- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,022
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MẦM NON CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC VẬN ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON CÓ DIỆN TÍCH NHỎ
Lý do chọn đề tài
1- Cơ sở lý luận
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”, trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của toàn dân tộc Việt Nam, suốt đời mình đã hết lòng chăm lo cho thế hệ trẻ. Bác đã giành nhiều tâm huyết cho công tác giáo dục, đặc biệt Bác đã giành cho trẻ em những tình cảm, yêu thương vô bờ. Bác đã chỉ thị cho ngành giáo dục Mầm non “ Muốn cho người mẹ sản xuất tốt, cần tổ chức tốt những nơi giữ trẻ. Dạy trẻ cũng như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này các cháu thành người tốt”. Ngày nay gía trị con người càng được nhận thức đúng đắn và đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc thì công tác chăm sóc giáo dục trẻ càng mang một ý nghĩa nhân văn cụ thể, càng trở thành một đạo lý của thế giới văn minh.
Giáo dục mầm non có tác dụng cực kỳ quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện đại. Việc giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non có tầm quan trọng không những thúc đẩy sự hình thành dần các “mặt” phát triển thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, và tình cảm còn ở trạng thái manh nha của trẻ mà điều quan trọng hơn là nó thúc đẩy sự phát triển nhân cách theo một cấu trúc nhân cách riêng đối với từng trẻ.
Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là với cơ thể đang phát triển như trẻ mầm non. Vai trò vận động đối với cơ thể trẻ đã được các nhà khoa học khẳng định ngay từ thế kỉ XVIII: “Cơ thể không vận động giống như nước trong ao tù”, “Nguyên nhân chậm phát triển của cơ thể hài nhi là do thiếu vận động.” Ngày nay khoa học đã chứng minh được rằng: phần lớn những trẻ ít vận động thì các vận động phúc hợp và chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, ở mỗi một giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau.
Chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của đất nước.
“ Sức khỏe là cái vốn quí nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” GDTC là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động. Hơn nữa vận động thể chất cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ để bị phát triển lệnh lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được. Vì vậy khi lập chương trình giáo dục thể chất nhằm phát triển vận động cần dựa trên những cơ sở sau:
+ Khi đưa các bài vận động phải phù hợp với từng độ tuổi làm sao gây được hứng thú cho trẻ
+ Các bài tập vận động có tác dụng chung đến toàn bộ cơ thể, kích thích được nhiều cơ bắp tham gia thúc đẩy sự hoạt động của toàn bộ các hệ cơ quan trong cơ thể.
+ Cùng với việc dạy trẻ các bài tập vận động chúng ta cũng phải chú ý đến việc phát triển các kỹ năng, tố chất vận động.
+ Cần tăng cường ưu tiên các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lý và giáo dục tư thế đúng cho trẻ, giúp trẻ có một thân hình cân đối, các động tác nhẹ nhàng chính xác.
Phần I: Đặt vấn đề
Lý do chọn đề tài
1- Cơ sở lý luận
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”, trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của toàn dân tộc Việt Nam, suốt đời mình đã hết lòng chăm lo cho thế hệ trẻ. Bác đã giành nhiều tâm huyết cho công tác giáo dục, đặc biệt Bác đã giành cho trẻ em những tình cảm, yêu thương vô bờ. Bác đã chỉ thị cho ngành giáo dục Mầm non “ Muốn cho người mẹ sản xuất tốt, cần tổ chức tốt những nơi giữ trẻ. Dạy trẻ cũng như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này các cháu thành người tốt”. Ngày nay gía trị con người càng được nhận thức đúng đắn và đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc thì công tác chăm sóc giáo dục trẻ càng mang một ý nghĩa nhân văn cụ thể, càng trở thành một đạo lý của thế giới văn minh.
Giáo dục mầm non có tác dụng cực kỳ quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện đại. Việc giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non có tầm quan trọng không những thúc đẩy sự hình thành dần các “mặt” phát triển thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, và tình cảm còn ở trạng thái manh nha của trẻ mà điều quan trọng hơn là nó thúc đẩy sự phát triển nhân cách theo một cấu trúc nhân cách riêng đối với từng trẻ.
Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là với cơ thể đang phát triển như trẻ mầm non. Vai trò vận động đối với cơ thể trẻ đã được các nhà khoa học khẳng định ngay từ thế kỉ XVIII: “Cơ thể không vận động giống như nước trong ao tù”, “Nguyên nhân chậm phát triển của cơ thể hài nhi là do thiếu vận động.” Ngày nay khoa học đã chứng minh được rằng: phần lớn những trẻ ít vận động thì các vận động phúc hợp và chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, ở mỗi một giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau.
Chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của đất nước.
“ Sức khỏe là cái vốn quí nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” GDTC là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động. Hơn nữa vận động thể chất cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ để bị phát triển lệnh lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được. Vì vậy khi lập chương trình giáo dục thể chất nhằm phát triển vận động cần dựa trên những cơ sở sau:
+ Khi đưa các bài vận động phải phù hợp với từng độ tuổi làm sao gây được hứng thú cho trẻ
+ Các bài tập vận động có tác dụng chung đến toàn bộ cơ thể, kích thích được nhiều cơ bắp tham gia thúc đẩy sự hoạt động của toàn bộ các hệ cơ quan trong cơ thể.
+ Cùng với việc dạy trẻ các bài tập vận động chúng ta cũng phải chú ý đến việc phát triển các kỹ năng, tố chất vận động.
+ Cần tăng cường ưu tiên các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lý và giáo dục tư thế đúng cho trẻ, giúp trẻ có một thân hình cân đối, các động tác nhẹ nhàng chính xác.