Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN CHO CHƯƠNG TRÌNH LỚP 6,7,8,9 KHỐI THCS

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,419
Điểm
113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học KHTN 6 THEO CTGDPT 2018 được soạn dưới dạng file word gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
BÁO CÁO BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

CÔNG TÁC GIẢNG DẠY

I. Tên biện pháp, lĩnh vực áp dụng

- Tên biện pháp: “Sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học KHTN 6”

- Lĩnh vực áp dụng: Công tác giảng dạy môn KHTN 6 trong trường THCS ................

II. Nội dung biện pháp

1. Mục tiêu, ý nghĩa, sự cần thiết của biện pháp trong quá trình giảng dạy tại đơn vị.

1.1. Thực trạng dạy học môn KHTN 6

a. Ưu điểm


Đối tượng nghiên cứu của KHTN 6 là sự vật, hiện tượng, quá trình, các thuộc tính cơ bản về sự vận động của thế giới tự nhiên. Do đó trong môn KHTN nêu lên những khái niệm chung nhất về thế giới tự nhiên. Có sự kết hợp giữa lí thuyết với thực nghiệm, kiến thức rất gần gũi với kiến thức hàng ngày, thuận lợi cho học sinh trải nghiệm.

b.Hạn chế

Đối với giáo viên

-
Do áp lực về kiến thức truyền đạt trong 45 phút nên giáo viên chú trọng truyền kiến thức hơn là tạo trò chơi trong tiết dạy.

- Do lớp học đông nên khi tạo trò chơi chưa phát huy hết hiệu quả.

- Do cơ sở vật chất của trường còn nhiều hạn chế

- Do học sinh chưa có kỹ năng sống tốt...

- Giáo viên mất nhiều thời gian nghiên cứu trong khi chưa có tài liệu hướng dẫn, tham khảo. Bên cạnh đó giáo viên phải ứng dụng CNTT tốt, tra cứu và tự học hỏi với đồng nghiệp qua mạng INTENET...nên một số giáo viên chưa cập nhật được biện pháp này.

Đối với học sinh

Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS ................ nơi tôi công tác tôi nhận thấy:

- Đa số phụ huynh là nông dân, lao động tự do đi từ sớm đến tối mới về nên không kiểm tra và đôn đốc được việc học của con , đa số còn phó mặc cho nhà trường.

- Đa số các em còn lơ là, chưa chú trọng học môn KHTN, vì các em suy nghĩ rằng đây là môn phụ nên chỉ mang tính chất đối phó. Nên các em chưa chủ động kiến thức cho mình.

- Trong các tiết học, học sinh còn ngại làm việc, còn phụ thuộc vào bạn.

c. Nguyên nhân:

Chương trình SGK hiện hành vẫn còn nặng về kiến thức, thiếu các hoạt động hình thành kĩ năng, vận dụng kiến thức. Vì vậy, trong điều kiện thời lượng tiết dạy có hạn mà nội dung kiến thức hình thành lại nhiều, giáo viên khó thiết kế các phương pháp dạy học tích cực, trong đó có việc vận dụng các trò chơi học tập.

Mặt khác, nhiều giáo viên chưa tích cực trong công tác đổi mới dạy học. Nguyên nhân chủ yếu là do tính ngại thay đổi, không chịu khó tìm tòi, học hỏi, vận dụng, không có chí tiến thủ. Điều này làm cho mỗi tiết dạy trên lớp trở nên nhàm chán, không hấp dẫn, thiếu tính đột phá.

Học sinh cảm thấy giờ học căng thẳng, áp lực dẫn tới hiệu quả tiết học thấp.

Ngoài ra, nhiều học sinh còn lười học, nghiện internet và games online nên để đạt chất lượng cao giáo viên phải làm việc rất vất vả, hướng dẫn cho học sinh làm bài tập được thì chiếm hết cả thời gian. Một số giáo viên cũng lo ngại, học sinh chơi nhiều quá sẽ không ghi chép được gì, không học được nhiều. Điều này cũng phần nào hạn chế việc thiết kế trò chơi trong các bài học.

Từ thực trạng và nguyên nhân trên, tôi mạnh dạn đề xuất giải pháp: “Sử dụng phương pháp trò chơi góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn KHTN 6”.

1.2. Cơ sở và sự cần thiết của biện pháp

a. Cơ sở lí luận


Phương pháp trò chơi là phương pháp GV thông qua việc tổ chức trò chơi có liên quan đến nội dung bài học, có tác dụng phát huy tính tích cực nhận thức, tạo hứng thú học tập cho HS. Qua trò chơi HS tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên dưới sự định hướng của GV; HS chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động, sáng tạo mà quan trọng nhất là hứng thú với các hoạt động học và với môn học.

Khi sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học mang lại một số hiệu quả:

+ Đa dạng các hoạt động dạy học để tiết học tránh nhàm chán.

+ Trò chơi giúp HS hoạt động nhóm hiệu quả, tăng tính đoàn kết, tương tác.
+ Phát triển năng lực học tập của HS: tương tác, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng trình bày và phản biện vấn đề...

+ Thu hút HS trong hoạt động học: mở rộng vốn kiến thức thực tế, hứng thú trong học tập, nhanh nhẹn, cởi mở, giảm áp lực và sự căng thẳng trong giờ học.

+ Gia tăng nguồn năng lượng tích cực: HS mong muốn được học ở những tiết học tiếp theo.

b. Cơ sở thực tiễn

- Trong môn KHTN là môn khoa học thực nghiệm, khối lượng kiến thức là tương đối nhiều, có rất nhiều kiến thức liên môn, thực tế, thực hành khiến việc học vừa thú vị lại vừa rất nặng, nhiều HS khó hình dung, khó tư duy triệt để hoặc khó ghi nhớ kiến thức. Các bài học lại có sự móc nối hết sức logic nên giờ học đôi khi rất căng thẳng.

- Một tiết học bậc THCS có thời gian 45 phút, HS học 4 đến 5 tiết học trong 1 buổi sáng dễ làm cho các em thấy mệt mỏi, giảm hứng thú cho các môn học, đặc biệt các môn vẫn nặng về lí thuyết như môn KHTN.

- Qua trò chơi (chơi mà học), HS vừa củng cố, vừa khám phá kiến thức và có sự sáng tạo rất riêng, kết hợp nhiều năng lực và quan trọng nhất là có thêm hứng thú môn học. Qua đó tạo ấn tượng với những kiến thức đã học; hiểu và ghi nhớ được vấn đề mà GV vừa đề cập.

- Dạy học thông qua sử dụng trò chơi đã cho HS có cơ hội thứ 2 để kiểm tra kiến thức, để được nói lên suy nghĩ cá nhân, quan điểm của mình mà không lo ngại điểm số; hay nói cách khác để HS được sáng tạo cùng với GV.

1.3.Biện pháp nhằm mục tiêu giải quyết vấn đề gì ?

Giải pháp tôi đưa ra nhằm thiết kế được một số trò chơi học tập giúp bài giảng trở nên sinh động, cuốn hút, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

1.4.Ý nghĩa của biện pháp

* Với HS:

- Thay đổi hình thức học tập, làm thay đổi không khí lớp học trở nên thoải mái và dễ chịu hơn. Đặc biệt, qua chơi trò chơi học tập HS tiếp thu bài tự giác, tích cực hơn, HS được củng cố và hệ thống hóa kiến thức.

- Phương pháp trò chơi giúp HS học tập một cách chủ động và có sự tự tin hơn vào bản thân mình khi tìm ra được tri thức mới. Giúp HS có khả năng quan sát tốt, tinh thần đoàn kết, HS chủ động, tự tin, sáng tạo hơn trong khi tham gia các hoạt động.

* Với GV:

- Phương pháp trò chơi sẽ giúp GV đạt được mục tiêu bài học mà không cần gây áp lực lên HS, giúp làm thay đổi không khí học tập của lớp học, giảm sự căng thẳng, lớp học thoải mái, cởi mở, thư thái, nhẹ nhàng hơn.

- Khi tổ chức trò chơi, GV sẽ thu nhận được các kĩ năng trong việc tổ chức lớp học, kinh nghiệm trong việc quản lí HS cũng như việc điều phối, phối hợp các hoạt động học của HS hợp lí hơn.





2. Nội dung biện pháp

2.1. Quy trình xây dựng và tổ chức trò chơi

- Bước 1: Xác định mục tiêu.


+ Đây là bước quan trọng phản ánh mức độ hiệu quả, sự hài hòa của trò chơi với bài học. Các trò chơi cần tương ứng với nhiệm vụ học tập, với nội dung bài học, với số lượng HS của mỗi lớp.

+ GV cần dựa vào mục tiêu của bài học, mạch kiến thức từ đó xác định hình thức, cách xen kẽ trò chơi trong tiết dạy.

- Bước 2: Chọn thời điểm tổ chức trò chơi.

Tuỳ vào mục đích sử dụng trò chơi mà GV có thể chọn một trong các cách:

+ Cách 1: Tổ chức trò chơi vào thời gian trước khi vào bài mới, giúp củng cố kiến thức đã học và tạo cảm hứng đi vào nghiên cứu bài mới.

+ Cách 2: Tổ chức trò chơi đan xen với các hoạt động học, giúp giảm sự căng thẳng trong tiết học và khắc sâu kiến thức vừa được học.

+ Cách 3: Tổ chức trò chơi vào cuối tiết học, giúp HS củng cố và nhớ bài học lâu hơn cũng như tạo niềm yêu thích bộ môn, mong muốn được học bộ môn.

- Bước 3: Xây dựng và thiết kế trò chơi.

+ Xác định mục đích trò chơi

+ Xác định đồ dùng phục vụ cho trò chơi

+ Xây dựng luật chơi:

+ Xác định số người tham gia trò chơi

+ Xác định thời gian chơi

- Bước 4: Tổ chức trò chơi.

+ Giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách thức chơi.

+ Cho HS chơi thử (nếu cần).

+ Tổ chức HS tham gia trò chơi dưới sự giám sát của GV hoặc đội ngũ trợ lí được phân công để ghi điểm, đánh giá.

+ Công bố kết quả, trao thưởng đội chiến thắng; động viên, khích lệ đội chưa hoàn thành trò chơi.

+ Tổng kết trò chơi để liên hệ, móc nối với kiến thức bộ môn.

2.2. Một số trò chơi đã áp dụng trong dạy học bộ môn KHTN 6 tại trường

a, Nhóm trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin.


Khi sử dụng nhóm trò chơi này, GV cần sử dụng máy tính, máy chiếu, ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin để tạo những trò chơi sinh động, có tính thẩm mĩ cao.

Ví dụ: Bài 18: TẾ BÀO- ĐƠN VỊ CHỨC NĂNG CỦA SỰ SỐNG

Trò chơi được tổ chức trước khi vào bài mới.

Nội dung: học sinh thực hiện trò chơi : Bức tranh bí ẩn

  • Lấy hai đội chơi, mỗi đội 3 học sinh
  • Bốc thăm, đội nào được lật ô trước sẽ trả lời câu hỏi “ hình ảnh đó là gì?” . Nếu đội đó không trả lời được thì đội 2 sẽ giành quyền trả lời…
  • Đội nào đưa ra được đáp án đội đó sẽ thắng cuộc.
b, Nhóm trò chơi dùng phương tiện trực quan.

Khi sử dụng nhóm trò chơi này, GV cần chuẩn bị các dụng cụ trực quan đầy đủ, logic và cẩn thận, tối đa việc sử dụng nguyên vật liệu tái chế, việc HS làm được cần chuyển giao hết cho HS, có thể phân công HS chuẩn bị trước tại nhà hoặc chuẩn trong tiết học

* Trò chơi “ghép hình”

- Mục đích:

+ Sử dụng trò chơi để giúp HS củng cố kiến thức hoặc kiểm tra lại kiến thức cũ.

+ Nếu HS có năng lực cao, GV có thể cho HS tự thiết kế trò chơi để
1709605676199.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học KHTN 6 THEO CTGDPT 2018.docx
    4.5 MB · Lượt xem: 2
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm công nghệ lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm lịch sử lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 6 tuổi sáng kiến kinh nghiệm lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm lớp 6 môn khtn sáng kiến kinh nghiệm lớp 6 môn ngữ văn sáng kiến kinh nghiệm lớp 6 môn toán sáng kiến kinh nghiệm lớp 6 môn văn sáng kiến kinh nghiệm lớp chồi sáng kiến kinh nghiệm lớp lá sáng kiến kinh nghiệm mầm non lớp 5 6 tuổi sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm môn mỹ thuật lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm môn the dục lớp 6 violet sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh lớp 6 thcs sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh lớp 6 violet sáng kiến kinh nghiệm môn tin học lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm môn tin lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm môn toán 6 sáng kiến kinh nghiệm sinh học lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh 6 sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh 6 mới sáng kiến kinh nghiệm toán 6 sáng kiến kinh nghiệm toán 6 năm 2020 sáng kiến kinh nghiệm văn miêu tả lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm văn tự sự lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm văn tự sự lớp 6 violet
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,408
    Bài viết
    37,877
    Thành viên
    141,090
    Thành viên mới nhất
    Đức Khiêm

    BQT trực tuyến

    • Yopovn
      Ban quản trị Team YOPO
    Top