- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,060
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI CẤP TIỂU HỌC: Một vài biện pháp chỉ đạo giúp giáo viên trường Tiểu học nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp
Một vài biện pháp chỉ đạo giúp giáo viên trường Tiểu học nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp
Mã số:………………………………………..
1. Tên sáng kiến: “Một vài biện pháp chỉ đạo giúp giáo viên trường Tiểu học nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lí chuyên môn
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển con người, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Nhà trường phải có trách nhiệm chuẩn bị cho thế hệ trẻ hôm nay những gì là cơ bản nhất để họ có thể đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới. Do vậy, đội ngũ giáo viên dạy lớp, lực lượng cốt cán của sự nghiệp trồng người có vai trò hết sức quan trọng để thực hiện trách nhiệm này. Đối với một trường tiểu học có hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học hay không phần lớn do quyết tâm của Ban giám hiệu và tập thể sư phạm nhà trường. Với phong trào thi đua Hai tốt “Dạy tốt- Học tốt” và phương châm : “Tất cả tập trung cho chất lượng dạy và học” thì hoạt động chuyên môn của trường tiểu học nói chung chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Nó phản ánh được thực chất của việc “trồng người” và hiệu quả đào tạo của nhà trường.
Chất lượng giảng dạy và giáo dục của nhà trường, phụ thuộc vào giờ dạy trên lớp của giáo viên. Giờ dạy trên lớp quyết định chất lượng học tập của học sinh, giờ dạy trên lớp nó thể hiện toàn bộ hoạt động dạy và học một cách toàn diện nhất. Giáo viên là trụ cột trong quá trình giáo dục học sinh, là người cố vấn đáng tin cậy, dẫn dắt, định hướng giúp học sinh biết vươn lên, tự hoàn thiện và phát triển nhân cách. Chất lượng giáo dục học sinh cao hay thấp là do giờ dạy trên lớp của giáo viên quyết định. Sự phát triển toàn diện của học sinh, sự đi lên của tập thể lớp đều có vai trò rất quan trọng của giáo viên dạy lớp. Do đó để giữ vững và nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong nhà trường thì Ban giám hiệu phải đi sâu, đi sát đến công tác chuyên môn của trường. Giáo viên phải đặc biệt quan tâm và quan tâm đúng mức cho từng giờ dạy trên lớp của mình.
Giờ dạy trên lớp có vai trò quan trọng như thế. Tuy nhiên, thực tế ở trường, còn một vài giáo viên chưa đầu tư nhiều cho giờ dạy trên lớp của mình, không hứng thú trong giảng dạy, làm việc không hết trách nhiệm, xem chất lượng của học sinh là trách nhiệm của Ban giám hiệu. Trước những điều đó, với vai trò là Phó hiệu trưởng quản lý chuyên môn của nhà trường, tôi rất trăn trở, băn khoăn. Làm gì để nâng chất lượng giảng dạy của giáo viên, chất lượng học tập của học sinh? Đó chính là lí do khiến tôi quyết định chọn đề tài “Một vài biện pháp chỉ đạo giúp giáo viên trường Tiểu học nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp”. Với mong muốn tìm ra biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường mà tôi đang công tác.
Ưu điểm của giải pháp cũ
- Công tác Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi được giữ vững. Huy động học sinh 6 tuổi vào lớp 1: 100%. Công tác duy trì sĩ số tốt không có học sinh bỏ học.
- Chất lượng học sinh được giữ vững và có bước phát triển, hạn chế tỉ lệ học sinh yếu kém hàng năm.
- Học sinh đạt giải phong trào và học sinh mũi nhọn hàng năm tăng.
- Hiệu quả đào tạo sau cấp học đạt 98%.
- Tất cả giáo viên bước đầu vận dụng đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh có hiệu quả. Thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Cuộc vận động “Hai không” gắn với “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh.
Hạn chế của giải pháp cũ
Bên cạnh những ưu điểm, đứng trước những yêu cầu phát triển của giáo dục đào tạo trong thời kì mới, việc nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên trường còn những hạn chế nhất định: Đội ngũ giáo viên được đào tạo bởi nhiều nguồn: giáo viên sư phạm công đoạn, trung học sư phạm, cao đẳng trên 60%, chất lượng đào tạo thấp, dù có đạt tiêu chuẩn cũng chưa đủ khả năng dạy tốt tất cả các phân môn trong trường tiểu học. Cùng thực hiện một chương trình, một bộ sách, ở một khối lớp nhưng cũng có sự chênh lệch lớn về trình độ nghiệp vụ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong dạy và học nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy còn hạn chế.
Một vài biện pháp chỉ đạo giúp giáo viên trường Tiểu học nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:………………………………………..
1. Tên sáng kiến: “Một vài biện pháp chỉ đạo giúp giáo viên trường Tiểu học nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lí chuyên môn
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển con người, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Nhà trường phải có trách nhiệm chuẩn bị cho thế hệ trẻ hôm nay những gì là cơ bản nhất để họ có thể đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới. Do vậy, đội ngũ giáo viên dạy lớp, lực lượng cốt cán của sự nghiệp trồng người có vai trò hết sức quan trọng để thực hiện trách nhiệm này. Đối với một trường tiểu học có hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học hay không phần lớn do quyết tâm của Ban giám hiệu và tập thể sư phạm nhà trường. Với phong trào thi đua Hai tốt “Dạy tốt- Học tốt” và phương châm : “Tất cả tập trung cho chất lượng dạy và học” thì hoạt động chuyên môn của trường tiểu học nói chung chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Nó phản ánh được thực chất của việc “trồng người” và hiệu quả đào tạo của nhà trường.
Chất lượng giảng dạy và giáo dục của nhà trường, phụ thuộc vào giờ dạy trên lớp của giáo viên. Giờ dạy trên lớp quyết định chất lượng học tập của học sinh, giờ dạy trên lớp nó thể hiện toàn bộ hoạt động dạy và học một cách toàn diện nhất. Giáo viên là trụ cột trong quá trình giáo dục học sinh, là người cố vấn đáng tin cậy, dẫn dắt, định hướng giúp học sinh biết vươn lên, tự hoàn thiện và phát triển nhân cách. Chất lượng giáo dục học sinh cao hay thấp là do giờ dạy trên lớp của giáo viên quyết định. Sự phát triển toàn diện của học sinh, sự đi lên của tập thể lớp đều có vai trò rất quan trọng của giáo viên dạy lớp. Do đó để giữ vững và nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong nhà trường thì Ban giám hiệu phải đi sâu, đi sát đến công tác chuyên môn của trường. Giáo viên phải đặc biệt quan tâm và quan tâm đúng mức cho từng giờ dạy trên lớp của mình.
Giờ dạy trên lớp có vai trò quan trọng như thế. Tuy nhiên, thực tế ở trường, còn một vài giáo viên chưa đầu tư nhiều cho giờ dạy trên lớp của mình, không hứng thú trong giảng dạy, làm việc không hết trách nhiệm, xem chất lượng của học sinh là trách nhiệm của Ban giám hiệu. Trước những điều đó, với vai trò là Phó hiệu trưởng quản lý chuyên môn của nhà trường, tôi rất trăn trở, băn khoăn. Làm gì để nâng chất lượng giảng dạy của giáo viên, chất lượng học tập của học sinh? Đó chính là lí do khiến tôi quyết định chọn đề tài “Một vài biện pháp chỉ đạo giúp giáo viên trường Tiểu học nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp”. Với mong muốn tìm ra biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường mà tôi đang công tác.
Ưu điểm của giải pháp cũ
- Công tác Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi được giữ vững. Huy động học sinh 6 tuổi vào lớp 1: 100%. Công tác duy trì sĩ số tốt không có học sinh bỏ học.
- Chất lượng học sinh được giữ vững và có bước phát triển, hạn chế tỉ lệ học sinh yếu kém hàng năm.
- Học sinh đạt giải phong trào và học sinh mũi nhọn hàng năm tăng.
- Hiệu quả đào tạo sau cấp học đạt 98%.
- Tất cả giáo viên bước đầu vận dụng đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh có hiệu quả. Thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Cuộc vận động “Hai không” gắn với “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh.
Hạn chế của giải pháp cũ
Bên cạnh những ưu điểm, đứng trước những yêu cầu phát triển của giáo dục đào tạo trong thời kì mới, việc nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên trường còn những hạn chế nhất định: Đội ngũ giáo viên được đào tạo bởi nhiều nguồn: giáo viên sư phạm công đoạn, trung học sư phạm, cao đẳng trên 60%, chất lượng đào tạo thấp, dù có đạt tiêu chuẩn cũng chưa đủ khả năng dạy tốt tất cả các phân môn trong trường tiểu học. Cùng thực hiện một chương trình, một bộ sách, ở một khối lớp nhưng cũng có sự chênh lệch lớn về trình độ nghiệp vụ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong dạy và học nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy còn hạn chế.