Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 65

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,205
Điểm
113
tác giả
Tài liệu ôn tập Ngữ văn 12 được soạn dưới dạng file word gồm 182 trang. Các bạn xem và tải Tài liệu ôn tập Ngữ văn 12 về ở dưới.
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

Hồ Chí Minh

I. Kiến thức cơ bản

1. Tác giả


- Tiểu sử:

+ Xuất thân: sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, có truyền thống cách mạng, truyền thống khoa bảng.

+ Quê hương: Nam Đàn, Nghệ An.

+ Sự nghiệp: cả đời làm Cách mạng, sáng tác văn chương gắn với sự nghiệp cứu nước.

- Quan điểm sáng tác:

+ Sáng tác văn chương là để phục vụ sự nghiệp cách mạng (nhà văn – chiến sĩ).

+ Đề cao tính chân thật và tính dân tộc ở cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học.

+ Gốc của sáng tác: bao giờ cũng xuất phát từ mục đích sáng tác và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung, hình thức tác phẩm. Bốn câu hỏi mà người luôn đặt ra khi sáng tác: viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào?

2. Tác phẩm

* Hoàn cảnh sáng tác


- Thế giới:
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật – kẻ chiếm đóng nước ta lúc bấy giờ đã đầu hàng Đồng Minh.

- Trong nước: Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền về tay nhân dân.

+ 26/ 8/ 1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội, tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập.

+ 2/ 9/ 1945: HCM thay mặt chính phủ lâm thời nước VNDCCH đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội.

+ Đứng trước nguy cơ bị xâu xé, xâm lược: miền Bắc, quân Tưởng mà đứng sau là Mĩ đang lăm le; miền Nam quân Anh cũng sẵn sàng nhảy vào; Pháp có dã tâm xâm lược Việt Nam lần thứ hai (với luận điệu xảo trá, bịp bợm bảo hộ, khai hoá).

* Mục đích:

+ Khẳng định và tuyên bố độc lập.

+ Đập tan luận điệu xảo trá của Pháp.

+ Ngăn chặn âm mưu xâm lược của các thế lực thù địch bên ngoài.

+ Bày tỏ quyết tâm bảo vệ nền độc lập và tranh thủ sự ủng hộ của người dân tiến bộ và yêu chuộng hoà bình trên thế giới.

* Đối tượng:

+ Đồng bào cả nước (c1).

+ Nhân dân thế giới (c cuối).

+ Các thế lực thù địch (A,P,M).

3. Vị trí, ý nghĩa:

- Ý nghĩa lịch sử: "Tuyên ngôn độc lập" là một văn kiện chính trị trọng đại tuyên bố chấm dứt một nghìn năm của chế độ phong kiến, hơn tám mươi năm của chế độ thực dân nửa phong kiến, mở ra một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên của độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc. Bản "Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh" là bản tuyên ngôn độc lập thứ ba của dân tộc VN.

- Ý nghĩa văn học:

+ Với HCM, "Tuyên ngôn độc lập" là một trong những tác phẩm tiêu biểu và quan trọng nhất trong sự nghiệp sáng tác của người. Tác phẩm này đã khẳng định một trí tuệ lớn, một tầm vóc lớn, một nhân cách lớn của HCM.

+ Với văn học dân tộc, "Tuyên ngôn độc lập" được đánh giá là áng văn chính luận mẫu mực của mọi thời đại.

4. Bố cục

- Phần 1. Cơ sở pháp lí cho nền độc lập của Việt Nam.


+ Trích dẫn: Tuyên ngôn độc lập của Mĩ

+ Mở rộng: ... => Chốt "lẽ phải".

+ Trích dẫn Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp.

=> Ý nghĩa: khôn khéo, kiên quyết, bày tỏ niềm tự hào dân tộc.

=> Đóng góp quan trọng vào phong trào giải phóng các dân tộc trên thế giới.

- Phần 2. Cơ sở thực tiễn

+ Tố cáo tội ác của thực dân Pháp (chính trị, kinh tế, xã hội, ngoại giao, ...) => Bác bỏ luận điệu xảo trá của quân thù.

+ Nhân dân ta đã đấu tranh bền bỉ để giành độc lập dân tộc.

=> Tuyên bố thoát li, không còn quan hệ với thực dân với Pháp. Xoá bỏ hết những hiệp ước, đặc quyền, đặc lợi của Pháp trên đất nước Việt Nam.

- Phần 3. Lời tuyên bố

+
Khẳng định, tuyên bố sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

+ Bày tỏ quyết tâm giữ vững nền độc lập ấy.

=> HCM đã tạo ra một bố cục cân đối, chặt chẽ. Trong đó, phần 1, phần 2 vừa có quan hệ đồng đẳng vừa có quan hệ bổ sung và giữa phần 1, phần 2 với phần 3 có quan hệ nhân quả.

5. Nghệ thuật: TNĐL là một áng văn chính luận mẫu mực.

- Văn chính luận: là thể văn bàn về các vấn đề chính trị - xã hội nhằm thuyết phục người đọc, người nghe có cùng quan điểm với người viết.

- Để tạo nên tính thuyết phục, những tác phẩm văn chính luận thường có các đặc điểm:

+ Bố cục cân đối, chặt chẽ, ngắn gọn, súc tích.

+ Luận điểm rõ ràng, lập luận sắc sảo.

+ Lí lẽ đanh thép, giàu tính chiến đấu.

+ Dẫn chứng xác thực, tiêu biểu.

+ Giọng văn hùng biện, trang trọng luôn thay đổi linh hoạt phù hợp với đối tượng, nội dung

+ Ngôn ngữ hình tượng chính xác và gợi cảm.

=> Tất cả những đặc điểm này của văn chính luận đều dduwwocj thể hiện một cách mẫu mực trong "Tuyên ngôn độc lập" của Hồ Chí Minh.



"Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực"
"Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá"
"Những câu tuyên ngôn trích trên kia vừa là quả táo đối với chúng ta, vừa là quả lựu đạn với kẻ thù, khạc chẳng ra, nuốt chẳng vào" (Chế Lan Viên).


II. Luyện đề

Đề 1. Phân tích đoạn mở đầu "Tuyên ngôn độc lập" (phần 1)

Mở bài:


Cách 1: Trong lịch sử có những văn kiện vừa có tầm vóc lịch sử vĩ đại, vừa có giá trị văn học. Đó là "Bình ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi, "Tuyên ngôn độc lập" của Hồ Chí Minh. Trong đó "Tuyên ngôn độc lập" của Hồ Chí Minh không chỉ viết để tuyên bố độc lập mà còn để ngăn cản sự xâm lược của các thế lực thù địch Anh, Pháp, Mỹ. Vì vậy đoạn mở đầu Tuyên ngôn độc lập của Bác được viết rất cao tay: vừa khéo léo, vừa kiên quyết, vừa hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Cách 2:

Dòng máu Lạc Hồng bốn nghìn năm

Dòng máu đỏ tươi chảy trong tim mình

Nòi giống Lạc Hồng giống Rồng tiên

Nguyện ôm bao đời đất mẹ.


(Dòng máu Lạc Hồng - Lê Quang)

Tự hào biết bao khi chảy trong tim mình là “Dòng máu Lạc Hồng”. Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, dân tộc ta đã phải đương đầu với đủ loại xâm lược và đều giành được chiến thắng. Niềm tự hào ấy còn ghi dấu ấn trong những kiệt tác vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn học. Đó là Bình ngô Đại cáo, Tuyên ngôn độc lập...

Thân bài:

1. Khái quát:

* Tác phẩm: Vào thời điểm Bác viết Tuyên ngôn độc lập, trên thế giới, chiến tranh thế giới thứ 2 đã kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện. Trong nước, nhân dân nổi dậy giành chính quyền. Cách mạng tháng 8/1945 thành công, Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Trong những ngày vô cùng bận rộn ấy, tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Bác đã viết bản Tuyên ngôn độc lập. Sau đó, sáng ngày 02/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng vạn đồng bào Bác đã đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. ...

* Đánh giá chung:

Bản Tuyên ngôn độc lập không chỉ hướng đến đồng bào cả nước mà còn hướng đến nhân dân thế giới, đặc biệt là các thế lực đang lăm le xâm lược nước ta. Chính vì vậy bản Tuyên ngôn độc lập được viết rất “cao tay”. Nó được coi là một áng văn chính luận mẫu mực, là tác phẩm kết tinh lý tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập tự do. Đây cũng chính là lý do tổ chức khoa học giáo dục và văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) năm 1987 đã tôn vinh Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất và tạp chí Time xếp Hồ Chí Minh là một trong số 100 nhà văn có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ XX.

2. Phân tích:

*Cách gọi: "Đồng bào" ("cùng một bọc", "cùng một bào thai") gợi nhớ truyền thuyết "Lạc Long Quân và Âu Cơ", khơi gợi tình đoàn kết gắn bó yêu thương của những con người cùng chung một giống nòi, dân tộc => Gần gũi, yêu thương, chạm vào trái tim của những người con đất Việt.

* Trích dẫn:

Nhiệm vụ của phần mở đầu của một bản tuyên ngôn độc lập và nêu nguyên lý làm cơ sở tư tưởng cho toàn bài. Nguyên lý của bản Tuyên ngôn độc lập là khẳng định quyền tự do, độc lập của toàn dân tộc. Nhưng Bác không nêu trực tiếp nguyên lý ấy mà lại dựa vào hai trích dẫn.

1707585828513.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN--Sách ôn văn 12.docx
    364.6 KB · Lượt xem: 3
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bài giảng chuyên sâu các chuyên đề văn 12 các chuyên đề ngữ văn 12 chuyên văn 12 chuyên đề 12 lý luận văn học chuyên đề anh văn 12 chuyên đề bồi dưỡng hsg văn 12 chuyên đề chuyên sâu bồi dưỡng ngữ văn 12 chuyên đề chuyên sâu bồi dưỡng ngữ văn 12 pdf chuyên đề dạy học ngữ văn 12 chuyên đề học sinh giỏi văn 12 chuyên đề lí luận văn học lớp 12 chuyên đề nghị luận văn học 12 chuyên đề ngữ văn 12 chuyên đề văn 11 chuyên đề văn 12 chuyên đề văn học 12 chuyên đề văn lớp 12 chuyên đề văn xuôi lớp 12 chuyên đề đọc hiểu ngữ văn 12 chuyên đề đọc hiểu văn 12 giáo án chuyên đề ngữ văn 12
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,156
    Bài viết
    37,625
    Thành viên
    139,869
    Thành viên mới nhất
    HoangAnh209
    Top