- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,009
- Điểm
- 113
tác giả
Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn ngữ văn phần 2: cách làm văn nghị luận xã hội 12
Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn ngữ văn 12, Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn ngữ văn phần 2: cách làm văn nghị luận xã hội 12 phần II: Nghị luận xã hội được trình bày theo bố cục: phần 1: vài nét về văn nghị luận; phần 2: những kiến thức cơ bản về nghị luận xã hội; phần 3:một số chủ đề và bài viết tham khảo. Tài liệu được biên soạn bởi thầy giáo Nguyễn Hữu Bản- Trường THPT Xín Mần – Hà Giang và được soạn dưới dạng word gồm 66 trang. Các bạn tải về ở link dưới.
Tài liệu ôn luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn Phần hai:Nghị luận xã hội
1. CÁC LOẠI VĂN NGHỊ LUẬN:
Văn nghị luận là một thể loại có có truyền thống lâu đời, có giá trị và tác dụng hết sức to lớn trong trường kì lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Căn cứ vào đối tượng nghị luận (đề tài), có thể chia văn nghị luận thành 2 loại chính:
a. Nghị luận văn học: Bàn về các vấn đề văn chương - nghệ thuật như một tác phẩm hoặc đoạn trích tác phẩm văn học, một vấn đề lí luận văn học, một nhận định văn học sử¼Tiêu biểu là các văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc của Phạm Văn Đồng, Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh¼
b. Nghị luận xã hội: Bàn về các vấn đề xã hội - chính trị như một tư tưởng đạo lí, một lối sống, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực của đời sống, một vấn đề thiên nhiên, môi trường¼ Loại này thường có 3 kiểu bài nghị luận xã hội mà học sinh THPT phải học và thi trong chương trình: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí, nghị luận về một hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
2. ĐIỂM GIỐNG NHAU GIỮA CÁC LOẠI VĂN NGHỊ LUẬN
a. Mục đích
- Đều nhằm phát biểu trực tiếp tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm của người viết.
- Đều nhằm tác động đến nhận thức và tình cảm của người đọc, người nghe, từ đó thuyết phục người đọc người nghe tin và hành động theo quan điểm mà người viết đã thể hiện.
b. Đặc trưng
Đặc trưng cơ bản của văn nghị luận - và cũng là sức hấp dẫn chủ yếu của loại văn này là: lập luận thống nhất, chặt chẽ; lí lẽ sắc sảo, thông minh; dẫn chứng chính xác, chân thực, giàu sức thuyết phục.
c. Sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm
Văn nghị luận nói chung là sản phẩm của tư duy lô gích, suy lí,.. vì thế ý tứ phải rõ ràng, lập luận phải chặt chẽ, văn phong phải sáng sủa, bảo đảm độ chính xác, giàu sức thuyết phục,... Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là văn nghị luận chỉ trình bày vấn đề một cách khô khan, trừu tượng, từ chối mọi cảm xúc và hình ảnh. Trái lại muốn tăng thêm sức thuyết phục, bên cạnh việc "gõ" vào lí trí, bài văn nghị luận cần tác động mạnh mẽ vào tình cảm của người đọc. Muốn thế người viết văn nghị luận cần phải có tình cảm, cảm xúc cao độ. Ngôn ngữ văn nghị luận cũng cần phải hấp dẫn, lôi cuốn bằng các từ ngữ giàu hình ảnh và có sức biểu cảm cao.
PHẦN II: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I. Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề
- Kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, kiến thức về kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội...
- Kiến thức về đời sống xã hội, hiện tượng đời sống, vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học qua các tài liệu tham khảo và hướng dẫn giảng dạy dành cho giáo viên và học sinh.
- Các đề thi Đại học, THPT Quốc gia trong các năm gần đây.
- Phân loại các dạng đề nghị luận xã hội theo cấu trúc đề thi Đại học trong những năm gần đây.
- Tổ chức hệ thống kiến thức cơ bản, ôn luyện và hướng dẫn làm một số dạng đề thường gặp trong các kỳ thi Đại học, kỳ thi THPT Quốc gia.
- Vận dụng phương pháp đàm thoại, tổ chức, hướng dẫn học sinh cách làm các dạng đề.
- Trong quá trình ôn thi GV có thể đọc một số đoạn văn mẫu, bài văn mẫu cho HS tham khảo.
Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn ngữ văn 12, Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn ngữ văn phần 2: cách làm văn nghị luận xã hội 12 phần II: Nghị luận xã hội được trình bày theo bố cục: phần 1: vài nét về văn nghị luận; phần 2: những kiến thức cơ bản về nghị luận xã hội; phần 3:một số chủ đề và bài viết tham khảo. Tài liệu được biên soạn bởi thầy giáo Nguyễn Hữu Bản- Trường THPT Xín Mần – Hà Giang và được soạn dưới dạng word gồm 66 trang. Các bạn tải về ở link dưới.
Tài liệu ôn luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn Phần hai:Nghị luận xã hội
PHẦN I: VÀI NÉT VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
1. CÁC LOẠI VĂN NGHỊ LUẬN:
Văn nghị luận là một thể loại có có truyền thống lâu đời, có giá trị và tác dụng hết sức to lớn trong trường kì lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Căn cứ vào đối tượng nghị luận (đề tài), có thể chia văn nghị luận thành 2 loại chính:
a. Nghị luận văn học: Bàn về các vấn đề văn chương - nghệ thuật như một tác phẩm hoặc đoạn trích tác phẩm văn học, một vấn đề lí luận văn học, một nhận định văn học sử¼Tiêu biểu là các văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc của Phạm Văn Đồng, Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh¼
b. Nghị luận xã hội: Bàn về các vấn đề xã hội - chính trị như một tư tưởng đạo lí, một lối sống, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực của đời sống, một vấn đề thiên nhiên, môi trường¼ Loại này thường có 3 kiểu bài nghị luận xã hội mà học sinh THPT phải học và thi trong chương trình: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí, nghị luận về một hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
2. ĐIỂM GIỐNG NHAU GIỮA CÁC LOẠI VĂN NGHỊ LUẬN
a. Mục đích
- Đều nhằm phát biểu trực tiếp tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm của người viết.
- Đều nhằm tác động đến nhận thức và tình cảm của người đọc, người nghe, từ đó thuyết phục người đọc người nghe tin và hành động theo quan điểm mà người viết đã thể hiện.
b. Đặc trưng
Đặc trưng cơ bản của văn nghị luận - và cũng là sức hấp dẫn chủ yếu của loại văn này là: lập luận thống nhất, chặt chẽ; lí lẽ sắc sảo, thông minh; dẫn chứng chính xác, chân thực, giàu sức thuyết phục.
c. Sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm
Văn nghị luận nói chung là sản phẩm của tư duy lô gích, suy lí,.. vì thế ý tứ phải rõ ràng, lập luận phải chặt chẽ, văn phong phải sáng sủa, bảo đảm độ chính xác, giàu sức thuyết phục,... Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là văn nghị luận chỉ trình bày vấn đề một cách khô khan, trừu tượng, từ chối mọi cảm xúc và hình ảnh. Trái lại muốn tăng thêm sức thuyết phục, bên cạnh việc "gõ" vào lí trí, bài văn nghị luận cần tác động mạnh mẽ vào tình cảm của người đọc. Muốn thế người viết văn nghị luận cần phải có tình cảm, cảm xúc cao độ. Ngôn ngữ văn nghị luận cũng cần phải hấp dẫn, lôi cuốn bằng các từ ngữ giàu hình ảnh và có sức biểu cảm cao.
PHẦN II: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I. Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề
- Kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, kiến thức về kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội...
- Kiến thức về đời sống xã hội, hiện tượng đời sống, vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học qua các tài liệu tham khảo và hướng dẫn giảng dạy dành cho giáo viên và học sinh.
- Các đề thi Đại học, THPT Quốc gia trong các năm gần đây.
- II. Hệ thống các dạng đề nghị luận xã hội
- - Nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
- - Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- - Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
- Phân loại các dạng đề nghị luận xã hội theo cấu trúc đề thi Đại học trong những năm gần đây.
- Tổ chức hệ thống kiến thức cơ bản, ôn luyện và hướng dẫn làm một số dạng đề thường gặp trong các kỳ thi Đại học, kỳ thi THPT Quốc gia.
- Vận dụng phương pháp đàm thoại, tổ chức, hướng dẫn học sinh cách làm các dạng đề.
- Trong quá trình ôn thi GV có thể đọc một số đoạn văn mẫu, bài văn mẫu cho HS tham khảo.
- IV. Kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội.
- 1. Tìm hiểu chung về văn nghị luận xã hội
- - Tính chất của đề văn nghị luận xã hội: Đó là bài văn nghị luận mà chủ đề là một vấn đề thuộc phạm trù khoa học xã hội bao hàm nhiều lĩnh vực khác nhau như: đạo đức, văn hoá, giáo dục, lao động việc làm, chính trị, tai tệ nạn xã hội…
- Những vấn đề xã hội được khai thác làm đề thi thường liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến thanh niên và nằm trong khả năng hiểu biết, khả năng xem xét đánh giá của thanh niên.
- 2. Các kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh khi làm bài văn nghị luận xã hội
- 2.1. Thu thập và tích lũy kiến thức về xã hội.
- 2.1.1.Nguồn kiến thức: Từ đời sống xã hội, qua internet, sách, đài, báo...
- 2.1.2. Cách thu thập kiến thức
- - Thu thập kiến thức, dẫn chứng theo chủ đề: lý tưởng, mục đích sống, tâm hồn, tính cách, quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, cách ứng xử; tai nạn giao thông, hiện tượng môi trường bị ô nhiễm, những tiêu cực trong thi cử, nạn bạo hành trong gia đình, phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi, cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, cuộc đấu tranh chống nạn phá rừng, những tấm gương người tốt việc tốt...).
- - Ghi chép kiến thức và dẫn chứng trong cuốn sổ tay văn học một cách ngắn gọn, đầy đủ, chính xác, có hệ thống.
- 2.2. Kỹ năng phân tích đề.
- - Đọc kỹ đề, gạch chân những từ ngữ quan trọng để:
- + Xác định nội dung nghị luận.
- + Xác định các thao tác nghị luận.
- + Xác định phạm vi kiến thức, dẫn chứng.
- 2.3. Kỹ năng lập ý, lập dàn ý (kỹ năng xác lập luận điểm, luận cứ).
- 2.3.1. Lập ý:
- - Căn cứ vào đề (cả phần chỉ dẫn) để xác lập luận điểm, luận cứ, luận chứng( xác lập ý lớn, ý nhỏ...).
- - Xác lập ý theo một trình tự khoa học, logic.
- 2.3.2. Lập dàn ý: