Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,206
Điểm
113
tác giả
WORD + POWERPOINT GIỚI THIỆU SGK LỚP 9 CÁC MÔN NĂM 2024-2025 LINK DRIVE được soạn dưới dạng file word, ppt gồm CÁC LINKS trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
GIỚI THIỆU SÁCH GIÁO KHOA
LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 9 (PHẦN ĐỊA LÍ VÀ CHỦ ĐỀ CHUNG)
(BỘ SÁCH CÁNH DIỀU)

I. CẤU TRÚC SÁCH

1. Cấu trúc sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 9

Sách có Lời nói đầu, hướng tới bạn đọc là các em học sinh.

Cuốn sách bao gồm phần Lịch sử, phần Địa lí và Chủ đề chung.

Đối với phần Địa lí, cấu trúc gồm 3 chương; mỗi chương tương ứng với một chủ đề lớn, phù hợp với các chủ đề đã được xác định trong nội dung Chương trình 2018. Mỗi chương được cấu tạo gồm một số bài học, phần lớn các bài được thiết kế với thời lượng 1 đến 4 tiết, nhằm giúp giáo viên linh động trong quá trình dạy học. Cụ thể:

PHẦN ĐỊA LÍ (3 chương)

Chương 1. Địa lí dân cư Việt Nam

Chương 2. Địa lí các ngành kinh tế

Chương 3. Sự phân hoá lãnh thổ

CHỦ ĐỀ CHUNG (3 chủ đề)

Chủ đề 1. Đô thị: Lịch sử và hiện tại

Chủ đề 2. Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

Chủ đề 3. Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông

Cuối sách còn có Bảng giải thích thuật ngữ và Bảng tra cứu địa danh/tên riêng nước ngoài.

Bảng giải thích thuật ngữ: Giải nghĩa một số thuật ngữ khó đối với học sinh lớp 9.

Bảng tra cứu địa danh/ tên riêng nước ngoài: Địa danh là một phần quan trọng trong kiến thức cơ bản của Địa lí. Để giúp cho học sinh thuận tiện tra cứu trên internet nếu muốn tìm hiểu thêm, Bảng tra cứu địa danh nước ngoài gồm các cột: tên tiếng Việt (như trong SGK), tên tiếng Anh (như trong các từ điển địa danh, từ điển Wiki) và trang mà địa danh xuất hiện.

Cuối sách có Mục lục.

II. CẤU TRÚC BÀI HỌC TRONG SÁCH GIÁO KHOA​

Mỗi bài học đều có:

– Tên bài gồm số thứ tự và tên bài, thể hiện nội dung dạy học trong bài. Ví dụ, Bài 2. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư.

– Yêu cầu cần đạt: ở ngay dưới tên bài, viết dưới dạng “Học xong bài này, em sẽ: ...”

– Mở đầu: với mục đích là để khởi động, tạo các tình huống có vấn đề, các kiến thức cốt lõi và kĩ năng được viết khá ngắn gọn, lôi cuốn học sinh và cũng đa dạng tuỳ theo bài.

– Kiến thức mới: bao gồm phần chính văn, trình bày những nội dung cốt lõi của bài với kênh hình đa dạng, phong phú bên cạnh kênh chữ, bao gồm bản đồ, lược đồ, sơ đồ, biểu đồ, ảnh minh hoạ. Các hình đều được đánh số theo bài. Ví dụ, ở bài 2 sẽ có các hình 2.1, 2.2, 2.3,...

Ngoài ra, ở một số bài còn có ô “Em có biết?” để mở rộng hiểu biết của học sinh về một hiện tượng, đối tượng địa lí nào đó được nói đến trong bài hoặc liên hệ thực tế.

– Luyện tập và vận dụng: Phần này được đặt ở cuối bài, nhằm hệ thống hoá lại nội dung, củng cố kiến thức của bài học, rèn luyện kĩ năng và những tình huống vận dụng kiến thức vào học tập, cuộc sống.

III. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁCH​

1. Điểm mới quan trọng nhất của SGK Lịch sử và Địa lí 9 là chuyển từ việc tiếp cận
nội dung sang tiếp cận năng lực. Đây là xu hướng chung của thế giới và đang được triển khai ở
Việt Nam.

Thông qua các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực địa lí dân cư, địa lí kinh tế của Việt Nam cùng với việc sử dụng các tư liệu, hình ảnh và tình huống cụ thể ở Việt Nam, học sinh bước đầu hình thành được tình yêu quê hương đất nước, lòng nhân ái, chăm chỉ, trung thực và sống có trách nhiệm.

Các bài học trong phần Địa lí 9 đã đưa ra nhiều câu hỏi, bài tập cũng như các tình huống yêu cầu học sinh phải giải quyết (ví dụ, cần tìm thêm tài liệu, thông tin từ các nguồn khác nhau hoặc phải có ý kiến riêng của mình,...) để từ đó góp phần hình thành năng lực tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề.

2. SGK Lịch sử và Địa lí 9 đảm bảo tính kế thừa và hiện đại

Kế thừa những ưu điểm của SGK Địa lí 9 trước đó, đặc biệt là SGK hiện hành, tiếp thu kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục tiên tiến cùng với thực tiễn giáo dục, điều kiện và khả năng học tập của học sinh ở các vùng, miền khác nhau.

SGK Lịch sử và Địa lí 9 đảm bảo được tính hiện đại. Điều đó được thể hiện ở việc hiện đại hoá hệ thống kiến thức, bổ sung những kiến thức mới như: ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp, công nghiệp xanh,... và cập nhật hệ thống số liệu trong điều kiện có thể (đến năm 2021). Cấu trúc rõ ràng, tường minh ở địa lí các vùng kinh tế: vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ; những đặc điểm nổi bật về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; dân cư, xã hội; sự phát triển và phân bố kinh tế của vùng,...

Đối với việc biên soạn SGK, bám sát vào Chương trình là yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, để phần Địa lí 9 có chất lượng một mặt phải bám sát Chương trình, nhưng mặt khác lại cần sự linh hoạt. Xin dẫn ra 2 ví dụ trong việc linh hoạt bám sát Chương trình:

– Trong Chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS trang 39 có nội dung là Lao động và việc làm với yêu cầu cần đạt “Phân tích được vấn đề việc làm ở địa phương”. Để tránh làm nặng nề trong SGK và tạo tính mở trong tổ chức dạy học, rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,... chúng tôi đã thiết kế yêu cầu cần đạt này dưới dạng bài thực hành, trong đó cung cấp những thông tin gợi ý về vấn đề lao động và việc làm của Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, học sinh có thể tìm hiểu và phân tích vấn đề việc làm ở địa phương.

– Ở trong Chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS trang 40 có nội dung là Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản với các yêu cầu cần đạt về: Phân tích được một trong các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp; đặc điểm phân bố tài nguyên rừng và nguồn lợi thuỷ sản; trình bày được sự phát triển và phân bố nông, lâm, thuỷ sản. Để tránh trùng lặp và cấu trúc tường minh hơn, chúng tôi đã thiết kế bài này với 3 ngành riêng (nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản), trong đó mỗi ngành sẽ có nhân tố ảnh hưởng, tình hình phát triển và phân bố,...

3. SGK Lịch sử và Địa lí 9 góp phần giúp giáo viên và học sinh đổi mới trong quá trình dạy và học

– Giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đổi mới cách đánh giá thông qua hệ thống kênh hình, có sự tương tác trực tiếp với học sinh.

– Học sinh được chủ động, sáng tạo trong học tập và có nhiều cơ hội tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

Tính thực hành, vận dụng được chú trọng trong mỗi bài học, nhiều nội dung trong bài gắn liền với thực tiễn (Việt Nam hoặc địa phương). Đặc biệt là các tình huống ở bài thực hành và phần Vận dụng.

Ví dụ:

– Sưu tầm tư liệu, hình ảnh về một ngành công nghiệp hoặc một mô hình công nghiệp xanh ở địa phương em.

– Hãy tìm hiểu thông tin, viết một báo cáo ngắn về một số mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả ở địa phương em hoặc ở Việt Nam.

Mức độ vận dụng của học sinh cũng đã được tính toán để phù hợp với trình độ và tâm lí lứa tuổi ở lớp 9.

4. SGK Địa lí 9 chú trọng yêu cầu tích hợp

Đối với Địa lí 9, tích hợp được thể hiện ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau. Đó là:

– Tích hợp giữa các kiến thức địa lí tự nhiên với địa lí kinh tế – xã hội, lồng ghép các nội dung liên quan như điều kiện tự nhiên với sự phát triển của các hoạt động kinh tế, phân bố dân cư,...

– Vận dụng kiến thức của các môn học khác (Toán học, Tin học, Lịch sử,...) để làm sáng tỏ các kiến thức địa lí. Ví dụ: tính toán số liệu để vẽ biểu đồ, để phân tích tình hình sản xuất của một sản phẩm công nghiệp; sử dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm, thu thập tài liệu,...

Tất cả các hình thức này ở mức độ khác nhau đã được chú ý trong quá trình biên soạn SGK Địa lí 9.

5. SGK Lịch sử và Địa lí 9 đổi mới về hình thức và cách trình bày

Hình thức của SGK Lịch sử và Địa lí 9 có nhiều ưu thế vượt trội so với các SGK trước đó. Điều này thể hiện rất rõ ở cả kênh chữ, kênh hình và cấu trúc sách.

Đối với mỗi bài học, ngoài yêu cầu cần đạt được đóng khung là lần lượt 3 phần có liên hệ mật thiết với nhau: Mở đầu, Cung cấp kiến thức mới, Luyện tập và vận dụng.

So với SGK trước đó, khối lượng kiến thức mới nhiều hơn nhưng số bài được giảm bớt (từ 44 bài còn 20 bài) và số trang cũng được rút gọn.

Bản đồ là công cụ không thể thiếu trong dạy học Địa lí. Trong phần Địa lí 9, các bản đồ, lược đồ, sơ đồ, biểu đồ được xây dựng kĩ lưỡng, cả về nội dung khoa học và chất lượng hình ảnh; tạo ra tình huống học tập, vừa là nguồn tri thức địa lí, vừa tạo điều kiện để học sinh phát triển các kĩ năng và năng lực tìm hiểu địa lí.

Bên cạnh SGK, sách giáo viên, phiên bản điện tử còn hỗ trợ giáo viên sử dụng các phương tiện và thiết bị dạy học theo yêu cầu mở: hiện đại, phù hợp và khả thi.

SGK Lịch sử và Địa lí 9 đáp ứng được các tiêu chuẩn trong Thông tư số 33 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo tính ưu việt của SGK Lịch sử và Địa lí 9 theo Chương trình mới cả về nội dung và hình thức và hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu để đưa ra sử dụng trên phạm vi cả nước.


DỰ KIẾN PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 9

(Phần Địa lí và Chủ đề chung)

Toàn bộ thời lượng của Lịch sử và Địa lí 9 là 105 tiết; trong đó, có 11 tiết Chủ đề chung (chiếm 10,5 % tỉ lệ số tiết theo Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018). Vậy, dự kiến phần Địa lí có 47 tiết, phần Lịch sử có 47 tiết và 11 tiết Chủ đề chung. Đối với Lịch sử và Địa lí 9, các nội dung ở Chủ đề 1 và 2 (phần biến đổi khí hậu) thiên về kiến thức địa lí nên sẽ do nhóm tác giả Địa lí phụ trách biên soạn và có sự trao đổi, góp ý từ nhóm tác giả phần Lịch sử.

Như vậy, phần Địa lí và phần Chủ đề 1 và 2 (3 tiết) gồm 53 tiết, trong đó có 6 tiết ôn tập, kiểm tra đánh giá giữa kì và cuối kì; còn lại 47 tiết học kiến thức mới.

Dựa trên cơ sở đó, nhóm tác giả Địa lí dự kiến phân bổ chia cho cả 2 học kì cụ thể như sau:

Học kì 1: 24 tiết + 3 tiết ôn tập, kiểm tra = 27 tiết.

Học kì 2: 23 tiết + 3 tiết ôn tập, kiểm tra = 26 tiết.

Trên thực tế, việc tổ chức số tiết học ở mỗi học kì có thể linh động, phụ thuộc vào điều kiện của mỗi nhà trường. Để thuận tiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, nhóm tác giả dự kiến chia số tiết theo từng chủ đề (chương)/ bài như bảng sau. Đối với nội chương trình Địa lí 9 học về Địa lí tự nhiên Việt Nam, giáo viên có thể tăng thời lượng thực hành ở mỗi bài và bổ sung các nguồn dữ liệu gần gũi với học sinh, giúp các em hiểu rõ hơn về thực tiễn Việt Nam. Các bản đồ trong sách được để ở khổ to, giáo viên có thể sử dụng để học sinh thực hành trực tiếp ngay trên lớp với các hình này.

Bảng 1. Dự kiến phân phối chương trình Địa lí 9 và Chủ đề chung

CHƯƠNG/ BÀISỐ TIẾT
Chương 1. ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM4
Bài 1. Dân tộc, gia tăng dân số và cơ cấu dân số2
Bài 2. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư1
Bài 3. Thực hành: Phân tích vấn đề việc làm ở địa phương và nhận xét sự phân hoá thu nhập theo vùng1
Chương 2. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ10
Bài 4. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản3
Bài 5. Thực hành: Viết báo cáo ngắn về mô hình sản xuất nông nghiệp1
Bài 6. Công nghiệp2
Bài 7. Thực hành: Xác định các trung tâm công nghiệp chính1
Bài 8. Dịch vụ3
Chương 3. SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ27
Bài 9. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ3
Bài 10. Vùng Đồng bằng sông Hồng3
Bài 11. Thực hành: Tìm hiểu về vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ1
Bài 12. Bắc Trung Bộ3
Bài 13. Duyên hải Nam Trung Bộ2
Bài 14. Thực hành: Phân tích ảnh hưởng của nạn hạn hán và sa mạc hoá ở vùng khô hạn Ninh Thuận – Bình Thuận1
Bài 15. Vùng Tây Nguyên3
Bài 16. Vùng Đông Nam Bộ3
Bài 17. Thực hành: Viết báo cáo về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam1
Bài 18. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long3
Bài 19. Thực hành: Phân tích tác động của biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long1
Bài 20. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường
biển, đảo
3
CHỦ ĐỀ CHUNG6
Chủ đề 1. Đô thị: Lịch sử và hiện tại3
Chủ đề 2. Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long (phần biến đổi khí hậu)3
47 tiết
Tổng: 53 tiết – 6 tiết ôn tập, kiểm tra, đánh giá = 47 tiết học kiến thức mới
1710905328831.png

https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/
CHÚC THẦY CÔ THÀNH CÔNG!
 
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Thống kê

Chủ đề
36,153
Bài viết
37,622
Thành viên
139,816
Thành viên mới nhất
phước toàn

Thành viên Online

Top