- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,996
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Khai thác và sử dụng mô hình trong giảng dạy Sinh học 8 được soạn dưới dạng file word gồm 25 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với các nước khác trên thế giới, Việt Nam đã và đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Muốn công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước thì điều không thể thiếu là phải nhanh chóng tiếp thu những thành tựu khoa học và kĩ thuật hiện đại của thế giới.
Một đất nước phát triển đòi hỏi người lao động phải có phẩm chất nhân cách phù hợp với yêu cầu xã hội: có tinh thần trách nhiệm, phải năng động sáng tạo, có kĩ năng giao tiếp,... đây cũng là vấn đề Đảng và nhà nước ta rất quan tâm. Như Bộ trưởng Bộ giáo dục đã nói “quá trình đổi mới giáo dục gắn liền với sự phát triển của đất nước”.
Vậy đổi mới giáo dục là gì? Đổi mới giáo dục tức là đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới theo phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Với phương pháp dạy học mới sẽ góp phần hình thành và phát triển nhân cách tòan diện cho học sinh, nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào thế kỉ XXI, sống và làm việc trong một xã hội công nghiệp hiện đại.
Chính vì vậy, đòi hỏi người giáo viên viên phải nghiên cứu, tìm tòi học hỏi đề ra những biện pháp tích cực trong quá trình giảng dạy nhằm đổi mới phương pháp dạy và học. Giáo viên trở thành người tổ chức, thiết kế hoạt động, hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu nhằm phát huy tính tích cực, tư duy sáng tạo ở người học. Bên cạnh nhiệm vụ trang bị những kiến thức và hiểu biết cần thiết, mỗi bộ môn ở trường phổ thông còn phải rèn luyện cho HS những kĩ năng trình bày một vần đề nào đó trước nhiều người.
Sinh học là một trong những bộ môn khoa học ở trường THCS, được thiết kế chủ yếu theo lôgic môn học (theo trình tự : Thực vật – Động vật – Giải phẫu sinh lý người – Di truyền). Đây là môn học có nhiều ứng dụng trong thực tế đời sống, gần gũi với kinh nghiệm và hiểu biết của học sinh. Từ đó tạo ra sự kích thích, trí tò mò khoa học và hứng thú học tập của học sinh. Đặc biệt, ở môn học này giúp các em mô tả được hình thái, cấu tạo cơ thể sinh vật thông qua các đại diện của các nhóm sinh vật trong mối quan hệ với môi trường sống làm sao để giúp học sinh có thể tự mô tả hoặc trình bày được hình thái cấu tạo cơ thể của một sinh vật thông qua mẫu vật, mô hình hoặc tranh ảnh trước mọi người. Đặc biệt gần gũi và thiết thực nhất với các em là môn : Cơ thể người và vệ sinh, các em học sinh lớp 8 trong độ tuổi có sự thay đổi về hình thái cũng như hoạt động sinh lí của cơ thể. Khi giảng dạy bộ môn Sinh học 8, điều mà tôi quan tâm là không chỉ giúp HS hiểu bài mà qua mỗi bài học các em tự có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, có các biện pháp bảo vệ và rèn luyện cơ thể để có một sức khỏe tốt thì mới có thể học tập tốt, lao động tốt. Để nâng cao tri thức, học sinh cần tìm hiểu thực tế, hình ảnh sống động hơn, thuyết phục hơn.Đó là lý do tôi chọn đề tài :“ Khai thác và sử dụng mô hình trong giảng dạy Sinh học 8”.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu
Dạy sinh học 8 nhằm hình thành ở học sinh những hiểu biết về đặc điểm cấu tạo, các bộ phận và chức năng của cơ thể con người nhằm giúp học sinh trong việc tìm hiểu cơ thể của con người ngừơi qua các bài học, đặc biệt trên mô hình thực tế. Từ đó có thể nhận biết các cơ quan, bộ phận trên cơ thể mình, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu bộ môn, giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ cơ thể,vệ sinh một cách hợp lý, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục trung học cơ sở.
2. Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ trang bị tri thức, hình thành ở học sinh những kiến thức cơ bản có hệ thống về các đặc điểm hình thái cấu tạo, chức năng của các cơ quan cơ thể người.
- Nhiệm vụ phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện các kỹ năng, nhận thức cảm tính, kỹ năng quan sát, chú ý ghi nhớ nhận thức lý tính,kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa trừu tượng hóa, cụ thể hóa,hệ thống hóa. Đây là những kỹ năng cần thiết cho việc tự học và học tập liên tục sau này.
- Nhiệm vụ giáo dục: Dạy học Sinh học 8 góp phần:
+ Giáo dục thế giới quan khoa học, mối quan hệ giữa các cơ quan trong cơ thể.
+ Giáo dục tình cảm, đạo đức cho học sinh, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ vẻ đẹp là góp phần giáo dục thẩm mỹ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phương pháp dạy học sinh học
- Phương pháp đánh giá học sinh
- Thực nghiệm và kết quả
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thực tiễn.
- Phương pháp nghiên cứu học sinh
- Phương pháp quan sát, tổng hợp.
2. Hệ thống các phương pháp giáo dục
a. Khái niệm về phương pháp giáo dục
+ Là cách thức hành động phối hợp thống nhất giữa người dạy và người học. Đó là sự kết hợp hữu cơ và thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và học trong quá trình dạy học.
+ Phương pháp dạy học là tổ hợp cách thức hoạt động của giáo viên và của học sinh trong quá trình dạy học. Được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giáo viên và sự hoạt động tích cực, tự giác của học sinh nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học theo hướng của mục tiêu đề ra.
b. Chức năng của phương pháp
- Phương pháp dạy học có chức năng nhận thức, chức năng phát triển năng lực hoạt động trí tuệ và chức năng giáo dục.
Trong quá trình dạy học nhờ có sự lựa chọn, vận dụng hợp lý các phương pháp dạy học, người học nắm vững hệ thống trí thức, kỹ năng, kỹ xảo ở mức độ từ thấp đến cao.
- Mức độ nhận biết: Người học nhận biết được các đối tượng đã được học tập và phân biệt được chúng với hàng loạt các đối tượng khác.
- Mức độ tái hiện: Người học nhớ lại những điều kiện đã họcvà có thể nhớ lại chúng 1 cách đầy đủ, chính xác :
- Mức độ kỹ năng: Người học có thể vận dụng trí thức mà mình đã họcvào các tình huống quen thuộc tương tự như các tình huống đã học trước đó.
- Mức độ sáng tạo: Trên cơ sở nắm vững trí thức, kỹ năng; kỹ xảo học sinh có thể vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong các tình huống.
- Mặt khác phương pháp dạy học còn tạo khả năng hình thành, phát triển những phẩm chất tốt đẹp cho người học.
c. Ưu điểm của nhóm phương pháp dạy học trực quan( quan sát- mô tả)
Nói chung các phương pháp dạy học rất phong phú và đa dạng có hàng trăm phương pháp đã được mô tả và hàng chục cách phân loại khác nhau. Ngày nay, thiết bị công nghệ thông tin ngày càng hiện đại được ứng dụng trong dạy học như trong dạy học môn sinh học có thể chiếu hình ảnh cấu tạo cơ quan, hệ cơ quan, hình ảnh động hệ tuần hoàn…nhưng trong chương trình sinh học 8, nhóm phương pháp dạy học quan sát- mô tả đóng vai trò rất quan trọng.
Nhờ có phương pháp dạy học trực quan( quan sát và mô tả) mà người giáo viên hướng dẫn học sinh lĩnh hội được những trí thức quí báu về trí thức sinh học, về kỹ năng, kỹ xảo nắm lý thuyết. Từ đó đúc kết những kinh nghiệm của bản thân. Ghi nhớ kiến thức một cách sâu sắc.
Tùy từng bài mà giáo viên lựa chọn những phương pháp cho phù hợp,thể hiện tính đặc trưng của bô môn cũng như phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em.. Để giúp các em khám phá về cơ thể mình, ứng dụng trong cuộc sống, nhất là khi kinh nghiệm sống còn hạn chế, vốn hiểu biết còn nghèo nàn, các biểu tượng tích lũy còn hạn chế, các em còn nặng về tư duy hình tượng cụ thể, tư duy thực nghiệm thì việc xây dựng các khái niệm đòi hỏi phải lấy “trực quan” làm điểm tựa.
Việc lựa chọn đúng đắn và sự kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học nhằm đạt hiệu quả phụ thuộc nhiều vào trình độ, nghệ thuật sư phạm và lòng nhiệt tình, tất cả mọi khó khăn sẽ vượt qua, nếu có lòng nhiệt tình và ý thức trách nhiệm cao đối với sự nghiệp giáo dục thế hệ tương lai cho đất nước.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Dạng bài chủ yếu: Cấu tạo ngoài, cấu tạo trong.
- Hình thức: GV có thể sử dụng để hình thành kiến thức mới, củng cố kiến thức cũ, nhận biết các bộ phận trên cơ thể người.
* Ví dụ: Bài 2: Cấu tạo cơ thể người
GV: Giới thiệu mô hình “Nửa cơ thể người”
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với các nước khác trên thế giới, Việt Nam đã và đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Muốn công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước thì điều không thể thiếu là phải nhanh chóng tiếp thu những thành tựu khoa học và kĩ thuật hiện đại của thế giới.
Một đất nước phát triển đòi hỏi người lao động phải có phẩm chất nhân cách phù hợp với yêu cầu xã hội: có tinh thần trách nhiệm, phải năng động sáng tạo, có kĩ năng giao tiếp,... đây cũng là vấn đề Đảng và nhà nước ta rất quan tâm. Như Bộ trưởng Bộ giáo dục đã nói “quá trình đổi mới giáo dục gắn liền với sự phát triển của đất nước”.
Vậy đổi mới giáo dục là gì? Đổi mới giáo dục tức là đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới theo phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Với phương pháp dạy học mới sẽ góp phần hình thành và phát triển nhân cách tòan diện cho học sinh, nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào thế kỉ XXI, sống và làm việc trong một xã hội công nghiệp hiện đại.
Chính vì vậy, đòi hỏi người giáo viên viên phải nghiên cứu, tìm tòi học hỏi đề ra những biện pháp tích cực trong quá trình giảng dạy nhằm đổi mới phương pháp dạy và học. Giáo viên trở thành người tổ chức, thiết kế hoạt động, hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu nhằm phát huy tính tích cực, tư duy sáng tạo ở người học. Bên cạnh nhiệm vụ trang bị những kiến thức và hiểu biết cần thiết, mỗi bộ môn ở trường phổ thông còn phải rèn luyện cho HS những kĩ năng trình bày một vần đề nào đó trước nhiều người.
Sinh học là một trong những bộ môn khoa học ở trường THCS, được thiết kế chủ yếu theo lôgic môn học (theo trình tự : Thực vật – Động vật – Giải phẫu sinh lý người – Di truyền). Đây là môn học có nhiều ứng dụng trong thực tế đời sống, gần gũi với kinh nghiệm và hiểu biết của học sinh. Từ đó tạo ra sự kích thích, trí tò mò khoa học và hứng thú học tập của học sinh. Đặc biệt, ở môn học này giúp các em mô tả được hình thái, cấu tạo cơ thể sinh vật thông qua các đại diện của các nhóm sinh vật trong mối quan hệ với môi trường sống làm sao để giúp học sinh có thể tự mô tả hoặc trình bày được hình thái cấu tạo cơ thể của một sinh vật thông qua mẫu vật, mô hình hoặc tranh ảnh trước mọi người. Đặc biệt gần gũi và thiết thực nhất với các em là môn : Cơ thể người và vệ sinh, các em học sinh lớp 8 trong độ tuổi có sự thay đổi về hình thái cũng như hoạt động sinh lí của cơ thể. Khi giảng dạy bộ môn Sinh học 8, điều mà tôi quan tâm là không chỉ giúp HS hiểu bài mà qua mỗi bài học các em tự có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, có các biện pháp bảo vệ và rèn luyện cơ thể để có một sức khỏe tốt thì mới có thể học tập tốt, lao động tốt. Để nâng cao tri thức, học sinh cần tìm hiểu thực tế, hình ảnh sống động hơn, thuyết phục hơn.Đó là lý do tôi chọn đề tài :“ Khai thác và sử dụng mô hình trong giảng dạy Sinh học 8”.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu
Dạy sinh học 8 nhằm hình thành ở học sinh những hiểu biết về đặc điểm cấu tạo, các bộ phận và chức năng của cơ thể con người nhằm giúp học sinh trong việc tìm hiểu cơ thể của con người ngừơi qua các bài học, đặc biệt trên mô hình thực tế. Từ đó có thể nhận biết các cơ quan, bộ phận trên cơ thể mình, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu bộ môn, giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ cơ thể,vệ sinh một cách hợp lý, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục trung học cơ sở.
2. Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ trang bị tri thức, hình thành ở học sinh những kiến thức cơ bản có hệ thống về các đặc điểm hình thái cấu tạo, chức năng của các cơ quan cơ thể người.
- Nhiệm vụ phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện các kỹ năng, nhận thức cảm tính, kỹ năng quan sát, chú ý ghi nhớ nhận thức lý tính,kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa trừu tượng hóa, cụ thể hóa,hệ thống hóa. Đây là những kỹ năng cần thiết cho việc tự học và học tập liên tục sau này.
- Nhiệm vụ giáo dục: Dạy học Sinh học 8 góp phần:
+ Giáo dục thế giới quan khoa học, mối quan hệ giữa các cơ quan trong cơ thể.
+ Giáo dục tình cảm, đạo đức cho học sinh, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ vẻ đẹp là góp phần giáo dục thẩm mỹ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phương pháp dạy học sinh học
- Phương pháp đánh giá học sinh
- Thực nghiệm và kết quả
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thực tiễn.
- Phương pháp nghiên cứu học sinh
- Phương pháp quan sát, tổng hợp.
2. Hệ thống các phương pháp giáo dục
a. Khái niệm về phương pháp giáo dục
+ Là cách thức hành động phối hợp thống nhất giữa người dạy và người học. Đó là sự kết hợp hữu cơ và thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và học trong quá trình dạy học.
+ Phương pháp dạy học là tổ hợp cách thức hoạt động của giáo viên và của học sinh trong quá trình dạy học. Được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giáo viên và sự hoạt động tích cực, tự giác của học sinh nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học theo hướng của mục tiêu đề ra.
b. Chức năng của phương pháp
- Phương pháp dạy học có chức năng nhận thức, chức năng phát triển năng lực hoạt động trí tuệ và chức năng giáo dục.
Trong quá trình dạy học nhờ có sự lựa chọn, vận dụng hợp lý các phương pháp dạy học, người học nắm vững hệ thống trí thức, kỹ năng, kỹ xảo ở mức độ từ thấp đến cao.
- Mức độ nhận biết: Người học nhận biết được các đối tượng đã được học tập và phân biệt được chúng với hàng loạt các đối tượng khác.
- Mức độ tái hiện: Người học nhớ lại những điều kiện đã họcvà có thể nhớ lại chúng 1 cách đầy đủ, chính xác :
- Mức độ kỹ năng: Người học có thể vận dụng trí thức mà mình đã họcvào các tình huống quen thuộc tương tự như các tình huống đã học trước đó.
- Mức độ sáng tạo: Trên cơ sở nắm vững trí thức, kỹ năng; kỹ xảo học sinh có thể vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong các tình huống.
- Mặt khác phương pháp dạy học còn tạo khả năng hình thành, phát triển những phẩm chất tốt đẹp cho người học.
c. Ưu điểm của nhóm phương pháp dạy học trực quan( quan sát- mô tả)
Nói chung các phương pháp dạy học rất phong phú và đa dạng có hàng trăm phương pháp đã được mô tả và hàng chục cách phân loại khác nhau. Ngày nay, thiết bị công nghệ thông tin ngày càng hiện đại được ứng dụng trong dạy học như trong dạy học môn sinh học có thể chiếu hình ảnh cấu tạo cơ quan, hệ cơ quan, hình ảnh động hệ tuần hoàn…nhưng trong chương trình sinh học 8, nhóm phương pháp dạy học quan sát- mô tả đóng vai trò rất quan trọng.
Nhờ có phương pháp dạy học trực quan( quan sát và mô tả) mà người giáo viên hướng dẫn học sinh lĩnh hội được những trí thức quí báu về trí thức sinh học, về kỹ năng, kỹ xảo nắm lý thuyết. Từ đó đúc kết những kinh nghiệm của bản thân. Ghi nhớ kiến thức một cách sâu sắc.
Tùy từng bài mà giáo viên lựa chọn những phương pháp cho phù hợp,thể hiện tính đặc trưng của bô môn cũng như phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em.. Để giúp các em khám phá về cơ thể mình, ứng dụng trong cuộc sống, nhất là khi kinh nghiệm sống còn hạn chế, vốn hiểu biết còn nghèo nàn, các biểu tượng tích lũy còn hạn chế, các em còn nặng về tư duy hình tượng cụ thể, tư duy thực nghiệm thì việc xây dựng các khái niệm đòi hỏi phải lấy “trực quan” làm điểm tựa.
Việc lựa chọn đúng đắn và sự kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học nhằm đạt hiệu quả phụ thuộc nhiều vào trình độ, nghệ thuật sư phạm và lòng nhiệt tình, tất cả mọi khó khăn sẽ vượt qua, nếu có lòng nhiệt tình và ý thức trách nhiệm cao đối với sự nghiệp giáo dục thế hệ tương lai cho đất nước.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Dạng bài chủ yếu: Cấu tạo ngoài, cấu tạo trong.
- Hình thức: GV có thể sử dụng để hình thành kiến thức mới, củng cố kiến thức cũ, nhận biết các bộ phận trên cơ thể người.
* Ví dụ: Bài 2: Cấu tạo cơ thể người
GV: Giới thiệu mô hình “Nửa cơ thể người”