SKKN THPT

Admin Yopo

Ban quản trị Team YOPO
Tham gia
15/8/22
Bài viết
6,066
Điểm
48
tác giả
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 SỬ DỤNG, KHAI THÁC KIẾN THỨC, RÈN LUYỆN CÁC KĨ NĂNG ĐỊA LÍ TỪ ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 19 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

I- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Học sinh lớp 12 thi TNTHPT luôn luôn bị áp lực lớn, vì đó là kết quả của 12 năm học tập và rèn luyện. Nếu không đạt thì rất buồn và chán nản…Đặc biệt hơn khi kì thi tốt nghiệp đến gần với nhiều môn thi học bài, điều này lại càng gây áp lực nhiều hơn với các em nhất là khi biết thi môn Sử, Địa.Bản thân tôi là một giáo viên môn Địa, trong quá trình dạy thấy HS luôn thấy áp lực đối với môn học của mình, vì sợ học bài nhiều, số liệu nhiều… Những áp lực đó của HS luôn làm tôi trăn trở,suy nghĩ rất nhiều và tôi mạnh dạn đưa ra một suy nghĩ mà theo tôi nó không mới nhưng cũng không hề cũ (nếu chúng ta chưa sử dụng nó nhiều), đó là phương pháp: “Hướng dẫn học sinh lớp 12 sử dụng, khai thác kiến thức, rèn luyện các kĩ năng Địa Lí từ Atlat Địa lí Việt Nam”. Bản thân tôi thấy Atlat Địa lí Việt Nam là một cuốn hình ảnh biết nói, trong đó chứa đựng rất nhiều kiến thức và kĩ năng. Có thể nói Atlat Địa lí Việt Nam là một cuốn sách giáo khoa viết bằng hình ảnh minh họa. Tuy nhiên không phải giáo viên hay học sinh nào cũng đều biết đến điều này, nhất là đối với giáo viên chưa có kinh nghiệm trong dạy Địa lí 12.Bởi chính bản thân tôi là một ví dụ, năm nay là năm thứ 3 tôi dạy Địa lí 12 nhưng khi dạy năm đầu tiên do chưa có kinh nghiệm nên tôi chỉ cho học sinh sử dụng Atlat một cách máy móc, sơ sài và thậm chí tôi thấy một số giáo viên có kinh nghiệm cũng vậy.Chính vì vậy, sau 2 năm giảng dạy Địa lí 12 tôi mới có knh nghiệm và nhận thấy rất nhiều kiến thức, rất nhiều điều hay từ Atlat Địa lí Việt Nam.

Hòa cùng không khí cả nước thi đua thực hiện chỉ thị “hai không”của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và đổi mới phương pháp giảng dạy. Tôi cũng mạnh dạn đưa ra một sáng kiến nhỏ của mình về phương pháp làm giờ học bớt căng thẳng và áp lực, đó là phương pháp : “Hướng dẫn học sinh lớp 12 sử dụng, khai thác kiến thức, rèn luyện các kĩ năng Địa Lí từ Atlat Địa lí Việt Nam”

Theo tôi, đổi mới phương pháp giảng dạy không có nghĩa là chúng ta phải thay đổi phương pháp cũ và sử dụng phương pháp mới. Mà ta phải hiểu rõ được phương pháp cũ là như thế nào và phương pháp mới là như thế nào? Và từ đó sử dụng cho thích hợp trong từng tiết học, môn học cụ thể. Sau đây tôi xin trích sơ qua 2 phương pháp cũ và mới theo quan niệm của các nhà giáo dục như sau:

-Phương pháp cũ theo quan điểm của các nhà giáo dục là lấy thầy làm trung tâm, thầy đóng vai trò chủ đạo trong quá trình học, được gọi là phương pháp truyền thống(phương pháp thầy đọc-trò chép).

-Phương pháp mới theo quan điểm của các nhà giáo dục hiện nay là lấy học sinh làm trung tâm, học sinh đóng vai trò chủ đạo trong quá trình học, được gọi là phương pháp hiện đại.

Vậy phải chăng 2 phương pháp này khác nhau hoàn toàn như vậy? Theo tôi có lẽ không nên phân chia rạch ròi kiểu dạy học truyền thống hay dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Và cũng không nên hiểu máy móc 2 từ “đổi mới” . Trình độ phát triển khoa học kĩ thuật hiện đại, bối cảnh dạy học mới, phương tiện dạy học mới …đòi hỏi phải cải tiến cho phù hợp. Loi dạy máy móc giáo điều từ thời Trung cổ dứt khoát phải cáo chung. Mỗi cá thể giáo viên phải “tự biết mình”, nắm vững sở trường, sở đoạn của bản thân, nắm vững điều kiện dạy học(Trường, lớp, học sinh, phương tiện, địa phương, sách giáo khoa…), học tập những kinh nghiệm quý báu từ các đồng nghiệp để lựa chọn hệ thống phương pháp hiệu quả nhất trong từng tiết dạy nhằm mục đích cuối cùng là phát huy cao độ trí lực cho học sinh. Tạo điều kiện cho học sinh đi tìm chân lí như nhà giáo dục vĩ đại Socrat đã từng phát biểu “Không ai được phép đem chân lí của mình mà đặt vào lòng kẻ khác”.



II- NỘI DUNG ĐỀ TÀI:

1- Cơ sở lí luận:


Khi nói về phương pháp giáo dục nói chung và phương pháp dạy học nói riêng, Anhxtanh cho rằng: “Điều tồi tệ nhất đối với môi trường học là làm việc với phương pháp cưỡng bức, dọa nạt, quyền uy, giả tạo, cách đối xử như vậy sẽ làm hỏng tình cảm đẹp, lòng chân thành và sự tự tin của học sinh. Điều này chỉ làm sản sinh ra những con người chỉ biết phục tùng”. (Trích bài của Nguyễn Ngọc Thuận-Giáo dục Thời đại số 40/2000) cho nên trong giảng dạy, chúng ta phải làm sao cho những điều giảng dạy của chúng ta cho học sinh, được học sinh tiếp thu như một “món quà” có giá trị. Bất kể làm công việc gì, đều phaỉ có sự hứng thú với công việc đó. Nếu không công việc đó sẽ trở thành một gánh nặng(Phương pháp viết quảng cáo hiện đại-PTS Hồ Sĩ Hiệp). Như vậy vấn đề đặt ra là phải làm sao để có một không khí học tập sôi nổi, hấp dẫn, có nhu cầu học tập của học sinh. Theo tôi, nếu chúng ta biết kết hợp đúng đắn những ưu điểm của các phương pháp khác nhau từ truyền thống cho đến hiện đại vào một bài dạy, thiết nghĩ kết quả ấy sẽ đạt được một hiệu quả cao. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 12 Atlat là một phương tiện trực quan, một kho tàng kiến thức không thể bỏ qua. Trước đây, khi Atlat chưa thông dụng, việc sử dụng Atlat của học sinh chưa nhiều vì vậy cũng gây rất nhiều khó khăn cho học sinh khi học Địa lí. Hiện nay, Atlat đã trở thành phương tiện thông dụng mà bất cứ học sinh nào khi học Địa lí đều phải có, đặc biệt hơn là trong các kì thi tốt nghiệp học sinh đều có thể mang Atlat vào phòng thi. Vì vậy, đây sẽ là một phương tiện và phương pháp rất hữu hiệu cho học sinh, là một “ cứu cánh” cho học sinh rất lớn trong việc bị điểm “chết” và vươn tới điểm 5. Tuy nhiên, không thể nói rằng học sinh có Atlat sẽ không bị điểm “không” mà vấn đề đặt ra là học sinh phải biết cách đọc và khai thác Atlat một cách nghiêm túc trong học tập. Vậy việc đọc, khai thác kiến thức từ Atlat như thế nào thì có hiệu quả? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần phải tìm hiểu cấu trúc cũng như phải hiểu Atlat trước đã. Cụ thể nôi dung của cuốn Atlat như sau:

-Phần thứ nhất: Giới thiệu về các đơn vị hành chính của nước ta (63 tỉnh, thành).

-Phần thứ 2: Thể hiện các yếu tố chủ yếu của Địa lí tự nhiên(Địa hình, địa chất, khoáng sản, khí hậu, đất, thực vật, động vật và các miền Địa lí tự nhiên.)

-Phần thứ 3: Thể hiện các yếu tố về Dân cư(Dân số, dân tộc); các ngành kinh tế chủ yếu(Nông nghiệp, nông lâm thủy sản, công nghiệp,giao thông vận tải, thương mại và du lịch) ; 7 vùng kinh tế của nước ta và 3 vùng kinh tế trọng điểm).

1704357602721.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 SỬ DỤNG, KHAI THÁC KIẾN THỨC, RÈN LUYỆN CÁC KĨ NĂNG ĐỊA LÍ...doc
    20.4 MB · Lượt tải : 0
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh sáng kiến kinh nghiệm dạy lịch sử địa phương sáng kiến kinh nghiệm giáo dục địa phương sáng kiến kinh nghiệm lĩnh vực đất đai sáng kiến kinh nghiệm môn địa sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí 6 sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí 6 violet sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí 7 sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí 7 violet sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí 8 sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí 9 sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí thcs sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí thpt sáng kiến kinh nghiệm môn địa lý sáng kiến kinh nghiệm môn địa lý 9 violet sáng kiến kinh nghiệm môn địa lý hay nhất sáng kiến kinh nghiệm môn địa lý thcs sáng kiến kinh nghiệm môn địa lý thcs violet sáng kiến kinh nghiệm môn địa lý thpt violet sáng kiến kinh nghiệm môn địa lý violet sáng kiến kinh nghiệm to chức trò chơi địa lý sáng kiến kinh nghiệm trong quản lý đất đai sáng kiến kinh nghiệm về lĩnh vực đất đai sáng kiến kinh nghiệm địa sáng kiến kinh nghiệm địa 9 sáng kiến kinh nghiệm địa chính xã sáng kiến kinh nghiệm địa lí 12 sáng kiến kinh nghiệm địa lí 6 sáng kiến kinh nghiệm địa lí 7 sáng kiến kinh nghiệm địa lí 8 sáng kiến kinh nghiệm địa lí 8 hay sáng kiến kinh nghiệm địa lí 9 sáng kiến kinh nghiệm địa lí hay sáng kiến kinh nghiệm địa lí khối 6 sáng kiến kinh nghiệm địa lí thcs sáng kiến kinh nghiệm địa lý sáng kiến kinh nghiệm địa lý 12 sáng kiến kinh nghiệm địa lý 6 sáng kiến kinh nghiệm địa lý hay sáng kiến kinh nghiệm địa lý thcs sáng kiến kinh nghiệm địa lý thpt đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí thcs
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top