trong phong cách Hồ Chí Minh. Để củng cố, khắc sâu những kiến thức đó, chúng ta cùng đi vào tiết đầu tiên của chuyên đề “ Văn bản nhật dụng” với việc ôn tập văn bản ‘ Phong cách Hồ Chí Minh”
* Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung cần đạt | PTNL |
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính, chủ đề, ý nghĩa của văn bản. ? Em hiểu nhận định đó như thế nào ? ? Để đưa ra nhận định đó, tác giả dựa vào mấy nhận định ? Đó là những nhận định nào ? ? Khi tiếp thu nền văn hóa nhân loại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đõ có thái độ như thế nào / - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo yêu cầu của bài tập trong 7 phút. - Sau khi hết thời gian thảo luận, đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - HS các nhóm nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét, kết luận. - GV giao bài tập về nhà cho HS. | I. Nhắc lại kiến thức cơ bản. 1. Nội dung chính: - Vốn tri thức văn hóa nhân loại sâu rộng được nhào nặn với truyền thống văn hóa vững bền của dân tộc để tạo nên phong cách Hồ Chí Minh. - Phong cách Hồ Chí Minh thể hiện ở lối sống bình dị mà thanh cao. 2. Chủ đề của văn bản: nói về việc tiếp thu, học hỏi, hội nhập với những tinh hoa văn hóa thế giới và việc giữ gìn , phát huy vẻ đẹp văn hóa dân tộc. 3. Ý nghĩa: - Khơi dậy niềm kính phục, lòng yêu mến, tự hào vị lãnh tụ vĩ đâị của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới trong lòng mỗi chúng ta. - Việc học tập, rèn luyện theo cách sống, tác phong làm việc của Bác không chỉ là việc làm có ý nghĩa thiết thực đối với thế hệ tre hiện nay nà còn là việc làm có ý nghĩa lau dài đối với các thế hệ mai sau. II. Câu hỏi, bài tập. 1. Cơ sở nào để tác giả đưa ra nhận định : “ Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới , văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh” ? * Gợi ý: Có ba cơ sở chính để tác giả đưa ra nhận định như vậy: - Chủ tịch là người đã từng đặt chân đến nhiều vùng đất khác nhau. Quá trình hoạt động cách mạng đã giúp Người nhìn thế giới bằng chính đôi mắt của mình. Hơn nữa, Người đã từng làm nhiều nghề khác nhau để sống. Đây là vốn thực tiễn hết sức quan trọng mà Người đã tích lũy được. - Người thông thuộc nhiều ngoại ngữ… Nhờ thế, bác có khả năng giao tiếp với nhiều người, nhiều nền văn hóa khác nhau. - Đến đâu, Người cũng học hỏi , tìm hểu văn hóa, nghệ thuật đến mức uyên thâm. Đây là chi tiết nói về mức độ, chiều sâu tiếp thu văn hóa nhân loại của Người. 2. Thái độ của Người trong việc tiếp thu văn hóa nhân loại ? * Gợi ý : Thái độ tiếp thu văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh : - Người vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vừa biết phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Đó là thái độ chủ động trong tiếp thu văn hóa. - Tiếp thu văn hóa nhân loại nhưng không hề làm mất bản sắc văn hóa dân tộc. Người biết kết hợp , nhào nặn tinh hoa văn hóa phương Đông và phương tây để tạo ra một phong cách sống độc đáo. Đoa là phong cách rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũng rất mới, rất hiện đại. 3. Để chứng minh Chủ tịch Hồ Chí Minh có một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, tác giả đã sử dụng những dẫn chứng như thế nào ? Theo em, những dẫn chứng ấy ấy đã hợp lí và thuyết phục chưa ? Vì sao ? * Gợi ý : Để chứng minh lối sống rất bình dị, rất Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tác giả đã nêu lên hàng loạt dẫn chứng : - Ngôi nhà sàn nhỏ với ao cá, vài căn phòng vừa là nơi tiếp khách, vừalà nơi họp Bộ chính trị. Đồ đạc cũng hết sức đơn sơ ( Nó khác xa với nhiều “ cung điện” lộng lẫy của nhiều nguyên thủ quốc gia khác trên thế giới). - Trang phục của vị Cjuir tịch nước hết sức giản dị ( áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ). - Ăn uống đạm bạc với những món ăn đậm hương vị quê hương ( cá kho, rau muống luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa). Hệ thống dẫn chứng nói về lối sống giản dị của Bác tuy không nhiều nhưng tiêu biểu và khá toàn diện ( về ở, ăn, mặc). Sự trình bày hệ thống dẫn chứng như trên đã thuyết phục được người đọc. Hơn thế, bài văn còn hấp dẫn bởi tác giả đã kết hợp một cách khá khéo léo việc trình bày dẫn chứng và nghệ thuật bình luận. III. Bài tập về nhà. Hãy viết đoạn trình bày suy nghĩ của em về phong cách Hồ Chí Minh. | - Giải quyết vấn đề. - Tự quản bản thân. - Sử dụng ngôn ngữ. - Cảm thụ thẩm mĩ. - Tiếp nhận văn bản. - Giải quyết vấn đề. - Tự quản bản thân. - Sử dụng ngôn ngữ. - Cảm thụ thẩm mĩ. - Tiếp nhận văn bản. - Giải quyết vấn đề. - Tự quản bản thân. - Sử dụng ngôn ngữ. - Cảm thụ thẩm mĩ. - Tiếp nhận văn bản. - Giải quyết vấn đề. - Tự học. - Hợp tác. - Tự quản bản thân. - Sử dụng ngôn ngữ. - Cảm thụ thẩm mĩ. - Tiếp nhận văn bản. - Giải quyết vấn đề. - Tự học. - Sáng tạo. - Tự quản bản thân. - Tạo lập văn bản. |