Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 38

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,910
Điểm
113
tác giả
TOP 2 Sáng kiến kinh nghiệm môn hóa học 8 được soạn dưới dạng file word gồm 2 FILE trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
TÊN GIẢI PHÁP: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG CÁC TIẾT LUYỆN TẬP MÔN HÓA HỌC 8

PHẦN I. LÍ DO CHỌN BIỆN PHÁP

Hoá học là môn khoa học thực nghiệm có nhiều ứng dụng trong thực tế cuộc sống. Nhờ Hóa học, học sinh nhận thức được các kiến thức xung quanh mình, giúp các em phát triển tư duy logic, phát huy tính năng động, sáng tạo, phong cách làm việc khoa học. Ngoài ra còn góp phần rèn luyện cho học sinh phương pháp suy luận, tổng hợp giải quyết vấn đề, phát triển trí thông minh, linh hoạt xử lí nhiều vấn đề đặt ra, tạo cho các em tính cần cù, sáng tạo, yêu thích say mê nghiên cứu khoa học.

Để góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Hoá học ở trường THCS, tôi chọn biện pháp về “Phát huy tính tích cực của học sinh trong các tiết luyện tập môn Hóa học 8 ” nhằm giúp học sinh dễ nắm bắt kiến thức, biết vận dụng kiến thức để giải bài tập một cách thành thạo, giải thích các hiện tượng trong thực tiễn.

PHẦN II. CÁCH THỨC THỰC HIỆN

Để dạy tốt giờ luyện tập thì giáo viên phải xác định rõ mục tiêu của bài. Trên cơ sở mục tiêu của từng bài đã được xây dựng trong sách, tôi nhận thấy một giờ luyện tập cần đạt được các mục tiêu khái quát sau:

- Củng cố, phát triển kiến thức cũ, phát triển tư duy phân tích khái quát, so sánh, tổng hợp.

- Rèn kỹ năng hoạt động, vận dụng kiến thức.

- Khơi nguồn kiến thức mới cho bài sau.

- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, niềm tin vào khoa học.

Như vậy để đạt được mục tiêu trên ta phải xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức cụ thể cho một giờ luyện tập. Tức phải trả lời được câu hỏi: Luyện cái gì? Bằng cách nào? Hình thức tổ chức ra sao?

Để thực hiện tốt tiết luyện tập cần thực hiện theo 4 bước như sau:

- Giáo viên nêu yêu cầu, tóm tắt nội dung và phương pháp làm việc ở bài luyện tập một cách cụ thể.

- Học sinh tiến hành thực hiện 2 nhiệm vụ:

+ Trả lời câu hỏi, làm bài tập, làm thí nghiệm… để rút ra kiến thức cần nhớ.

+ Tự làm tại lớp một số bài tập điển hình ở phần bài tập sgk.

- Giáo viên hoàn thiện, bổ sung hoặc có những gợi ý và hướng dẫn cần thiết.

- Giáo viên giao phần bài tập còn lại để học sinh thực hiện ở nhà.

a. Phần khởi động.

Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi tình huống liên quan đến kiến thức đã học trong chương hoặc có thể cho học sinh chơi trò chơi ô chữ để cũng cố các kiến thức đã học….

b. Dạy phần kiến thức cần nhớ:

Phần kiến thức cần nhớ là rất quan trọng, vì nội dung kiến thức cần nhớ của bài luyện tập trong SGK là cái đích mà học sinh cần hoạt động để đạt tới, chứ không phải là điều để giáo viên thông báo hoặc nhắc lại cho học sinh. Hơn nữa qua phần kiến thức cần nhớ để học sinh tự củng cố và khắc sâu thêm kiến thức; từ đó vận dụng kiến thức để tự giải các dạng bài tập ở một chương hay một phần nào đó một cách tích cực và sáng tạo.

* Phương pháp sử dụng câu hỏi và bài tập: Dùng câu hỏi và bài tập để dạy phần kiến thức cần nhớ theo trình tự 4 bước sau đây:

- Giáo viên nêu vấn đề cần nhận thức.

- Giáo viên đưa ra các bài tập.

- Học sinh giải các bài tập.

- Học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức.

* Phương pháp sử dụng thí nghiệm

Thí nghiệm được sử dụng để giúp học sinh thực hành, làm thí nghiệm củng cố
1716289836330.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn--- skkn LỚP 8 môn hóa.zip
    228.6 KB · Lượt xem: 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Thống kê

Chủ đề
36,902
Bài viết
38,364
Thành viên
144,976
Thành viên mới nhất
huyen.tranthuong
Top