Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
MÔN ĐỊA LÝ

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,388
Điểm
113
tác giả
Sáng kiến: Hướng dẫn học sinh thiết kế bản đồ thông minh về một số khoáng sản cơ bản vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ứng dụng trong dạy học Địa lí 12 , Địa lí THPT dự thi cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng được soạn dưới dạng file word gồm 17 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM



Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN



Tên sáng kiến: Hướng dẫn học sinh thiết kế bản đồ thông minh về một số khoáng sản cơ bản vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ứng dụng trong dạy học Địa lí THPT dự thi cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng”.




1. Tình trạng giải pháp đã biết

Tài nguyên khoáng sản là nguồn lực quan trọng của quốc gia để phát triển kinh tế xã hội, nhưng là nguồn tài nguyên không tái tạo được nên chúng cần được bảo vệ và sử dụng hợp lý. Khai thác khoáng sản mang lại nguồn lợi lớn cho xã hội nhưng cũng để lại những hậu quả phức tạp cho môi trường sinh thái. Do vậy, để bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý khoáng sản cần điều tra, thăm dò nhằm biết rõ các loại khoáng sản hiện có, vị trí phân bố, mức độ điều tra, chất lượng, trữ lượng và khả năng sử dụng chúng.

Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa hai đới sinh khoáng tây Thái Bình Dương và đới ngoài Địa Trung Hải và 2 mảng kiến tạo - rìa địa máng và rìa tái sinh đại dương, Trung du miền núi Bắc Bộ có nhiều thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, vùng tập trung nhiều loại khoáng sản và giàu có bậc nhất cả nước (than, sắt, đồng, thiếc, apatit, kẽm, crom…) đặc biệt là than đá (Quảng Ninh). Trong chương trình Địa lí phổ thông, thế mạnh này đã được đưa vào để tìm hiểu với nội dung ”Khai thác, chế biến khoáng sản và thuỷ điện“ tại bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ - Địa lý 12 Cơ bản.



































Ở trang này ta chỉ tập trung ở phần khoáng sản. Theo đó học sinh thấy được sự đa dạng



1​



khoáng sản nước ta và tập trung nhiều ở vùng Trung du- miền núi Bắc Bộ. Xác định được sự phân bố cụ thể từng loại khoáng sản.

Ví dụ: Than đá tập trung nhiều ở Quảng Ninh, ngoài ra còn có ở Thái Nguyên, Sơn La, Hoà Bình, Quảng Nam (Phải phối hợp các trang 6, 2, 21). Lưu ý : để tìm mỏ khí Lan Tây, Lan Đỏ phải xem thêm hình phụ lục ở dưới góc phải của trang 6.

Về việc vận dụng kiến thức đã học, học sinh hiểu thêm các loại mỏ thuộc năng lượng (than, dầu khí), các loại mỏ thuộc kim loại đen, thuộc kim loại màu, thuộc phi kim loại, các loại mỏ được xem là quan trọng ở nước ta có trữ lượng lớn hoặc có giá trị kinh tế cao (dầu khí, than đá, quặng sắt, bôxit, thiếc, apatit, đồng, titan, đá vôi, ximăng và sét cao lanh.. )

Hiện nay, việc dạy học gắn với thực tiễn là cách tiếp cận hiệu quả để đạt được mục tiêu giáo dục. Môn Địa lý là môn học duy nhất có thể kết nối giữa khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, chính vì vậy việc sử dụng mô hình trực quan trong dạy học là hết sức cần thiết. Tuy nhiên hiện nay, các mô hình trực quan trong dạy học Địa lí chưa có nhiều mà chủ yếu chỉ được tìm hiểu kiến thức thông qua tranh ảnh, bản đồ giáo khoa, video…

Xã hội không ngừng phát triển, công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong dạy học nói chung và môn Địa lí nói riêng, để học tập đạt được hiệu quả cao học sinh không chỉ lĩnh hội kiến thức từ sách vở, sự truyền đạt của thầy cô trên lớp mà hơn thế nữa đó là việc vận dụng kiến thức, kỹ năng Địa lý kết hợp với kiến thức tổng hợp các môn học khác (giáo dục STEM) để giải quyết một số vấn đề của thực tiễn. Mặt khác, mô hình giáo dục thực nghiệm đã và đang là mô hình được khuyến khích áp dụng rộng rãi, giúp các bạn học sinh được tiếp xúc, học tập trong môi trường thực tế. Các tiết học thực hành gắn với thực tế được đẩy mạnh.

Trong đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu thiết kế mô hình bản đồ thông minh về một số khoáng sản cơ bản vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ để học sinh có góc nhìn bao quát và nâng cao hiểu biết về nguồn tài nguyên khoáng sản ở khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ, đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học theo mô hình giáo dục thực nghiệm môn Địa lí cấp THPT.

2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến

2.1. Mục đích của giải pháp


- Sưu tầm được 21 mẫu quặng rắn trên địa bàn khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ thông qua việc liên hệ với Sở Công Thương tại một số tỉnh và đến trực tiếp các mỏ khai khoáng nhằm thuận lợi cho việc giáo viên và học sinh có thể tự quan sát để nhận biết các mẫu quặng thực tế.

- Thành lập cơ sở dữ liệu cho các khoáng sản rắn có ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Xây dựng trang Website học tập có chứa thông tin về cơ sở dữ liệu các khoáng sản rắn. Các thông tin, tin tức về vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên khoáng sản ở Trung du miền núi Bắc Bộ nói riêng và cả nước nói chung.

- Bản đồ Trung du và miền núi Bắc Bộ được thiết kế gia công CNC là phương pháp

gia công hiện đại, phương pháp này có thể cắt hình dạng chính xác đối với những vật dụng

có độ cứng cao, đảm bảo láng mịn, sắc nét kết hợp với lên màu 3D tăng tính thẩm mĩ cho mô hình. Trên mô hình có gắn mã QR code nhằm thuận lợi cho việc tra cứu thông tin chi



2​

tiết về từng loại khoáng sản tại phần cơ sở dữ liệu trong Website, đồng thời tủ quặng được kết nối với bản đồ bằng hệ thống nút bấm kích hoạt mạng lưới báo tín hiệu để xác định tương đối vị trí phân bố quặng trên bản đồ, phát thanh tóm tắt một số thông tin cơ bản về từng loại khoáng sản. Đây là dụng cụ trực quan giúp cho học sinh nhận biết và tìm hiểu thông tin về các loại khoáng sản ở ở Trung du và miền núi Bắc Bộ góp phần chất lượng dạy và học trong chương trình giáo dục phổ thông mới với môn học Địa lí cấp THPT để từ đó nâng cao ý thức của các bạn học sinh trong việc nâng cao ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên - phát triển môi trường bền vững.

2.2. Chi tiết nội dung của giải pháp:

2.2.1. Cơ sở lí luận của giải pháp.
1711525403238.png

THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn--SKKN 2022-2023 bản đồ kS 12.doc
    2.3 MB · Lượt xem: 0
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    sách giáo khoa lớp 12 tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 12 sáng kiến kinh nghiệm hóa học thpt sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 12 sáng kiến kinh nghiệm lớp 12 môn vật lý sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 123 sáng kiến kinh nghiệm lớp học hạnh phúc sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử lớp 12 sáng kiến kinh nghiệm môn sinh lớp 12 sáng kiến kinh nghiệm môn toán lớp 12 sáng kiến kinh nghiệm môn toán lớp 12 violet sáng kiến kinh nghiệm sinh lớp 12 sáng kiến kinh nghiệm địa lí 12 sáng kiến kinh nghiệm địa lí thpt sáng kiến kinh nghiệm địa lý thpt
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,376
    Bài viết
    37,845
    Thành viên
    140,881
    Thành viên mới nhất
    Canary

    Thành viên Online

    Top