Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Tài liệu ngữ văn 9 - Dàn ý văn tự sự được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
BÀI “Đồng chí ”
Đề 1. Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ Đồng chí.
Gợi ý
I. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh cuộc gặp gỡ với người lính (Hs Tưởng tượng tình huống gặp gỡ).
II.Thân bài
– Em ấn tượng gì về người lính?(ngoại hình, tuổi tác, …)
– Nghe câu chuyện về tình đồng chí:
+ Hoàn cảnh họ quen nhau
+ Họ cùng nhau trải qua gian khổ như thế nào?
+ Tình đồng chí phát triển từng bước ra sao? Biểu hiện như thế nào?
+ Chú ý miêu tả biểu cảm, gương mặt… của người lính khi kể chuyện
– Nếu cảm nhận khi nghe câu chuyện trên.
+ Những người lính can trường, anh dũng và hiên ngang khi vượt qua hoàn cảnh hiểm nghèo để tập trung đánh giặc cứu nước.
+ Những người lính cùng lý tưởng với nhau,dù hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn thể hiện sự lạc quan tin tưởng vào ngày mai tươi sáng.
+ Chính các anh bộ đội cụ hồ đã giúp đất nước được giải phóng.
III. Kết bài
Rút ra những suy nghĩ của bản thân sau khi gặp gỡ người lính cụ Hồ và nghe câu chuyện của họ. Đồng thời nêu ra những cố gắng,động lực cho bản thân khi được sống trong hòa bình.
==========================================================
Đề 2: Đóng vai người lính kể lại bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu
* Gợi ý
A, Mở bài
- Giới thiệu bản thân: Tôi là người lính trong những năm tháng chống Pháp.
- Hoàn cảnh đất nước: Pháp xâm lược trở lại, có lệnh tổng động viên, những người nông dân như chúng tôi hăm hở ra trận… và có mặt trong hàng ngũ chiến đấu.
B, Thân bài
- Kể về hoàn cảnh xuất thân của “tôi” và đồng đội
- Kể về nguyên nhân gặp gỡ: Ra đi vì Tổ quốc
- Kể những buổi cùng nhau thực hiện nhiệm vụ, sẻ chia gian khó, thấu hiểu nhau, trở thành tri kỉ của nhau, gọi nhau là đồng chí
- Cảm nghĩ khi nghe tiếng đồng chí bật thốt từ những người đồng đội
- Chúng tôi sẻ chia những tâm tư tình cảm với nhau, kể cho nhau nghe buổi đầu quân ra trận, những tâm tình nơi tiền phương máu lửa, nỗi nhớ nhà cháy lòng…
- Tôi và đồng đội cùng nhau trải qua cơn sốt rét rừng ghê sợ “sốt run người vừng trán ướt mồ hôi”.
- Những năm tháng ấy, chúng tôi thiếu thốn trăm bề, nhưng tất cả đều rất lạc quan, tin tưởng vào chiến thắng, yêu thương, đoàn kết vượt qua mọi gian khó.
- Những đêm bồng súng đợt giặc, trong không gian rừng hoang, sương muối, chúng tôi sát cánh bên nhau, kể cho nhau nghe về một ngày mai hòa bình thống nhất… bất chợt hình ảnh vầng trăng lơ lửng như treo trên đầu ngọn súng khiến mỗi người lính chúng tôi lại xốn xang bao cảm xúc.
C, Kết bài
- Cảm nghĩ tổng quát của người lính về chiến tranh, mong mỏi cuộc sống hòa bình và nhắn nhủ tới các thế hệ sau này.
BÀI “Đồng chí ”
Đề 1. Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ Đồng chí.
Gợi ý
I. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh cuộc gặp gỡ với người lính (Hs Tưởng tượng tình huống gặp gỡ).
II.Thân bài
– Em ấn tượng gì về người lính?(ngoại hình, tuổi tác, …)
– Nghe câu chuyện về tình đồng chí:
+ Hoàn cảnh họ quen nhau
+ Họ cùng nhau trải qua gian khổ như thế nào?
+ Tình đồng chí phát triển từng bước ra sao? Biểu hiện như thế nào?
+ Chú ý miêu tả biểu cảm, gương mặt… của người lính khi kể chuyện
– Nếu cảm nhận khi nghe câu chuyện trên.
+ Những người lính can trường, anh dũng và hiên ngang khi vượt qua hoàn cảnh hiểm nghèo để tập trung đánh giặc cứu nước.
+ Những người lính cùng lý tưởng với nhau,dù hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn thể hiện sự lạc quan tin tưởng vào ngày mai tươi sáng.
+ Chính các anh bộ đội cụ hồ đã giúp đất nước được giải phóng.
III. Kết bài
Rút ra những suy nghĩ của bản thân sau khi gặp gỡ người lính cụ Hồ và nghe câu chuyện của họ. Đồng thời nêu ra những cố gắng,động lực cho bản thân khi được sống trong hòa bình.
==========================================================
Đề 2: Đóng vai người lính kể lại bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu
* Gợi ý
A, Mở bài
- Giới thiệu bản thân: Tôi là người lính trong những năm tháng chống Pháp.
- Hoàn cảnh đất nước: Pháp xâm lược trở lại, có lệnh tổng động viên, những người nông dân như chúng tôi hăm hở ra trận… và có mặt trong hàng ngũ chiến đấu.
B, Thân bài
- Kể về hoàn cảnh xuất thân của “tôi” và đồng đội
- Kể về nguyên nhân gặp gỡ: Ra đi vì Tổ quốc
- Kể những buổi cùng nhau thực hiện nhiệm vụ, sẻ chia gian khó, thấu hiểu nhau, trở thành tri kỉ của nhau, gọi nhau là đồng chí
- Cảm nghĩ khi nghe tiếng đồng chí bật thốt từ những người đồng đội
- Chúng tôi sẻ chia những tâm tư tình cảm với nhau, kể cho nhau nghe buổi đầu quân ra trận, những tâm tình nơi tiền phương máu lửa, nỗi nhớ nhà cháy lòng…
- Tôi và đồng đội cùng nhau trải qua cơn sốt rét rừng ghê sợ “sốt run người vừng trán ướt mồ hôi”.
- Những năm tháng ấy, chúng tôi thiếu thốn trăm bề, nhưng tất cả đều rất lạc quan, tin tưởng vào chiến thắng, yêu thương, đoàn kết vượt qua mọi gian khó.
- Những đêm bồng súng đợt giặc, trong không gian rừng hoang, sương muối, chúng tôi sát cánh bên nhau, kể cho nhau nghe về một ngày mai hòa bình thống nhất… bất chợt hình ảnh vầng trăng lơ lửng như treo trên đầu ngọn súng khiến mỗi người lính chúng tôi lại xốn xang bao cảm xúc.
C, Kết bài
- Cảm nghĩ tổng quát của người lính về chiến tranh, mong mỏi cuộc sống hòa bình và nhắn nhủ tới các thế hệ sau này.