Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 730

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,206
Điểm
113
tác giả
NGUỒN GỐC CỦA 7 NỐT NHẠC ♪ ♫ ♬

Chúng ta đã quá quen thuộc với những nốt nhạc "Do Re Mi", bạn có thắc mắc chúng bắt nguồn từ đâu tại sao lại có tên vậy?
Ngược dòng thời gian lại thời kỳ trung cổ khoảng thế kỷ XI, một Linh mục người Ý tên là Guido d’Arezzo đã dùng cách đặt nốt nhạc này để dạy trẻ em học hát.
7-not-nhac.png

Linh mục Guido theo huấn luyện tại tu viện Benedictine tại Pompasa gần thành phố Ferrara - Italy, ngài được xem như là nhạc trưởng cho ban nhạc ở khắp mọi nơi, ngài đào tạo những người không biết gì về âm nhạc thành ca sĩ. Cha và một người bạn (Linh mục Michael) đã biên soạn một quyển Thánh ca để dùng trong việc thờ phượng trong Tu viện bằng cách ghi chú âm nhạc theo kiểu mới. Cha Guido đã sáng kiến một hệ thống tên những nốt nhạc, đặt căn bản trên những giai điệu dể nhớ. Ngài đã sử dụng bản nhạc ca tụng Thánh Gioan Baotixita “Ut queant laxis“ để áp dụng vào hệ thống tên những nốt nhạc.
"UT queant laxis
REsonare fibris
MIra getostorum
FAmuli tuo’rum
SOLve polluti
LAbii rea’tum"
Nốt đầu tiên là nốt thấp nhất trong thang âm, và những câu sau đó bằng một nốt cao hơn câu trước đó. Rồi Cha Guido dùng chữ đầu của mỗi câu để đặt tên cho nốt nhạc của thang âm. Câu đầu của bài thánh ca là “Ut queant laxis”. Do đó Cha đặt tên cho nốt đầu tiên là Ut. Câu thứ hai bắt đầu bằng mấy chữ “resonare fibris”, rồi đặt tên cho nốt thứ nhì là Re. Bài thánh ca có 6 câu, và vì vậy ngài đặt những nốt nhạc để hát như sau, “Ut, Re, Mi, Fa, Sol, La.” Nốt Si sau đó một thời gian mới được thêm vào cho trọn bộ của thang âm.
Nhưng làm sao cách đặt các nốt nhạc, “Ut Re Mi” trở thành “Do Re Mi?”
Vào thế kỷ 17 một Linh mục người Ý nghĩ “Do” có âm hay hơn “Ut”, nên từ đó “Do” được thông dụng. Ngoài ra “Do” có lẽ cũng ảnh hưởng của chữ Dominus trong tiếng Ý, có nghĩa là Chúa. Bên cạnh đó cũng có giả thuyết nói rằng từ “Do” ra đời là để tưởng nhớ đến Linh mục Guido đã có công đặt tên cho bảy âm thanh cho đến nay cả thế giới đang dùng.
Nguồn:
Câu Lạc Bộ Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận
 
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    nhạc lý cơ bản bài 1 nhạc lý cơ bản guitar nhạc lý cơ bản guitar pdf nhạc lý cơ bản organ nốt nhạc
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,153
    Bài viết
    37,622
    Thành viên
    139,814
    Thành viên mới nhất
    DO NGAN

    BQT trực tuyến

    • Yopovn
      Ban quản trị Team YOPO

    Thành viên Online

    Top