Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
ĐỀ THI TỔNG HỢP

yopoteam

Ban quản trị Team YOPO
Tham gia
29/1/21
Bài viết
191
Điểm
18
tác giả
TUYỂN TẬP 9 Đề thi học sinh giỏi lớp 8 cấp huyện môn toán, tiếng anh, ngữ văn, sử, địa, sinh .. CÓ ĐÁP ÁN NĂM 2023-2024 UPDATE được soạn dưới dạng file word gồm 9 file trang. Các bạn xem và tải đề thi học sinh giỏi lớp 8 cấp huyện về ở dưới.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO​

HUYỆN GIA VIỄN


(ĐỀ CHÍNH THỨC)
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 8
NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

(Đề này gồm 02 phần, 01 trang)


I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng nó hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm ra bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi khi lắng nghe, và chính Thượng Đế trên Thiên Đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại nhất.

(Trích Tiếng chim hót trong bụi mận gai – Collen M. Cullough).

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. (1,5 điểm) Những hình ảnh “chiếc gai nhọn” và “bài ca duy nhất, có một không hai” trong đoạn trích tượng trưng cho những điều gì trong cuộc sống của mỗi chúng ta?

Câu 3. (1,0 điểm) Nêu nội dung đoạn trích.

Câu 4. (1,0 điểm) Em hãy rút ra một bài học sâu sắc cho bản thân từ đoạn trích trên.

II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (16,0 điểm)

Câu 1.
(6,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của những khó khăn, thử thách trong cuộc sống của mỗi con người.

Câu 1. (10,0 điểm) Bàn về thơ, Đuy-blây có viết: “Thơ là người thư ký trung thành của những trái tim”. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.

-------------Hết-----------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:....................................
Chữ ký của giám thị 1:.............................
Số báo danh:............................................
Chữ ký của giám thị 2:............................



PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
....................................


HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 8
NĂM HỌC 2023-2024
Môn: Ngữ văn


Hướng dẫn chung

- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm.

- Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn.

- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm.



PHẦNCÂUNỘI DUNGĐIỂM
I1Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Tự sự0,5 điểm
2HS trình bày đúng mỗi ý cho 0,75 điểm
– Hình ảnh “chiếc gai nhọn” trong đoạn trích ẩn dụ cho: những khó khăn thử thách mà con người phải vượt qua trong cuộc sống.
– Hình ảnh “bài ca duy nhất, có một không hai” trong đoạn trích ẩn dụ cho: những thành quả tốt đẹp nhất mà con người có được khi vượt qua chông gai thử thách.
* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được.
1,5 điểm
3Nội dung đoạn trích: Kể về con chim đặc biệt chỉ hót một lần trong đời và thông điệp: con người hãy biết vượt lên những khó khăn thử thách để đạt được những điều tuyệt vời nhất.
* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được.
1,0 điểm
4– Học sinh trình bày quan điểm cá nhân, giải thích vì sao bài học đó khiến em tâm đắc.
– Có thể lựa chọn một trong các bài học sau:
+ Lý tưởng sống cao đẹp...
+ Sự nỗ lực…
+ Dám mạo hiểm…
+ Bài học về nghị lực sống....
+ Bài học về sự biết ơn, trân trọng thành quả lao động và những điều vô giá khác (độc lâp, tự do...) vì để có được những điều quý giá đó, loài người phải trả giá bằng công sức, thậm chí cả sinh mệnh của chính mình....
* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được.
1,0 điểm
II1a. Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của những khó khăn, thử thách trong cuộc sống của mỗi con người.
c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn:
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ, ý nghĩa của những khó khăn, thử thách trong cuộc sống của mỗi con người. Có thể theo hướng sau:
- Giải thích: Khó khăn, thử thách là những yếu tố gây cản trở đến việc thực hiện một công việc, một kế hoạch, một mục tiêu nào đó mà buộc con người ta phải vượt qua.
- Bàn luận, chứng minh: Ý nghĩa của những khó khăn, thử thách trong cuộc sống của mỗi con người.
+ Nếu xem khó khăn như một chướng ngại thì việc vượt qua chướng ngại ấy có nghĩa là bạn có cơ hội chứng tỏ được năng lực của mình.
+Khó khăn là một thách thức mà con người cần phải vượt qua nó để vươn tới ước mơ, khát vọng của mình.
+ Khó khăn, thử thách càng lớn thì thành công sẽ càng ngọt ngào.
+ Khó khăn, thử thách sẽ là cơ hội để con người rèn luyện ý chí nghị lực, lòng can đảm và niềm tin khi đương đầu với những thách thức của cuộc sống.
- Phê phán: những người gặp khó khăn, thử thách là nản lòng, chùn bước, không có ý chí vượt qua mọi gian nan, thách thức, dễ lùi bước, thỏa hiệp.
- Bài học nhận thức và hành động
+ Khó khăn, thử thách là điều không thể thiếu trong cuộc sống. Con người cần phải biết đương đầu và vượt qua thử thách thì mới có thể tồn tại, phát triển và hướng tới thành công.
+ Cần tôi rèn ý chí, nghị lực; luôn luôn rèn luyện để có sức mạnh cả về vật chất lẫn tinh thần; cần lạc quan và dũng cảm đối mặt với thử thách; biến khó khăn, thử thách thành cơ hội; cần dám nghĩ, dám làm và dám vượt qua những thử thách để thực hiện ước mơ và khát vọng.
d. Sáng tạo : Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp.
0,5 điểm








1,0 điểm


2,5 điểm











0,5 điểm


1,5 điểm
II2Yêu cầu:
a. Về kĩ năng:

- Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
- Xác định đúng vấn đề nghị luận: tiếng nói trái tim của Chính Hữu qua bài thơ “Đồng chí”.
- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp nhuần nhuyễn các lí lẽ, dẫn chứng.
b. Về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ “Đồng chí”, học sinh phân tích tác phẩm làm sáng tỏ nhận định đề yêu cầu. Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản sau:
1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận
- Trích dẫn ý kiến của Đuy-blây và giới hạn phạm vi dẫn chứng: tác phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu.
2. Thân bài
2.1. Giải thích

  • - "Thơ”: là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu.
  • - “Người thư kí trung thành“: ghi lại một cách đầy đủ, chính xác, chân thật.
  • - “Trái tim”: tâm tư, tình cảm, cảm xúc của người nghệ sĩ
2.2. Ý nghĩa
- Ý kiến của Đuy-blây khẳng định khả năng tái hiện tình cảm của thơ ca: thơ là sự thể hiện, giãi bày, bộc lộ một cách trung thành, chân thật những cung bậc tình cảm của người làm thơ cho chính mình và cho mọi người
- Qua người thư kí trung thành – thơ ca – người đọc hiểu được những xúc cảm của nhà thơ, lắng nghe được những nhịp đập trái tim của thi sĩ, từ đó mà cũng làm đẹp thêm, giàu thêm cho đời sống tình cảm của chính mình.
2.3. Vài nét về tác giả và tác phẩm:
+ Chính Hữu là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chốngPháp. Thơ ông hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh.
+ Bài thơ được sáng tác vào đầu năm 1948 khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra vô cùng ác liệt. Sau khi cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc, Chính Hữu bị ốm nặng được đưa về trạm quân y điều trị. Đơn vị cử một người đồng đội ở lại để chăm sóc ông. Cảm kích trước tấm lòng của người đồng đội đó, ông đã sáng tác bài thơ này. Bài thơ đã giúp người đọc hiểu thêm về một tình cảm cao đẹp - tình đồng chí và vẻ đẹp tâm hồn của những người lính bộ đội cụ Hồ.
2.4. Chứng minh: Bài thơ “Đồng chí” đã ghi lại một cách trung thành tiếng nói của trái tim nhà thơ Chính Hữu:
- Bài thơ Đồng chí đã ghi lại một cách trung thành tiếng nói của trái tim nhà thơ thấu hiểu những khó khăn, gian khổ, thiếu thốn của người lính trong giai đoạn đầu kháng chiến chống Pháp; ngợi ca vẻ đẹp của những người lính mộc mạc, giản dị mà giàu lòng yêu nước, có lí tưởng cao đẹp, dũng cảm, tâm hồn lãng mạn, giàu chất thơ… (dẫn chứng).
- Bài thơ là tiếng nói xuất phát từ trái tim, từ tấm lòng chân thật của nhà thơ đề cao, ca ngợi tình đồng chí sắt son, tha thiết, thiêng liêng, sâu nặng của những anh bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp (dẫn chứng).
- Thông qua bài thơ, người đọc cảm nhận được sâu sắc khát vọng hoà bình, ý chí quyết tâm chiến đấu để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Đó là tiếng nói, là khát vọng của một nhà thơ-người lính, tiếng nói của người trong cuộc vô cùng chân thành và giàu sức âm vang (dẫn chứng).
2.5 Đánh giá:
- Qua hệ thống hình ảnh giàu sức gợi, những câu thơ sóng đôi nhịp nhàng cân xứng, ngôn ngữ chọn lọc tinh tế, hàm nén, giọng điệu xúc động, thiết tha… bài thơ Đồng chí đã ghi lại một cách trung thành tiếng nói của trái tim nhà thơ với bao tình cảm chân thành, thiết tha, sâu nặng.
- Thông qua bài thơ, người đọc cũng đập cùng những nhịp đập thổn thức của trái tim nhà thơ, tìm thấy tiếng nói đồng điệu, đồng tình, đồng cảm mà làm giàu thêm cho đời sống tình cảm của chính mình: biết trân trọng những sự hi sinh của bao thế hệ cha anh đi trước, để biết sống xứng đáng hơn, có ích hơn.
- Thơ khởi phát từ lòng người. Một bài thơ xuất phát từ trái tim tha thiết yêu thương con người, yêu cuộc đời, ẩn chứa những tình cảm nhân văn cao đẹp sẽ có sức lan toả từ thế hệ này sang thế hệ khác, có khả năng vượt qua cả không gian lẫn thời gian để kết nối trái tim của mọi người, ở mọi thời…
3. Kết bài
- Khẳng định lại nhận định và sự thành công của tác phẩm.
- Bài học, liên hệ bản thân.

Lưu ý:
Dựa trên thang điểm, GV linh hoạt tính điểm tổng thể cả bài tập làm văn, và thưởng điểm cho bài có tính sáng tạo (Điểm thưởng sáng tạo không quá 1,0 điểm)













0,5 điểm



1,0 điểm







0,5 điểm








0,5 điểm












6,0 điểm

















1,0 điểm














0,5 điểm



1712680596577.png

THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn-- de thi hsg 8 tập 1.zip
    221 KB · Lượt xem: 0
  • yopo.vn-- de thi hsg 8 tập 2.zip
    916.4 KB · Lượt xem: 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Thống kê

Chủ đề
36,203
Bài viết
37,672
Thành viên
139,935
Thành viên mới nhất
Nguyễn Thúy 88

Thành viên Online

Top