- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,101
- Điểm
- 113
tác giả
WORD + POWERPOINT SKKN “Nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5 bằng sơ đồ tư duy” NĂM 2023 được soạn dưới dạng file word gồm 16 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Tên sáng kiến:
“Nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5 bằng sơ đồ tư duy”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Môn học Tiếng Việt,
Phân môn Luyện từ và câu lớp 5.
I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT
Đất nước ta đang bước vào thời kì hội nhập nên đòi hỏi ngành giáo dục phải đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề, đáp ứng được các yêu cầu của xã hội hiện đại. Ngành giáo dục đã có rất nhiều những đổi mới trong phương pháp dạy học đặc biệt là trong môn Tiếng Việt cho HS tiểu học.
Mục tiêu của môn Tiếng Việt trong chương trình tiểu học là hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi. Ở bậc Tiểu học, khả năng nhận thức của học sinh mới chỉ đạt ở mức độ lí tính, chưa có kĩ năng quan sát tinh tế. Tri giác còn thiếu mục đích, kế hoạch. Tư duy trực quan bằng hình ảnh là chủ yếu. Do vậy khả năng ghi nhớ không chủ định, chủ yếu là ghi nhớ máy móc. Gần đến cuối cấp học, tư duy của các em dần chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng, khái quát. Đầu cấp học, hoạt động phân tích tổng hợp của các em còn mang tư duy của trẻ mẫu giáo. Đến cuối cấp học, trẻ có khả năng quan sát mang tính mục đích, tinh tế, có khả năng tìm ra được những nét đặc thù của đối tượng và biết dựa vào dấu hiệu bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng. Các em đã có khả năng động não, suy nghĩ để phân tích, tổng hợp một sự việc hay một vấn đề nào đó.
Luyện từ và câu là phân môn của môn Tiếng Việt, thông qua phân môn này, học sinh biết: Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ, trang bị cho học sinh một số hiểu biết cơ bản về từ và câu. Rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ và câu, sử dụng dấu câu phù hợp. Bồi dưỡng học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu. Có ý thức sử dụng Tiếng Việt trong văn hóa giao tiếp. Có lẽ vì thế mà môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt lớp 5 thường được đánh giá là khô khan, trừu tượng trong các phân môn của Tiếng Việt.
Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy các em thường không thích môn học này. Sau khi nghiên cứu tôi thấy, nội dung phân môn Luyện từ và câu là phù hợp với năng lực nhận thức của các em. Nếu người giáo viên có phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, tổ chức hướng dẫn các hoạt động một cách linh hoạt, nhẹ nhàng, thì các em sẽ rất hứng thú, chủ động nắm chắc kiến thức.
Có rất nhiều phương pháp dạy học mới đang được triển khai nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó việc dạy học bằng sơ đồ tư duy là một phương pháp mới đang thu hút sự chú ý của nhiều người. Sơ đồ tư duy đã được ứng dụng rất nhiều và thành công trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống.
Để có thể giúp học sinh dễ nhớ và nhớ lâu, kích thích hứng thú học tập
của các em, thì sử dụng sơ đồ tư duy chính là một phương pháp học tập đạt
hiệu quả cao. Học tập bằng sơ đồ tư duy sẽ giúp các em nắm tri thức một cách
có hệ thống, dễ nhớ, hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề
một cách khoa học, sâu sắc. Các em không chỉ học tốt các kiến thức trong sách
vở mà còn nắm bắt được các kiến thức từ thực tế cuộc sống. Vì vậy nếu giáo
viên giúp các em biết sử dụng sơ đồ tư duy cũng có nghĩa là giúp các em có phương pháp học tập tốt nhằm nâng cao hiệu quả học tập.
Sơ đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định, chẳng hạn như trình tự xuất hiện của 1 câu chuyện) thì não bộ còn có khả năng liên hệ các dữ kiện với nhau, bản đồ tư duy có thể khai thác tốt cả hai khả năng này của bộ não.
So với các cách thức ghi chép truyền thống thì phương pháp giản đồ ý có những điểm vượt trội như sau:
- Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng.
- Quan hệ tương hỗ giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính.
- Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác.
- Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn.
- Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào sơ đồ.
- Mỗi sơ đồ sẽ được phân biệt với nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ.
- Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt cho việc ghi nhớ.
- Với phương pháp này giúp các em học sinh lớp 5 học tốt phân môn Luyện từ và câu, tôi đã áp dụng cho đối tượng học sinh lớp 5 ở trường tiểu học Tiền Phong, tuy có nhiều thành công song mặt nào đó nó vẫn còn hạn chế. Đối với một số trường hợp nếu học sinh không trực tiếp là người vẽ sơ đồ tư duy thì học sinh đó sẽ gặp khó khăn trong việc giải mã sơ đồ tư duy.
* Phương pháp khắc phục các hạn chế:
Để cho việc sử dụng SĐTD trong dạy học đạt hiệu quả thiết thực, GV cần có kế hoạch:
- Đối với HS trung bình: Tập cho HS có thói quen tự ghi chép, tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã đọc, đã học theo cách hiểu của các em dưới dạng SĐTD.
- Cho HS tập “đọc hiểu” và tự vẽ SĐTD sau từng bài học. Ban đầu, GV cho các em làm quen với một số SĐTD có sẵn, sau đó tập cho các em vẽ bằng cách cho từ khóa (key words) – tên chủ đề hoặc một hình ảnh, hình vẽ của chủ đề chính vào vị trí trung tâm rồi đặt ra các câu hỏi gợi ý để các em tiếp tục vẽ ra các nhánh cấp 1, cấp 2, cấp 3… Hướng dẫn, gợi ý để các em tự hệ thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của mỗi bài học vào một trang giấy. Có thể vẽ chung trên một cuốn vở hoặc để thành các trang giấy rời, rồi kẹp thành một tập. Mỗi bài học được vẽ giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần, chỉ cần rút tờ BĐTD của bài đó ra là các em nhanh chóng ôn lại kiến thức một cách dễ dàng.
- Với cách làm này, GV sẽ rèn luyện cho bộ óc các em hướng dần tới cách suy nghĩ lôgic, mạch lạc và cũng là cách giúp các em hiểu bài, ghi nhớ kiến thức vào não chứ không phải là học thuộc lòng, học vẹt.
- Đối với HS khá giỏi: Sử dụng SĐTD để tìm hiểu cách giải quyết một vấn đề, hay tìm nhiều hướng giải của một bài toán, hệ thống hóa kiến thức … Việc vẽ ra SĐTD theo nhóm nên thực hiện trước khi nghiên cứu tài liệu mới, kiến thức mới để cả nhóm tìm cách giải quyết vấn đề hoặc cũng có thể thực hiện để hệ thống hóa kiến thức một chủ đề, một chương. Sau khi mỗi nhóm “vẽ” xong, đại diện mỗi nhóm hoặc một số thành viên trong mỗi nhóm thuyết trình” SĐTD cho cả lớp nghe để thảo luận, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết). Ngoài việc vẽ SĐTD trong học tập, nên tập cho các em có thói quen sử dụng SĐTD tự ghi tóm nội dung chính của sách dưới dạng SĐTD khi các em đọc sách. Hoặc gợi ý cho các em lập kế hoạch học tập, vạch kế hoạch cho bản thân để biến ước mơ thành hiện thực trong tương lai, các kế hoạch này có thể bổ sung dần dần theo năm tháng bằng cách vẽ thêm nhánh khi mỗi người có sự điều chỉnh kế hoạch. Khuyến khích HS ôn luyện bài, học bài ở nhà, ở lớp hoạt động nhóm bằng SĐTD.
- Lựa chọn các dạng bài phù hợp để sử dụng sơ đồ tư duy.
- Học sinh lập sơ đồ tư duy theo nhóm cá nhân, tìm những
Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, đọc, nói, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy.
Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết ban đầu về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa của người Việt.
Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Học sinh chưa có thói quen sử dụng từ điển, suy nghĩ để tìm từ chưa tích cực. Khi viết còn lặp từ, diễn đạt chưa mạch lạc rõ ràng, sử dụng từ chưa phù hợp nên diễn đạt câu chưa hay, câu chưa đủ thành phần hoặc sử dụng dấu câu chưa đúng.
Đối với giáo viên: Chưa khai thác hết hiệu quả của các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. Một số giờ dạy chưa linh hoạt về hình thức tổ chức khiến cho giờ học đơn điệu, chưa tạo được hứng thú học tập cho học sinh.
BẢN PPT MUA RIÊNG TẠI ĐÂY
MUA TẠI ĐÂY (CLICK)
CHÚC THẦY CÔ THÀNH CÔNG!
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:
“Nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5 bằng sơ đồ tư duy”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Môn học Tiếng Việt,
Phân môn Luyện từ và câu lớp 5.
I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT
Đất nước ta đang bước vào thời kì hội nhập nên đòi hỏi ngành giáo dục phải đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề, đáp ứng được các yêu cầu của xã hội hiện đại. Ngành giáo dục đã có rất nhiều những đổi mới trong phương pháp dạy học đặc biệt là trong môn Tiếng Việt cho HS tiểu học.
Mục tiêu của môn Tiếng Việt trong chương trình tiểu học là hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi. Ở bậc Tiểu học, khả năng nhận thức của học sinh mới chỉ đạt ở mức độ lí tính, chưa có kĩ năng quan sát tinh tế. Tri giác còn thiếu mục đích, kế hoạch. Tư duy trực quan bằng hình ảnh là chủ yếu. Do vậy khả năng ghi nhớ không chủ định, chủ yếu là ghi nhớ máy móc. Gần đến cuối cấp học, tư duy của các em dần chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng, khái quát. Đầu cấp học, hoạt động phân tích tổng hợp của các em còn mang tư duy của trẻ mẫu giáo. Đến cuối cấp học, trẻ có khả năng quan sát mang tính mục đích, tinh tế, có khả năng tìm ra được những nét đặc thù của đối tượng và biết dựa vào dấu hiệu bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng. Các em đã có khả năng động não, suy nghĩ để phân tích, tổng hợp một sự việc hay một vấn đề nào đó.
Luyện từ và câu là phân môn của môn Tiếng Việt, thông qua phân môn này, học sinh biết: Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ, trang bị cho học sinh một số hiểu biết cơ bản về từ và câu. Rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ và câu, sử dụng dấu câu phù hợp. Bồi dưỡng học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu. Có ý thức sử dụng Tiếng Việt trong văn hóa giao tiếp. Có lẽ vì thế mà môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt lớp 5 thường được đánh giá là khô khan, trừu tượng trong các phân môn của Tiếng Việt.
Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy các em thường không thích môn học này. Sau khi nghiên cứu tôi thấy, nội dung phân môn Luyện từ và câu là phù hợp với năng lực nhận thức của các em. Nếu người giáo viên có phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, tổ chức hướng dẫn các hoạt động một cách linh hoạt, nhẹ nhàng, thì các em sẽ rất hứng thú, chủ động nắm chắc kiến thức.
Có rất nhiều phương pháp dạy học mới đang được triển khai nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó việc dạy học bằng sơ đồ tư duy là một phương pháp mới đang thu hút sự chú ý của nhiều người. Sơ đồ tư duy đã được ứng dụng rất nhiều và thành công trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống.
Để có thể giúp học sinh dễ nhớ và nhớ lâu, kích thích hứng thú học tập
của các em, thì sử dụng sơ đồ tư duy chính là một phương pháp học tập đạt
hiệu quả cao. Học tập bằng sơ đồ tư duy sẽ giúp các em nắm tri thức một cách
có hệ thống, dễ nhớ, hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề
một cách khoa học, sâu sắc. Các em không chỉ học tốt các kiến thức trong sách
vở mà còn nắm bắt được các kiến thức từ thực tế cuộc sống. Vì vậy nếu giáo
viên giúp các em biết sử dụng sơ đồ tư duy cũng có nghĩa là giúp các em có phương pháp học tập tốt nhằm nâng cao hiệu quả học tập.
Sơ đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định, chẳng hạn như trình tự xuất hiện của 1 câu chuyện) thì não bộ còn có khả năng liên hệ các dữ kiện với nhau, bản đồ tư duy có thể khai thác tốt cả hai khả năng này của bộ não.
So với các cách thức ghi chép truyền thống thì phương pháp giản đồ ý có những điểm vượt trội như sau:
- Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng.
- Quan hệ tương hỗ giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính.
- Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác.
- Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn.
- Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào sơ đồ.
- Mỗi sơ đồ sẽ được phân biệt với nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ.
- Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt cho việc ghi nhớ.
- Với phương pháp này giúp các em học sinh lớp 5 học tốt phân môn Luyện từ và câu, tôi đã áp dụng cho đối tượng học sinh lớp 5 ở trường tiểu học Tiền Phong, tuy có nhiều thành công song mặt nào đó nó vẫn còn hạn chế. Đối với một số trường hợp nếu học sinh không trực tiếp là người vẽ sơ đồ tư duy thì học sinh đó sẽ gặp khó khăn trong việc giải mã sơ đồ tư duy.
* Phương pháp khắc phục các hạn chế:
Để cho việc sử dụng SĐTD trong dạy học đạt hiệu quả thiết thực, GV cần có kế hoạch:
- Đối với HS trung bình: Tập cho HS có thói quen tự ghi chép, tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã đọc, đã học theo cách hiểu của các em dưới dạng SĐTD.
- Cho HS tập “đọc hiểu” và tự vẽ SĐTD sau từng bài học. Ban đầu, GV cho các em làm quen với một số SĐTD có sẵn, sau đó tập cho các em vẽ bằng cách cho từ khóa (key words) – tên chủ đề hoặc một hình ảnh, hình vẽ của chủ đề chính vào vị trí trung tâm rồi đặt ra các câu hỏi gợi ý để các em tiếp tục vẽ ra các nhánh cấp 1, cấp 2, cấp 3… Hướng dẫn, gợi ý để các em tự hệ thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của mỗi bài học vào một trang giấy. Có thể vẽ chung trên một cuốn vở hoặc để thành các trang giấy rời, rồi kẹp thành một tập. Mỗi bài học được vẽ giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần, chỉ cần rút tờ BĐTD của bài đó ra là các em nhanh chóng ôn lại kiến thức một cách dễ dàng.
- Với cách làm này, GV sẽ rèn luyện cho bộ óc các em hướng dần tới cách suy nghĩ lôgic, mạch lạc và cũng là cách giúp các em hiểu bài, ghi nhớ kiến thức vào não chứ không phải là học thuộc lòng, học vẹt.
- Đối với HS khá giỏi: Sử dụng SĐTD để tìm hiểu cách giải quyết một vấn đề, hay tìm nhiều hướng giải của một bài toán, hệ thống hóa kiến thức … Việc vẽ ra SĐTD theo nhóm nên thực hiện trước khi nghiên cứu tài liệu mới, kiến thức mới để cả nhóm tìm cách giải quyết vấn đề hoặc cũng có thể thực hiện để hệ thống hóa kiến thức một chủ đề, một chương. Sau khi mỗi nhóm “vẽ” xong, đại diện mỗi nhóm hoặc một số thành viên trong mỗi nhóm thuyết trình” SĐTD cho cả lớp nghe để thảo luận, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết). Ngoài việc vẽ SĐTD trong học tập, nên tập cho các em có thói quen sử dụng SĐTD tự ghi tóm nội dung chính của sách dưới dạng SĐTD khi các em đọc sách. Hoặc gợi ý cho các em lập kế hoạch học tập, vạch kế hoạch cho bản thân để biến ước mơ thành hiện thực trong tương lai, các kế hoạch này có thể bổ sung dần dần theo năm tháng bằng cách vẽ thêm nhánh khi mỗi người có sự điều chỉnh kế hoạch. Khuyến khích HS ôn luyện bài, học bài ở nhà, ở lớp hoạt động nhóm bằng SĐTD.
- Lựa chọn các dạng bài phù hợp để sử dụng sơ đồ tư duy.
- Học sinh lập sơ đồ tư duy theo nhóm cá nhân, tìm những
MỤC TIÊU GIẢI PHÁP
Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, đọc, nói, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy.
Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết ban đầu về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa của người Việt.
Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
THỰC TRẠNG
Học sinh chưa có thói quen sử dụng từ điển, suy nghĩ để tìm từ chưa tích cực. Khi viết còn lặp từ, diễn đạt chưa mạch lạc rõ ràng, sử dụng từ chưa phù hợp nên diễn đạt câu chưa hay, câu chưa đủ thành phần hoặc sử dụng dấu câu chưa đúng.
Đối với giáo viên: Chưa khai thác hết hiệu quả của các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. Một số giờ dạy chưa linh hoạt về hình thức tổ chức khiến cho giờ học đơn điệu, chưa tạo được hứng thú học tập cho học sinh.
BẢN PPT MUA RIÊNG TẠI ĐÂY
MUA TẠI ĐÂY (CLICK)
CHÚC THẦY CÔ THÀNH CÔNG!