- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,022
- Điểm
- 113
tác giả
TÀI LIỆU Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử 9 PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY được soạn dưới dạng file word gồm 109 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
A. VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
I. Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp
* Nguyên nhân:
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp là nước thắng trận nhưng lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra, một mặt Pháp tăng cường bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động chính quốc, mặt khác đẩy mạnh khai thác thuộc địa, trong đó có Đông Dương và Việt Nam.
* Nội dung:
So với cuộc khai thác lần thứ nhất thì đây là cuộc khai thác triệt để với quy mô và mức độ lớn hơn. Pháp tăng cường đầu tư vốn tăng gấp 6 lần so với 20 năm trước chiến tranh.
- Các ngành kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương sau chiến tranh đều có bước phát triển mới. Nổi bật là sự tăng cường đầu tư và đẩy mạnh khai thác, chủ yếu ở hai ngành - nông nghiệp và khai mỏ.
- Nông nghiệp: tiến hành cướp ruộng đất để phát triển các đồn diền cao su.
- Khai thác mỏ: chủ yếu là mỏ than, vì ở Việt Nam có trữ lượng than nhiều và than có giá trị kinh tế rất cao.
- Công nghiệp: chú ý tới công nghiệp chế biến (mở nhiều nhà máy sợi, nhà máy rượu, nhà máy điện, nhà máy đường, nhà máy xay xát gạo).
- Thương nghiệp: đánh thuế nặng hàng ngoại nhập vào Việt Nam, nhưng nhập nhiều hàng Pháp miễn thuế.
- Giao thống vận tải: được mở mang để phục vụ khai thác.
- Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở Dông Dương. Như vậy, so với chương trình khai thác lần thứ nhất, chương trình khai thác lần thứ hai có điểm mới là Pháp tăng cường đầu tư vốn, kĩ thuật vào mở rộng sản xuất để kiếm lởi. Vì vậy, sau chiến tranh, các ngành kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương đều có bước phát triển mới. Song về cơ bản, thực dân Pháp hạn chế nền công nghiệp thuộc địa phát triển, buộc nền kinh tế thuộc địa phải phụ thuộc vào chính quốc.
II. Các chính sách về chính trị, văn hoá, giáo dục
Mọi chính sách được thực thi ráo riết, với những bổ sung, điều chỉnh có lợi cho tư bản Pháp:
- Chính sách chuyên chế triệt để, thâu tóm mọi quyền hành về tay người Pháp, vua quan Nam triều chỉ là bù nhìn, tay sai.
+ Chính sách “chia để trị", chia Việt Nam thành ba xứ với ba chế độ khác nhau, chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo.
+ Triệt để lợi dụng bộ máy địa chủ, cường hào ở nông thôn.
- Chính sách văn hoá - giáo dục nô dịch.
+ Thi hành chính sách văn hoá nô dịch.
+ Lợi dụng sách báo công khai để tuyên truyền chính sách “khai hoá" và gieo ảo tưởng hoà bình.
III. Xã hội Việt Nam phân hoá
- Do tác động của chính sách khai thác lần thứ hai và chế độ cai trị hà khắc, thủ đoạn chính trị lừa bịp của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã phân hoá sâu sắc.
- Giai cấp địa chủ phong kiến: chiếm nhiều diện tích ruộng đất, được thực dân Pháp ủng hộ nên ra sức bóc lột nông dân. Tuy nhiên cũng có một số bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước, tham gia các phong trào yêu nước khi có điều kiện.
- Tầng lớp tư sản: ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, số lượng ít; phân hoá làm hai bộ phận:
+ Tư sản mại bản: Có quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên câu kết chặt chẽ về chính trị với đế quốc.
+ Tư sản dân tộc: có khuynh hướng kinh doanh độc lập nên có tinh thần dân tộc, dân chủ, nhưng thái độ không kiên định.
- Tầng lớp tiểu tư sản: tăng nhanh về số lượng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị Pháp chèn ép, bạc đãi nên có đời sông bấp bênh. Bộ phận trí thức có tinh thần hăng hái cách mạng. Đó là lực lượng quan trọng của cách mạng dân tộc, dân chủ.
- Giai cấp nông dân: chiếm hơn 90% số dân, bị để quốc, phong kiến áp bức bóc lột nặng nề, bị bần cùng hoá và phá sản trên quy mô lớn. Đây là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng.
- Giai cấp công nhân: ra đời từ cuộc khai thác lần thứ nhất của Pháp (trước chiến tranh) và phát triển nhanh trong cuộc khai thác lần thứ hai. Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng:
+ Bị ba tầng áp bức bóc lột (đế quốc, phong kiến, tư sản người Việt);
+ Có quan hệ tự nhiên gắn bó với nông dân;
+ Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc.
+ Đặc biệt, giai cấp công nhân Việt Nam ngay từ khi mới ra đời đã tiếp thu ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới sau chiến tranh, nhất là của chủ nghĩa Mác - Lênin và Cách mạng tháng Mười Nga. Do đó, giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, đi đầu trên mặttrận chống để quốc phong kiến, nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng nước ta.
B. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1919 – 1925)
1. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh mẽ.
- Cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917) đã thức tỉnh nhân dân Việt Nam, có ý nghĩa lịch sử quốc tế to lớn, làm cho phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân các nước tư bản gắn bó với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa để quốc.
- Trong cao trào cách mạng 1918 – 1923, giai cấp vô sản thế giới bắt đầu bước lên võ đài chính trị. Tháng 3 – 1919, Đệ tam quốc tế (Quốc tế cộng sản) ra đời. Nhiều đảng cộng sản được thành lập: Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921)...
- Đánh dấu một giai đoạn mới của phong trào cách mạng thế giới.
- Phong trào cách mạng thế giới có ảnh hưởng tích cực tới phong trào cách mạng Việt Nam, thúc đẩy cách mạng Việt Nam chuyển sang một thời kì mới: tạo điều kiện cho việc truyền bá tư tưởng Mác – Lênin vào Việt Nam.
2. Phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919 – 1925)
- Giai cấp tư sản dân tộc đã dấy lên phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hoá (1919) và tổ chức Đảng Lập hiến (muốn lợi dụng sự ủng hộ của quần chúng làm áp lực với Pháp, khi Pháp nhượng bộ thì sẵn sàng thoả hiệp với Pháp).
- Tầng lớp tiểu tư sản tri thức: Tập hợp trong những tổ chức chính trị như Hội Phục Việt, Hội Hưng Nam, Việt Nam nghĩa đoàn, Đảng Thanh niên... với nhiều hoạt động phong phú, sôi nổi:
+ Mít tinh, biểu tình, bãi khoá....
+ Xuất bản những tờ báo tiến bộ để cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
+ Tiếng bom của Phạm Hồng Thái ở Sa Điện (Quảng Châu - Trung Quốc tháng 6 -1924) mở màn cho thời kì đấu tranh mới của dân tộc.
+ Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bôi Châu (1125) và đám tang Phan Chu Trinh (1926) v.v…
3. Phong trào công nhân (1919 - 1925)
- Do bị áp bức bóc lột nặng nề, lại được sự cổ vũ của các cuộc đấu tranh công nhân, thuỷ thủ Pháp và Trung Quốc ở Hải Phòng, Sài Gòn, Hương Cảng, Thượng Hải...., phong trào công nhân có bước phát triển mới.
- Cuộc đấu tranh của công nhân thời kì này tuy còn lẻ tẻ, tự phát, nhưng ý thức giai cấp phát triển nhanh chóng làm cho các cơ sở tổ chức và phong trào chính trị cao hơn về sau.
- Đáng kể nhất là cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (Sài Gòn 1925). Với cuộc bãi công này, giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh tự giác và đã đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam - Giai cấp công nhân nước ta từ đây bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và có mục đích chính trị rõ ràng.
C. HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NGOÀI TRONG NHỮNG NĂM 1919 - 1925
I. Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917 - 1923)
- Ngày 5 - 6 - 1911, từ Cảng Nhà Rồng, Nguyễn Ái Quốc làm phụ bếp trên tàu Đô Đốc Latut Trêvin và bắt đầu cuộc hành trình vạn dặm, hoà mình vào cuộc sống lao động, đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động Pháp để tìm đường cứu nước. Từ 1911 - 1917, Người đã đến nhiều nước ở châu Âu, châu Phi và châu Mĩ. Cuối năm 1917, Người trở lại nước Pháp.
- Tháng 6 - 1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước sống ở Pháp gửi tới Hội nghị Véc-xai bản yêu sách đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
- Tháng 7 - 1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Từ đó Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin theo Lê-nin và đứng về Quốc tế thứ ba.
- Tháng 12 - 1920, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước: Kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa Mác-Lênin.
- Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra Hội liên hiệp thuộc địa để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc.
- Năm 1922, ra báo "Le Paria" (Người cùng khổ) - vạch trần chính sách đàn áp, bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc, góp phần thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Nguyễn Ái Quốc còn viết nhiều bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân và viết cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp. Những sách báo này đã được bí mật chuyển về Việt Nam.
II. Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923 - 1924)
- Tháng 6 - 1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân, sau đó ở lại Liên Xô vừa nghiên cứu vừa học tập.
- Năm 1924, tại Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V, Nguyễn Ái Quốc đã đọc tham luận về nhiệm vụ cách mạng ở các nước thuộc địa và mối quan hệ giữa cách mạng các nước thuộc địa với phong trào công nhân ở các nước đế quốc.
- Những quan điểm cơ bản về chiến lược và sách lược cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa và cách mạng vô sản mà Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận được dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin là bước chuẩn bị về chính trị và tư tưởng cho sự thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.
III. Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc (1924 - 1925)
- Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên:
+ Đến năm 1925, phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam có bước phát triển mới.
+ Sau thời gian hoạt động ở Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc). Người đã tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam và thanh niên yêu nước mới sang để thành lập Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên (6 -1925), trong đó có tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt.
+ Mục đích của Hội: đào tạo cán bộ cách mạng đem chủ nghĩa Mác - Lênin truyền bá về Việt Nam, chuẩn bị điều kiện để thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam
+ Hoạt động của Hội:
Người đã sáng lập ra báo Thanh niên, trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ cách mạng. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc đã được tập hợp và in thành sách Đường kách mệnh
(1927) nêu ra phương hướng cơ bản của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.
XEM THÊM
Phần 2: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY
Chuyên đề 1: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1919 – 1930
Chuyên đề 1: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1919 – 1930
A. VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
I. Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp
* Nguyên nhân:
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp là nước thắng trận nhưng lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra, một mặt Pháp tăng cường bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động chính quốc, mặt khác đẩy mạnh khai thác thuộc địa, trong đó có Đông Dương và Việt Nam.
* Nội dung:
So với cuộc khai thác lần thứ nhất thì đây là cuộc khai thác triệt để với quy mô và mức độ lớn hơn. Pháp tăng cường đầu tư vốn tăng gấp 6 lần so với 20 năm trước chiến tranh.
- Các ngành kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương sau chiến tranh đều có bước phát triển mới. Nổi bật là sự tăng cường đầu tư và đẩy mạnh khai thác, chủ yếu ở hai ngành - nông nghiệp và khai mỏ.
- Nông nghiệp: tiến hành cướp ruộng đất để phát triển các đồn diền cao su.
- Khai thác mỏ: chủ yếu là mỏ than, vì ở Việt Nam có trữ lượng than nhiều và than có giá trị kinh tế rất cao.
- Công nghiệp: chú ý tới công nghiệp chế biến (mở nhiều nhà máy sợi, nhà máy rượu, nhà máy điện, nhà máy đường, nhà máy xay xát gạo).
- Thương nghiệp: đánh thuế nặng hàng ngoại nhập vào Việt Nam, nhưng nhập nhiều hàng Pháp miễn thuế.
- Giao thống vận tải: được mở mang để phục vụ khai thác.
- Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở Dông Dương. Như vậy, so với chương trình khai thác lần thứ nhất, chương trình khai thác lần thứ hai có điểm mới là Pháp tăng cường đầu tư vốn, kĩ thuật vào mở rộng sản xuất để kiếm lởi. Vì vậy, sau chiến tranh, các ngành kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương đều có bước phát triển mới. Song về cơ bản, thực dân Pháp hạn chế nền công nghiệp thuộc địa phát triển, buộc nền kinh tế thuộc địa phải phụ thuộc vào chính quốc.
II. Các chính sách về chính trị, văn hoá, giáo dục
Mọi chính sách được thực thi ráo riết, với những bổ sung, điều chỉnh có lợi cho tư bản Pháp:
- Chính sách chuyên chế triệt để, thâu tóm mọi quyền hành về tay người Pháp, vua quan Nam triều chỉ là bù nhìn, tay sai.
+ Chính sách “chia để trị", chia Việt Nam thành ba xứ với ba chế độ khác nhau, chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo.
+ Triệt để lợi dụng bộ máy địa chủ, cường hào ở nông thôn.
- Chính sách văn hoá - giáo dục nô dịch.
+ Thi hành chính sách văn hoá nô dịch.
+ Lợi dụng sách báo công khai để tuyên truyền chính sách “khai hoá" và gieo ảo tưởng hoà bình.
III. Xã hội Việt Nam phân hoá
- Do tác động của chính sách khai thác lần thứ hai và chế độ cai trị hà khắc, thủ đoạn chính trị lừa bịp của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã phân hoá sâu sắc.
- Giai cấp địa chủ phong kiến: chiếm nhiều diện tích ruộng đất, được thực dân Pháp ủng hộ nên ra sức bóc lột nông dân. Tuy nhiên cũng có một số bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước, tham gia các phong trào yêu nước khi có điều kiện.
- Tầng lớp tư sản: ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, số lượng ít; phân hoá làm hai bộ phận:
+ Tư sản mại bản: Có quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên câu kết chặt chẽ về chính trị với đế quốc.
+ Tư sản dân tộc: có khuynh hướng kinh doanh độc lập nên có tinh thần dân tộc, dân chủ, nhưng thái độ không kiên định.
- Tầng lớp tiểu tư sản: tăng nhanh về số lượng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị Pháp chèn ép, bạc đãi nên có đời sông bấp bênh. Bộ phận trí thức có tinh thần hăng hái cách mạng. Đó là lực lượng quan trọng của cách mạng dân tộc, dân chủ.
- Giai cấp nông dân: chiếm hơn 90% số dân, bị để quốc, phong kiến áp bức bóc lột nặng nề, bị bần cùng hoá và phá sản trên quy mô lớn. Đây là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng.
- Giai cấp công nhân: ra đời từ cuộc khai thác lần thứ nhất của Pháp (trước chiến tranh) và phát triển nhanh trong cuộc khai thác lần thứ hai. Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng:
+ Bị ba tầng áp bức bóc lột (đế quốc, phong kiến, tư sản người Việt);
+ Có quan hệ tự nhiên gắn bó với nông dân;
+ Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc.
+ Đặc biệt, giai cấp công nhân Việt Nam ngay từ khi mới ra đời đã tiếp thu ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới sau chiến tranh, nhất là của chủ nghĩa Mác - Lênin và Cách mạng tháng Mười Nga. Do đó, giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, đi đầu trên mặttrận chống để quốc phong kiến, nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng nước ta.
B. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1919 – 1925)
1. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh mẽ.
- Cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917) đã thức tỉnh nhân dân Việt Nam, có ý nghĩa lịch sử quốc tế to lớn, làm cho phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân các nước tư bản gắn bó với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa để quốc.
- Trong cao trào cách mạng 1918 – 1923, giai cấp vô sản thế giới bắt đầu bước lên võ đài chính trị. Tháng 3 – 1919, Đệ tam quốc tế (Quốc tế cộng sản) ra đời. Nhiều đảng cộng sản được thành lập: Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921)...
- Đánh dấu một giai đoạn mới của phong trào cách mạng thế giới.
- Phong trào cách mạng thế giới có ảnh hưởng tích cực tới phong trào cách mạng Việt Nam, thúc đẩy cách mạng Việt Nam chuyển sang một thời kì mới: tạo điều kiện cho việc truyền bá tư tưởng Mác – Lênin vào Việt Nam.
2. Phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919 – 1925)
- Giai cấp tư sản dân tộc đã dấy lên phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hoá (1919) và tổ chức Đảng Lập hiến (muốn lợi dụng sự ủng hộ của quần chúng làm áp lực với Pháp, khi Pháp nhượng bộ thì sẵn sàng thoả hiệp với Pháp).
- Tầng lớp tiểu tư sản tri thức: Tập hợp trong những tổ chức chính trị như Hội Phục Việt, Hội Hưng Nam, Việt Nam nghĩa đoàn, Đảng Thanh niên... với nhiều hoạt động phong phú, sôi nổi:
+ Mít tinh, biểu tình, bãi khoá....
+ Xuất bản những tờ báo tiến bộ để cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
+ Tiếng bom của Phạm Hồng Thái ở Sa Điện (Quảng Châu - Trung Quốc tháng 6 -1924) mở màn cho thời kì đấu tranh mới của dân tộc.
+ Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bôi Châu (1125) và đám tang Phan Chu Trinh (1926) v.v…
3. Phong trào công nhân (1919 - 1925)
- Do bị áp bức bóc lột nặng nề, lại được sự cổ vũ của các cuộc đấu tranh công nhân, thuỷ thủ Pháp và Trung Quốc ở Hải Phòng, Sài Gòn, Hương Cảng, Thượng Hải...., phong trào công nhân có bước phát triển mới.
- Cuộc đấu tranh của công nhân thời kì này tuy còn lẻ tẻ, tự phát, nhưng ý thức giai cấp phát triển nhanh chóng làm cho các cơ sở tổ chức và phong trào chính trị cao hơn về sau.
- Đáng kể nhất là cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (Sài Gòn 1925). Với cuộc bãi công này, giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh tự giác và đã đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam - Giai cấp công nhân nước ta từ đây bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và có mục đích chính trị rõ ràng.
C. HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NGOÀI TRONG NHỮNG NĂM 1919 - 1925
I. Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917 - 1923)
- Ngày 5 - 6 - 1911, từ Cảng Nhà Rồng, Nguyễn Ái Quốc làm phụ bếp trên tàu Đô Đốc Latut Trêvin và bắt đầu cuộc hành trình vạn dặm, hoà mình vào cuộc sống lao động, đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động Pháp để tìm đường cứu nước. Từ 1911 - 1917, Người đã đến nhiều nước ở châu Âu, châu Phi và châu Mĩ. Cuối năm 1917, Người trở lại nước Pháp.
- Tháng 6 - 1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước sống ở Pháp gửi tới Hội nghị Véc-xai bản yêu sách đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
- Tháng 7 - 1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Từ đó Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin theo Lê-nin và đứng về Quốc tế thứ ba.
- Tháng 12 - 1920, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước: Kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa Mác-Lênin.
- Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra Hội liên hiệp thuộc địa để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc.
- Năm 1922, ra báo "Le Paria" (Người cùng khổ) - vạch trần chính sách đàn áp, bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc, góp phần thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Nguyễn Ái Quốc còn viết nhiều bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân và viết cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp. Những sách báo này đã được bí mật chuyển về Việt Nam.
II. Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923 - 1924)
- Tháng 6 - 1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân, sau đó ở lại Liên Xô vừa nghiên cứu vừa học tập.
- Năm 1924, tại Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V, Nguyễn Ái Quốc đã đọc tham luận về nhiệm vụ cách mạng ở các nước thuộc địa và mối quan hệ giữa cách mạng các nước thuộc địa với phong trào công nhân ở các nước đế quốc.
- Những quan điểm cơ bản về chiến lược và sách lược cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa và cách mạng vô sản mà Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận được dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin là bước chuẩn bị về chính trị và tư tưởng cho sự thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.
III. Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc (1924 - 1925)
- Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên:
+ Đến năm 1925, phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam có bước phát triển mới.
+ Sau thời gian hoạt động ở Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc). Người đã tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam và thanh niên yêu nước mới sang để thành lập Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên (6 -1925), trong đó có tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt.
+ Mục đích của Hội: đào tạo cán bộ cách mạng đem chủ nghĩa Mác - Lênin truyền bá về Việt Nam, chuẩn bị điều kiện để thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam
+ Hoạt động của Hội:
Người đã sáng lập ra báo Thanh niên, trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ cách mạng. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc đã được tập hợp và in thành sách Đường kách mệnh
(1927) nêu ra phương hướng cơ bản của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.
XEM THÊM