- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,009
- Điểm
- 113
tác giả
TÀI LIỆU Kế hoạch tổ chức chuyên đề tiết đọc thư viện được soạn dưới dạng file word gồm 12 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. Căn cứ pháp lý xây dựng kế hoạch:
Quyết định số 1806/QĐ-UBND ngày 18/07/2019 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc nâng cao chất lương cuộc sống người dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2019-2025;
Công văn số 1372/SGDĐT-GDTrHTX ngày 22/07/2023 của Sở GD&ĐT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai tiết học đọc sách trong nhà trường năm học 2023 - 2024;
Công văn số 460/PGDĐT-THCS ngày 01/09/2023 của Phòng GD&ĐT huyện Châu Đức về việc hướng dẫn thực hiện và xây dựng kế hoạch tiết học đọc sách năm học 2023 - 2024,
Trường THCS Nguyễn Huệ xây dựng kế hoạch triển khai tiết dạy học đọc sách năm học 2023 - 2024 như sau:
II. Mục đích, yêu cầu:
1. Mục đích:
Tổ chức, xây dựng và phát triển phong trào đọc sách trong nhà trường, hướng tới xây dựng xã hội học tập.
Tăng cường mối liên hệ giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng trong việc chung tay tạo điều kiện để học sinh được đọc sách, được rèn luyện thói quen và phương pháp đọc sách phù hợp, hiệu quả.
Tạo điều kiện cho giáo viên, học sinh giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp đọc sách, từ đó xây dựng và phát triển phong trào đọc sách, một nét đẹp trong đời sống tinh thần của xã hội.
Tạo hứng thú và thói quen đọc sách, năng lực tự học và các kỹ năng (kỹ năng tập trung, quan sát, khái quát, lý giải và khả năng sáng tạo) cho học sinh.
Từng bước rèn cho học sinh có thói quen yêu thích đọc sách, biết cách đọc sách mang lại hiệu quả để bồi dưỡng tâm hồn, tăng thêm kiến thức hiểu biết vàrèn luyện kỹ năng sống.
2. Yêu cầu:
Tổ chức tiết đọc sách cho 100% học sinh từ khối 6 đến khối 8, gọn nhẹ, thoải mái nhưng phải mang lại hiệu quả thiết thực để tạo được thói quen yêu thích đọc sách cho học sinh, tránh tình trạng làm cho có.
Để học sinh yêu thích đọc sách, trước hết giáo viên phải làm gương, đây là yêu cầu bắt buộc mỗi giáo viên phải thực hiện.
Tạo hứng thú và thói quen đọc sách cho học sinh. (học sinh có thể nói được cảm nhận/điều học được của bản thân sau khi đọc quyển sách, đã đem lại lợi ích gì cho các em).
Các năng lực học tập của học sinh được nâng lên. (năng lực: quan sát, miêu tả, lý giải, tưởng tượng, khái quát, ứng biến, tư duy, sáng tạo ...).
Học sinh tích cực đặt câu hỏi và tham gia thảo luận trong các tiết đọc chia sẻ
Giáo viên nhiệt tình tham gia triển khai hoạt động đọc sách, biết cách tổ chức cho học sinh tương tác và thảo luận chủ đề câu chuyện/quyển sách.
Cán bộ quản lý năng động, nhiệt huyết, sáng tạo tích cực vận động mọi nguồn lực để thực hiện tốt việc dạy tiết đọc sách trong nhà trường.
Nhà trường tăng cường công tác truyền thông nhằm tạo sự đồng thuận của phụ huynh và ủng hộ của toàn xã hội.
Hoàn thiện thư viện trường, xây dựng thư viện mini tại lớp, củng cố, nâng cao nghiệp vụ của nhân viên thư viện; duy trì và đảm bảo hiệu quả hoạt động thư viện của nhà trường.
III. Nội dung thực hiện:
1. Việc bố trí tiết dạy:
Đối với học sinh khối 6, 7, 8; xếp các tiết đọc sách cùng thời khóa biểu học chính khóa (học kỳ I gồm 17 tiết/17 tuấn; học kỳ II gồm 16 tiết/16 tuần, trừ 02 tuần kiểm tra học kỳ).
Bố trí tiết đọc sách không thay thế cho tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm hàng tháng.
Đối với lớp 9, nhân viên thư viện phối hợp với Tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm linh hoạt lồng ghép vào các hoạt động để tổ chức đọc sách cho các em.
2. Việc chuẩn bị cơ sở vật chất và tài liệu để hỗ trợ:
Bố trí phòng đọc sách thư viện rộng rãi, thoáng mát, đủ chổ ngồi ít nhất là đủ cho một lớp có sĩ số 32 học sinh có thể ngồi học một tiết đọc thư viện, tạo tâm lý thoải mái và cảm giác yêu thích đọc sách cho học sinh tham gia đọc sách.
Nhân viên thư viện xây dựng kế hoạch cụ thể rõ ràng để các lớp có thể tổ chức học tiết đọc tại thư viện thuận lợi cũng như việc học sinh lên đọc sách ngoài giờ học ở thư viện; thực hiện tốt việc giới thiệu sách đưa lên website của trường, sắp xếp bố trí nguồn sách ở thư viện để học sinh dễ tìm, dễ mượn; tiếp tục phát huy mô hình thư viện xanh.
Tăng cường nguồn sách từ việc chi ngân sách để mua sắm bổ sung tài liệu, sách cho thư viện; vận động học sinh, phụ huynh tặng sách cho nhà trường; phối hợp với thư viện huyện để bổ sung nguồn sách cho thư viện nhà trường.
Giáo viên chủ nhiệm xây dựng tủ sách mini tại lớp và vận động mỗi học sinh đóng góp 01 đầu sách đã đọc để các em có thể trao đổi và có nhiều loại sách phong phú, phù hợp để phục vụ việc đọc sách
3. Hồ sơ và một số công việc thực hiện 1 tiết dạy đọc sách:
Đối với giáo viên: Phải có kế hoạch bài học (giáo án) cho tiết đọc sách, giới thiệu sách.
Đối với học sinh: Mỗi em có một cuốn sổ tay đọc sách để ghi chép các nội dung cần thiết khi đọc.
Tiết đọc sách có thể dạy tại lớp học hay thư viện nhà trường. Các tiết đọc tổ chức cho các em đọc kèm theo hướng dẫn cho các em thực hành một số kỹ năng, phương pháp đọc hiệu quả.
Về chiến lược lâu dài để nâng cao văn hóa đọc, khi soạn giáo án ở các môn học sẽ yêu cầu giáo viên đưa thêm nội dung yêu cầu đọc, phần này sẽ giới thiệu cho các em các tài liệu cần đọc, địa chỉ của các tài liệu đó giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn về kiến thức liên quan đến môn học và bài giảng đó.
4. Lộ trình thực hiện (phân phối chương trình):
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
UBND HUYỆN ………… TRƯỜNG TH - THCS …………. Số: /KH-NH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Cù Bị, ngày 10 tháng 9 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
Triển khai tiết dạy học đọc sách trong nhà trường, năm học 2023 - 2024
Triển khai tiết dạy học đọc sách trong nhà trường, năm học 2023 - 2024
I. Căn cứ pháp lý xây dựng kế hoạch:
Quyết định số 1806/QĐ-UBND ngày 18/07/2019 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc nâng cao chất lương cuộc sống người dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2019-2025;
Công văn số 1372/SGDĐT-GDTrHTX ngày 22/07/2023 của Sở GD&ĐT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai tiết học đọc sách trong nhà trường năm học 2023 - 2024;
Công văn số 460/PGDĐT-THCS ngày 01/09/2023 của Phòng GD&ĐT huyện Châu Đức về việc hướng dẫn thực hiện và xây dựng kế hoạch tiết học đọc sách năm học 2023 - 2024,
Trường THCS Nguyễn Huệ xây dựng kế hoạch triển khai tiết dạy học đọc sách năm học 2023 - 2024 như sau:
II. Mục đích, yêu cầu:
1. Mục đích:
Tổ chức, xây dựng và phát triển phong trào đọc sách trong nhà trường, hướng tới xây dựng xã hội học tập.
Tăng cường mối liên hệ giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng trong việc chung tay tạo điều kiện để học sinh được đọc sách, được rèn luyện thói quen và phương pháp đọc sách phù hợp, hiệu quả.
Tạo điều kiện cho giáo viên, học sinh giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp đọc sách, từ đó xây dựng và phát triển phong trào đọc sách, một nét đẹp trong đời sống tinh thần của xã hội.
Tạo hứng thú và thói quen đọc sách, năng lực tự học và các kỹ năng (kỹ năng tập trung, quan sát, khái quát, lý giải và khả năng sáng tạo) cho học sinh.
Từng bước rèn cho học sinh có thói quen yêu thích đọc sách, biết cách đọc sách mang lại hiệu quả để bồi dưỡng tâm hồn, tăng thêm kiến thức hiểu biết vàrèn luyện kỹ năng sống.
2. Yêu cầu:
Tổ chức tiết đọc sách cho 100% học sinh từ khối 6 đến khối 8, gọn nhẹ, thoải mái nhưng phải mang lại hiệu quả thiết thực để tạo được thói quen yêu thích đọc sách cho học sinh, tránh tình trạng làm cho có.
Để học sinh yêu thích đọc sách, trước hết giáo viên phải làm gương, đây là yêu cầu bắt buộc mỗi giáo viên phải thực hiện.
Tạo hứng thú và thói quen đọc sách cho học sinh. (học sinh có thể nói được cảm nhận/điều học được của bản thân sau khi đọc quyển sách, đã đem lại lợi ích gì cho các em).
Các năng lực học tập của học sinh được nâng lên. (năng lực: quan sát, miêu tả, lý giải, tưởng tượng, khái quát, ứng biến, tư duy, sáng tạo ...).
Học sinh tích cực đặt câu hỏi và tham gia thảo luận trong các tiết đọc chia sẻ
Giáo viên nhiệt tình tham gia triển khai hoạt động đọc sách, biết cách tổ chức cho học sinh tương tác và thảo luận chủ đề câu chuyện/quyển sách.
Cán bộ quản lý năng động, nhiệt huyết, sáng tạo tích cực vận động mọi nguồn lực để thực hiện tốt việc dạy tiết đọc sách trong nhà trường.
Nhà trường tăng cường công tác truyền thông nhằm tạo sự đồng thuận của phụ huynh và ủng hộ của toàn xã hội.
Hoàn thiện thư viện trường, xây dựng thư viện mini tại lớp, củng cố, nâng cao nghiệp vụ của nhân viên thư viện; duy trì và đảm bảo hiệu quả hoạt động thư viện của nhà trường.
III. Nội dung thực hiện:
1. Việc bố trí tiết dạy:
Đối với học sinh khối 6, 7, 8; xếp các tiết đọc sách cùng thời khóa biểu học chính khóa (học kỳ I gồm 17 tiết/17 tuấn; học kỳ II gồm 16 tiết/16 tuần, trừ 02 tuần kiểm tra học kỳ).
Bố trí tiết đọc sách không thay thế cho tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm hàng tháng.
Đối với lớp 9, nhân viên thư viện phối hợp với Tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm linh hoạt lồng ghép vào các hoạt động để tổ chức đọc sách cho các em.
2. Việc chuẩn bị cơ sở vật chất và tài liệu để hỗ trợ:
Bố trí phòng đọc sách thư viện rộng rãi, thoáng mát, đủ chổ ngồi ít nhất là đủ cho một lớp có sĩ số 32 học sinh có thể ngồi học một tiết đọc thư viện, tạo tâm lý thoải mái và cảm giác yêu thích đọc sách cho học sinh tham gia đọc sách.
Nhân viên thư viện xây dựng kế hoạch cụ thể rõ ràng để các lớp có thể tổ chức học tiết đọc tại thư viện thuận lợi cũng như việc học sinh lên đọc sách ngoài giờ học ở thư viện; thực hiện tốt việc giới thiệu sách đưa lên website của trường, sắp xếp bố trí nguồn sách ở thư viện để học sinh dễ tìm, dễ mượn; tiếp tục phát huy mô hình thư viện xanh.
Tăng cường nguồn sách từ việc chi ngân sách để mua sắm bổ sung tài liệu, sách cho thư viện; vận động học sinh, phụ huynh tặng sách cho nhà trường; phối hợp với thư viện huyện để bổ sung nguồn sách cho thư viện nhà trường.
Giáo viên chủ nhiệm xây dựng tủ sách mini tại lớp và vận động mỗi học sinh đóng góp 01 đầu sách đã đọc để các em có thể trao đổi và có nhiều loại sách phong phú, phù hợp để phục vụ việc đọc sách
3. Hồ sơ và một số công việc thực hiện 1 tiết dạy đọc sách:
Đối với giáo viên: Phải có kế hoạch bài học (giáo án) cho tiết đọc sách, giới thiệu sách.
Đối với học sinh: Mỗi em có một cuốn sổ tay đọc sách để ghi chép các nội dung cần thiết khi đọc.
Tiết đọc sách có thể dạy tại lớp học hay thư viện nhà trường. Các tiết đọc tổ chức cho các em đọc kèm theo hướng dẫn cho các em thực hành một số kỹ năng, phương pháp đọc hiệu quả.
Về chiến lược lâu dài để nâng cao văn hóa đọc, khi soạn giáo án ở các môn học sẽ yêu cầu giáo viên đưa thêm nội dung yêu cầu đọc, phần này sẽ giới thiệu cho các em các tài liệu cần đọc, địa chỉ của các tài liệu đó giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn về kiến thức liên quan đến môn học và bài giảng đó.
4. Lộ trình thực hiện (phân phối chương trình):
THẦY CÔ TẢI NHÉ!