Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,504
Điểm
113
tác giả
Sử dụng đặc trưng thể loại kịch trong tiết Đọc văn “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (Trích) của Lưu Quang Vũ nhằm phát huy năng lực cho học sinh lớp 12 được soạn dưới dạng file word gồm 36 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1. Cơ sở lý luận


Điều IV - Luật Giáo dục được Quốc Hội thông qua ngày 02/12/1998 đã nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy, sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Chính vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực đã trở thành một yêu cầu bức thiết của sự nghiệp giáo dục hiện nay, đặc biệt giáo dục đang chú ý đến dạy học theo hướng phát triển năng lực, riêng với môn Văn là gắn với đặc trưng bộ môn.

Quan điểm giáo dục dựa trên sự phát triển, nhất là phát triển về khoa học và công nghệ cho rằng “Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các vấn đề thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học một cách sáng tạo và hiệu quả”.

Quan điểm này, ngoài nhiệm vụ tái hiện lại các giá trị mà nhân loại và cộng đồng đạt được, nó còn có nhiệm vụ giúp người người học phát triển năng lực để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống một các sáng tạo và hiệu quả. Nó cho chúng ta thấy dạy học luôn gắn liền với thực tiễn và đi cùng sự phát triển của xã hội.

Chúng ta có thể thấy rằng: để đưa ra một khái niệm tổng quát và chính xác nhất về dạy học không phải là một việc đơn giản. Vậy chúng ta có thể hiểu khát quát như sau: “Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định hướng giúp người học từng bước hình thành các năng lực cần thiết nhằm giải quyết các vấn đề thực tế đặt ra trong cuộc sống của mỗi người học một cách sáng tạo và hiệu quả

Đối với môn Ngữ văn, dạy học phát triển năng lực cần gắn liền với đặc trưng thể loại. Bởi thể loại là một trong những vấn đề cốt lõi của tác phẩm văn học, không có tác phẩm nào lại không thuộc về một thể loại nhất định. Người dạy học cần căn cứ vào đặc trưng thể loại từng văn bản để đưa ra những cách tổ chức dạy học phát triển năng lực riêng. Phương pháp này được đánh giá là ưu việt và có khả năng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, đồng thời, việc truyền thụ kiến thức cũng không bị áp đặt.

Chương trình sách giáo khoa trước đây trình bày các văn bản văn học theo tiến trình lịch sử, nặng về văn học sử, minh hoạ cho văn học sử. Cách trình bày này hạn chế khả năng tự học của học sinh. Bởi, học sinh học văn bản nào thì biết văn bản ấy mà không có mối liên hệ với các văn bản khác cùng thể loại.

Chương trình Ngữ văn hiện nay được biên soạn theo trục thể loại có kết hợp với tiến trình phát triển của lịch sử văn học, giúp học sinh không chỉ nắm được quá trình phát triển của văn học mà còn hiểu sâu, hiểu rõ, hiểu kĩ về văn bản, đi từ cụ thể đến khái quát. Học một văn bản thuộc thể loại này sẽ có kiến thức công cụ để tìm hiểu các văn bản khác cùng thể loại. Việc đổi mới chương trình theo nguyên tắc thể loại đặt ra một yêu cầu mới là phải có phương pháp, cách thức giảng dạy và học tập phù hợp theo đặc trưng thể loại. Hay nói một cách khác, đó là phương pháp dạy học tác phẩm theo đặc trưng thể loại.

Nhà nghiên cứu Phan Ngọc với Kịch pháp Lưu Quang Vũ đã khẳng định: “Lưu Quang Vũ là nhà viết kịch lớn nhất thế kỷ này của Việt Nam, là một nhà văn hóa”[1, tr. 264]. Trong chương trình Ngữ Văn phổ thông, một số vở kịch của Lưu Quang Vũ đã được đưa vào chương trình giảng dạy, tiêu biểu là trích đoạn trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt.

2. Cơ sở thực tiễn​

Ngày nay, dạy học phát triển năng lực không còn là một khái niệm xa lạ đối với hầu hết giáo viên. Tuy nhiên, không nhiều giáo viên có thể hiểu được một cách chính xác về khái niệm, đặc điểm của cách dạy học này. Hơn thế, trong nhiều nhà trường, việc dạy học vẫn rất cũ, chủ yếu chạy theo thành tích thi cử nên chưa chú trọng phát triển năng lực mềm, kỹ năng sống, tích hợp việc khám phá ra khả năng, góp phần hướng nghiệp cho học sinh. Vì vậy, chúng ta cần đổi mới cách dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của xã hội.

Nghiên cứu các tác phẩm văn học dựa trên các đặc điểm loại thể đã có lịch sử hàng nghìn năm từ thời cổ đại và được duy trì cho đến hôm nay với rất nhiều thành tựu. Trong khi đó, giảng dạy các tác phẩm văn học theo đặc trưng loại thể có lịch sử chưa lâu, xét trên cả thế giới cũng như ở Việt Nam vì các lí do sau:

Thứ nhất, việc phân chia loại thể không thống nhất giữa các nhà nghiên cứu với những người dạy học tác phẩm, giữa những nhà nghiên cứu với người sáng tác, giữa người đọc với tác giả.

Thứ hai, bản thân người dạy tác phẩm văn học trong nhà trường cũng không ý thức được lí thuyết về thể loại là một công cụ, một phương tiện để dạy tác phẩm văn học mà phần lớn chỉ hiểu rằng những lí thuyết về thể loại là tiêu chuẩn để phân loại tác phẩm.

Sau nhiều năm dạy học tác phẩm trong nhà trường, hiệu quả của việc dạy tác phẩm không như mong muốn thậm chí là hiệu quả ngày càng thấp đi, học sinh không thích học văn, không thích đọc văn. Nghịch lí này có nhiều nguyên nhân, trong đó một nguyên nhân quan trọng là sự đánh đồng giữa các loại hình thể loại (tự sự, trữ tình, kịch được dạy theo cùng một kiểu). Để khắc phục nghịch lí khi dạy học tác phẩm văn học trong nhà trường, ta cần phải tìm ra tất cả các nguyên nhân và giải quyết lần lượt các nguyên nhân ấy trong đó trả tác phẩm về đúng loại thể chỉ là một trong rất nhiều các giải pháp.

Trước khi đi vào đề tài, chúng tôi đã tiến hành khảo sát học sinh với các câu hỏi như sau:

Câu hỏi 1Em có nhu cầu gì đối với môn học Ngữ văn nhằm đưa môn học này trở nên thiết thực hơn với cuộc sống?
Câu hỏi 2Em hiểu thể loại văn học là gì? Nêu những “loại” và “thể” cụ thể?
Câu hỏi 3Theo em, tại sao lại cần vận dụng kiến thức về thể loại văn học vào việc tìm hiểu một văn bản văn học?
Kết quả trả lời của học sinh:

- Với câu hỏi 1: Nhiều học sinh bộc lộ rằng không tha thiết với môn Ngữ văn bởi vì nó dạy những thứ cao siêu, không thiết thực đối với cuộc sống. Các em muốn môn học này thiết thực hơn, đặc biệt nhiều em đề đạt muốn môn học này góp phần định hướng cho mình phát hiện ở bản thân những năng khiếu về văn học, nghệ thuật…, giúp các em có thể dùng Văn để phục vụ cuộc sống và định hường nghề nghiệp (như nghề giáo, nghề báo chí,…)

- Với câu hỏi 2: Đa số học sinh nhớ lơ mơ về kiến thức thể loại văn học, không định dạng rõ rệt ranh giới giữa “loại” và “thể”, chưa gọi tên chính xác “loại”, “thể” cụ thể.

- Với câu hỏi 3: Học sinh chưa hiểu vai trò “chìa khóa” quan trọng của kiến thức về thể loại trong việc vận dụng vào đọc hiểu văn bản. Đa số các em trả lời chung chung, thiếu cụ thể.

Nhận thấy tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường trung học phổ thông, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Sử dụng đặc trưng thể loại kịch trong tiết Đọc văn “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (Trích) của Lưu Quang Vũ nhằm phát huy năng lực cho học sinh lớp 12". Với đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ góp thêm một khía cạnh nhỏ vào vấn đề đang được bàn luận, đóng góp thêm một hướng đổi mới, tiếp cận tác phẩm kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, tạo thêm hứng thú cho các em trong mỗi giờ học Ngữ văn, giúp các em hiểu được các giá trị của một tác phẩm văn học được đánh giá xuất sắc.

II. PHẠM VI, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU​

1. Phạm vi nghiên cứu​

Đề tài nghiên cứu trong phạm vi đặc trưng của Hồn Trương Ba, da hàng thịt trong hệ thống thể loại kịch. Khảo sát qua một đoạn trích cùng tên trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12, Nhà xuất bản Giáo dục.

2. Mục đích nghiên cứu​

Trên cơ sở lí thuyết tiếp nhận, lí thuyết đọc hiểu, người viết chỉ ra đặc trưng cơ bản của Hồn Trương Ba, da hàng thịt trong hệ thống kịch, từ đó, đặt ra cách tiếp cận đoạn trích phù hợp, nhằm góp một phần nhỏ vào việc làm sáng tỏ vấn đề tiếp nhận tác phẩm theo đặc trưng thể loại thông qua việc đọc - hiểu theo hướng phát triển năng lực người học. Đồng thời, chúng tôi muốn góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn học trong trường trung học phổ thông.
1704364604864.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---Van NQA 2 Sử dụng đặc trưng thể loại kịch trong tiết Đọc văn “Hồn Trương Ba, da hàng...doc
    2.4 MB · Lượt xem: 0
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    kho sáng kiến kinh nghiệm môn văn thpt một số sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn thpt sách giáo khoa lớp 12 tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 12 sáng kiến kinh nghiệm của văn phòng sáng kiến kinh nghiệm giúp trẻ học tốt môn văn học sáng kiến kinh nghiệm hóa học thpt sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 12 sáng kiến kinh nghiệm lớp 12 môn vật lý sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 123 sáng kiến kinh nghiệm lớp 6 môn văn sáng kiến kinh nghiệm lớp học hạnh phúc sáng kiến kinh nghiệm môn anh văn thcs sáng kiến kinh nghiệm môn anh văn thpt sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử lớp 12 sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn 11 violet sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn 6 violet sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn 8 sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn 9 sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn 9 hay sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn 9 violet sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn lớp 10 sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn lớp 11 sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn lớp 12 sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn mới nhất sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn thcs sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn thcs violet sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn thpt sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn thpt mới nhất sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn thpt violet sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn violet sáng kiến kinh nghiệm môn sinh lớp 12 sáng kiến kinh nghiệm môn tập làm văn sáng kiến kinh nghiệm môn tập làm văn lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm môn tập làm văn lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm môn tập làm văn lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm môn tập làm văn lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm môn toán lớp 12 sáng kiến kinh nghiệm môn toán lớp 12 violet sáng kiến kinh nghiệm môn văn sáng kiến kinh nghiệm môn văn 12 sáng kiến kinh nghiệm môn văn 2019 sáng kiến kinh nghiệm môn văn 6 sáng kiến kinh nghiệm môn văn 7 sáng kiến kinh nghiệm môn văn 8 sáng kiến kinh nghiệm môn văn 9 sáng kiến kinh nghiệm môn văn học sáng kiến kinh nghiệm môn văn học mầm non sáng kiến kinh nghiệm môn văn lớp 8 sáng kiến kinh nghiệm môn văn thcs sáng kiến kinh nghiệm môn văn thcs mới nhất sáng kiến kinh nghiệm môn văn thpt sáng kiến kinh nghiệm môn văn thpt 2018 sáng kiến kinh nghiệm môn văn thpt violet sáng kiến kinh nghiệm môn văn trung học cơ sở sáng kiến kinh nghiệm sinh lớp 12 sáng kiến kinh nghiệm thcs môn ngữ văn 6 violet sáng kiến kinh nghiệm thcs môn ngữ văn 8 violet sáng kiến kinh nghiệm văn sáng kiến kinh nghiệm văn phòng sáng kiến kinh nghiệm văn thpt sáng kiến kinh nghiệm địa lí 12 sáng kiến kinh nghiệm địa lí thpt sáng kiến kinh nghiệm địa lý thpt thư viện sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn 8 viết sáng kiến kinh nghiệm môn văn
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,493
    Bài viết
    37,962
    Thành viên
    141,790
    Thành viên mới nhất
    irenee
    Top