Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,009
Điểm
113
tác giả
TUYỂN TẬP 11 Đề thi học kì 2 lớp 7 địa lý, lịch sử CÓ ĐÁP ÁN NĂM 2022 - 2023 được soạn dưới dạng file word gồm 11 FILE trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

Chủ đề (nội dung, chương)/Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400 – 1407- HS biết được vị vua cuối cùng của triều đại nhà Trần
- HS liệt kê được các lĩnh vực cải cách của Hồ Qúy Ly
- HS hiểu được những hạn chế trong các cải cách của Hồ Qúy Ly
HS giải thích được nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ
25%TSĐ=2,5điểmTN:2câu:1điểmTN: 1câu:0,5điểm
TL: 1 câu: 1 điểm
Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 -1427)- HS nêu được tên các chiến thắng tiêu biểu của khởi nghĩa Lam Sơn
- Biết được lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- HS trình bày được hoàn cảnh Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa
- HS lý giải được nguyên nhân Nguyễn Chích đề nghị chuyển quân vào Nghệ An
HS đánh giá được những công lao của Lê Lợi trong khởi nghĩa Lam Sơn
45%TSĐ=4,5điểm​
TN: 2câu:1điểm
TL: ½ câu: 1 điểm
TN:1câu:0,5 điểm
TL:1/2câu: 2 điểm​
Thiên nhiên Trung và Nam MỹHọc sinh biết các yếu tố tựinhiên khu vực Trung và Nam Mỹ
5%TSĐ=0,5điểmTN:1câu:0,5 điểm
Đặc điểm dân cư Trung và Nam Mỹ,vấn đề đô thị hóa, văn hóa ở mỹ la tinhBiết các vấn đề đô thị hóa ở Trung và Nam MỹTrình bày các vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dônHọc sinh đề ra được các biện pháp bảo vệ rừng tại Việt Nam
25%TSĐ=2,5điểmTN:1câu:0,5 điểmTL: ½ câu: 1 điểmTL: ½ câu: 1 điểm
TSĐ 10
Tổng số câu 10
4điểm=40%TSĐ
3điểm=30%TSĐ
2điểm=20%TSĐ
1điểm=10%TSĐ
BẢNG MA TRẬN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC KÌ II MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ 7













ĐỀ THAM KHẢO

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II- NĂM HỌC 2022 – 2023

MÔN: LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ – LỚP: 7


Thời gian làm bài: 60 phút




I. TRẮC NGHIỆM: 4 điểm


Chọn câu trả lời đúng nhất (mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm)

Câu 1. Vị vua cuối cùng của triều đại nhà Trần là

A. Trần Cảnh C. Trần Thánh Tông

B. Trần Quốc Tuấn D. Trần Thiếu Đế

Câu 2. Hồ Qúy Ly tiến hành cải cách trong những lĩnh vực nào?

A. Chính trị, văn hóa, quân sự - quốc phòng

B. Kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hóa

C. Ngoại giao

D. Chính trị - hành chính, văn hóa – giáo dục, kinh tế - xã hội, quân sự - quốc phòng

Câu 3: Những hạn chế trong cải cách của Hồ Qúy Ly là

A. thực hiện còn tốn kém ngân sách quốc gia

B. làm xã hội thêm rối ren

C. cải cách chưa triệt để như chính sách hạn nô..., nhiều chính sách chưa phù hợp vào thời điểm đó như phát hành tiền giấy

D. các cải chỉ đem lại quyền lợi cho quý tộc nhà Hồ

Câu 4: Các chiến thắng tiêu biểu của khởi nghĩa Lam Sơn là

A. Rạch Gầm – Xoài Mút C. Tốt Động – Chúc Động và Chi Lăng – Xương Giang

B. Ngọc Hồi – Đống Đa D. Bạch Đằng

Câu 5: Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

A. Nguyễn Chích B. Lê Lai C. Lê Lợi D. Nguyễn Trãi

Câu 6: Vì sao Nguyễn Chích đề nghị chuyển quân vào Nghệ An?

A. Vì ở Nghệ An không có quân Minh

B. Vì Nghệ An có nhiều lương thực

C. Nghệ An gần Thăng Long nên có thể chiếm lại kinh thành nhanh hơn

D. Vì Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng, người đông….

Câu 7:Vể mặt tự nhiên phía tây khu vực Trung và Nam Mỹ là :

A. dãy núi cooc-đi-e B. dãy núi capca C. dãy núi Anđet D. dãy núi Apalat

Câu 8: Vấn đề đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ mang tính chất:

A. ngoại vi B. đô thị hoá nông thôn C. tự phát D. đầu tư và phát triển

II. TỰ LUẬN: 6 điểm

Câu 9
. (4 điểm). Dựa vào kiến thức đã học kết hợp với hiểu biết của bản thân. Em hãy:

a/ Giải thích nguyên nhân thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh? (1 điểm)

b/ Trình bày hoàn cảnh Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa? (1 điểm)
c/ Đánh giá công lao của Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? (2 điểm)

Câu 10.(2 điểm) Bằng kiến thức đã học hãy trình bày vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn. Từ đó đề ra các biệp pháp bảo vệ rừng ở Việt Nam nước ta ?



----------------------HẾT--------------------------







HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM



I. TRẮC NGHIỆM: 4 điểm

( mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm)

Câu
1​
2​
3​
4​
5​
6​
7​
8​
Đáp án
D​
D​
C​
C​
C​
D​
C​
C​


II. TỰ LUẬN: 6 điểm


Câu​
Nội dung​
Điểm​
Câu 9:
(4 điểm)​
a/ Nguyên nhân thất bại của nhà Hồ:
- Những chính sách của nhà Hồ không được nhân dân ủng hộ
- Nhà Hồ không đề ra được đường lối kháng chiến đúng đắn, quá chú trọng xây dựng phòng tuyến quân sự và lực lượng quân đội chính quy
b/ Hoàn cảnh Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa:
- Cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại
- Quân Minh tiến hành xây dựng bộ máy cai trị, thẳng tay đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân
c/ Công Lao của Lê Lợi trog cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là:
- Là người tạo dựng nên cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Lãnh đạo nhân dân đánh tan cuộc xâm lược của nhà Minh
- Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn sáng tạo góp phần làm nên chiến thắng của nghĩa quân
- Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh, mở ra kỉ nguyên độc lập cho dân tộc

0,5
0,5


0,5
0,5


0,5
0,5
0,5

0,5
Câu 10:
(2 điểm)
-Diện tích rừng A-ma-dôn ở Bra-xin giai đoạn 1970 - 2019 liên tục giảm. Năm 1970, diện tích rừng là 4 triệu km2, năm 2019 giảm còn 3,39 triệu km2, diện tích rừng mất đi là 0,61 triệu km2.
-Nguyên nhân: Khai thác rừng lấy gỗ, lấy đất canh tác, khai thác khoáng sản, làm đường giao thông và cháy rừng (tự nhiên hoặc do con người).
- Một số biện pháp bảo vệ rừng A-ma-dôn: Tăng cường giám sát các hoạt động khai thác rừng, trồng phục hồi rừng, tuyên truyền và đẩy mạnh vai trò của người dân bản địa trong việc bảo vệ rừng.
- Liên hệ : Cấm chặt phá rừng, hạn chế khai thác gỗ, trồng rừng mới,…

0,5đ

0,5đ


0,5đ

0,5đ


MA TRẬN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2022-2023

  • PHÂN MÔN: LỊCH SỬ- ĐỊA LÝ – LỚP 7


Chủ đề /Mức độ nhận thức
Nhận biết
(40%)
Thông hiểu
(30%)
Vận dụng (30%)
Cấp độ thấp
(20%)
Cấp độ cao
(10%)
1. Việt Nam từ thế kỉ XIII đến đầu thế kỉ XV: thời Trần, HồBiết được những nét chính về tình hình chính trị thời Trần.
Mô tả được sự thành lập nhà Trần.
Đánh giá vai trò của Trần Quốc Tuấn trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên.
Số câu: 3
Số điểm:3
Tỉ lệ: 30%
TN:1 câu
0,5 đ
5%
TN:1 câu
0,5 đ
5%
TL:1 câu
2 đ
20%
2. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)Trình bày được một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.


Số câu: 2
Số điểm: 2,5
Tỉ lệ: 25%
TL:1 câu, TN: 1 câu
2,5 đ
25%
3. Việt Nam thời Lê sơ (1428 - 1527)- Nhận biết được tình hình kinh tế thời Lê sơ.
- Hiểu được sự quyết tâm của nhà Lê sơ trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Số câu: 2
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
TL:1 câu, TN: 1 câu
1,5đ
15%
4. Bài 18.Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-Ma-Dôn
Biết rừng A-ma-dôn nằm ở những nước nào.




Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
TN:1câu
0,5 đ
5%
5. Bài 22. Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam cựcBiết được châu lục nào lạnh nhất trên Trái Đất.
Chứng minh châu Nam Cực có vị trí đặc biệt.
Số câu: 2
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
TN:1 câu
0,5 đ
5%
TL:1 câu
1 đ
10%
6. Bài 23. Thiên nhiên châu Nam cực
Đặc điểm nổi bật của địa hình bề mặt châu Nam Cực.​
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
TL:1 câu
1 đ
10%
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu: 5
Số điểm: 4
Tỉ lệ 40%
Số câu: 4
Số điểm: 3
Tỉ lệ 30%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ 20%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ 10%












































ĐỀ THAM KHẢO

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II- NĂM HỌC 2022 – 2023

MÔN: LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ – LỚP: 7


Thời gian làm bài: 60 phút



I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Chọn đáp án đúng nhất, mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm

Câu 1:
Ý nào dưới đây không phản ánh bối cảnh thành lập nhà Trần đầu thế kỉ XII?

A. Cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu.

B. Thế lực họ Trần ngày càng lớn mạnh trong triều đình.

C. Lý Chiêu Hoàng kết hôn với Trần Cảnh và nhường ngôi cho chồng.

D. Vua Lê Long Đĩnh mất, các nhà sư và đại thần trong triều đã suy tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua.

Câu 2: Chủ trương “binh lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông” để xây dựng và phát triển quân đội được thực hiên dưới triều đại nào ở nước ta?

A. Nhà Hồ. B. Nhà Lý.

C. Nhà Đinh. D. Nhà Trần.

Câu 3: Ai là người đã đóng giả làm Lê Lợi để nhử địch, cứu chủ tướng khỏi bị truy sát, giải vây cho cuộc khởi nghĩa?

A. Lê Lai. B. Lê Hoàn

C. Lý Thường Kiệt. D. Trần Quốc Tuấn.

Câu 4: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ?..... Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di”. Lời căn dặn trên của vua Lê Thánh Tông dành cho Thái bảo Lê Cảnh Huy phản ánh điều gì?

A. Chính sách đại đoàn kết dân tộc của nhà Lê sơ.

B. Chính sách ngoại giao mềm dẻo của triều Lê sơ.

C. Chính sách khôi phục và phát triển nông nghiệp.

D. Ý chí cương quyết bảo vệ biên giới lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.

Câu 5: Bra-xin chiếm bao nhiêu % tỉ lệ diện tích rừng A-ma-dôn?

A. 3%. B. 7%. C. 13%. D. 60%.

Câu 6: Châu lục nào lạnh nhất trên Trái Đất?

A. Châu Á B. Châu Mỹ

C. Châu Nam Cực. D. Châu Đại Dương.

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Trình bày tóm tắt diễn biến trận Tốt Động – Chúc Động và Chi Lăng – Xương Giang trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)?

Câu 2: (1 điểm) Tình hình kinh tế thời Lê sơ có những điểm gì nổi bật?

Câu 3: (2 điểm) Từ kiến thức đã học, em hãy đánh giá vai trò của Trần Quốc Tuấn trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên.

Câu 4: (1 điểm) Vận dụng kiến thức đã học, hãy chứng minh châu Nam Cực có vị trí đặc biệt.

Câu 5: (1 điểm) Địa hình bề mặt châu Nam Cực có đặc điểm gì nổi bật?







HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM



I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm


Câu
1​
2​
3​
4​
5​
6​
Đáp án
D​
D​
A​
D​
D​
D​
II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(2 điểm)
Diễn biến trận Tốt Động – Chúc Động và Chi Lăng – Xương Giang trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427):
- Tháng 11/1426, Vương Thông chỉ huy viện binh kéo đến Đông Quan, mở cuộc tấn công đánh vào Cao Bộ (Chương Mỹ, Hà Nội). Nghĩa quân bố trí mai phục ở Tốt Động và Chúc Động.
- Quân Minh rơi vào trận địa, bị phục kích, tổn thất nặng nề. Nghĩa quân thừa thắng, vây hãm Đông Quan và giải phóng nhiều châu, huyện.
- Tháng 10/1427, vua Minh lệnh cho Liễu Thăng và Mộc Thạnh dẫn 15 vạn quân chia thành 2 ngả, tiến vào nước ta cứu viện cho Vương Thông.
- Tại Chi Lăng, quân Minh rơi vào trận địa phục kích của nghĩa quân, Liễu Thăng bị chém đầu. Số quân còn lại rút chạy về Xương Giang, cũng bị truy đuổi và tiêu diệt. Nghe tin Liễu Thăng tử trận, Mộc Thạnh vội vã cho quân rút về nước.


-0,5 điểm

-0,5 điểm

-0,5 điểm


-0,5 điểm
Câu 2
(1 điểm)
Tình hình kinh tế thời Lê sơ có những điểm nổi bật:
- Nông nghiệp: Nhà Lê Sơ ban hành nhiều chính sách tiến bộ. Nhờ vậy, nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển, đời sống nhân dân ổn định.
- Thủ công nghiệp: các làng nghề thủ công phát triển theo hướng chuyên nghiệp; triều đình còn lập ra Cục bách tác - chuyên việc đúc tiền, đúc vũ khí, đóng thuyền, may mũ áo cho vua quan…
+ Thương nghiệp: giao thương với nước ngoài tấp nập, nhưng thuyền bè các nước láng giềng qua lại buôn bán ở cửa khẩu được kiểm soát chặt chẽ. Những mặt hàng được thương nhân nước ngoài ưa chuộng là sành, sứ, vải, lụa, lâm sản quý.

-0,5 điểm
-

-0,25 điểm

-0,25 điểm
Câu 3
(2 điểm)
Đánh giá vai trò của Trần Quốc Tuấn trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên:
- Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần
- Đưa ra những chủ trương, kế sách đúng đắn, là điều kiện kiên quyết dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến.
- Khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”.
- Giải quyết những bất hòa trong vương triều Trần, tạo nên sự đoàn kết dân tộc.

-0,5 điểm
-0,5 điểm

-0,5 điểm

-0,5 điểm
Câu 5
(1 điểm)
Chứng minh châu Nam Cực có vị trí địa lí đặc biệt:
- Châu Nam Cực nằm hoàn toàn ở bán cầu Nam, đại bộ phận lãnh thổ nằm trong phạm vi của vòng cực Nam
- Châu Nam Cực nằm cách xa các châu lục khác, được bao bọc xung quanh bởi các biển và đại dương.

-0,5 điểm

-0,5 điểm​
Câu 6
(1 điểm)
Địa hình bề mặt châu Nam Cực có đặc điểm nổi bật:
- Gần như toàn bộ địa hình châu Nam Cực được bao phủ bởi lớp băng dày. Với lớp băng bao phủ đó, độ cao trung bình của bề mặt lục địa Nam Cực đạt tới 2040m, là lục địa cao nhất Địa Cầu.
- Lớp phủ băng làm cho bề mặt châu lục trở nên bằng phẳng, tạo thành các cao nguyên băng rộng lớn, có dạng như những chiếc khiên khổng lồ. Ở phần trung tâm địa hình cao, càng đi ra ngoài rìa càng thấp dần.

-0,5 điểm

-0,5 điểm


MA TRẬN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2022-2023

  • PHÂN MÔN: LỊCH SỬ- ĐỊA LÝ – LỚP 7


Chủ đề/
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009 - 1225)- Trình bày được sự thành lập nhà Lý.
- Trình bày cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) của Lý Thường Kiệt.
- Trình bày được sự thành lập nhà Lý. Đánh giá được sự kiện dời đô ra Đại La của Lý Công Uẩn.
- Mô tả được những nét chính về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, tôn giáo thời Lý.
- Giới thiệu được những thành tựu tiêu biểu về văn hoá, giáo dục thời Lý.
- Đánh giá được những nét độc đáo của cuộc kháng chiến chống Tống và vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 - 1077).
- Viết được cảm nhận của bản thân với một thành tựu thời kì văn hóa thời Lý.
2. Việt Nam từ thế kỉ XIII đến đầu thế kỉ XV : thời Trần, Hồ
- Trình bày được những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội thời Trần.
- Nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hoá- Giáo dục- KHKT thời Trần.
Mô tả được sự thành lập nhà Trần.
Phân tích được nguyên nhân thắng lợi, nêu được ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên, nhận thức được sâu sắc tinh thần đoàn kết và quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân Đại Việt.
Giới thiệu được một số nội dung chủ yếu trong cải cách của Hồ Quý Ly và nêu được tác động của những cải cách ấy đối với xã hội thời nhà Hồ.
Mô tả được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh.
- Lập được sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
- So sánh sự phát triển kinh tế thời Đường với thời Minh- Thanh.
Giải thích được nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược.
- Đánh giá được vai trò của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Trần: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, ...
3. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)- Trình bày được một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Giải thích được nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Đánh giá được vai trò của một số nhân vật tiêu biểu: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích, ...
4. Việt Nam thời Lê sơ (1428 - 1527)
Mô tả được sự thành lập nhà Lê sơ.
Nhận biết được tình hình kinh tế - xã hội thời Lê sơ.
Giới thiệu được sự phát triển văn hoá, GD và 1 số danh nhân văn hoá tiêu biểu thời Lê sơ.
- Biết cách sưu tầm tư liệu và trình bày được một số hiểu biết về một danh nhân văn hoá tiêu biểu thời Lê sơ (Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông….)
5. Bài 17. Đặc điểm dân cư Trung và Nam mỹ, vấn đề đô thị hóa, văn hóa Mỹ la tinh- Biết được nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mĩ.
-Đô thị hóa của Trung và Nam Mĩ có đặc điểm gì?
Tại sao có tên gọi Mỹ La tinh? Văn hóa nơi đây có đặc điểm gì?
-Đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ gây nên vấn đề nào?
Phân tích được bảng số liệu thống kê, nhận xét bảng số liệu, nhận định và rút ra nhận xét đặc điểm dân cư-xã hội Trung và Nam Mỹ.
Văn hóa Mỹ la tinh được
hình thành do có điều kiện gì

Đô thị hóa tự phát ở Trung và Nam Mỹ gây nên hậu quả như thế nào?
Lễ hội tiêu biểu cho văn hóa La tinh ở Trung và Nam Mỹ có tên là gì? ở quốc gia nào

Em hãy đánh giá 2 vai trò của các lễ hội ở Trung và Nam Mỹ
6. Bài 18.Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-Ma-DônCho biết rừng A-ma-dôn nằm ở đâu? Thuộc những nước nào?
-Rừng có đặc điểm gì? Vai trò ra sao?
Nước nào chiếm tỉ lệ lớn nhất, nhỏ nhất?
Trình bày được đặc điểm rừng A-ma-dôn
-Trình bày được thực trạng khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn
Giải pháp bảo vệ rừng
7. Bài 22. Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam cựcKể tên các biển và đại dương bao quanh châu Nam Cực.-Châu Nam Cực bao gồm những bộ phận nào?
Châu lục nào lạnh nhất trên Trái Đất?
-Đặc điểm vị trí địa lí và lịch sử khám phá châu lục
Tại sao Gấu trắng không thể ăn thịt chim cánh cụt?Vị trí địa lí ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của châu Nam Cực?Chứng minh châu Nam Cực có vị trí đặc biệt

Tìm hiểu về Hiệp ước Nam Cực 1959 viết 1 đoạn văn ngắn với thông điệp: Nam Cực vì hoà bình Thế giới.
8. Bài 23. Thiên nhiên châu nam cựcKể tên các động vật/thực vật sống ở châu Nam Cực?
-Kể tên các tài nguyên khoáng sản ở châu Nam Cực?
Khí hậu châu Nam Cực có đặc điểm gì nổi bật?-Tác động của việc tan băng ở châu Nam Cực?
Phân biệt được các đặc điểm không đúng với Châu
Nam Cực.
Độ cao trung bình của châu Nam Cực là bao nhiêu?-Bề mặt của châu Nam Cực chủ yếu là gì?
- Châu Nam Cực, khu vực nào mưa nhiều hơn cả?
Nếu biến đổi khí hậu xảy ra, thiên nhiên ở châu Nam Cực thay đổi như thế nào?

Giải thích được sự tan băng ở Châu Nam Cực sẽ
ảnh hưởng đến đời sống con người trên​
Trái Đất.


Theo tính toán của các nhà khoa học, đến cuối thế kỉ 21, nhiệt độ ở châu Nam Cực sẽ tăng lên bao nhiêu độ C?
TS Điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
40%30% 20%10%





















ĐỀ THAM KHẢO

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II- NĂM HỌC 2022 – 2023

MÔN: LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ – LỚP: 7


Thời gian làm bài: 60 phút



I/. PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3.0 ĐIỂM)


Câu 1/. (0.5 điểm) Nội dung sau đây cho thấy nhà Lý chú trọng đến việc phát triển giáo dục?

A. Quy định rõ ràng thể lệ, thời gian thi Hương, thi Hội, thi Đình.

B. Dựng bia ở Văn Miếu để vinh danh các vị Tiến sĩ.

C. Xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tổ chức khoa thi đầu tiên.

D. Quy định ba năm có một kì thi Hội, chọn Tiến sĩ.

Câu 2/. (0.5 điểm) Vị thầy thuốc được mệnh danh là Ông tổ thuốc Nam và là người đầu tiên xây dựng nền y học truyền thống Việt Nam là

A. Hải Thượng Lãn Ông.

B. Tuệ Tĩnh.

C. Tôn Thất Tùng.

D. Hồ Đắc Di.

Câu 3/. (0.5 điểm) Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa như thế nào?

A. Khôi phục nền độc lập, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.

B. Lật đổ ách thống trị của nhà Minh, bảo vệ vững chắc nền độc lập.

C. Mở ra thời kì phát triển mới của quốc gia Đại Việt – thời Tiền Lê.

D. Buộc nhà Minh phải lệ thuộc và thực hiện triều cống với Đại Việt.

Câu 4/. (0.5 điểm) Dân cư Trung và Nam Mỹ bao gồm?

A. Người Anh-điêng, người Âu, người Phi.

B. Người bản địa, người nhập cư, người lai.

C. Người Anh-điêng, người Âu.

D. Người Anh-điêng.

Câu 5/. (0.5 điểm) Vì sao châu Nam Cực được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất?

A. Nằm cách xa các châu lục khác.

B. Ít người sinh sống.

C. Kinh tế kém phát triển.

D. Không giao lưu với các châu lục khác.

Câu 6/. (0.5 điểm) Vì sao trên lục địa Nam Cực thực vật và động vật không thể tồn tại?

A. Khí hậu giá buốt, chỉ bớt lạnh vào mùa hè.

B. Khí hậu giá buốt, không có mưa.

C. Khí hậu giá buốt, mưa quanh năm.

D. Khí hậu giá buốt, băng phủ quanh năm.

II/. PHẦN II: TỰ LUẬN (7.0 ĐIỂM)

Câu 1/. (2.0 điểm) Giải thích nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? Vai trò của Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

Câu 2/. (1.0 điểm) Vì sao cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng?

Câu 3/. (2.0 điểm) Trình bày sự thành lập của nhà Trần?

Câu 4/. (2.0 điểm) Trình bày vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ tự nhiên rừng A-ma-dôn hiện nay? Nêu các giải pháp bảo vệ rừng A-ma-dôn?



----------------------------HẾT----------------------------



HƯỚNG DẪN LÀM BÀI - ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II- NĂM HỌC 2022 – 2023

MÔN: LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ – LỚP: 7


Thời gian làm bài: 60 phút



Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I/. Trắc nghiệm (3.0 điểm)1
C​
0.5
2
B​
0.5
3
A​
0.5
4
B​
0.5
5
A​
0.5
6
D​
0.5
II/. Tự luận (7.0 điểm)1*Nguyên nhân thắng lợi:
- Do tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc. Nhân dân và tướng sĩ đoàn kết một lòng, hăng hái tham gia, ủng hộ khởi nghĩa
- Lối chiến thuật đúng đắn của những người lãnh đạo khởi nghĩa Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã biết dựa vào dân đưa cuộc khởi nghĩa phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ giải phóng đất nước
*Vai trò của Lê Lợi:
-Tạo dựng nên cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
-Đánh tan Quân xâm lược Minh với đường lối và chiến thuật đúng đắn
-Đóng góp nhiều công sức vào cuộc khởi nghĩa.....
1.0






1.0
2Nguyên nhân thất bại:
- Những chính sách của nhà Hồ không được nhân dân ủng hộ
- Nhà Hồ không đề ra được đường lối kháng chiến đúng đắn, quá trú trọng xây dựng phòng tuyến quân sự và lực lượng quân đội chính quy.
1.0
3* Sự thành lập nhà Trần:
- Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu, phải dựa vào thế lực họ Trần trong triều duy trì quyền lực
- Năm 1224, vua Lý Huệ Tông xuất gia truyền ngôi cho Lý Chiêu Hoàng
- Dưới sự sắp xếp của Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng xuống chiếu truyền ngôi cho Trần Cảnh => Thời đại nhà Trần bắt đầu.
2.0

4*Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ tự nhiên rừng A-ma-dôn hiện nay:
- Rừng A-ma-dôn được khai thác và sử dụng để canh tác nông nghiệp, khai thác khoáng sản, lấy gỗ, làm đường giao thông và phát triển thủy điện. Vì vậy diện tích rừng đang bị mất dần.
- Năm 2016 rừng mất khoảng 3,4 triệu ha, năm 2020 mất khoảng 2,3 triệu ha rừng nguyên sinh. Hoạt động khai thác quá mức gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường và là nguyên nhân của biến đổi khí hậu.
- Năm 2019, các quốc gia trong khu vực đã kí kết hượp ước bảo vệ rừng A-ma-dôn với các biện pháp: hạn chế khai thác gỗ, trồng lại rừng, hỗ trợ kinh tế để bảo vệ rừng.
*Biện pháp bảo vệ rừng Amazon như:
-Hạn chế việc khai thác rừng, cấm phá rừng bừa bãi.
-Xử phạt nghiêm đối với những hành vi phá hoại rừng, đốt rừng, khai thác rừng trái phép
- Kêu gọi người dân chung tay bảo vệ rừng.
-Ở những khu vực rừng bị phá hủy, cần có chính sách trồng cây bổ sung, không để đất rừng trống.
-Xây dựng các khu dự trữ, bảo tồn thiên nhiên để bảo vệ các sinh vật rừng.
1.0










1.0


MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HKII. NH 2022 – 2023
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ – LỚP 7
Thời gian làm bài: 60 phút
Tên chủ đề
Biết
Hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Thấp
Cao
1.Việt Nam từ thế kỉ XIII đến đầu thế kỉ XV: thời Trần, Hồ
Giải thích được nguyên nhân thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhà Hồ.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ

1

20%
1

20%
2.Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)- Trình bày được một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
4

10%
4

10%
3. Việt Nam thời Lê sơ (1428 - 1527)
.

.​

Nhận biết được tình hình kinh tế nông nghiệp thời lê sơ.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1

10%
1
10%
4. Bài 17. Đặc điểm dân cư Trung và Nam mỹ, vấn đề đô thị hóa, văn hóa Mỹ la tinh- Biết được nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mĩ.- Đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ gây nên vấn đề nào

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2
0.5đ
5%
2
0.5đ
5%
4
10%
5. Bài 18. Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-Ma-Dôn
- Trình bày được đặc điểm rừng A-ma-dôn
Trình bày được thực trạng khai thác rừng A-ma-dôn​
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2
0.5đ
5%
1

10%
3
1.5đ
15%
6. Bài 22. Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam cực
- Biết các bộ phận, tên các biển và đại dương bao quanh châu Nam Cực.​
Chứng minh châu Nam Cực có vị trí đặc biệt
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2
0.5đ
5%
1

10%
3
1.5đ
15%
7. Bài 23. Thiên nhiên châu nam cực
Khí hậu châu Nam Cực có đặc điểm gì nổi bật​
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1

20%
1

20%
Tổng số câu :17
Tổng số điểm:10
Tỉ lệ:100%
Số câu: 8



Tỉ lệ:20 %​
Số câu: 1



Tỉ lệ: 20%​
Số câu:4



Tỉ lệ: 10%​
Số câu:2



Tỉ lệ: 20%​
Số câu:1



Tỉ lệ: 20%​
Số câu:1



Tỉ lệ:10 %​



10 điểm
100%​




ĐỀ KHAM KHẢO HỌC KỲ II. NĂM HỌC 2022-2023

MÔN: LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ 6


Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề)​



I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất.

Câu 1(0,25đ):
Kế hoạch giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa của nghĩa quân Lam Sơn do ai đưa ra?

A. Nguyễn Trãi. B. Lê Lợi.

C. Lê Lai. D. Nguyễn Chích.

Câu 2(0,25đ) : Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

A. Kết thúc chiến tranh và buộc nhà Minh bồi thường chiến tranh cho nước ta.

B. Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, mở ra thời kì phát triển của đất nước.

C. Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước với việc nhà Minh thần phục nước ta.

D. Đưa nước ta trở thành một cường quốc trong khu vực.

Câu 3(0,25đ): Hai trận đánh lớn nhất trong khởi nghĩa Lam Sơn là:

A. trận Hạ Hồi và trận Ngọc Hồi – Đống Đa.

B. trận Rạch Gầm – Xoài Mút và trận Bạch Đằng.

C. trận Tây Kết và trận Đông Bộ Đầu.

D. trận Tốt Động – Chúc Động và trận Chi Lăng – Xương Giang.

Câu 4(0,25đ): Nghĩa quân Lam Sơn phải rút lên núi Chí linh bao nhiêu lần?

A. 1 B. 2

C. 3 D. 4

Câu 5(0,25đ) : Dân cư Trung và Nam Mỹ bao gồm những thành phần nào?

A. Người bản địa và người nhập cư B. Người nhập cư và người lai

C. Người bản địa và người lai D. Người bản địa, người nhập cư và người lai

Câu 6 (0,25đ) Trung và Nam Mỹ số dân thành thị chiếm tỉ lệ bao nhiêu ?

A. 78% B. 60%

C. 80% D. 50%

Câu 7 (0,25đ): Một trong những nguyên nhân dẫn đến đô thị hóa tự phát ở khu vực Trung và Nam Mỹ là do đâu?

A. Quá trình cải cách ruộng đất không triệt để

B. Dân cư di dân từ các châu lục sang

C. Nền kinh tế phát triển nhanh

D. Cuộc khai thác thuộc địa

Câu 8 (0,25đ) : Tốc độ đô thị hóa nhanh ở Trung và Nam Mỹ là hệ quả của:

A. Tốc độ đô thị hóa kinh tế nhanh B. Trình độ đô thị hóa cao

C. Đô thị hóa tự phát D. Đô thị hóa có quy hoạch

Câu 9 (0,25đ): Châu Nam Cực được chia thành mấy bộ phận?

A. 2 bộ phận B. 4 bộ phận

C. 3 bộ phận D. 1 bộ phận

Câu 10 (0,25đ): Châu Nam Cực không tiếp giáp với đại dương nào?

A. Thái Bình Dương B. Ấn Độ Dương

C. Nam Đại Dương D. Bắc Băng Dương

Câu 11 (0,25đ): Diện tích rừng A-ma-dôn phần lớn tập trung ở quốc gia nào?

A. Bô-li-vi-a B. Cô-lôm-bi-a

C. Bra-xin D. Guy-a-na

Câu 12 (0,25đ); Rừng A-ma-dôn không có đặc điểm nào sau đây?

A. Đất đai màu mỡ B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc

C. Nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn D. Sinh vật nghèo nàn

II. TỰ LUẬN ( 7 ĐIỂM )

Câu 1 (2điểm)
: Nêu đặc điểm Khí hậu châu Nam Cực?

Câu 2 (1điểm): Chứng minh châu Nam Cực có vị trí đặc biệt?

Câu 3(1điểm): Trình bày thực trạng khai thác rừng A-ma-dôn?

Câu 4(1điểm): Nông nghiệp thời Lê Sơ có đặc điểm gì?

Câu 5: (2điểm): Giải thích nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược?

============== HẾT ==============



































































HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM



Câu
Nội dungĐiểm
I/TRẮC NGHIỆM (3đ)
Câu 1​
Câu 2​
Câu 3​
Câu 4​
Câu 5​
Câu 6​
D​
B​
D​
C​
D​
C​
Câu 7​
Câu 8​
Câu 9​
Câu 10​
Câu 11​
Câu 12​
A​
C​
A​
D​
C​
D​





II/ TỰ LUẬN:
(7đ)


1. - Được gọi là hoang mạc lạnh vì khí hậu giá buốt quanh năm.
- Nhiệt độ thấp không vượt quá 00C và kéo dài suốt năm. Càng vào sâu trong lục địa nhiệt độ càng khắc nghiệt. Biên độ nhiệt lớn.
- Lượng mưa thấp chỉ khoảng 166mm/năm. Mưa chủ yếu dưới dạng tuyết.
- Là nơi có nhiều gió bão nhất thế giới.
2. - Nằm hoàn toàn ở bán cầu Nam, đại bộ phận lãnh thổ nằm trong phạm vi của vòng cực Nam.
- Nằm tách biệt với các châu lục khác, bao bọc xung quanh bởi các biển và đại dương.
3. Thực trạng khai thác rừng A-ma-don:
+ Khai thác phục vụ các hoạt động kinh tế như nông nghiệp, lâm nghiệp, khai khoáng, giao thông vận tải, thủy điện…
+ Năm 2016, rừng A-ma-dôn mất khoảng 3,4 triệu ha, năm 2020 mất khoảng 2,3 triệu ha, gây hậu quả nghiêm trọng: suy giảm đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu.
4. - Ban hành chính sách quân điền
- Chia ruộng đất công cho thành viên trong làng xã
- Cấm giết trâu bò bừa bãi
- Một số chức quan được đặt: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ
5. - Do những chính sách của nhà Hồ không được nhân dân ủng hộ.
- Nhà Hồ không đề ra được đường lối kháng chiến đúng đắn, quá chú trọng xây dựng phòng tuyến quân sự và lực lượng quân đội chính quy.



MA TRẬN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2022-2023
  • PHÂN MÔN: LỊCH SỬ- ĐỊA LÝ – LỚP 7

Chủ đề/
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009 - 1225)- Trình bày được sự thành lập nhà Lý.
- Trình bày cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) của Lý Thường Kiệt.
- Trình bày được sự thành lập nhà Lý. Đánh giá được sự kiện dời đô ra Đại La của Lý Công Uẩn.
- Mô tả được những nét chính về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, tôn giáo thời Lý.
- Giới thiệu được những thành tựu tiêu biểu về văn hoá, giáo dục thời Lý.
- Đánh giá được những nét độc đáo của cuộc kháng chiến chống Tống và vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 - 1077).
- Viết được cảm nhận của bản thân với một thành tựu thời kì văn hóa thời Lý.
2. Việt Nam từ thế kỉ XIII đến đầu thế kỉ XV : thời Trần, Hồ
- Trình bày được những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội thời Trần.
- Nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hoá- Giáo dục- KHKT thời Trần.
Mô tả được sự thành lập nhà Trần.
Phân tích được nguyên nhân thắng lợi, nêu được ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên, nhận thức được sâu sắc tinh thần đoàn kết và quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân Đại Việt.
Giới thiệu được một số nội dung chủ yếu trong cải cách của Hồ Quý Ly và nêu được tác động của những cải cách ấy đối với xã hội thời nhà Hồ.
Mô tả được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh.
- Lập được sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
- So sánh sự phát triển kinh tế thời Đường với thời Minh- Thanh.
Giải thích được nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược.
- Đánh giá được vai trò của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Trần: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, ...
3. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)- Trình bày được một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Giải thích được nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Đánh giá được vai trò của một số nhân vật tiêu biểu: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích, ...
4. Việt Nam thời Lê sơ (1428 - 1527)
Mô tả được sự thành lập nhà Lê sơ.
Nhận biết được tình hình kinh tế - xã hội thời Lê sơ.
Giới thiệu được sự phát triển văn hoá, giáo dục và một số danh nhân văn hoá tiêu biểu thời Lê sơ.
- Biết cách sưu tầm tư liệu và trình bày được một số hiểu biết về một danh nhân văn hoá tiêu biểu thời Lê sơ (Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông….)
5. Bài 17. Đặc điểm dân cư Trung và Nam mỹ, vấn đề đô thị hóa, văn hóa Mỹ la tinh- Biết được nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mĩ.
-Đô thị hóa của Trung và Nam Mĩ có đặc điểm gì?
Tại sao có tên gọi Mỹ La tinh? Văn hóa nơi đây có đặc điểm gì?
-Đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ gây nên vấn đề nào?
Phân tích được bảng số liệu thống kê, nhận xét bảng số liệu, nhận định và rút ra nhận xét đặc điểm dân cư-xã hội Trung và Nam Mỹ.
Văn hóa Mỹ la tinh được
hình thành do có điều kiện gì

Đô thị hóa tự phát ở Trung và Nam Mỹ gây nên hậu quả như thế nào?
Lễ hội tiêu biểu cho văn hóa La tinh ở Trung và Nam Mỹ có tên là gì? ở quốc gia nào

Em hãy đánh giá 2 vai trò của các lễ hội ở Trung và Nam Mỹ
6. Bài 18.Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-Ma-DônCho biết rừng A-ma-dôn nằm ở đâu? Thuộc những nước nào?
-Rừng có đặc điểm gì? Vai trò ra sao?
Nước nào chiếm tỉ lệ lớn nhất, nhỏ nhất?
Trình bày được đặc điểm rừng A-ma-dôn
-Trình bày được thực trạng khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn
Giải pháp bảo vệ rừng
7. Bài 22. Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam cựcKể tên các biển và đại dương bao quanh châu Nam Cực.-Châu Nam Cực bao gồm những bộ phận nào?
Châu lục nào lạnh nhất trên Trái Đất?
-Đặc điểm vị trí địa lí và lịch sử khám phá châu lục
Tại sao Gấu trắng không thể ăn thịt chim cánh cụt?Vị trí địa lí ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của châu Nam Cực?Chứng minh châu Nam Cực có vị trí đặc biệt

Tìm hiểu về Hiệp ước Nam Cực 1959 viết 1 đoạn văn ngắn với thông điệp: Nam Cực vì hoà bình Thế giới.
8. Bài 23. Thiên nhiên châu nam cựcKể tên các động vật/thực vật sống ở châu Nam Cực?
-Kể tên các tài nguyên khoáng sản ở châu Nam Cực?
Khí hậu châu Nam Cực có đặc điểm gì nổi bật?-Tác động của việc tan băng ở châu Nam Cực?
Phân biệt được các đặc điểm không đúng với Châu
Nam Cực.
Độ cao trung bình của châu Nam Cực là bao nhiêu?-Bề mặt của châu Nam Cực chủ yếu là gì?
- Châu Nam Cực, khu vực nào mưa nhiều hơn cả?
Nếu biến đổi khí hậu xảy ra, thiên nhiên ở châu Nam Cực thay đổi như thế nào?

Giải thích được sự tan băng ở Châu Nam Cực sẽ
ảnh hưởng đến đời sống con người trên​
Trái Đất.


Theo tính toán của các nhà khoa học, đến cuối thế kỉ 21, nhiệt độ ở châu Nam Cực sẽ tăng lên bao nhiêu độ C?
TS Điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
40%30% 20%10%










ĐỀ THAM KHẢO
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II- NĂM HỌC 2022 – 2023
MÔN: LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ – LỚP: 7

Thời gian làm bài: 60 phút

I. Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm)

{ Em hãy chọn đáp án đúng nhất.
Câu 1: Để chuẩn bị chiến tranh lâu dài với quân Tống, sau khi mở cuộc tấn công vào đất Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì?
A. Cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.
B. Tạm thời hòa hoãn với quân Tống để củng cố lực lượng tronhg nước.
C. Đón địch, tiêu diệt lực lượng của địch ngay khi chúng vừa đặt chân đến.
D. Tấn công, đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của Cham-pa ở phía Nam.
Câu 2: Nhà Trần xây dựng và phát triển lực lượng quân đội theo chủ trương nào?
A. Binh lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông.
B. Binh lính cốt đông đảo, không cần tinh nhuệ.
C. Chỉ chú trọng trang bị các loại vũ khí hiện đại.
D. Chỉ chú trọng xây dựng và phát triển thủy quân.
Câu 3: Ai là người căn dặn các quan trong triều: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ”.
A. Lê Thái Tổ B. Lê Thánh Tông
C. Lê Nhân Tông D. Lê Hiển Tông
Câu 4: Gấu trắng không thể ăn thịt chim cánh cụt vì:
A. Chim cánh cụt bơi giỏi.
B. Chim cánh cụt có lớp mỡ dày.
C. Chim cánh cụt có bộ lông không thấm nước.
D. Gấu trắng ở Bắc Cực còn chim cánh cụt ở Nam Cực.
Câu 5: Phần lớn rừng nhiệt đới A-ma-dôn nằm ở quốc gia nào?
A. Braxin. B. Bô-li-vi-a.
C. Cô-lôm-bô. D. Pê - ru.
Câu 6: Tài nguyên khoáng sản chủ yếu ở châu Nam Cực là:
A. vàng, bạc, sắt. B. vàng, kim cương, sắt.
C. sắt, than đá, dầu khí. D. sắt, man-gan, dầu khí.

II. Phần tự luận: (7,0 điểm)
Câu 1:
(1,5 điểm) Phân tích nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thế kỉ XIII?
Câu 2: (2 điểm) Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Viết một đoạn văn ngắn kể về một người anh hùng dân tộc mà em có ấn tượng nhất trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Câu 3: (1,5 điểm) Trình bày đặc điểm cơ bản và vai trò của rừng A-ma-dôn?
Câu 4: (2 điểm) Giải thích vì sao lớp băng của Nam Cực ngày càng tan chảy nhiều hơn? Em hãy cho biết ảnh hưởng của sự tan băng đối với đời sống con người trên Trái Đất?



























HƯỚNG DẪN LÀM BÀI - ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II- NĂM HỌC 2022 – 2023
MÔN: LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ – LỚP: 7

Thời gian làm bài: 60 phút
Câu
Nội dung
Điểm
I. Trắc nghiệm.
1 -> 6
1 (0,5đ)​
2 (0,5đ)​
3 (0,5đ)​
4 (0,5đ)​
5 (0,5đ)​
6 (0,5đ)​
A​
A​
B​
D​
A​
C​


3,0
II. Tự luận
1* Phân tích nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
- Tinh thần yêu nước và đoàn kết toàn dân, trên dưới một lòng cùng tham gia chống giặc được thể hiện qua kế sách “vườn không nhà trống”, hội nghị Diên Hồng, Hội nghị Bình Than để bàn kế đánh giặc...Chính sách “trọng dân”, “khoan thử sức dân” đã gắn kết các tầng lớp nhân dân cùng đồng lòng chống giặc giữ nước.
- Nhà Trần đã đề ra kế sách đánh giặc đúng đắn, sáng tạo, biết phát huy truyền thống đánh giặc của cha ông "lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh", "tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu".
- Tài năng thao lược của các vua Trần cùng các danh tướng như Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư đặc biệt là Trần Quốc Tuấn, người tổng chỉ huy kháng chiến chống Mông – Nguyên lần 2 và 3 , người viết Binh thư yếu lược dạy binh lính, viết Hịch tướng sĩ động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ và người làm nên chiến thắng ở sông Bạch Đằng, kết thúc tham vọng xâm lược của đế chế Mông – Nguyên.

0,5

0,5

0,5​

2* Ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Khởi nghĩa đã lật đổ được ách thống trị tàn bạo của nhà Minh, mở ra thời kì phát triển mới của Đại Việt.
- Giải phóng dân tộc, kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh trên đất nước ta
- Mở ra một thời kỳ phát triển mới của quốc gia Đại Việt – thời Lê Sơ.
* Viết đoạn văn ngắn về một anh hùng dân tộc
- Học sinh có thể lựa chọn một trong những anh hùng dân tộc của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn như: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Lai ...
- Tùy học sinh lựa chọn nhân vật và cần nêu được các ý sau:
+ Tiểu sử nhân vật đó.
+ Đóng góp của nhân vật đó cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và cho đất nước.
+ Em học tập và noi gương nhân vật đó ở điểm nào.
0,5

0,25

0,25

0,5


0,5​
3- Đặc điểm cơ bản của rừng A-ma-dôn:
+ Diện tích: hơn 5,5 triệu km², là rừng nhiệt đới rộng nhất thế giới.
+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm. Sinh vật rất phong phú.
+ Rừng phát triển nhiều tầng: tầng vượt tán, tầng tán, tầng dưới tán và tầng thảm phủ.
+ Động vật gồm nhiều loài sống trên cây, trên mặt đất, dưới nước, các loài chim và rất nhiều côn trùng.
- Vai trò của rừng A-ma-dôn:
+ Là “lá phổi xanh” của Trái Đất, nguồn dự trữ sinh học quý giá của toàn cầu.
+ Là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải,…

0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25​
4- Lớp băng ở châu Nam cực ngày càng tan chảy nhiều hơn là do: sự gia tăng lượng khí thải làm tăng hiệu ứng nhà kính khiến trái đất nóng dần lên, băng ở Nam cực tan chảy.
- Băng tan làm cho mực nước các đại dương dâng lên, đe doạ cuộc sống của con người ở các đảo và những vùng đất thấp ven biển…
1
1​




1682003873609.png


PASS GIẢI NÉN: yopoVN.com

THẦY CÔ DOWNLOAD FILE TẠI MỤC ĐÍNH KÈM!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopovn.com--- ĐE THI LICH SU&DIALI-7-HK2-TK.zip
    346 KB · Lượt tải : 9
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bộ đề thi lịch sử lớp 7 học kì 1 bộ đề thi lịch sử lớp 7 học kì 2 bộ đề thi địa lý lớp 7 học kì 2 giải đề cương địa lý 7 giải đề cương địa lý 7 học kì 2 giải đề cương địa lý lớp 7 soạn đề cương địa 7 học kì 1 soạn đề cương địa 7 học kì 2 soạn đề cương địa lí lớp 7 trắc nghiệm địa 10 chương 7 trắc nghiệm địa 7 trắc nghiệm địa 7 bài 13 trắc nghiệm địa 7 bài 19 trắc nghiệm địa 7 bài 21 trắc nghiệm địa 7 bài 25 trắc nghiệm địa 7 bài 26 trắc nghiệm địa 7 bài 27 trắc nghiệm địa 7 bài 29 trắc nghiệm địa 7 bài 3 trắc nghiệm địa 7 bài 30 trắc nghiệm địa 7 châu phi trắc nghiệm địa 7 có đáp án trắc nghiệm địa 7 cuối học kì 1 trắc nghiệm địa 7 cuối kì 1 trắc nghiệm địa 7 ghk1 trắc nghiệm địa 7 giữa học kì 1 trắc nghiệm địa 7 giữa học kì 2 trắc nghiệm địa 7 giữa kì 1 trắc nghiệm địa 7 hk2 trắc nghiệm địa 7 hoang mạc trắc nghiệm địa 7 học kì 1 trắc nghiệm địa 7 học kì 2 trắc nghiệm địa lí 7 có đáp án trắc nghiệm địa lý 7 châu mĩ trắc nghiệm địa lý 7 cuối học kì 2 trắc nghiệm địa lý 7 giữa học kì 1 trắc nghiệm địa lý 7 học kì 1 trắc nghiệm địa lý giữa kì 1 lớp 7 trắc nghiệm địa lý lớp 7 giữa học kì 1 đề cương môn địa lớp 7 đề cương môn địa lớp 7 giữa học kì 1 đề cương môn địa lớp 7 giữa kì 1 đề cương môn địa lớp 7 học kì 1 đề cương môn địa lớp 7 học kì 2 đề cương môn địa lý 7 hk2 đề cương môn địa lý 7 kì 2 đề cương môn địa lý lớp 7 đề cương môn địa lý lớp 7 hk2 đề cương môn địa lý lớp 7 học kì 1 đề cương môn địa lý lớp 7 học kì 2 đề cương on học sinh giỏi địa 7 đề cương ôn tập giữa kì 1 địa 7 đề cương ôn tập giữa kì 2 địa 7 đề cương ôn tập giữa kì 2 địa lí 7 đề cương ôn tập hk1 địa 7 đề cương ôn tập học kì 2 môn địa 7 đề cương ôn tập môn địa lí lớp 7 hk2 đề cương ôn tập môn địa lý 7 hk1 đề cương ôn tập môn địa lý lớp 7 hk1 đề cương ôn tập môn địa lý lớp 7 hk2 đề cương ôn tập địa 7 giữa học kì 1 đề cương ôn tập địa 7 giữa kì 1 đề cương ôn tập địa 7 học kì 1 đề cương ôn tập địa 7 học kì 1 violet đề cương ôn tập địa 7 học kì 2 đề cương ôn tập địa 7 kì 2 đề cương ôn tập địa lí 7 kì ii đề cương ôn tập địa lớp 7 học kì 2 đề cương ôn tập địa lý 7 đề cương ôn tập địa lý 7 giữa kì 1 đề cương ôn tập địa lý 7 học kì 1 đề cương ôn tập địa lý 7 học kì 2 đề cương ôn thi môn địa lí lớp 7 hk2 đề cương ôn thi môn địa lý lớp 7 hk1 đề cương ôn thi địa lớp 7 học kì 2 đề cương ôn thi địa lý 7 hk1 đề cương ôn thi địa lý 7 hk2 đề cương ôn thi địa lý 7 học kì 1 đề cương thi địa lý lớp 7 học kì 2 đề cương địa 7 đề cương địa 7 cuối học kì 1 đề cương địa 7 giữa học kì 1 đề cương địa 7 giữa kì 2 đề cương địa 7 hk1 đề cương địa 7 hk2 đề cương địa 7 học kì 1 đề cương địa 7 học kì 2 đề cương địa 7 kì 1 đề cương địa 7 kì 2 đề cương địa lí 7 đề cương địa lí 7 học kì 1 violet đề cương địa lí lớp 7 đề cương địa lí lớp 7 học kì 1 đề cương địa lí lớp 7 học kì 2 đề cương địa lớp 7 học kì 1 đề cương địa lớp 7 học kì 2 đề cương địa lý 7 đề cương địa lý 7 cuối học kì 1 đề cương địa lý 7 cuối học kì 2 đề cương địa lý 7 cuối kì 2 đề cương địa lý 7 giữa học kì 1 đề cương địa lý 7 giữa học kì 2 đề cương địa lý 7 giữa kì 2 đề cương địa lý 7 học kì 1 đề cương địa lý 7 học kì 1 năm 2018 đề cương địa lý 7 học kì 1 năm 2019 đề cương địa lý 7 học kì 1 năm 2020 đề cương địa lý 7 học kì 2 đề cương địa lý 7 học kì 2 năm 2020 đề cương địa lý 7 kì 1 đề cương địa lý lớp 7 đề cương địa lý lớp 7 cuối học kì 1 đề cương địa lý lớp 7 cuối học kì 2 đề cương địa lý lớp 7 giữa học kì 1 đề cương địa lý lớp 7 giữa học kì 2 đề cương địa lý lớp 7 giữa kì 1 đề cương địa lý lớp 7 giữa kì 2 đề cương địa lý lớp 7 học kì 2 đề cương địa lý lớp 7 kì 2 đề thi 1 tiết địa 7 đề thi 15 phút lịch sử 7 đề thi 15 phút địa lớp 7 đề thi 15 phút địa lý 7 đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn địa đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn địa lý đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn địa lý đề thi giữa kì 1 môn địa lí 7 đề thi giữa kì 1 môn địa lớp 7 đề thi giữa kì 1 môn địa lý lớp 7 đề thi giữa kì 1 sử 7 trắc nghiệm đề thi giữa kì 1 sử 7 tự luận đề thi giữa kì 1 địa 7 đề thi giữa kì 1 địa 7 2020 đề thi giữa kì 1 địa 7 có đáp án đề thi giữa kì 1 địa 7 năm 2020 đề thi giữa kì 1 địa 7 trắc nghiệm đề thi giữa kì 2 địa 7 năm 2021 đề thi giữa kì môn địa 7 đề thi hk1 sử 7 đề thi hk1 địa 7 có đáp án đề thi học kì 1 lịch sử 7 năm 2019 đề thi học kì 1 sử 7 có ma trận đề thi học sinh giỏi lịch sử 7 đề thi học sinh giỏi lịch sử 7 cấp trường đề thi học sinh giỏi lịch sử 7 violet đề thi học sinh giỏi lịch sử lớp 7 đề thi học sinh giỏi môn lịch sử 7 đề thi học sinh giỏi sử 7 đề thi học sinh giỏi sử 7 cấp huyện đề thi học sinh giỏi địa 7 đề thi học sinh giỏi địa 7 cấp huyện đề thi hsg địa 7 cấp huyện violet đề thi khảo sát lịch sử lớp 7 đề thi khảo sát môn địa lớp 7 đề thi kiểm tra 15 phút sử 7 đề thi lịch sử 7 cuối học kì 1 đề thi lịch sử 7 cuối học kì 2 đề thi lịch sử 7 giữa học kì 1 đề thi lịch sử 7 giữa học kì 2 đề thi lịch sử 7 học kì 1 năm 2019 đề thi lịch sử 7 học kì ii đề thi lịch sử 7 kì 1 đề thi lịch sử lớp 7 năm 2021 đề thi môn lịch sử 7 đề thi môn lịch sử 7 giữa học kì 1 đề thi môn lịch sử 7 học kì 1 đề thi môn lịch sử 7 học kì 2 đề thi môn sử 7 đề thi môn sử lớp 7 giữa học kì 1 đề thi môn sử lớp 7 học kì 1 đề thi môn sử lớp 7 học kì 2 đề thi môn địa 7 đề thi môn địa 7 hk2 đề thi môn địa lớp 7 giữa học kì 1 đề thi môn địa lớp 7 cuối học kì 2 đề thi môn địa lớp 7 giữa học kì 2 đề thi môn địa lý 7 hk2 đề thi olympic lịch sử 7 đề thi olympic môn lịch sử 7 đề thi olympic sử 7 đề thi olympic sử lớp 7 đề thi olympic địa 7 đề thi sử 7 đề thi sử 7 cuối học kì 2 đề thi sử 7 cuối kì đề thi sử 7 cuối kì 2 đề thi sử 7 giữa học kì 1 đề thi sử 7 giữa học kì 2 đề thi sử 7 giữa kì 1 đề thi sử 7 giữa kì 2 đề thi sử 7 hk1 đề thi sử 7 hk2 đề thi sử 7 học kì 1 đề thi sử 7 học kì 1 có đáp án đề thi sử 7 học kì 2 đề thi sử 7 học kì ii đề thi sử 7 kì 1 đề thi sử 7 kì 2 đề thi sử lớp 7 đề thi sử lớp 7 cuối học kì 1 đề thi sử lớp 7 cuối học kì 2 đề thi sử lớp 7 cuối kì 1 đề thi sử lớp 7 giữa học kì 1 đề thi sử lớp 7 giữa học kì 2 đề thi sử lớp 7 giữa kì 1 đề thi sử lớp 7 giữa kì 2 đề thi sử lớp 7 học kì 1 đề thi sử lớp 7 học kì 1 năm 2020 đề thi sử lớp 7 học kì 2 năm 2021 đề thi sử lớp 7 kì 1 đề thi thử lịch sử 7 đề thi thử môn địa lớp 7 học kì 2 đề thi thử địa lớp 7 đề thi thử địa lý lớp 7 học kì 1 đề thi trắc nghiệm lịch sử 7 đề thi trắc nghiệm lịch sử 7 học kì 1 đề thi trắc nghiệm lịch sử 7 học kì 2 đề thi trắc nghiệm sử 7 đề thi trắc nghiệm sử 7 giữa kì 1 đề thi trắc nghiệm địa 7 học kì 2 đề thi địa 7 đề thi địa 7 cuối học kì 1 đề thi địa 7 cuối kì 2 đề thi địa 7 giữa học kì 1 đề thi địa 7 giữa học kì 1 online đề thi địa 7 giữa học kì 1 trắc nghiệm đề thi địa 7 giữa học kì 2 đề thi địa 7 giữa kì 1 đề thi địa 7 giữa kì 2 đề thi địa 7 hk2 đề thi địa 7 hk2 có đáp án đề thi địa 7 học kì 1 đề thi địa 7 học kì 2 đề thi địa 7 học kì 2 có đáp án đề thi địa 7 học kì 2 năm 2020 đề thi địa 7 kì 1 đề thi địa 7 kì 2 đề thi địa giữa kì 1 lớp 7 đề thi địa lớp 7 giữa học kì 1 đề thi địa lớp 7 hk2 đề thi địa lớp 7 học kì 1 năm 2021 đề thi địa lớp 7 học kì 2 năm 2021 đề thi địa lớp 7 kì 2 đề thi địa lớp 7 năm 2020 đề thi địa lớp 7 năm 2021 đề thi địa lý 7 cuối học kì 2 đề thi địa lý 7 giữa học kì 1 đề thi địa lý 7 học kì 1 đề thi địa lý 7 học kì 2 năm 2019 đề thi địa lý giữa học kì 1 lớp 7 đề thi địa lý lớp 7 1 tiết hk1 đề thi địa lý lớp 7 1 tiết hk2 đề thi địa lý lớp 7 giữa học kì 1 có đáp an đề thi địa lý lớp 7 năm 2021 đề trắc nghiệm địa lý 7 giữa học kì 1
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top