- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,009
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM 2022 - 2023
I. Lí do chọn đề tài:
Văn tự sự là một trong 6 kiểu văn bản được dạy, học ở bậc trung học cơ sở, kiểu văn bản này mặc dù được kế thừa những tri thức và kĩ năng của các thể loại trần thuật, tường thuật và kể chuyện trước đây trong chương trình cải cách giáo dục nhưng nội hàm và ngoại diện của khái niệm tự sự đã có nhiều thay đổi.Kiểu văn bản này được dạy học ở cấp THCS với số tiết tương đối lớn( 51tiết/189 tiết- kể cả bài viết số 1- văn tự sự và miêu tả , chiếm 27 % tổng số tiết tập làm văn ở THCS).Những tri thức lí thuyết về văn tự sự đã được dần dần giải quyết ở các lớp như: khái niệm, đặc trưng, mối quan hệ giữa tự sự với các phương thức biểu đạt khác nhưng yêu cầu ở mỗi lớp một khác.Vì vậy người thầy giáo phải làm thế nào để học sinh nắm được một cách có hệ thống và phát triển kiểu loại văn bản này từ chỗ nhận biết được sự việc và nhân vật trong văn tự sự, chủ đề, cách làm dàn bài, lời văn, lời kể, ngôi kể,cách dựng các đoạn văn, thứ tự kể, cách kể, cách đưa các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm vào văn tự sự là một vấn đề không dễ dàng.
Rèn luyện kĩ năng viết văn tự sự là một vấn đề không mới nhưng lại có khả năng lớn trong việc rèn luyện và tích hợp được các kĩ năng khác như: dùng từ, đặt câu, cách sử dụng cấu trúc hội thoại trong một cuộc thoại, cách lập dàn ý, cách lựa chọn các chi tiết, sự việc tiêu biểu trong toàn bộ nội dung câu chuyện.Việc rèn luyện kĩ năng này cần phải thể hiện sự đổi mới trong phương pháp dạy học: tích hợp và tích cực giữa các chủ thể học sinh trong quá trình dạy học. Trong phạm vi đề tài này chúng tôi đề cập đến những nội dung trên nhằm định hướng cho giáo viên một cách nhìn khái quát hơn về kiểu văn bản tự sự và việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự cho học sinh THCS.
II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng:
Trong đề tài này, chúng tôi tập trung vào vấn đề “Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự cho học sinh THCS”.
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài này, chúng tôi không đi sâu vào nghiên những cứu vấn đề lí luận chung về văn tự sự mà chỉ tập trung vào một số vấn đề chính và xem đó là cơ sở lý thuyết để xác định nội dung đề tài. Đồng thời chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng viết đoạn văn tự sự của học sinh các lớp 6,7,8,9 của trường chúng tôi,cũng như thực trạng viết văn tự sự của học sinh trong huyện Quỳ Hợp, qua các kì kiểm tra chất lượng; khảo sát chất lượng học sinh khá, giỏi các lớp 6, 8 và kì thi chọn học sinh giỏi huyện lớp 9 vòng 1 của các năm. Trên cơ sở ấy chúng tôi bước đầu đưa ra những biện pháp,
A.PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
Văn tự sự là một trong 6 kiểu văn bản được dạy, học ở bậc trung học cơ sở, kiểu văn bản này mặc dù được kế thừa những tri thức và kĩ năng của các thể loại trần thuật, tường thuật và kể chuyện trước đây trong chương trình cải cách giáo dục nhưng nội hàm và ngoại diện của khái niệm tự sự đã có nhiều thay đổi.Kiểu văn bản này được dạy học ở cấp THCS với số tiết tương đối lớn( 51tiết/189 tiết- kể cả bài viết số 1- văn tự sự và miêu tả , chiếm 27 % tổng số tiết tập làm văn ở THCS).Những tri thức lí thuyết về văn tự sự đã được dần dần giải quyết ở các lớp như: khái niệm, đặc trưng, mối quan hệ giữa tự sự với các phương thức biểu đạt khác nhưng yêu cầu ở mỗi lớp một khác.Vì vậy người thầy giáo phải làm thế nào để học sinh nắm được một cách có hệ thống và phát triển kiểu loại văn bản này từ chỗ nhận biết được sự việc và nhân vật trong văn tự sự, chủ đề, cách làm dàn bài, lời văn, lời kể, ngôi kể,cách dựng các đoạn văn, thứ tự kể, cách kể, cách đưa các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm vào văn tự sự là một vấn đề không dễ dàng.
Rèn luyện kĩ năng viết văn tự sự là một vấn đề không mới nhưng lại có khả năng lớn trong việc rèn luyện và tích hợp được các kĩ năng khác như: dùng từ, đặt câu, cách sử dụng cấu trúc hội thoại trong một cuộc thoại, cách lập dàn ý, cách lựa chọn các chi tiết, sự việc tiêu biểu trong toàn bộ nội dung câu chuyện.Việc rèn luyện kĩ năng này cần phải thể hiện sự đổi mới trong phương pháp dạy học: tích hợp và tích cực giữa các chủ thể học sinh trong quá trình dạy học. Trong phạm vi đề tài này chúng tôi đề cập đến những nội dung trên nhằm định hướng cho giáo viên một cách nhìn khái quát hơn về kiểu văn bản tự sự và việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự cho học sinh THCS.
II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng:
Trong đề tài này, chúng tôi tập trung vào vấn đề “Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự cho học sinh THCS”.
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài này, chúng tôi không đi sâu vào nghiên những cứu vấn đề lí luận chung về văn tự sự mà chỉ tập trung vào một số vấn đề chính và xem đó là cơ sở lý thuyết để xác định nội dung đề tài. Đồng thời chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng viết đoạn văn tự sự của học sinh các lớp 6,7,8,9 của trường chúng tôi,cũng như thực trạng viết văn tự sự của học sinh trong huyện Quỳ Hợp, qua các kì kiểm tra chất lượng; khảo sát chất lượng học sinh khá, giỏi các lớp 6, 8 và kì thi chọn học sinh giỏi huyện lớp 9 vòng 1 của các năm. Trên cơ sở ấy chúng tôi bước đầu đưa ra những biện pháp,