Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 8 được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 25 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Để nâng cao chất lượng giảng dạy môn lịch sử, việc đổi mới phương pháp giảng dạy và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho giáo viên là điều rất cần thiết. Nhưng trong thực tế, không ít giáo viên chưa chú trọng lắm việc tích hợp các phương pháp trong quá trình giảng dạy nên chất lượng bộ môn chưa cao.
- Lâu nay có một thực tế đáng buồn là tâm lí xem nhẹ bộ môn tồn tại trong không ít người, nhất là ở học sinh, thường cho lịch sử là môn học bài, không quan trọng như những môn khác, chỉ cần học thuộc bài là được cho nên lơ là trong việc học tập bộ môn, dẫn đến chất lượng bộ môn lịch sử ngày càng thấp ở tất cả các cuộc thi ở các cấp học. Tình trạng học sinh học sử nhưng mù sử ngày càng phổ biến, hoặc biết nhưng mơ hồ, nhầm lẫn kiến thức lịch sử cũng không phải là hiếm.
- Việc dạy và học lịch sử trong trường Trung học cơ sở có nhiệm vụ vô cùng quan trọng cho việc giáo dục con người, từ những kiến thức lịch sử, học sinh hiểu biết quá khứ, hiểu biết cội nguồn lịch sử, truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc. Bên cạnh đó là truyền thống xây dựng đất nước.
- Để giáo dục học sinh trở thành con người phát triển một cách toàn diện, trong đó có sự hiểu biết một cách đúng đắn về lịch sử, ngoài nổ lực tự học của học sinh thì vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng.
- Học theo nhóm là một trong những phương pháp học tập có hiệu quả trong công việc tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trung học.
- Khi học theo nhóm hoc sinh sẽ được thảo luận theo từng vấn đề của bài học. Đó là cơ hội cho mọi học sinh tham gia hoạt động học tập. Học theo nhóm cũng là cơ hội cho học sinh học hỏi lẫn nhau, hỗ trợ nhau về cách tìm kiếm những giải pháp để giải quyết những tình huống trong bài học. Khi học theo nhóm, học sinh có thể cùng nhau đạt được những điều mà các em không làm được một mình mà phải giải bằng cách là mọi người trong nhóm đóng góp một phần hiểu biết của mình rồi cả nhóm tập hợp thành một cách giải quyết tốt nhất nhiệm vụ nhận thức mà giáo viên giao cho. Qua đó tính tích cực, chủ động của học sinh được phát huy đến cao độ.
-Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy hiện nay, phương pháp học theo nhóm vẫn còn một số giáo viên chưa nắm vững, ít khi thực hiện hoặc có thực hiện thì cũng mang tính hình thức, chưa phát huy được hiệu quả tích cực của nó.Vì vậy nhiều năm qua bản thân tôi tìm hiểu thực trạng về phương pháp học nhóm để tìm những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của phương pháp này, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở nhà trường phổ thông. Với nhiệm vụ là giáo viên giảng dạy lịch sử trung học cơ sở, tôi đã đúc kết những gì đã tích lũy được thành “ Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong giảng dạy LỊCH SỬ 8 trung học cơ sở”
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Để nâng cao chất lượng giảng dạy môn lịch sử, việc đổi mới phương pháp giảng dạy và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho giáo viên là điều rất cần thiết. Nhưng trong thực tế, không ít giáo viên chưa chú trọng lắm việc tích hợp các phương pháp trong quá trình giảng dạy nên chất lượng bộ môn chưa cao.
- Lâu nay có một thực tế đáng buồn là tâm lí xem nhẹ bộ môn tồn tại trong không ít người, nhất là ở học sinh, thường cho lịch sử là môn học bài, không quan trọng như những môn khác, chỉ cần học thuộc bài là được cho nên lơ là trong việc học tập bộ môn, dẫn đến chất lượng bộ môn lịch sử ngày càng thấp ở tất cả các cuộc thi ở các cấp học. Tình trạng học sinh học sử nhưng mù sử ngày càng phổ biến, hoặc biết nhưng mơ hồ, nhầm lẫn kiến thức lịch sử cũng không phải là hiếm.
- Việc dạy và học lịch sử trong trường Trung học cơ sở có nhiệm vụ vô cùng quan trọng cho việc giáo dục con người, từ những kiến thức lịch sử, học sinh hiểu biết quá khứ, hiểu biết cội nguồn lịch sử, truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc. Bên cạnh đó là truyền thống xây dựng đất nước.
- Để giáo dục học sinh trở thành con người phát triển một cách toàn diện, trong đó có sự hiểu biết một cách đúng đắn về lịch sử, ngoài nổ lực tự học của học sinh thì vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng.
- Học theo nhóm là một trong những phương pháp học tập có hiệu quả trong công việc tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trung học.
- Khi học theo nhóm hoc sinh sẽ được thảo luận theo từng vấn đề của bài học. Đó là cơ hội cho mọi học sinh tham gia hoạt động học tập. Học theo nhóm cũng là cơ hội cho học sinh học hỏi lẫn nhau, hỗ trợ nhau về cách tìm kiếm những giải pháp để giải quyết những tình huống trong bài học. Khi học theo nhóm, học sinh có thể cùng nhau đạt được những điều mà các em không làm được một mình mà phải giải bằng cách là mọi người trong nhóm đóng góp một phần hiểu biết của mình rồi cả nhóm tập hợp thành một cách giải quyết tốt nhất nhiệm vụ nhận thức mà giáo viên giao cho. Qua đó tính tích cực, chủ động của học sinh được phát huy đến cao độ.
-Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy hiện nay, phương pháp học theo nhóm vẫn còn một số giáo viên chưa nắm vững, ít khi thực hiện hoặc có thực hiện thì cũng mang tính hình thức, chưa phát huy được hiệu quả tích cực của nó.Vì vậy nhiều năm qua bản thân tôi tìm hiểu thực trạng về phương pháp học nhóm để tìm những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của phương pháp này, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở nhà trường phổ thông. Với nhiệm vụ là giáo viên giảng dạy lịch sử trung học cơ sở, tôi đã đúc kết những gì đã tích lũy được thành “ Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong giảng dạy LỊCH SỬ 8 trung học cơ sở”