- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,009
- Điểm
- 113
tác giả
NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THĂNG HẠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN NĂM 2018
NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THĂNG HẠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN NĂM 2018 | |||
Môn: Chuyên ngành (THCS từ hạng III lên hạng II) | |||
Câu | Nội dung câu hỏi | ||
1 | Trong chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực, khái niệm năng lực được sử dụng trong mấy trường hợp? 9 | ||
2 | Mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực là: Kết quả học tập cần đạt được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được; thể hiện được mức độ tiến bộ của HS một cách liên tục. | ||
3 | Nội dung dạy học theo định hướng phát triển năng lực là: Lựa chọn những nội dung nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định, gắn với các tình huống thực tiễn. Chương trình chỉ quy định những nội dung chính, không quy định chi tiết. | ||
4 | Hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực là: Tổ chức hình thức học tập đa dạng; chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học | ||
5 | Đánh giá kết quả học tập của người học theo dạy học định hướng phát triển năng lực là Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng khả năng vận dụng trong các tình huống thực tiễn. | ||
6 | Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của các năng lực thành phần: Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể. | ||
7 | Người có năng lực về một lĩnh vực hoạt động nào đó cần có dấu hiệu cơ bản nào? Có kiến thức, hiểu biết một cách có hệ thống hoặc chuyên sâu về lĩnh vực hoạt động đó; Có khả năng tiến hành hoạt động đó hiệu quả và đạt kết quả phù hợp với mục đích; Hành động có kết quả, ứng phó linh hoạt, hiệu quả trong những điều kiện mới, không quen thuộc | ||
8 | Các hình thức đánh giá năng lực người học là Sản phẩm; Dự án học tập; Trình diễn | ||
9 | Xây dựng kiểm tra dánh giá năng lực bao gồm bao nhiêu bước? 4 | ||
10 | Trong bước xác định chuẩn ở các bước xây dựng kiểm tra đánh giá năng lực giáo viên phải xác định được bao nhiêu chuẩn? 3 | ||
11 | Xác định nhiệm vụ trong xây dựng kiểm tra đánh giá năng lực là: Nhiệm vụ là một bài tập được thiết kế để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã xác định ở bước 1 (chuẩn) và giải quyết những thách thức trong thực tế. | ||
12 | Xác định tiêu chí tốt đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ trong xây dựng kiểm tra đánh giá năng lực là: Được phát biểu rõ ràng, dễ hiểu; ngắn gọn; quan sát được; mô tả được hành vi | ||
13 | Thứ tự các bước trong quy trình thực hiện ở phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là: Phát hiện hoặc thâm nhập vấn đề; Tìm giải pháp; Trình bày giải pháp; Nghiên cứu sâu giải pháp | ||
14 | Bản chất của việc dạy học phát hiện vấn đề là: Phương pháp dạy học trong đó GV tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác. | ||
15 | Tình huống có vấn đề trong dạy học giải quyết vấn đề là Tình huống có vấn đề là một tình huống gợi ra cho HS những khó khăn về lí luận hay thực hành mà họ thấy cần có khả năng vượt qua, nhưng không phải ngay tức khắc bằng một thuật giải, mà phải trải qua quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có. | ||
16 | Các vấn đề/ tình huống đưa ra để HS xử lí, giải quyết cần thoả mãn bao nhiêu yêu cầu? 6 | ||
17 | Nội dung nào không phải là vấn đề cần chú ý khi tổ chức cho HS giải quyết, xử lí vấn đề/ tình huống? Vấn đề/ tình huống phải gần gũi với cuộc sống thực của HS | ||
18 | Tổ chức cho HS giải quyết, xử lí vấn đề/ tình huống có bao nhiêu chú ý? 4 | ||
19 | Ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm là tạo sự thống nhất giữa giáo dục và dạy học, giữa giáo dục trong nhà trường và giáo dục ngoài nhà trường, giữa thời gian trong năm học và thời gian hè. | ||
20 | Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm có bao nhiêu yêu cầu? 4 | ||
21 | Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm bao gồm: tri thức, kỹ năng, thái độ | ||
22 | Mục tiêu về thái độ của hoạt động trải nghiệm là Biết tỏ thái độ trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân; đấu tranh tích cực với những biểu hiện sai trái của bản thân và của người khác (để tự hoàn thiện mình); biết cảm thụ và đánh giá cái đẹp trong cuộc sống. | ||
23 | Bản chất của tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường phổ thông là thông qua tổ chức các loại hình hoạt động, các mối quan hệ nhiều mặt, nhằm giúp người học chuyển hoá một cách tự giác tri thức thành niềm tin, kiến thức thành hành động, biến yêu cầu của nhà trường, của nhà sư phạm thành chương trình hành động của tập thể lớp học sinh và của cá nhân học sinh, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. | ||
24 | Bản chất của tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo là tạo cơ hội cho học sinh thể nghiệm tri thức, thái độ, quan điểm và hành vi ứng xử của mình trong một môi trường an toàn, thân thiện có định hướng giáo dục. | ||
25 | Đặc điểm cơ bản của hoạt động trải nghiệm sáng tạo là Nội dung hoạt động được tiến hành theo chủ đề của từng cấp học khác nhau, đòi hỏi người tham gia phải tự giác, tích cực chủ động tham gia vào quá trình hoạt động mới có hiệu quả và không được coi là môn học | ||
26 | Mục đích chính của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới là Hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại. | ||
27 | Nội dung của động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới là Kiến thức thực tiễn gắn bó với đời sống, địa phương, cộng đồng, đất nước, mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều môn học; dễ vận dụng vào thực tế. | ||
28 | Hình thức của động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới là Đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy mô, đối tượng và số lượng,.. |