Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí lớp 10 được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 25 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất.Nhưng môi trường hiện nay như chúng ta đã biết nó đã và đang bị suy thoái, ô nhiễm một cách trầm trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau như núi lửa, bão cát... và do sự phát triển kinh tế -xã hội để đáp ứng cho nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của con người, con người chưa thật sự có ý thức cao về bảo vệ môi trường như khai thác tài nguyên cạn kiệt, xả rác bừa bãi...từ đó nó đã đem lại cho con người những thảm hoạ khôn lường như gây hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu toàn cầu, trái đất nóng lên làm cho băng ở hai cực tan ra, gây ra thiên tai và những căn bệnh hiểm nghèo, cướp đi biết bao sinh mạng của người dân vô tội trên trái đất này.
Thực trạng môi trường đang ngày càng trở thành vấn đề gay gắt của toàn nhân loại, khi con người đang ngày phải đối mặt với sự cạn kiệt của tài nguyên và ô nhiễm môi trường trên khắp địa cầu cùng song hành với sự phát triển kinh tế.
Sản xuất vẫn không ngừng phát triển tăng trưởng nhanh trong khi phải chú ý đến việc giữ gìn hành tinh này để bàn giao nó cho thế hệ sau, bảo đảm một lợi ích cần thiết và sự phát triển lâu dài của mọi thế hệ. Đó cũng chính là thông điệp chung cho tất cả mọi người trên thế giới.
Nhằm định hướng cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ. Bộ Giaó Dục & Đào Tạo xây dựng và đưa vào giảng dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học, trong đó có môn Địa lí ở các cấp học.
Thực tế trong những năm giảng dạy tại trường THPH Thống Nhất B, bản thân tôi luôn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, hình thành các phương pháp dạy học tích cực, tự giác học tập, chủ động khai thác kiến thức, chiếm lĩnh tri thức bài học. Bản thân tôi luôn lồng ghép tích hợp các kiến thức cơ bản bài học với việc giáo dục môi trường trong môn Địa lí.
Tôi luôn trăn trở với suy nghĩ làm thế nào cho môi trường sống của chúng ta được trong sạch và lành mạnh hơn. Nên tôi đã viết đề tài “Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí lớp 10” áp dụng vào việc giảng dạy của mình để giáo dục thế hệ trẻ ngày nay có ý thức hơn và góp một phần công sức của mình vào việc bảo vệ môi trường hiện nay và mai sau.
PHẦN MỞ ĐẦU.
Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất.Nhưng môi trường hiện nay như chúng ta đã biết nó đã và đang bị suy thoái, ô nhiễm một cách trầm trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau như núi lửa, bão cát... và do sự phát triển kinh tế -xã hội để đáp ứng cho nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của con người, con người chưa thật sự có ý thức cao về bảo vệ môi trường như khai thác tài nguyên cạn kiệt, xả rác bừa bãi...từ đó nó đã đem lại cho con người những thảm hoạ khôn lường như gây hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu toàn cầu, trái đất nóng lên làm cho băng ở hai cực tan ra, gây ra thiên tai và những căn bệnh hiểm nghèo, cướp đi biết bao sinh mạng của người dân vô tội trên trái đất này.
Thực trạng môi trường đang ngày càng trở thành vấn đề gay gắt của toàn nhân loại, khi con người đang ngày phải đối mặt với sự cạn kiệt của tài nguyên và ô nhiễm môi trường trên khắp địa cầu cùng song hành với sự phát triển kinh tế.
Sản xuất vẫn không ngừng phát triển tăng trưởng nhanh trong khi phải chú ý đến việc giữ gìn hành tinh này để bàn giao nó cho thế hệ sau, bảo đảm một lợi ích cần thiết và sự phát triển lâu dài của mọi thế hệ. Đó cũng chính là thông điệp chung cho tất cả mọi người trên thế giới.
Nhằm định hướng cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ. Bộ Giaó Dục & Đào Tạo xây dựng và đưa vào giảng dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học, trong đó có môn Địa lí ở các cấp học.
Thực tế trong những năm giảng dạy tại trường THPH Thống Nhất B, bản thân tôi luôn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, hình thành các phương pháp dạy học tích cực, tự giác học tập, chủ động khai thác kiến thức, chiếm lĩnh tri thức bài học. Bản thân tôi luôn lồng ghép tích hợp các kiến thức cơ bản bài học với việc giáo dục môi trường trong môn Địa lí.
Tôi luôn trăn trở với suy nghĩ làm thế nào cho môi trường sống của chúng ta được trong sạch và lành mạnh hơn. Nên tôi đã viết đề tài “Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy địa lí lớp 10” áp dụng vào việc giảng dạy của mình để giáo dục thế hệ trẻ ngày nay có ý thức hơn và góp một phần công sức của mình vào việc bảo vệ môi trường hiện nay và mai sau.