Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
84,711
Điểm
113
tác giả
24 Sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi tiểu học đã gom được soạn dưới dạng file word gồm 24 trang. Các bạn xem và tải sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi tiểu học về ở dưới.
BIỆN PHÁP GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI LỚP 4



I. THỰC TRẠNG

1. Thuận lợi:

2. Khó khăn:


- Học sinh lớp 4, lứa tuổi này, các em đã có nhiều thay đổi về nhận thức, về tâm sinh lí, tình cảm và cả các mối quan hệ xã hội. Nhiều em đang ở ngưỡng cửa của tuổi dậy thì. Các em rất dễ bị lôi kéo, dụ dỗ, bị xâm hại,…Nhưng các em vẫn chưa có đủ khả năng để từ chối, để tự bảo vệ mình. Vì vậy, các em rất cần được giáo dục và rèn luyện nhiều kĩ năng sống để tự tin trong học tập, trong cuộc sống.

- Ở trường tôi, lớp 4dạy 2 buổi/ ngày. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm lớp phải khéo léo sắp xếp thời gian và chuẩn bị trước các đồ dùng dạy học thì mới có thể dạy đủ các môn học theo quy định.

- Một số giáo viên mới ra trường, khi xử lí các tình huống sư phạm còn lúng túng, bối rối nên thường xuyên phải kéo dài buổi học so với qui định, gây căng thẳng, mệt mỏi cho học sinh và làm một số phụ huynh bực bội vì phải chờ đợi lâu khi đi rước con em mình tan học. Một vài giáo viên dù đã dạy lâu năm nhưng vẫn chưa làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, thường hay than phiền về học sinh, về phụ huynh mà chưa tìm được biện pháp giáo dục học sinh nên nề nếp lớp học và chất lượng học tập của học sinh chưa cao, làm ảnh hưởng đến chất lượng chung của toàn trường.

Mỗi giáo viên muốn làm tốt công tác chủ nhiệm thì phải vừa là một giáo viên giỏi về chuyên môn, vừa phải là một nhà tâm lí giỏi để hiểu học sinh, để xử lí các tình huống rắc rối sao cho khéo léo, tế nhị và đạt hiệu quả giáo dục cao. Nếu giáo viên không tâm huyết với nghề, không có tinh thần trách nhiệm cao thì khó mà hoàn thành nhiệm vụ. Chất lượng học tập của học sinh, nhân cách, đạo đức, lối sống…của học sinh rồi sẽ ra sao? Chính vì hiểu rõ điều đó nên trong những năm học qua, song song với việc giảng dạy tốt các môn học theo quy định, tôi luôn cố gắng phấn đấu làm tốt vai trò, nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm lớp.



II. CÁC GIẢI PHÁP (BIỆN PHÁP)

(Từ các thuận lợi và khó khăn đưa ra những giải pháp giải quyết phù hợp với tình hình của trường, lớp)

1. Mục tiêu của giải pháp (biện pháp)
Công việc của giáo viên chủ nhiệm lớp là vô vàn, không thể thống kê hết được. Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ đi sâu vào 3 nội dung chính sau đây:

1. Xây dựng nề nếp lớp học.

2. Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”.

3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.

Sau đây là các biện pháp tôi đã tiến hành:



2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.

2.1. Xây dựng nề nếp lớp học
:

a) Nắm thông tin về học sinh

Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, muốn đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh. Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác điều tra thông qua phiếu sau đây. Tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra sau đây và yêu cầu các em điền đầy đủ 10 thông tin trong phiếu:

GIỚI THIỆU BẢN THÂN
1. Họ và Tên:……………………………………………………………..
2. Là con thứ……trong gia đình.
3. Hoàn cảnh gia đình (khá giả, đủ ăn, nghèo)............................................
4. Kết quả học tập năm lớp 4: (Giỏi, Tiên tiến, trung bình)........................
5. Môn học yêu thích:..................................................................................
6. Môn học cảm thấy khó:...........................................................................
7. Góc học tập ở nhà: (Có, không)..............................................................
8. Những người bạn thân nhất trong lớp:....................................................
....................................................................................................................
9. Sở thích:..................................................................................................
10. Địa chỉ gia đình: Số nhà........thôn........khu...........................................
11. Số điện thoại của gia đình:....................................................................


Qua phiếu điều tra này, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh để ghi vào Sổ Chủ nhiệm. Và quan trọng hơn cả là tôi đã hiểu một phần về học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.

b) Tổ chức bầu Ban Cán sự lớp:


Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Ban Cán sự lớp là một công việc rất quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi nhận lớp mới. Những năm học trước, Ban Cán sự lớp có thể là do giáo viên chọn lựa và chỉ định học sinh làm. Nhưng lên lớp 4 các em đã lớn, tôi muốn tạo dựng và rèn luyện cho các em thể hiện tinh thần dân chủ và y thức trách nhiệm đối với tập thể, nên tôi tổ chức cho các em ứng cử và bầu cử để chọn lựa ban cán sự của lớp. Tiến trình bầu chọn Ban Cán sự lớp được diễn ra như sau:

- Trước hết, tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của người lớp trưởng, lớp phó.

- Tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Sau đó chọn 5 học sinh tiêu biểu để cả lớp bầu chọn.

- Tổ chức cho học sinh bỏ phiếu: Lớp trưởng cũ phát cho mỗi học sinh 1 phiếu trống (phiếu chỉ có chữ kí của tôi). Tôi hướng dẫn học sinh cách bầu chọn: ghi tên 3 bạn mình chọn vào phiếu.

- 3 học sinh đạt số phiếu cao nhất sẽ được bốc thăm để nhận “chức vụ” của mình (lớp trưởng, lớp phó học tập, và lớp phó lao động).

Lần đầu tiên các em được bỏ phiếu, được thể hiện quyền “dân chủ’ của mình, tôi thấy các em rất vui, rất hào hứng, và 3em được bầu chọn cũng cảm thấy “oai”, thấy tự hào.

c) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban Cán sự lớp:

Sau khi đã bầu chọn được Ban Cán sự của lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho từng em như sau:

* Nhiệm vụ của lớp trưởng:


- Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp.

- Điểm danh và ghi sĩ số của lớp vào góc trên (bên phải bảng) ngay sau khi xếp hàng vào lớp.

- Điều khiển các bạn xếp hàng vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp hàng tập thể dục.

- Giữ trật tự lớp khi giáo viên chấm bài, khi giáo viên có việc phải ra khỏi lớp và khi lớp dự lễ chào cờ đầu tuần.

- Đề nghị giáo viên tuyên dương, phê bình cá nhân hoặc tập thể.

* Nhiệm vụ của lớp phó học tập:

- Tổ chức lớp truy bài 15 phút đầu giờ; giúp đỡ các bạn học yếu học bài, làm bài.

- Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học khi giáo viên yêu cầu.

- Theo dõi việc học tập của lớp trong các tiết chuyên.

- Làm mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học.

* Nhiệm vụ của lớp phó lao động:

- Phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật và chịu trách nhiệm tắt đèn, quạt khi ra về.

- Phân công các bạn tưới cây trong lớp, chăm sóc bồn hoa và cây trồng của lớp.

- Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các buổi lao động do trường, lớp tổ chức.

- Phối hợp với lớp trưởng, lớp phó học tập giữ trật tự lớp.

Nhiệm vụ của mỗi em, tôi ghi rõ ràng trong một cuốn sổ, sau đó phát cho các em. Tôi hướng dẫn từng em cách ghi chép trong sổ một cách khoa học, cụ thể, rõ ràng. Mỗi em sẽ làm đúng các nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, lớp trưởng và 2 lớp phó phải đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với nhau trong công việc chung.

Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ sáu, lớp trưởng, lớp phó báo cáo các mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của từng em, tôi nắm được khả năng quản lí lớp của từng em. Và cứ cuối mỗi tháng, tôi tổ chức họp Ban Cán sự lớp 1 lần để tổng kết các mặt làm được của lớp, động viên khen ngợi những việc các em đã làm tốt, đồng thời chỉ rõ những thiếu sót và hướng dẫn các em cách khắc phục.

2.2. Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”

Qua nhiều năm thực hiện, phong trào đã có sức lan tỏa mạnh mẽ cả chiều sâu lẫn chiều rộng, mang lại hiệu quả thiết thực cho ngành giáo dục và cho xã hội. Bản thân tôi đã rất tích cực hưởng ứng phong trào này. Muốn phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở mỗi trường đạt hiệu quả thì mỗi giáo viên chủ nhiệm phải tích cực “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Có nhiều “lớp học thân thiện, học sinh tích cực” thì mới có “trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

“Xây dựng lớp học thân thiện” là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn, gần gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Xây dựng được “lớp học thân thiện” thì sẽ có “học sinh tích cực”. Xây dựng được lớp học thân thiện, học sinh tích cực thì sẽ hạn chế được tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học, sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

Công việc “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” được tôi tiến hành từng bước như sau:

a) Trang trí lớp học xanh - sạch - đẹp

Lớp học thân thiện phải có cây xanh, phải luôn sạch sẽ, ngăn nắp và được trang trí đẹp, đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Do vậy, tôi hướng dẫn và cùng với học sinh thực hiện các công việc sau đây:

- Trồng cây xanh trong lớp bằng cách: cho dây trầu bà, cây trường sinh vào con tôm hoặc con cá bằng sành, đổ nước vào rồi treo trên vách tường. Dây trầu bà và cây trường sinh chỉ sống bằng nước và rất ưa rợp, lại không có lá úa, rụng nên rất sạch. Chỉ cần đổ nước thường xuyên là cây sống, dây trầu bà lá xanh rủ xuống từng dây dài rất đẹp.

- Trang trí lớp đẹp, hài hòa đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Phần trang trí lớp, tôi giao trực tiếp cho từng tổ: mỗi tổ phải sưu tầm tranh ảnh liên quan đến các môn học và chọn 5 bài vẽ đẹp nhất để trưng bày. Tranh, ảnh các em sưu tầm được dán vào giấy khổ lớn theo từng môn học (Lịch sử, Địa lí, Khoa học, Mĩ thuật) và được bao bên ngoài bằng giấy bóng trong suốt. Sau đó đóng lên vách tường xung quanh lớp.

- Khi nhận xét đạo đức của học sinh, giáo viên chủ nhiệm phải căn cứ vào 5 nhiệm vụ của học sinh. Nhưng 5 nhiệm vụ đó chỉ có ở Sổ Chủ nhiệm của giáo viên nên không có học sinh nào nhớ được đầy đủ 5 nhiệm vụ, thậm chí có nhiều em không nhớ nổi nhiệm vụ nào cả. Mà không biết nhiệm vụ cụ thể của mình là gì thì làm sao các em làm đúng? Do đó, tôi phải viết 5 nhiệm vụ của học sinh lên giấy A0, trang trí, đóng khung thật đẹp treo lên tường để hàng ngày các em nhớ và làm theo. Ngoài ra, tôi cùng với học sinh đề ra 10 yêu cầu cơ bản đối với học sinh của một lớp học thân thiện, học sinh tích cực

b) Xây dựng mối quan hệ thầy - trò và bạn bè trong lớp

*
Xây dựng mối quan hệ thầy - trò
:

Trước đây, quan hệ thầy, trò là quan hệ chịu ơn- ban ơn; bề trên- kẻ dưới; giảng giải- ghi nhớ. Ngày nay, quan hệ này được thay bằng quan hệ phân công- hợp tác. Thầy thiết kế - trò thi công. Thầy làm mẫu, giao việc - trò làm theo mẫu của thầy. Mỗi lời thầy nói ra phải là một “lệnh” (một lời giao việc). Do vậy, mọi yêu cầu tôi đưa ra, học trò phải thi hành thật nghiêm. Ngay từ đầu, tôi yêu cầu học trò phải cố gắng làm cho đúng. Nếu chưa đúng thì phải làm lại cho đúng mới thôi. Đúng là đúng từ việc làm, nghiêm là nghiêm trong việc làm chứ không phải ở thái độ khắt khe, gay gắt. Quan hệ cơ bản nhất của tôi và học trò là quan hệ hợp tác làm việc: tôi giao việc - học trò làm; tôi hướng dẫn - học trò thực hiện.

- Khi giao việc, tôi chỉ nói một lần, nhưng chỉ nói khi lớp trật tự. Với cách làm này, tự nhiên thầy sẽ trở nên nói ít, học trò sẽ làm nhiều. Làm việc như thế nào thì đạo đức, ý thức sẽ kèm theo như thế ấy. Làm đến nơi đến chốn thì ý thức kỉ luật cũng đến nơi đến chốn.

- Hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí cũng như sự hình thành tính cách của trẻ. Vì vậy, khi lên lớp, tôi luôn chú y đến cả cách đi đứng, nói năng, cách ăn mặc, cách cầm sách, chữ viết, thái độ,...để học trò noi theo. Không vì bất cứ lí do gì mà tôi cho phép mình cẩu thả hoặc xuề xòa, qua loa trước mặt học sinh.

- Khi học sinh nào làm bài chưa đúng, tôi yêu cầu học sinh đó phải làm lại chứ không chấm điểm kém ngay. Tôi giúp đỡ, hướng dẫn học sinh làm lại ngay tại lớp, điểm các em làm lại vẫn có thể là điểm khá, điểm giỏi. Bởi tôi quan niệm rằng đối với học sinh tiểu học chấm điểm không phải để bắt lỗi, để la mắng học sinh mà chấm điểm để nhằm phát hiện những chỗ chưa đúng của học sinh, giúp các em làm lại cho đúng, cho hoàn thiện hơn. Với cách nói đúng, làm đúng trong học tập, các em trở thành những con người tự tin, trung thực, không gian dối.

- Khi có học sinh mắc sai lầm, thiếu sót, tôi luôn cố gắng kiềm chế và tôn trọng học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ các em sửa chữa. Tôi không bao giờ có những lời nói, cử chỉ xúc phạm các em. Ở tuổi này, lòng tự trọng của các em rất cao, chỉ một lời nói xúc phạm sẽ làm tan nát tâm hồn trẻ thơ. Thậm chí có em sẽ oán hận, căm ghét thầy cô, bỏ học và không bao giờ trở lại lớp học nữa cho dù có nhiều người đến nhà vận động.

Qua 2 năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi biết rằng có những em học yếu hoặc có hôm không học bài, làm bài nhưng lỗi không phải hoàn toàn là do các em. Có em ham chơi nên quên học bài, có em do bị mất căn bản từ các lớp dưới. Nhưng cũng có em học yếu, hoặc không học bài làm bài là do những điều kiện khách quan. Gia đình của các em đâu phải lúc nào cũng đầm ấm, hạnh phúc; đâu phải em nào cũng may mắn dược bố mẹ, ông bà động viên trong mỗi bước học tập.Và có biết bao nhiêu bố mẹ phải lo làm thuê, làm mướn kiếm sống hoặc vì ăn chơi cờ bạc hay ốm đau bệnh hoạn,...nên không ngó ngàng gì đến việc học của con cái, thậm chí các em còn bị mắng chửi, bị đánh đập ... Những sóng gió đó đã tác động đến tâm lí trẻ thơ, cản trở việc học tập của các em. Nếu như giáo viên không biết được những nguyên nhân đó thì rất dễ nổi giận đùng đùng, rồi la mắng, trừng phạt các em. Điều đó rất bất lợi cho quan hệ thầy - trò sau này. Vì vậy, đứng trước một học sinh quậy phá, hay lơ đãng không học bài, làm bài, tôi không kết án trừng phạt ngay mà bình tĩnh chờ đến hết buổi học gặp riêng các em để hỏi cho rõ nguyên nhân. Lần đầu các em vi phạm, tôi nhẹ nhàng nhắc nhở. Nếu lần thứ hai, các em vẫn tái phạm, tôi phải đến nhà tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ, giáo dục các em.

- Hàng ngày, tôi luôn khích lệ và biểu dương các em kịp thời, ca ngợi những ưu điểm của các em nhiều hơn là phê bình khuyết điểm. Tôi cố tìm ra ngững ưu điểm nhỏ nhất để khen ngợi động viên các em. Nhưng trong khi khen, tôi cũng không quên chỉ ra những thiếu sót để các em khắc phục và ngày càng hoàn thiện hơn.

- Khi nói chuyện, khi giảng, cũng như khi nghiêm khắc phê bình lỗi lầm của học sinh, tôi luôn thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương của một người thầy đối với học trò. Theo quy luật phản hồi của tâm lí, tình cảm của thầy trước sau cũng sẽ được đáp lại bằng tình cảm của học trò. Lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha của người thầy luôn có sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh. “Lớp học thân thiện” chỉ có được khi người thầy có tấm lòng nhân hậu, bao dung, hết lòng vì học sinh thân yêu của mình. Có một người thầy như vậy thì chắc chắn học sinh sẽ chăm ngoan, tích cực và ham học, thích đi học.

* Xây dựng mối quan hệ bạn bè:

Trong cuộc sống của mỗi con người, ngoài những người thân trong gia đình ra, ai cũng cần có bạn bè để chia sẻ. Học sinh Tiểu học cũng vậy. Nếu các em có nhiều bạn bè thân thiết trong lớp thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Em học giỏi sẽ giúp những em học yếu; ngược lại, em học yếu cũng dễ dàng nhờ bạn giúp đỡ mình học tập mà không phải e ngại, xấu hổ (Học thầy không tày học bạn). Nhưng trong thực tế, một lớp học thường xuất hiện nhiều nhóm học trò, đặc biệt là những lớp cuối cấp. Các em chia bè phái, phân biệt giàu nghèo, hay nói xấu hoặc châm chọc nhau. Những em nữ thì hay dỗi hay hờn giận. Còn các em nam thì hăm he đánh nhau, trả thù nhau. Tuy các em chưa gây ra chuyện gì nghiêm trọng nhưng nó vẫn ảnh hưởng xấu đến tình cảm bạn bè và chất lượng học tập của lớp. Là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn quan tâm đến vấn đề này. Xây dựng được mối quan hệ bạn bè đoàn kết, gắn bó thì tôi sẽ xây dựng được nề nếp lớp học, tiến tới xây dựng môi trường học tập thân thiện. Từ môi trường học tập thân thiện đó, chất lượng học tập của lớp chắc chắn sẽ được nâng cao.

Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự hợp tác của nhiều học sinh. Cách làm cụ thể như sau:

- Trong mỗi tiết học, tôi thường xuyên chia nhóm ngẫu nhiên. Tiết học này, các em chung nhóm với bạn này, nhưng tiết sau, các em lại chung nhóm với bạn khác. Lúc đầu có em chưa chịu, tuy ngồi chung nhóm nhưng có em lại quay mặt ra chỗ khác, hoặc ngồi im không tham gia, ai muốn làm gì thì làm; có nhóm lại cãi nhau, không ai chịu làm nhóm trưởng hoặc đùn đẩy nhau không chịu ghi kết quả thảo luận vào phiếu, dẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ. Trước tình trạng đó, tôi tuyên bố sẽ nghiệm thu kết quả của từng nhóm và lấy kết quả đó chung cho tất cả các thành viên của nhóm. Do đó, những em học tốt hơn buộc phải tích cực nếu không sẽ bị phê bình. Còn những em không tích cực hợp tác, tôi sẽ cho ngồi riêng một mình và phải làm toàn bộ công việc của một nhóm, làm đến đâu thì tuyên dương đến đó. Bị ngồi một mình nên không thể hoàn thành công việc và bị cô giáo phê bình, trong khi các bạn ở các nhóm đều được khen ngợi. Các em đó sẽ không dám hờ hững nữa. Cứ như vậy, dần dần việc hợp tác của học sinh trong lớp đã được cải thiện.

- Tôi khuyến khích học sinh tự viết ra những điều em chưa đồng ý ‎về việc làm, cách cư xử của lớp trưởng, lớp phó hoặc của một bạn nào dó trong lớp chứ không nói xấu, không xa lánh bạn. Căn cứ vào những điều các em viết ra, nếu là những điều tốt thì tôi đọc cho cả lớp nghe rồi tuyên dương ngay trước lớp. Còn những điều các em phê bình thì tôi phải điều tra nẵm rõ đúng hay sai. Sau đó mới góp ý riêng với những học sinh bị bạn phê bình, yêu cầu các em phải xin lỗi bạn và phải sửa chữa.

- Khi có chuyện xích mích giữa em này với em kia, tôi kịp thời can thiệp không để mâu thuẫn kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến tình bạn. Tôi gặp gỡ trao đổi riêng với từng học sinh hoặc nhóm học sinh để biết rõ đầu đuôi. Sau đó phân tích rõ ai đúng, ai sai. Ai sai thì phải nhận lỗi và xin lỗi bạn. Sau đó giảng hòa và bắt tay nhau vui vẻ trở lại.

- Đầu năm học, tôi thỏa thuận với cả lớp rằng nếu trong lớp mình có bạn nào đau ốm phải nằm viện thì cả lớp sẽ quyên góp tiền để mua quà đến thăm bạn, động viên bạn an tâm chữa bệnh; những em ở gần nhà sẽ thay nhau chép bài cho bạn. Khi bạn khỏi bệnh, những học sinh giỏi sẽ giúp đỡ bạn học tập để theo kịp chương trình. Vì vậy, trong năm học vừa qua, lớp tôi có 2 em bị bệnh nặng phải nằm viện cả tháng nhưng khi hết bệnh, các em được bạn bè giúp đỡ nên đã nhanh chóng theo kịp chương trình cùng với cả lớp.

- Để tạo dựng cho các em một tình bạn bền đẹp với những kỉ niệm sâu sắc của tuổi học trò, tôi tổ chức sinh nhật cho học sinh ngay tại lớp học trong giờ ra chơi. Những em có ngày sinh trùng vào ngày thứ bảy, chủ nhật thì sẽ được tổ chức vào sáng thứ bảy. Hình thức tổ chức do các em trong ban cán sự quyết định. Nhưng chủ yếu chỉ là múa hát, là những lời chúc mừng và một món quà nhỏ khoảng vài chục ngàn đồng do cả lớp đóng góp. Phường Ninh Dương là một phường nằm ở vùng ven, kinh tế của các gia đình hầu hết là có mức sống tương đối cao. Nhưng có nhiều gia đình lại không có đất đai, cha mẹ các em chủ yếu đi làm mướn. Có rất nhiều em không nhớ ngày sinh của mình. Bởi các em chưa bao giờ được cha mẹ tổ chức sinh nhật, chưa bao giờ được nhận một món quà mang y nghĩa sâu sắc. Vì vậy, khi được cả lớp tổ chức sinh nhật, nhiều em rất xúc động.

c) Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi vui tươi lành mạnh

Thích sinh hoạt tập thể và tham gia các trò chơi bổ ích là nhu cầu, là sở thích của hầu hết các học sinh tiểu học. Vì vậy, khi tổ chức cho các em sinh hoạt tập thể và tham gia các trò chơi là giáo viên đã giúp các em “học mà chơi, chơi mà học”, kiến thức và kĩ năng ở mỗi em sẽ được hình thành và rèn luyện một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không gây căng thẳng, gò bó đối với các em. Ngoài ra, tổ chức sinh hoạt tập thể và vui chơi còn giúp các em phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo. Ngoài ra, việc tổ chức các hoạt động tập thể còn là sợi dây gắn bó, kết nối, đoàn kết các em lại với nhau.

Các hoạt động sinh hoạt tập thể và một số trò chơi đơn giản, gọn nhẹ, tôi có thể tổ chức ngay trong mỗi buổi học chính khóa và cả các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp.

* Tổ chức sinh hoạt tập thể và vui chơi trong buổi học chính khóa

Giữa 2 tiết học căng thẳng, tôi thường tổ chức cho các em múa hát tập thể, biểu diễn văn nghệ, hát dân ca, diễn hài,...

Trong các tiết Khoa học, Đạo đức, tôi tổ chức cho các em chơi các trò chơi như: làm phóng viên; sắm vai xử lí các tình huống phòng tránh bị xâm hại, từ chối các chất gây nghiện, bày tỏ thái độ đối với người bị nhiễm HIV/AIDS,...và đóng vai xử lí các tình huống trong môn Đạo đức. Thông qua các hoạt động này, các em còn được hình thành và rèn luyện nhiều kĩ năng sống cần thiết.

Căn cứ vào phiếu điều tra đầu năm, tôi nắm được khả năng của từng em nên tôi phân công vai diễn, múa hát hoặc giao việc phù hợp với từng em, khuyến khích động viên các em tự tin bộc lộ năng khiếu của mình. Nhờ vậy, các tiết học chính khóa trở nên sôi nổi, các em rất hào hứng tham gia. Thông qua các hoạt động vui chơi, các em được “làm”, “được trải nghiệm” như trong cuộc sống thực, điều đó sẽ giúp các em lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống một cách nhẹ nhàng, nhưng lại hiệu quả.

* Tổ chức các họat động sinh hoạt tập thể và vui chơi thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

Ở Tiểu học, giáo dục ngoài giờ lên lớp được quy định trong chương trình chính khóa, không bắt buộc giáo viên chủ nhiệm phải lên tiết ngoài giờ lên lớp. Nhưng nếu các hoạt động này chỉ diễn ra ở các tiết học chính khóa trên lớp thì sẽ mất rất nhiều thời gian, nếu như giáo viên vận dụng và tổ chức không khéo léo thì sẽ làm ảnh hưởng đến tiến trình giờ học. Do vậy, đối với những hoạt động chiếm nhiều thời gian, cần nhiều sức lực, tôi tổ chức cho học sinh tham gia trái buổi, mỗi tuần 1 buổi.

- Tổ chức cho học sinh ôn luyện kiến thức bằng các trò chơi như: Rung chuông vàng, Hái hoa dân chủ, Thi tìm hiểu về An toàn giao thông,..Nội dung thi được tôi soạn bằng chương trình powerpoint nên gây được sự thích thú, hào hứng cho học sinh mỗi lần tham gia.

- Tổ chức các buổi họp lớp, làm đồ dùng học tập và làm báo tường, vẽ tranh chào mừng các ngày lễ lớn.

- Tổ chức cho học sinh xem phim tài liệu kỉ niệm các sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước như: Kỉ niệm ngày thành lập Đảng, Cách mạng tháng Tám, Kỉ niệm ngày quốc khánh, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày giải phóng miền Nam,...Những đoạn phim tài liệu này, tôi lấy trên mạng internet rồi kết nối với máy chiếu, chiếu lên cho học sinh xem.

- Hướng dẫn các em làm bình hoa, cắt gấp hoa để trang trí góc học tập và làm một số đồ chơi đơn giản để trưng bày hoặc để tặng người thân bạn bè. Dựa trên hướng dẫn ở báo Chăm học, tôi tập chung cả lớp lại và hướng dẫn các em làm việc theo nhóm. Các em cùng làm, cùng góp, giúp đỡ nhau làm việc.

Nhờ thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể và các trò chơi cho cả lớp nên các em trở nên rất tự tin, rất năng động sáng tạo. Và điều quan trọng là tôi đã thực sự xây dựng được một môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực. Sĩ số của lớp tôi luôn đảm bảo, chất lượng học tập của học sinh ngày càng nâng cao.

2.3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà

Một học sinh muốn có kết quả học tập tốt ngoài việc tiếp thu những kiến thức ở trên lớp thôi chưa đủ mà việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới tại nhà cũng vô cùng quan trọng. Trong khi đó, tôi thấy điều kiện gia đình, không gian sống của học sinh cũng như nhận thức của cả phụ huynh lẫn học sinh chỉ dừng lại ở nhận thức học tại lớp là đủ.Và điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của các em. Muốn học sinh tự học ở nhà có kết quả thì các em phải có góc học tập và mỗi em phải có phương pháp tự học ở nhà. Về phương pháp học tập, tôi có thể hướng dẫn cho từng em. Nhưng còn góc học tập thì gia đình phải làm cho con em của mình.

Để biết được số học sinh có góc học tập hay không, tôi tiến hành điều tra qua học sinh, qua phụ huynh, qua bạn bè gần nhà của học sinh. Nhưng để biết chính xác , tôi phải đến từng nhà học sinh để tìm hiểu. Qua tìm hiểu, tôi biết được lớp tôi có 17 em có góc học tập phù hợp, 3em có góc học tập nhưng chưa đạt yêu cầu (chỗ đặt chưa phù hợp; độ rộng, chiều cao của bàn ghế chưa phù hợp với tầm vóc của các em); 3em không có góc học tập, khi học các em phải nằm sấp trên giường hoặc trên sàn nhà, còn sách vở thì các em để lên giường hoặc trên nóc tủ ti vi.

Đối với những em có góc học tập nhưng chỗ đặt chưa phù hợp, tôi trao đổi với phụ huynh sắp xếp lại vị trí sao cho sáng sủa và thoáng mát về ban ngày, đầy đủ ánh sáng về ban đêm. Tôi hướng dẫn học sinh cách sắp xếp tập vở, đồ dùng học tập ngăn nắp, tiện lợi và trang trí góc học tập bằng cách cắt gấp những bông hoa, lọ hoa bằng giấy để trưng bày và những cái hộp xinh xinh để đựng đồ dùng.

Đối với những em chưa có góc học tập, tôi giải thích, động viên để gia đình hiểu rằng góc học tập là nơi để các em học bài, nghiên cứu bài và làm bài tập ở nhà. Có góc học tập sẽ giúp các em hứng thú và có y thức cao hơn trong việc học ở nhà. Ngoài ra, góc học tập còn là nơi để các em rèn luyện tính cẩn thận, ngăn nắp và phát triển óc thẩm mĩ của bản thân. Phụ huynh chỉ cần mua cho con em của mình một cái bàn và một cái nghế nhựa (như kiểu bàn ghế ở các quán nước nhỏ) hoặc mua một cái bàn nhỏ theo kiểu để trong màn học cho khỏi bị muỗi đốt.

Sau một khoảng thời gian nhất định, tôi lên kế hoạch kiểm tra cụ thể để nắm chính xác tình hình. Chỉ trong 1 buổi tôi đã đi hết tất cả các gia đình những em chưa có góc học tập hoặc có góc học tập nhưng chưa đáp ứng yêu cầu. Lúc đầu, có phụ huynh còn e ngại, thậm chí còn bảo tôi bày vẽ. Nhưng thấy tôi quan tâm và hết lòng vì học sinh nên dần dần phụ huynh cũng hiểu ra và nhiệt tình hưởng ứng. Hoàn cảnh của một số gia đình học sinh còn rất nghèo nhưng phụ huynh cũng đã cố gắng tạo cho con em mình một góc học tập ở nhà. Tuy chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu song quan trọng là các em đã có chỗ để học, không phải nằm sấp trên sàn, trên giường nữa. Và phụ huynh cũng thấy được tầm quan trọng của việc tự học ở nhà của con em mình, phối hợp với tôi trong việc dạy dỗ và giáo dục các em nên người.

Khi các em đã có góc học tập, tôi yêu cầu mỗi em phải lập thời gian biểu buổi chiều và buổi tối thật cụ thể, phù hợp với tình hình của gia đình và phải được cha mẹ kí xác nhận. Thông qua thời gian biểu, tôi biết được chính xác thời gian học bài ở nhà của từng em. Sau đây là mẫu thời gian biểu tôi làm mẫu để hướng dẫn học sinh vào chiều thứ 6 hàng tuần:

THỜI GIAN BIỂU


Thời gian
Công việc
1 14 giờThức dậy.
1 g 14 giờ 30 – 15 giờHọc bài: học bài cũ và xem trước bài mới.
3 g 15 giờ - 16 giờL Làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ.
4 g 16 giờ - 17 giờĐi Chơi thể thao.
5 17 giờ - 19 giờTắm rửa, ăn tối, trò chuyện cùng gia đình
7 19 giờ - 20 giờÔn lại bài cũ.
8 20 giờ - 21 giờXem ti vi rồi đi ngủ.


Căn cứ và thời gian học bài ở nhà của từng em, tôi đi kiểm tra, hướng dẫn các em tự học ở nhà. Việc kiểm tra các em học bài ở nhà được tôi thực hiện đều đặn và duy trì thường xuyên. Lúc đầu, tôi trực tiếp kiểm tra và hướng dẫn tỉ mỉ phương pháp học tập cho những em học yếu và những em trong đội tuyển học sinh giỏi của lớp.

Khi việc học bài ở nhà của học sinh đã đi vào nề nếp, tôi phân chia lớp thành các nhóm theo khu vực dân cư (theo tổ) và phân công mỗi nhóm một nhóm trưởng. Em nhóm trưởng sẽ kiểm tra và báo cáo với tôi tình hình tự học ở nhà của các thành viên trong nhóm và đặc biệt lưu y đến những bạn học yếu hoặc chưa có y thức tự học ở nhà. Thỉnh thoảng, tôi vẫn đến kiểm tra đột xuất một số em để nắm tình hình. Nếu phát hiện thấy em nào lơ là, tôi phải tăng cường kiểm tra ngay. Thấy tôi quan tâm đến việc học ở nhà của con em mình nên phụ huynh cũng nhiệt tình phối hợp với tôi: nhắc nhở, kiểm tra và tạo điều kiện cho con em mình học tập ở nhà. Sự tiến bộ của học sinh “cá biệt” được tôi thường xuyên thông báo cho gia đình biết qua điện thoại. Vì vậy, phụ huynh rất vui và càng quan tâm đến việc học của các em.



III. KẾT QUẢ VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG

Đánh giá kết quả


Sáng kiến kinh nghiệm của tôi không có gì là to tát, những biện pháp tôi đã làm cũng rất đỗi bình thường. Nhưng kết quả đạt được lại rất khả quan. Rõ ràng qua cách làm này, tôi thấy kết quả học tập của học sinh ngày càng tiến bộ rõ rệt. Các em ngày càng chăm ngoan. Điều đó làm tôi rất vui mừng và vơi đi những vất vả, mệt nhọc. Tình cảm thầy- trò, bạn bè ngày càng gắn bó và thân thiện .Trong năm học qua, tuy trường tôi chỉ là một trường vùng ven, nhiều gia đình còn có hoàn cảnh khó khăn khiến nhiều em không đi học đầy đủ được nhưng lớp tôi vẫn luôn duy trì sĩ số 100%, học sinh lên lớp thẳng đạt 100%,; tỉ lệ học sinh đi thi học sinh giỏi cấp trường luôn đạt kết quả cao

- Không có học sinh bị trách phạt trước toàn trường; học sinh đến trường luôn đảm bảo an toàn cả trong giờ học lẫn giờ chơi; không có học sinh gây gổ đánh nhau trong và ngoài nhà trường, không có học sinh bị tai nạn giao thông.

- Đồ dùng dạy học và bàn ghế của lớp luôn được bảo quản tốt, không có tình trạng hư hao, mất mát như những lớp khác.

- 100% học sinh lớp đều tích cực tham gia các buổi sinh hoạt tập thể, các buổi học phụ đạo trái buổi.



2.Khả năng ứng dụng


Giáo dục là cả một quá trình rất cần sự nỗ lực và kiên trì của mỗi giáo viên cần biết lựa chọn và kết hợp sử dụng các phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh. Bằng lòng yêu nghề mến trẻ, bằng sự vị tha, bao dung, độ lượng,… chắc chắn giáo viên chủ nhiệm sẽ thành công trong công tác giáo dục học sinh lớp mình phụ trách. Nói cách khác nhà giáo là một con người trí tuệ, đức độ giàu lòng nhân ái khoan dung có vai trò như là người cha, người mẹ đúng như câu nói: “Cha mẹ cho hình hài vóc dáng còn thầy cô cho các em kiến thức, nhân nghĩa để các em có thể vững bước trên con đường đời đầy chông gai thử thách”.

* Đối với nhà trường;

- Quán triệt hơn nữa tinh thần học tập của học sinh.

- Có thêm nhiều sách tham khảo.

Động viên kịp thời khi giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học dù là nhỏ nhất.

* Đối với phòng giáo dục - đào tạo;

- Cung cấp kịp thời việc đổi mới phương pháp hoạt động.

- Nên duy trì thường xuyên tổ chức hội thảo, chuyên đề về công tác dạy học.

- Tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia giao lưu học tập, tập huấn đổi mới phương pháp dạy học nhiều hơn, bố trí nhiều tiết dạy mẫu, để giáo viên vận dụng linh hoạt trong việc giảng dạy với từng đối tượng học sinh

- Tăng cường khuyến khích viết đề xuất sáng kiến kinh nghiệm cấp trường, cấp thành phố triển khai vào thực tế dạy học.

- Các cấp quản lý giáo dục cần tạo cơ hội và động viên kịp thời khi giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học dù là nhỏ nhất.

- Trên đây là đề xuất sáng kiến của tôi. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, của BGH nhà trường và của cấp trên.

Tôi rất mong nhận được sự góp ý của hội đồng giáo dục nhà trường cũng như của tất cả các quý thầy cô. Và đặc biệt là các thầy cô đã từng làm công tác chủ nhiệm lớp để cho đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.



Sông Bình, ngày tháng năm

Người thực hiện






Lưu ý: Nội dung trọng tâm; giải pháp (biện pháp) thực tế đã thực hiện; trình bày ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu.
BÁO CÁO KẾT QUẢ

NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG BIỆN PHÁP


1. Lời giới thiệu

Căn cứ Điều 16 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, giáo viên chủ nhiệm là một chức danh được đặt ra để phục vụ công tác đào tạo và quản lý học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người thay mặt hiệu trưởng nhà trường quản lý, tổ chức, giáo dục học sinh trong một lớp và chịu trách nhiệm trước ban giám hiệu, trước hội đồng giáo dục nhà trường về chất lượng giáo dục của lớp mình phụ trách. Để thực hiện được tốt vai trò của mình người giáo viên chủ nhiệm phải phát huy tốt được năng lực quản lý lớp học, đồng hành cùng học sinh phát huy hết năng lực và phẩm chất của mình trong bất kì hoàn cảnh nào. Vai trò quản lý học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp là một vấn đề không mới nhưng đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải chủ động, linh hoạt với tình hình mới để đáp ứng nhiệm vụ giáo dục và đào tạo.

Hơn ba năm trở lại đây, dịch bệnh Covid - 19 đã và đang diễn ra hết sức phức tạp. Nó ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có giáo dục. Tính đến tháng 12 năm 2021 trên thế giới có khoảng 270 triệu ca mắc và hơn 5 triệu ca tử vong. Tính riêng ở Việt Nam, mỗi ngày có gần 20 nghìn ca mắc và hơn 200 ca tử vong. Đây được coi là màn đêm đen bao trùm toàn thế giới.

Đối tượng có nguy cơ lây nhiễm Covid - 19 cao nhất là trẻ em. Để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, Bộ Giáo dục Đào tạo, các cơ quan lãnh đạo đã cho học sinh tạm thời nghỉ học. Chuyển hình thức học tập từ trực tiếp sang trực tuyến - Một hình thức còn mới lạ đối với cả thầy và trò.

Thông qua kinh nghiệm của bản thân và trao đổi với đồng nghiệp, tôi nhận thấy, việc quản lí học sinh khi học tập trực tuyến rất khó khăn vì liên quan đến thiết bị học tập, đường truyền mạng, kĩ năng sử dụng công nghệ, ý thức học tập của các em... Đối với học sinh chưa ngoan, học trực tuyến là “cơ hội vàng” để các em thỏa sức làm những điều mình thích. Ngoài ra, một số giáo viên còn sử dụng các phần mềm dạy học giới hạn thời gian, kiểm soát bài làm của học sinh sau giờ học bằng cách thủ công như chụp ảnh gửi qua zalo rất vất vả và mất thời gian. Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, hàng ngày tiếp cận với công nghệ 4.0 hiện đại, tôi nghĩ rằng cần phải tìm ra cách giải quyết những vướng mắc trên. Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài: ‘‘Nâng cao vai trò giáo viên chủ nhiệm trong công tác quản lí học sinh khi học trực tuyến tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn nâng cao vốn hiểu biết của bản thân cũng như giúp đỡ các bạn đồng nghiệp gỡ rối những khó khăn mắc phải khi quản lí học sinh trong lớp học trực tuyến.

2. Tên biện pháp

‘‘Nâng cao vai trò giáo viên chủ nhiệm trong công tác quản lý học sinh khi học trực tuyến tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn”

3. Tác giả biện pháp

- Họ và tên: Huỳnh Phương Uyên

- Địa chỉ: Trường Tiểu học Lê Quý Đôn – Hải Châu – Đà Nẵng

- Số điện thoại: 0762791090

- Email: puhuynh957@gmail.com

4. Chủ đầu tư tạo ra biện pháp

- Huỳnh Phương Uyên

5. Lĩnh vực áp dụng biện pháp

Biện pháp này áp dụng vào lĩnh vực quản lí học sinh khi học trực tuyến tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn.

6. Ngày biện pháp được áp dụng lần đầu

Thời gian áp dụng từ tháng 1 năm học 2021 - 2022

7. Mô tả bản chất biện pháp

7.1. Thực trạng việc quản lí học sinh khi học trực tuyến.


a. Thuận lợi – khó khăn

* Thuận lợi:





Về nhà trường


- Lê Quý Đôn là ngôi trường có bề dày truyền thống hiếu học. Luôn đi đầu trong các phong trào học tập và giáo dục của Thành phố. Nhà trường luôn được phụ huynh tin tưởng, là ngôi trường mơ ước của tất cả bậc phụ huynh và học sinh khi con bước vào ngưỡng cửa Tiểu học.

- Cơ sở vật chất khang trang, thiết bị dạy học tương đối đầy đủ.

- Trường có đội ngũ cán bộ giáo viên nhiều năm được công nhận là giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua các cấp, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục học sinh.

- Nhà trường có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, chi tiết các phương án dạy học.

Về giáo viên

- Giáo viên được sự động viên quan tâm, chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường. Bản thân nhiệt tình, trách nhiệm với công việc. Luôn đặt tất cả nhiệt huyết và tình yêu thương đối với học sinh vào từng bài giảng.

- Được tham gia tập huấn sử dụng các phần mềm dạy học online.

- Đa số giáo viên có kĩ năng sử dụng CNTT cơ bản. Đáp ứng yêu cầu

dạy - học trực tuyến.

Về học sinh​

- Đa số học sinh được bố mẹ quan tâm.​

- Nhận thức của các em tương đối đồng đều.​

- Do trường ở vị trí trung tâm thành phố, các em được giao tiếp nhiều nên hầu hết đội ngũ ban cán sự lớp đều mạng dạn, tự tin thể hiện được vai trò, năng lực của mình trong việc quản lý lớp.

Về phụ huynh học sinh​

- Đa số phụ huynh của lớp là những người trẻ tuổi vì vậy có thuận lợi trong việc sử dụng công nghệ thông tin và các mạng xã hội. Cập nhật thông báo của giáo viên nhanh chóng, kịp thời.

* Khó khăn:

Về giáo viên​

- Một số giáo viên chưa thực sự thành thạo trong việc sử dụng các phần mềm giáo dục, phần mềm quản lí học sinh trực tuyến, chưa linh hoạt trong các hình thức dạy học online gây nhàm chán cho học sinh.

Về học sinh

- Hoàn cảnh gia đình của các học sinh khác nhau, một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn, chưa đáp ứng đủ các thiết bị máy móc để học tập trực tuyến.

- Học sinh trong mỗi lớp có ý thức và nhận thức không đồng đều, còn một số học sinh chưa ngoan, chưa tự giác trong học tập.

- Đa phần các em ở nhà với ông bà hoặc ở nhà một mình, không có người kiểm soát, nhắc nhở khi học trực tuyến.

Về phụ huynh học sinh

- Một số phụ huynh còn mải mê với công việc, ít quan tâm tới con cái.

b. Thực trạng

Năm học 2020 - 2021, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 3/4. Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên học sinh chuyển sang học online. Online là hình thức học hoàn toàn mới lạ so với học sinh và phụ huynh. Các em còn nhỏ nên ý thức tự giác học chưa cao, chưa cảm thấy hứng thú khi tham gia học trực tuyến...

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những thực trạng trên nhưng theo tôi có các nguyên nhân cơ bản sau:

- Việc linh hoạt sử dụng các phần mềm vào quản lí, dạy học trực tuyến của giáo viên còn hạn chế.

- Giáo viên đưa ra các yêu cầu nội quy lớp học trực tuyến còn chung chung, chủ yếu dưới dạng nhắc nhở bằng lời nên chưa đem lại hiệu quả.

- Học sinh chưa có hứng thú với hình thức học trực tuyến.

- Khi học trực tuyến ở nhà, sự phối hợp giữa giáo viên với phụ huynh còn chưa chặt chẽ, chưa đem lại hiệu quả.

7.2. BIỆN PHÁP

7.2.1. Mục tiêu của biện pháp


Nhằm giảm gánh nặng cho giáo viên khi giảng dạy online.

Quản lí học sinh trong lớp học trực tuyến, tạo hứng thú học tập cho các em, giúp em có ý thức tự giác trong học tập và đạt kết quả học tốt nhất.

7.2.2. Các biện pháp

7.2.2.1: Làm tốt công tác chuẩn bị học online

a. Nắm bắt tình hình tham gia lớp học trực tuyến của học sinh lớp chủ nhiệm.


Với tâm thế sẵn sàng chuyển trạng thái từ học trực tiếp sang học trực tuyến, đồng thời qua công tác chủ nhiệm, tôi biết được học sinh trong lớp có nhiều hoàn cảnh khác nhau. Do vậy tôi đã hướng dẫn phụ huynh trang bị phương tiện cho con em tham gia học trực tuyến: máy tính, cam, mic hoặc điện thoại thông minh…sao cho với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn các em vẫn có thể tham gia học mà không cần phương tiện quá hiện đại và đắt tiền.

Để tiết học online được hiệu quả và tất cả học sinh đều được tham gia, tôi nghĩ mình cần nắm bắt cụ thể, chính xác tình hình chuẩn bị phương tiện học tập của học sinh. Vì thế tôi tạo cuộc khảo sát trên zalo nhóm lớp theo phương thức bình chọn.

Trước khi học online kết quả bình chọn như sau:







Kết quả bình chọn trên cho thấy vẫn còn học sinh không có thiết bị tham gia học trực tuyến (5bạn). Ngay khi nắm được tình hình, tôi đã tổ chức một buổi họp phụ huynh trực tuyến để trao đổi và nói rõ với phụ huynh về việc trang bị thiết bị học tập cho các con là một việc rất cần thiết, là yếu tố nâng cao hiệu quả học tập.

Thông qua buổi họp, phụ huynh đã hiểu và nhất trí tạo điều kiện học tập tốt nhất cho con em mình. Trong lớp, một phụ huynh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, tôi đã trao đổi với ban chi hội và được 100% phụ huynh nhất trí góp mua 1 máy tính bảng trị giá 2 000 000đ gửi tặng tới gia đình em học sinh đó. Như vậy, 100% học sinh trong lớp đã có đầy đủ phương tiện học online. Việc làm trên cho tôi thấy, nếu giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm thì sẽ được sự tín nhiệm và đồng hành của phụ huynh.



Hình ảnh 100 % phụ huynh bình chọn có phương tiện học online



b. Tư vấn, hướng dẫn học sinh, phụ huynh lựa chọn, cài đặt sử dụng phần mềm trực tuyến phù hợp, hiệu quả:


Trên thực tế có nhiều phần mềm để có thể tham gia học trực tuyến như: Meet, O365 song qua tìm hiểu tôi lựa chọn phần mềm zoom cho lớp chủ nhiệm tham gia học tập trực tuyến.

Bước 1: Để phòng học zoom không bị giới hạn thời 40 phút tôi tạo tài khoản email có “đuôi”: moet.edu.vn

Bước 2: Tạo tên lớp học và cài mật khẩu đơn giản, dễ nhớ đối với học sinh.

Bước 3: Qua nhóm lớp trên zalo tôi chia sẻ đường link để phụ huynh cùng các con cài đặt phần mềm zoom: zoom.us

Bước 4: Chia sẻ video hướng dẫn học sinh cách tham gia học trực tuyến trên phần mềm zoom.

Có một số học sinh và phụ huynh gặp khó khăn khi cài đặt, tôi đã quay video hướng dẫn cụ thể cách cài đặt nhanh và chính xác.

Phần mềm zoom có ưu thế là dễ cài đặt và sử dụng nên việc học sinh làm quen và sử dụng thành thạo khá nhanh chóng. Một số học sinh còn lúng túng đã được sự hỗ trợ từ phụ huynh nên việc tham gia học tập không còn là vấn đề phức tạp. Chỉ trong một thời gian ngắn học sinh đã biết cách đăng nhập vào phòng học trực tuyến, tham gia các chức năng trên zoom...





Buổi học trực tuyến đầu tiên của các em học sinh

7.2.2.2: Xây dựng nội quy học online

- Nhằm tạo ra một lớp học trực tuyến có kỷ luật tôi đã xây dựng và ban hành nội quy học tập trực tuyến. Để tạo sự sinh động và tâm thế ngay trong buổi học đầu tiên, tôi đã sáng tác một bài thơ nội quy để các em học thuộc và ghép thành video chiếu vào đầu các buổi học online trong thời gian chờ học sinh vào đủ. Trong đó có phổ biến rõ thời gian tham gia lớp học trực tuyến, quy định cách viết tên, yêu cầu về trang phục, tư thế và bật/tắt cam, mic khi có yêu cầu...






- Bên cạnh đó, để dễ dàng cho việc kiểm tra sĩ số lớp học tôi yêu cầu học sinh đánh số thứ tự, ghi tên theo đúng danh sách lớp như:

01. Nguyễn Khánh An

02. Nguyễn Minh Anh



Phan Trí Hiếu…

Với cách thực hiện này có thể dễ dàng kiểm tra được học sinh vắng mặt trong khoảng thời gian rất ngắn.

- Phân công ban cán sự lớp với những nhiệm vụ cụ thể:

+ Lớp trưởng ( Host): Phê duyệt cho các thành viên vào lớp với họ,tên, lớp đầy đủ theo quy định. Chuyển quyền cho các thầy cô bộ môn khi bắt đầu các tiết học.

+ Lớp phó học tập: Phụ trách việc báo cáo tình hình làm bài và chuẩn bị bài của các bạn trước tiết học. Có quyền yêu cầu một số thành viên trong lớp cho xem vở ghi bài ngay sau khi kết thúc tiết học.

+ Các tổ trưởng: Nắm bắt sĩ số tổ viên, có trách nhiệm báo cáo cho lý do ra/ vào lớp muộn của các tổ viên ( mạng lag, hay bị out...)

Kết quả: 100% Học sinh tham gia học tập với tên, số thứ tự theo đúng quy định.

+ Lớp trưởng thành thạo trong vài trò quyền host của mình.

+ 100% học sinh trang phục, tư thế học tập gọn gàng.

+ Trong quá trình học tập do đường truyền không ổn định mà một số học sinh bị out ra ngoài sau đó được duyệt vào lớp kịp thời không ảnh hưởng nhiều đến thời lượng tiết học.

7.2.2.3: Tăng cường hứng thú cho học sinh trong buổi học trực tuyến

Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học là thích khám phá, thích hoạt động. Hầu hết các em đều rất hào hứng trong các hoạt động trò chơi, âm nhạc, mĩ thuật. Kết hợp linh hoạt giữa học mà chơi, chơi mà học là hoạt động vô cùng hiệu quả giúp các em tiếp nhận các kiến thức một cách chủ động, dễ dàng. Chính vì vậy, để tăng sự hứng thú cho học sinh khi tham gia học trực tuyến, tôi luôn trao đổi và kết hợp với phụ huynh tạo ra một không gian học online đầy hứng thú.

Một là: Tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm theo chủ đề

Ví dụ 1: Thực hành test covid tại nhà.

- Trong thời kỳ dịch bệnh diễn biến phức tạp, hành động tự ý thức bảo vệ bản thân và cộng đồng là điều vô cùng cần thiết. Ở hoạt động trải nghiệm này tôi đã hướng dẫn học sinh cách tự test nhanh Covid - 19 tại nhà cùng với phụ huynh.

Cách thức tiến hành:

+ GV hướng dẫn lớp trưởng mở video hướng dẫn test nhanh:


Hình ảnh video hướng dẫn test nhanh


Bước 1: Thu thập mẫu

Bước 2: Xử lý mẫu

Bước 3: Quy trình xét nghiệm và phiên giải kết quả

Đọc kết quả tại thời điểm 15 phút, không sử dụng kết quả sau 20 phút.

Cách đọc kết quả:

Mẫu sẽ có kết quả dương tính khi xuất hiện 2 vạch ở cả vị trí C và T trên khay thừ.

Mẫu sẽ có kết quả âm tính khi chỉ xuất hiện 1 vạch ở vị trí C trên khay thử.

Trong trường hợp không xuất hiện vạch nào hoặc chỉ xuất hiện 1 vạch tại

vị trí T trên khay thử là kết quả không hợp lệ, cần thực hiện lại xét nghiệm.



Cách đọc kết quả test nhanh



Ví dụ 2: Hoạt động theo chủ điểm tháng vào tiết sinh hoạt lớp.

Vào các ngày kỉ niệm lớn trong năm, tôi đều phát động những cuộc thi trực tuyến gắn với các chủ đề có tên như: Mẹ trong mắt tôi, Điều em muốn nói, Ông già Noel ơi!... nhằm kích thích sự sáng tạo của học sinh.


Chủ điểm tháng 10: Chăm ngoan học giỏi (Lập thành tích chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam)

Cách thức tiến hành:

Hoạt động 1: Chơi trò chơi: Nghe bài hát đoán nội dung (nhạc 30s)

- Hãy nghe một đoạn nhạc và đoán tên chủ đề sinh hoạt?

- Chủ đề : Mẹ trong tôi

Lớp trưởng dẫn dắt vào chủ đề người mẹ - người phụ nữ luôn kiên cường, chịu khó, chịu khổ, hết lòng chăm lo cho con cái, gia đình.

Hoạt động 2: Cho cả lớp xem video về “Đôi bàn tay đẹp nhất”

Video có nói về đôi bàn tay của mẹ. Đôi bàn tay vất vả sớm khuya, đôi bàn tay nuôi con trưởng thành.

Hoạt động 3: Viết thông điệp gửi người phụ nữ mình yêu thương.

Kết quả: Các em cảm nhận được sự vất vả, hy sinh của mẹ. Từ đó cố gắng học tập và rèn luyện bản thân.



Khi học sinh hoàn thành xong sản phẩm của mình, tôi sẽ nhờ phụ huynh chụp lại thành quả. Ghép thành video gửi trên zalo lớp và chiếu cho các em xem trong buổi học zoom.


Điều em muốn nói qua chủ điểm tháng 10



Qua hoạt động online này, các em được bộc lộ những tình cảm, khả năng, năng khiếu của mình, giúp phụ huynh thêm thấu hiểu con hơn. Đã có những phụ huynh xúc động và bất ngờ khi nhận được tình cảm mà trước đây con chưa bao giờ nói ra được bằng lời. Tôi thấy rằng đó cũng là một niềm vui, niềm hạnh phúc của nghề “ trồng người”.





Hay trong tháng 12, tôi tổ chức hoạt động nhân dịp lễ giáng sinh.


Sản phẩm của học sinh trong hoạt động “ Ông già noel ơi!”



Hai là: Tăng cường trò chơi trực tuyến tương tác


Phần này tôi thấy rất hữu hiệu. Không chỉ giúp các con hào hứng hơn mà còn học kiến thức thông qua trò chơi. Các con được thao tác, kéo thả, ấn chọn ngay trên màn hình nên rất thích. Cụ thể tôi dùng trò chơi trực tuyến Quizizz: Đây là trò chơi trên web, học sinh không phải cài đặt gì chỉ cần ấn vào link điền tên mình là chơi được. Có nhiều hình ảnh và dạng câu hỏi. Học sinh thao tác trực tiếp lên màn hình. Đặc biệt, việc soạn 1 trò chơi trên quizizz rất nhanh. Trong Quizizz có sẵn kho câu hỏi, bài tập tương tác. Khi chơi lại có nhạc, có thứ tự bảng điểm nên các con rất thích, rất thi đua. Khi thi xong, tôi chụp ảnh 3 bạn đứng nhất để nêu tên, tặng huy hiệu và đưa ảnh lên nhóm zalo lớp ngay.



Hình ảnh học sinh thi đấu trên Quizizz

Việc sử dụng trò chơi có nhiều tác dụng như:

- Giúp học sinh thay đổi loại hình hoạt động trong giờ học, làm cho giờ học bớt căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, tạo hứng thú học tập.

- Kích thích sự tìm tòi, tạo cơ hội để học sinh tự thể hiện mình.

- Thông qua trò chơi, học sinh vận dụng kiến thức năng nổ, hoạt bát, kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ. Từ đó phát triển tư duy mềm dẻo, học tập cách xử lý thông minh trong những tình huống phức tạp, tăng cường khả năng vận dụng trong cuộc sống.

Ba là: Duy trì tiết Chào cờ đầu tuần

Với tinh thần “ nghỉ dịch không nghỉ học” các hoạt động hàng ngày trên lớp vẫn được duy trì. Mọi thứ hai đầu tuần tôi tổ chức cho các em chào cờ và hát Quốc ca. Trong buổi chào cờ học sinh sẽ kể chuyện, hát hoặc xem một video mang tính giáo dục. Các em rất vui và cảm thấy thân quen như chính mình đang đi học ở trường vậy.

Hình ảnh học sinh nghiêm túc dự lễ chào cờ đầu tuần

7.2.2.4: Chủ động đánh giá quá trình học tập của học sinh, động viên khích lệ kịp thời

Đánh giá học sinh dựa vào cả quá trình và quá trình đó được tôi lưu trữ trên lớp học thu nhỏ Class dojo. Đây là một nền tảng giao tiếp giáo dục giữa giáo viên và học sinh cũng như gia đình học sinh. Với ứng dụng này phụ huynh chỉ cần tải Class dojo về điện thoại, nhập mã của học sinh và theo dõi được toàn bộ việc học của con em mình. Trên ứng dụng sẽ đánh giá chuyên cần, tích điểm theo từng nội dung...

Mỗi hoạt động học tập tương ứng với 1 huy hiệu vinh danh có sẵn trên Class dojo. Học sinh rất thích thú khi được nhận các huy hiệu đó.


Hình ảnh lớp học Class dojo

Ngoài ra, tôi còn khích lệ học sinh rèn nề nếp và học tập bằng hình thức thi đua tích điểm đổi quà, cứ 10 điểm học sinh sẽ được bố mẹ đổi ảnh đại diện một lần bằng những hình nhân vật mà các em thích trên Class dojo. Do vậy, các em hăng hái tương tác trong các giờ học, chăm chỉ nộp bài tập cô giao...với tinh thần tự giác, tích cực.

Với những bạn tích được nhiều huy hiệu và điểm thưởng của tháng tôi thiết kế riêng thư khen có dán ảnh các con. Cuối tuần đưa vào mục “Câu chuyện của lớp” trên Class dojo cho phụ huynh và cả lớp xem. Sử dụng ứng dụng này, tôi thấy học sinh rất hào hứng thi đua học tập.

Hình ảnh thư khen thiết kế riêng cho học sinh



7.2.2.5: Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh qua zalo

Trong thực tế, một bộ phận không nhỏ phụ huynh vẫn có tư tưởng “trăm sự nhờ cô” mà quên đi trách nhiệm và vai trò của mình trong việc giáo dục con cái. Đặc biệt những ngày dịch bùng phát, các em phải học online tại nhà thì vai trò của phụ huynh càng quan trọng. Tôi phối hợp chặt chẽ với phụ huynh bằng những việc làm cụ thể để phụ huynh thấy được trách nhiệm của bản thân mình trong việc quản lý học sinh khi học ở nhà.

Trên trang Zalo chung của lớp, sau mỗi buổi học trực tuyến tôi đều dặn dò các công việc học sinh cần hoàn thành. Từ đó phụ huynh sẽ nắm được và nhắc nhở, đôn đốc các con hoàn thành bài đầy đủ.



Qua zalo, tôi cũng thường xuyên nhắn tin thông báo và trao đổi riêng tình hình học của học sinh hàng ngày đặc biệt là những em ý thức tự giác học chưa tốt để phụ huynh nắm được và có biện pháp phối kết hợp kịp thời.



Một số phản hồi tích cực của phụ huynh

Chính nhờ ứng dụng này đã giúp tôi và các bậc phụ huynh lớp tăng sự gắn kết hơn, chặt chẽ phối hợp hơn để đạt một mục tiêu chung là nâng cao chất lượng học tập cũng như ý thức của học sinh khi học trực tuyến.

8. Những thông tin bảo mật: Không

9. Các điều kiện để áp dụng biện pháp

9.1. Đối với giáo viên

- Giáo viên tự trang bị cho mình khả năng, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng thành thạo các phần mềm, hệ thống dạy học trực tuyến.

- Chuẩn bị các hoạt động dạy học cũng như các trò chơi, video clip với các hoạt động khởi động vui nhộn tạo bầu không khí thoải mái trong lớp học.

- Ở những nơi không có điều kiện về mạng, kỹ thuật thì cần tìm giải pháp để giao bài, giao nhiệm vụ cho học sinh như soạn bài ôn tập, in và thông báo phụ huynh đến nhận.

9.2. Đối với học sinh

- Học sinh cần chuẩn bị tâm lý, tâm thế sẵn sàng, trang phục nghiêm túc khi tham gia học trực tuyến và chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị học tập quan trọng nhất là điện thoại thông minh, máy vi tính, máy tính bảng, tai nghe và sách giáo khoa.

- Thực hiện nghiêm chỉnh các nhiệm vụ cô giáo giao.

- Trong quá trình học tập cần chú ý lắng nghe, tham gia thảo luận và đóng góp tích cực vào bài học.

9.3. Đối với phụ huynh học sinh

- Thấy rõ vai trò và sự kết hợp giữa phụ huynh và giáo viên để giờ học online đạt kết quả cao nhất.

- Tạo điều kiện về thời gian và cơ sở vật chất để học sinh tham gia học trực tuyến. Nên loại bỏ tất cả những đồ vật gây phiền nhiễu và mất tập trung như ti vi, đồ chơi, vật nuôi,… ra khỏi tầm mắt của học sinh

- Chủ động tìm hiểu công nghệ thông tin, phương pháp sư phạm giúp các em sử dụng thành thạo, an toàn các thiết bị học trực tuyến.

- Thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt tình hình học tập và các biểu hiện của các em.

- Ở nhà luôn dành cho con một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày để nhắc nhở, giúp đỡ các em hoàn thành nhiệm vụ học tập. Luôn động viên, khích lệ các em phấn đấu để trở thành con ngoan trò giỏi.

10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng biện pháp

10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng biện pháp theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của cá nhân


Sau khi thực hiện các biện pháp trên tôi nhận thấy kết quả học tập của các em có tiến bộ rõ rệt, hầu hết các em học tập trong sự hứng khởi, rất hào hứng mỗi khi đến tiết học trực tuyến.

- Phụ huynh luôn sẵn sàng phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để cùng thực hiện các hoạt động giáo dục.

- Học sinh trong lớp tham gia tích cực các phong trào do nhà trường hoặc Liên đội phát động và đã đạt giải cao trong các cuộc thi:

+ Đạt danh hiệu lớp Xuất sắc do nhà trường và Liên đội bình chọn.

Nhờ có các biện pháp phù hợp mà chất lượng học tập của học sinh khi học trực tuyến cũng không hề bị ảnh hưởng và vẫn có sự tiến bộ.

Bảng tổng hợp kết quả đánh giá cuối năm của học sinh

Thời gian đánh giá
Nội dung đánh giá

Kết quả


Cuối HK II

Toán
Hoàn thành tốt​
Hoàn thành​
Chưa hoàn thành​
26 – 54,1 %​
22 – 45,2 %​
0​
Tiếng việt
21 – 43,8 %​
27 – 56,2 %​
0​

Năng lực
Tốt​
Đạt​
Cần cố gắng​
25 – 52%​
23 – 48%​
0​
Phẩm chất
30 – 62,5​
18 – 37,5​
0​
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng biện pháp theo ý của tổ chức, cá nhân

Biện phápNâng cao vai trò giáo viên chủ nhiệm trong công tác quản lí học sinh khi học trực tuyến tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn” đã được áp dụng tại lớp 3/4 và có khả năng áp dụng cho tất cả các học sinh trường Trường Tiểu học Lê Quý Đôn cũng như cho học sinh ở bất kì một trường Tiểu học nào khi muốn nâng cao hiệu quả dạy và học online. Tôi sẽ tiếp tục triển khai và nhân rộng biện pháp này trong những năm tiếp theo.

11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng biện pháp lần đầu ( nếu có)

STT
Tên cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng biện pháp
1​
Huỳnh Phương UyênTrường TH Lê Quý ĐônLớp 3/4 Trường Tiểu học Lê Quý Đôn / Quản lí học sinh khi học trực tuyến
Hải Châu , ngày 15 tháng 01 năm 2022
Hiệu trưởng




Ngô Thị Lệ
Hải Châu , ngày 15 tháng 01 năm 2022
Tác giả biện pháp




Huỳnh Phương Uyên


PHẦN MỞ ĐẦU
Trong công tác dạy học, người thầy giáo chẳng những phải cung cấp tri thức, phát triển năng lực nhận thức, mở mang trí tuệ cho người học, mà còn phải hết sức chú ý bồi dưỡng, giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức cho họ, tức là giáo dục toàn diện.
Mục tiêu của định hướng Nghị quyết số 29 – mục tiêu của giáo dục nhà trường Việt Nam là đào tạo những con người vừa có phẩm chất đạo đức tốt, vừa giỏi về chuyên môn. Chính vì vậy, mà việc dạy và học là vấn đề vô cùng quan trọng của nền giáo dục nước ta. Trong các môn học, môn Đạo đức (Giáo dục công dân) là môn học bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12 trong chương trình giáo dục. Bởi đây là môn học có tính cập nhật và cấp thiết cho học sinh không chỉ tạm thời mà còn về lâu dài.
Vấn đề giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho thế hệ trẻ nói chung, cho HSTH nói riêng được đông đảo các nước quan tâm. Trong giáo dục hiện đại, kĩ năng tự bảo vệ của người học là một tiêu chí về chất lượng giáo dục. Do đó, khi đánh giá chất lượng giáo dục phải tính đến những tiêu chí đánh giá kĩ năng tự bảo vệ của người học. Vì vậy, ngành giáo Việt Nam dục đã triển khai chương trình đưa giáo dục kĩ năng tự bảo vệ vào hệ thống giáo dục chính quy và không chính quy. Nội dung giáo dục của nhà trường được định hướng bởi mục tiêu giáo dục kĩ năng tự bảo vệ.
Lí do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ của biện pháp
Lí do chọn biện pháp
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức rèn luyện kỹ năng.
Xuất phát từ việc học sinh chưa hình thành được kĩ năng tự bảo vệ. Thực tế cho thấy rằng, có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của học sinh, có nhận thức đúng chưa chắc đã có hành vi đúng. Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh cho rằng con mình vẫn còn quá nhỏ để tránh được những điều nguy hiểm xung quanh và luôn tin rằng mình có thể bảo vệ con mình mọi lúc mọi nơi. Vì vậy, việc rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ chính là những nhịp cầu giúp học sinh biến kiến thức thành thái độ, hành vi, thói quen tích cực, lành mạnh. Học sinh có kĩ năng tự bảo vệ phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách, biết ứng xử, giải quyết vấn đề, tình huống nguy hiểm một cách tích cực và phù hợp hơn. Ngược lại, nếu học sinh không có kĩ năng tự bảo vệ sẽ thụ động, có những thái độ, hành vi tiêu cực sẽ chậm trễ trong việc đưa ra quyết định và phải trả giá cho quyết định sai lầm của mình.
Kĩ năng tự bảo vệ là một trong những kĩ năng được giáo dục trong môn Đạo đức góp phần giúp HSTH hình thành và phát triển toàn diện nhân cách, sẵn sàng bước vào bậc học tiếp theo. Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ sẽ thúc đẩy học sinh hình thành những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội và giảm các vấn đề xã hội. Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ còn giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền của học sinh trong luật pháp Việt Nam và Quốc tế.
Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho HSTH giữ vai trò rất to lớn trong việc bắt đầu tạo nên giá trị sống cho các em, giúp các em thể hiện được giá trị của bản thân vào cuộc sống và từ đó các em trưởng thành với một giá trị tích cực bởi thành quả của quá trình giáo dục.
Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ không những xây dựng và tạo nên nét văn hóa trong nhà trường mà còn ý nghĩa to lớn đối với học sinh.
Từ thực tiễn của việc tìm hiểu và học Đạo đức ở bậc tiểu học, từ mục tiêu của việc dạy đối với bậc học này, tôi mạnh dạn chia sẻ biện pháp: “ GIÁO DỤC KĨ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC”.
Mục tiêu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu với mục đích nghiên cứu lý luận và thực tiễn dạy học giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho HSTH môn Đạo đức. Từ đó, đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho HSTH trong dạy học môn Đạo đức góp phần nâng cao chất lượng của quá trình dạy học và thực hiện mục tiêu giáo dục.
Nhiệm vụ
Tìm hiểu tổng quan về hướng nghiên cứu của đề tài.
Tìm hiểu hệ thống các kiến thức về cơ sở lý luận của đề tài: cơ sở lý thuyết về giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của HSTH .
Điều tra thực trạng về việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh trong dạy học môn Đạo đức lớp ở trường tiểu học.
Đề xuất các biện pháp để giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho HSTH.
Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất.
NỘI DUNG​
I. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh đầu bậc tiểu học
Học sinh ở lứa tuổi này luôn tò mò, thích khám phá về những điều xung quanh và biết được việc gì nên và không nên để từ đó HS dần hình thành những hiểu biết ban đầu về kĩ năng tự bảo vệ.
Vào tiểu học, là học sinh phải thực hiện một “bước ngoặc” rất lớn trong cuộc đời là chuyển cuộc sống từ nhà trường mẫu giáo lên cuộc sống của nhà trường phổ thông. Vì vậy, ở học sinh đầu bậc vẫn tồn tại những nhu cầu từng là đặc trưng của tuổi mẫu giáo như nhu cầu vui chơi, vận động, nhu cầu tìm hiểu thế giới bên ngoài.
Học sinh đầu bậc rất cả tin: các em tin vào sách vở, vào người lớn, vào bản thân mình. Niềm tin còn cảm tính, chưa có lý trí soi sáng. Các em hồn nhiên trong quan hệ bạn bè, thầy cô, người lớn. Các em nghĩ rằng mọi cái đều dễ dàng, đơn giản, nhìn cuộc sống với thái độ lạc quan. Một đặc điểm cần lưu ý ở học sinh là tính bắt chước. Các em dễ dàng bắt chước người lớn, thầy cô, bạn bè,...Các em có thể bắt chước tính tốt nhưng cũng có thể bắt chước tính xấu.
Khả năng kiềm chế tình cảm của học sinh còn kém, các phẩm chất của ý chí còn chưa có khả năng điều khiển và điều chỉnh những cảm xúc của các em. Tính độc lập, tự chủ, kiềm chế của học sinh đầu bậc còn kém nên các em ít tự mình giải quyết được sự việc mà thường là chờ đợi sự giúp đỡ của người khác. Tính bộc phá và ngẫu nhiên vẫn còn trong hành động của học sinh. Đây là một trong những nguyên nhân làm học sinh rời bỏ mục đích chính của mình.
II. Vị trí, nhiệm vụ môn Đạo đức
1. Vị trí
Giáo dục đạo đức là một bộ phận rất quan trong của quá trình sư phạm, đặc biệt là ở tiểu học. Nó nhằm hình thành những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức cho HSTH , giúp các em ứng xử đúng đắn qua các mối quan hệ đạo đức hàng ngày.
Có thể nói, nhân cách của HSTH thể hiện trước hết qua bộ mặt đạo đức. Điều này thể hiện qua thái độ cư xử đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột trong gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè qua thái độ với học tập, rèn luyện hàng ngày.
Trong nhà trường hiện nay, việc giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm giúp các em có những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình và cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện các chuẩn mực đó nhằm phát triển nhân cách của các em một cách trọn vẹn, là nền tảng cơ bản để hình thành cho các em ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức và thói quen đạo đức, nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa.
Đối với nước ta hiện nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trường và cạnh tranh, xã hội xuất hiện một bộ phận dân cư sống vì lợi nhuận cá nhân chạy theo đồng tiền một cách vô điều kiện. Song song, đó là tình trạng xói mòn về đạo đức, sự gia tăng các tệ nạn xã hội như: buôn lậu, ma tuý, phim ảnh đồi truỵ, hệ thống thông tin hiện đại như: internet và điều đáng lo ngại là không ít học sinh chưa có chuẩn mực hành vi đúng đắn, có những biểu hiện lệch lạc: nói tục, chửi thề, gây gổ, đánh nhau, thích chơi bời lêu lổng, thiếu lễ độ với người lớn (kể cả ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo).
Thực trạng đạo đức trong lứa tuổi thanh thiếu niên hiện nay rất đáng lo ngại. Chất lượng giáo dục đạo đức nói chung và mối lo ngại của xã hội đối với tình hình tư tưởng đạo đức của một bộ phận thế hệ trẻ hiện nay là điều khiến cho chúng ta phải suy nghĩ.
Nhiệm vụ
Bước đầu hình thành, phát triển ở học sinh những hiểu biết ban đầu về chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luật và sự cần thiết thực hiện theo các chuẩn mực đó trong quan hệ với bản thân và người khác, với công việc, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên; thái độ tự trọng, tự tin; những tình cảm và hành vi tích cực: yêu gia đình, quê hương, đất nước; yêu thương, tôn trọng con người; đồng tình với cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu; chăm học, chăm làm; trung thực; có trách nhiệm với thái độ, hành vi của bản thân.
Giúp học sinh bước đầu nhận biết và điều chỉnh được cảm xúc, thái độ, hành vi của bản thân; biết quan sát, tìm hiểu về gia đình, quê hương, đất nước và về các hành vi ứng xử; biết lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch cá nhân,hình thành thói quen, nền nếp cơ bản, cần thiết trong học tập, sinh hoạt.
Chương trình môn Đạo đức ở tiểu học gồm một hệ thống chuẩn mực hành vi đạo đức lựa chọn từ các chuẩn mực ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội.
III. Nội dung biện pháp
Các kĩ năng của học sinh tiểu học được giáo dục trong môn Đạo đức​
Kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học
Phòng tránh tai nạn thương tích
Sau khi học bài học, học sinh nhận biết được những vật dễ gây tai nạn thương tích, những hành động gây ra thương tích và đưa ra lời khuyên trong các tình huống nguy hiểm.
Nhận biết hành động dễ gây thương tích.
Trình bày được lợi ích của phòng, tránh tai nạn, thương tích và dự đoán được hậu quả của những tình huống nguy hiểm.
Đưa ra lời khuyên trong các tình huống ứng xử
Giải quyết các tình huống có vấn đề.
Vận dụng sáng tạo:
Hướng dẫn bạn thực hành đảm bảo an toàn trong lớp học.
Tham gia thảo luận về tai nạn thường gặp ở các khu vực địa phương.
Thông qua các hoạt động học HS sẽ thực hiện trong các hoạt động học, những biểu hiện cụ thể của những biểu hiện cụ thể của những phẩm chất, năng lực có thể được hình thành và phát triển cho học sinh là:
+ Phẩm chất:
Chăm chỉ: Vận dụng các kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường vào đời sống hằng ngày.
Trách nhiệm: Không gây mất trật tự, cãi nhau, đánh nhau tại trường học, nơi ở và nơi công cộng.
+ Năng lực:
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Học sinh tự giác thực hiện các yêu cầu giáo viên đề ra
Giao tiếp và hợp tác: Học sinh tham gia thảo luận nhóm cùng nhau đóng góp ý kiến xây dựng bài học.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh trình bày ý kiến giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
Năng lực đặc thù:
Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật thường gặp phù hợp với lứa tuổi và sự cần thiết của việc thực hiện các chuẩn mực đó; Có kiến thức cần thiết, phù hợp để nhận thức, quản lý, tự bảo vệ bản thân và duy trì mối quan hệ với bạn bè.
Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành sau bài học là: Câu trả lời, ứng xử được các tình huống.
Tìm kiếm sự hỗ trợ
2.3.2.1. Yêu cầu cần đạt
Nêu được một số tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ
Biết vì sao phải tìm kiếm sự hỗ trợ
Biết tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết
2.3.2.2. Ví dụ
TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ​
1. Hồi tưởng
a) Hãy hồi tưởng lại xem trong quá khứ
Em đã có khi nào gặp khó khăn và phải nhờ đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của ai chưa?
Đó là tình huống như thế nào?
Em đã nhờ ai giúp đỡ?
Họ có giúp em không? Giúp em như thế nào?
Kể lại trước lớp.
2. Em vẽ “Bàn tay tin cậy” của mình bằng cách:
+ Xòe bàn tay đặt úp lên giấy A4 rồi dùng bút chì vẽ theo bàn tay đó.
+ Viết về một khó khăn mà em đã trải qua trong quá khứ vào giữa hình bàn tay. Ví dụ: Em bị ốm, phải nghỉ học; Em bị bạn bắt nạt;…
+ Trên mỗi hình ngón tay, hãy ghi tên một người thân đã giúp em giải quyết khó khăn đó. Ví dụ: bố, mẹ, cô giáo, bạn Hưng, bác Lan hàng xóm,
+ Chia sẻ hình “Bàn tay tin cậy” của mình với bạn ngồi bên cạnh.
3. Thảo luận lớp theo các câu hỏi sau:
+ Khi gặp khó khăn trong cuộc sống, em thường muốn tìm ai để chia sẻ và nhờ hỗ trợ?
+ Vì sao em lại muốn tìm đến những người này mà không phải là những người khác?
+ Theo em, thế nào là những người/địa chỉ hỗ trợ đáng tin cậy?
+ Tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn có lợi gì?
4. Các nhóm thảo luận tìm các địa chỉ hỗ trợ và câu cần nói trong mỗi tình huống và điền vào bảng theo mẫu dưới đây:
Tình huống cần hỗ trợ
Địa chỉ/người hỗ trợ phù hợp
Câu đề nghị giúp đỡ nên sử dụng
1.Em gặp khó khăn về Tiếng Việt
2. Em bị bắt nạt
3. Em bị ốm khi ở trường
4. Em bị lạc ở bến ô tô
5. Em nhìn thấy nhà hàng xóm bị cháy trong khi cả nhà đi vắng
6. Em nhìn thấy có kẻ trộm cậy khóa cửa nhà hàng xóm
7. Bà của em bị ngất trong khi chỉ có hai bà cháu ở nhà.
Các nhóm ghi kết quả thảo luận ra bảng nhóm và trưng bày xung quanh lớp học.
Cả lớp xem triển lãm và ghi ý kiến bình luận, bổ sung.
Kết luận:
Trong mỗi tình huống, hoàn cảnh, em nên tìm đúng địa chỉ và có cách trình bày, đề nghị giúp đỡ phù hợp
1. Đóng vai ứng xử khi tìm kiếm sự hỗ trợ
Mỗi nhóm nghiên cứu một tình huống ở phần Phụ lục và đóng vai tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở trong tình huống đó.
Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
Đóng vai.
Thảo luận lớp sau mỗi tình huống đóng vai:
+ Cách ứng xử của nhân vật khi đến nhờ sự hỗ trợ đã phù hợp chưa? Đã phù hợp/chưa phù hợp ở điểm nào? Vì sao?
+ Trong tình huống này, nhân vật nên ứng xử như thế nào cho phù hợp?
Thảo luận lớp sau khi cả các nhóm đã hoàn thành phần đóng vai:
Bạn cảm thấy như thế nào khi có người quan tâm đến khó khăn của mình và hỗ trợ, giúp đỡ mình?
Bạn cảm thấy thế nào nếu có người từ chối giúp đỡ và có thái độ thiếu thiện chí với mình?
Trong trường hợp gặp thái độ thiếu thiện chí, bạn nên làm gì?
Kết luận:
Tình huống 1: Nam nên xin phép cô giáo xuống phòng y tế của trường nhờ khám bệnh.
Tình huống 2: Thông nên tìm sự hỗ trợ của cơ quan công an và gia đình.
Tình huống 3: Lan nên gọi cấp cứu 115 và gọi điện báo cho bố mẹ đến bệnh viện.
Khi tìm đến các địa chỉ hỗ trợ, chúng ta cần:
Cư xử đúng mực và tự tin.
Trình bày nhu cầu cần giúp đỡ một cách đầy đủ, rõ ràng, ngắn gọn.
Giữ bình tĩnh và kiên nhẫn khi gặp sự đối xử thiếu thiện chí.
Nếu bị cự tuyệt, đừng nản chí, hãy kiên trì tìm sự hỗ trợ từ các địa chỉ khác.
2. Các số điện thoại khẩn cấp
Ghi các trường hợp khẩn cấp cần gọi các số điện thoại sau:
113: Số điện thoại gọi ........................................
114: Số điện thoại gọi ........................................
115: Số điện thoại gọi ........................................
3. Liên hệ thực tế
Hãy kể về một trường hợp em đã thành công (hoặc thất bại) trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn. Vì sao em thành công/thất bại? Nếu bây giờ gặp tình huống tương tự, em sẽ ứng xử như thế nào?
Xử lí bất hòa với bạn bè
Nêu được một số biểu hiện bất hòa với bạn bè.
Nhận biết được một số lợi ích của việc xử lí bất hòa với bạn bè.
Thực hiện một số cách đơn giản, phù hợp để xử lí bất hòa với bạn bè.
Sẵn sàng giúp bạn bè xử lí bất hòa với nhau.
Vai trò của giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học
Nhiều nghiên cứu đã cho phép đi đến kết luận là trong các yếu tố quyết định sự thành công của con người, kĩ năng tự bảo vệ đóng góp đến khoảng 45%. Theo UNESCO ba thành tố hợp thành năng lực của con người là: kiến thức, kĩ năng và thái độ. Hai yếu tố thuộc về kĩ năng sống, có vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách, bản lĩnh, tính chuyên nghiệp…Thành công chỉ thực sự đến với những người biết thích nghi để làm chủ hoàn cảnh và có khả năng chinh phục hoàn cảnh. Vì vậy, kĩ năng tự bảo vệ sẽ là hành trang không thể thiếu. Kĩ năng tự bảo vệ tốt sẽ thúc đẩy thay đổi cách nhìn nhận bản thân và thế giới, tạo dựng niềm tin, lòng tự trọng, thái độ tích cực và động lực cho bản thân, tự mình quyết định số phận của mình. Kĩ năng tự bảo vệ giúp giải phóng và vận dụng năng lực tiềm tàng trong mỗi con người để hoàn thiện bản thân, tránh suy nghĩ theo lối mòn và hành động theo thói quen. Quá trình hội nhập với thế giới đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngoài kiến thức chuyên môn, yêu cầu về các kĩ năng sống ngày càng trở nên quan trọng. Thiếu kĩ năng tự bảo vệ con người dễ hành động tiêu cực, nông nổi. Giáo dục cần trang bị cho người học những kĩ năng thiết yếu như ý thức về bản thân, làm chủ bản thân, đồng cảm, tôn trọng người khác, biết cách hợp tác và giải quyết hợp lý các mâu thuẫn, xung đột. Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường.
Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh có thể quan niệm là việc tổ chức các hoạt động giáo dục đa dạng, phong phú nhằm kích thích học sinh tham gia một cách tích cực chủ động vào các quá trình hoạt động, qua đó hình thành hoặc thay đổi hành vi của học sinh theo hướng tích cực nhằm góp phần phát triển nhân cách toàn diện; giúp học sinh có lối sống an toàn, khỏe mạnh và tích cực chủ động trong cuộc sống hằng ngày. Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh là giáo dục cho các em có cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng hoặc thay đổi ở các em các hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học trên cơ sở giúp học sinh có tri thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp.
Một số phương pháp dạy học có khả năng giáo dục kĩ năng tự bảo vệ
Phương pháp rèn luyện
Rèn luyện là phương pháp tổ chức cho HS thực hiện những hành vi, công việc trong cuộc sống hằng ngày theo bài học đạo đức.
Việc rèn luyện có tác dụng to lớn trong việc hình thành ở học sinh hành vi, thói quen đạo đức như là mục tiêu chủ yếu của quá trình dạy học môn Đạo đức. Trong đời sống con người, thói quen tồn tại như một nếp sống bền vững, cho nên nó đóng vai trò quan trọng trong việc biến tri thức thành hành động thực tiễn. Đối với HSTH, thói quen tốt lại càng có ý nghĩa quan trọng vì hành vi của HSTH chưa có tính bền vững cao. Việc rèn luyện những thói quen tích cực cho các em ngay từ nhỏ sẽ là cơ sở thuận lợi để hình thành những nét tính cách tốt phù hợp với đạo đức xã hội.
Trong thực tiễn dạy học môn Đạo đức, các công việc rèn luyện có thể được tổ chức cho học sinh vào thời gian trong giờ lên lớp ( thường là cuối tiết 1, trong quá trình thực hành ở tiết 2) nhưng chủ yếu vào thời gian vào giờ lên lớp.
Các bước tiến hành
+ Bước chuẩn bị
Xác định nội dung rèn luyện: căn cứ vào tính chất bài đạo đức, mục tiêu của bài, khả năng của học sinh, điều kiện thực tế xung quanh… Để xác định những hành vi, công việc mà các em thực hiện cho phù hợp.
+ Bước giao nhiệm vụ
Bước này thường được thực hiện ở phần hướng dẫn thực hành bài học ( cuối tiết 1 hay cuối tiết 2- nếu công việc được tiến hành vào thời gian ngoài giờ lên lớp). Khi đó, giáo viên giúp học sinh nắm vững:
Nội dung công việc cần thực hiện và những kết quả cần đạt
Cách tiến hành, thực hiện công việc, cách gi phiếu rèn luyện
Thời gian
Địa điểm
Dự kiến cách đánh giá ( HS nộp phiếu rèn luyện hay báo cáo trước lớp)
Sau đó, giáo viên phát phiếu rèn luyện cho các em và hướng dẫn học sinh ghi lại quá trình thực hiện công việc vào phiếu rèn luyện ( và phiếu báo cáo, nếu cần)
+ Bước học sinh thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thực hiện những hành vi, công việc được giao chủ yếu vào thời gian ngoài giờ học- ở gia đình, nhà trường, xã hội ( tùy hành vi, công việc cụ thể). Các em ghi lại những công việc mình làm vào phiếu rèn luyện, hoàn thành báo cáo ( nếu cần) để nộp lại hay báo cáo trước lớp.
Những yêu cầu sư phạm
+ Nội dung rèn luyện phải phù hợp với bài đạo đức, với đặc điểm tâm sinh lí và khả năng của các em, với điều kiện thực tế cuộc sống xung quanh của địa phương.
+ Công việc điều tra phải mang tính khả thi và tính giáo dục cao.
+ Cần tổ chức rèn luyện cho HS một cách thường xuyên, hệ thống. Có như vậy thì mới hình thành được ở học sinh kĩ năng tham gia, tổ chức hoạt động thực tiễn, thói quen, tình cảm đạo đức bền vững.
+ Cần có những phương tiện cần thiết cho hoạt động của HS, trong đó, phiếu rèn luyện đóng vai trò quan trọng.
+ Cần đề cao vai trò chủ thể tích cực, nâng cao ý thức tự giác tự quản của HS trong quá trình tự rèn luyện của mình.
+ Cần kiểm tra việc rèn luyện của HS, trong đó, có sự phối hợp với gia đình, các tổ chức xã hội, ban tự quản của HSTH. Việc đánh giá, khách quan, kịp thời, công bằng, bằng những cách như tổ chức cho các em bao cáo kết quả rèn luyện trước lớp, ghi nhận xét vào phiếu rèn luyện...
+ Tránh những hiện tượng như: ngại khó, thiếu tin tưởng vào khả năng của học sinh…
Phương pháp tập luyện theo mẫu hành vi
Tập luyện theo mẫu hành vi là phương pháp tổ chức cho học sinh các thao tác của mẫu hành vi.
Việc hướng dẫn cho HSTH thực hiện các thao tác hành vi đơn giản ( ví dụ, hành vi chào hỏi, hành vi trao hay nhận gì đó từ người lớn..), đặc biệt ở lớp 1 là rất cần thiết. Đó là vì , nhiều khi trong cuộc sống, các em mắc những sai sót trong hành vi của mình chỉ vì không được chỉ bảo đến nơi, đến chốn về các thao tác cụ thể của hành vi đạo đức.
Trong thực tế dạy học môn Đạo đức, pháp pháp này chủ yếu vận dụng ở tiết 1, sau khi học sinh đã biết cách thực hiện chuẩn mực hành vi. Tập luyện theo mẫu hành vi chỉ có thể vận dụng với những bài đạo đức mà mẫu hành vi phân tích được thành các thao tác cụ thể.
Các bước tiến hành:
+ Bước chuẩn bị:
Xây dựng mẫu hành vi: Theo mẫu hành vi của bài đạo đức, giáo viên phân tích các thao tác cụ thể của nó liên quan đến các bộ phân của cơ thể ( tay, chân, miệng, nét mặt…)
Chuẩn bị phương tiện làm mẫu: Phương tiện này có thể là con người ( học sinh của lớp, chính bản thân giáo viên), tranh ảnh, phim,… Nếu giáo viên có ý định chọn một học sinh làm mẫu thì cần tập luyện trước cho em đó sao cho các thao tác thật chính xác. Ngoài ra giáo viên cần dự kiến thời điểm, thời gian dành cho việc tập luyện này.
+ Bước tập luyện:
Nêu rõ yêu cầu
Trình bày phương tiện trực quan
Học sinh lặp lại mẫu hành vi
Giáo viên đánh giá
Yêu cầu sư phạm: Cần đảm bảo mẫu hành vi phải phân tích được các thao tác cụ thể; tránh đưa ra những mẫu hành vi cứng nhắc. Ví dụ khi dạy bài chăm làm việc nhà, Gv không nên vận dụng phương pháp này vì có rất nhiều công việc nhà, mỗi công việc lại gồm nhiều thao tác khác nhau, do đó không có mẫu hành vi chung cho tất cả các công việc này.
Phương pháp đóng vai
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.
Quy trình thực hiện:
Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau :
Giáo viên chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm và quy định rõ thời gian chuẩn mực, thời gian đóng vai
Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai
Các nhóm lên đóng vai
Giáo viên phỏng vấn học sinh đóng vai
Vì sao em lại ứng xử như vậy?
Cảm xúc, thái độ của em khi thực hiện cách ứng xử? Khi nhận được cách ứng xử (đúng hoặc sai)
Lớp thảo luận, nhận xét:
Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp?
Chưa phù hợp ở điểm nào?
Vì sao?
Giáo viên kết luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống.
Đánh giá kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học
Một số vấn đề chung khi đánh giá kĩ năng tự bảo vệ
Cần chú ý đến các thành tố khác nhau của kĩ năng. Tạo điều kiện cho để HS tự đánh giá kết quả học tập của mình và để các HS đánh giá kết quả học tập lẫn nhau.
Do đặc trưng của việc hình thành, phát triển kĩ năng là phải tạo điều kiện cho HS tự trải nghiệm và tiến hành thường xuyên trong thời gian dài nên để có thể tự đánh giá kĩ năng này, cần lưu ý một số điểm sau:
Việc đánh giá phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình giáo dục để có thể thu nhập những thông tin về việc học của HS. Như vậy, việc đánh giá sẽ được diễn ra hằng ngày qua việc xem xét các bài kiểm tra ngắn, qua phần trình bày miệng, qua các bài tập về nhà hoặc làm việc và thảo luận nhóm,… của học sinh.
Đánh giá kĩ năng cần dựa vào tiêu chí cần đạt được của mỗi năng lực. Các tiêu chí này giúp cho việc xác định mức độ đạt được của HS ở từng năng lực.
Đánh giá năng lực dựa trên việc thực hiện nhiệm vụ của HS.
Do đặc trưng môn Đạo đức, GV có thể sử dụng các công cụ đánh giá dưới đây:
- Bảng điểm (với thang đánh giá).
- Các câu trắc nghiệm khách quan.
- Câu hỏi mở.
- Trình bày miệng/ viết.
- Quan sát.
-Báo cáo và các sản phẩm thực hành; dự án học tập cá nhân hoặc nhóm.
- Vở học.
- Hồ sơ học tập.

Kĩ thuật, công cụ đánh giá kĩ năng tự bảo vệ
Có thể sử dụng các câu hỏi (yêu cầu trả lời miệng và viết) đòi hỏi HS trình bày hiểu biết, so sánh, phân loại,…; vận dụng kiến thức đã học để xử lí tình huống giao tiếp..
Sử dụng một số phương pháp như: Phương pháp quan sát, quan sát học sinh trong quá trình đóng vai xử lí tình huống, quan sát sự việc, ,… Sử dụng câu hỏi đánh giá các khả năng đưa ra dự đoán, lập luận, phân tích rút ra kết luận,..
Sử dụng các câu hỏi (có thể yêu cầu trả lời miệng hoặc viết) đòi hỏi người học vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề, đặc biệt các vấn đề thực tiễn. Sử dụng phương pháp quan sát (sử dụng các công cụ hỗ trợ như bảng kiểm theo các tiêu chí đã xác định, các câu hỏi), quan sát người học trong quá trình giải quyết vấn đề ( như cách học sinh tiến hành quan sát, tham gia, trao đổi, thảo luận). Sử dụng cách đánh giá qua các sản phẩm thực hành của người học.
Trong xây dựng các chủ đề dạy học, dựa vào các yêu cầu cần đạt, có thể xác định các minh chứng cho thấy HS đã đạt được các yêu cầu và những phương pháp, kĩ thuật đánh giá thích hợp.


CHƯƠNG 4: MỘT SỐ BIỆN PHÁP SƯ PHẠM GIÁO DỤC KĨ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO HỌC SINH LỚP 1,2,3

Biện pháp 1: Xây dựng các hoạt động trải nghiệm trong môn Đạo đức nhằm giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh
Mục đích, ý nghĩa biện pháp
Hoạt động trải nghiệm trong môn Đạo đức giúp học sinh trong quá trình trải nghiệm thể hiện được giá trị của bản thân mình, thiết lập được mối quan hệ giữa bản thân với môi trường học, môi trường sống. Sự trải nghiệm có ý nghĩa sẽ huy động tổng thể các giá trị của bản thân học sinh từ ý thức tới hành động đồng thời liên kết trách nhiệm của bản thân đến bản thân và môi trường sống.
Quá trình học tập môn Đạo đức qua trải nghiệm có thể quan sát trực tiếp qua hành vi người học. Điều đó được thể hiện ở sự hiểu biết của học sinh. Xây dựng các hoạt động trải nghiệm trong môn Đạo đức sẽ là hoạt động giúp cho HS phát triển khả năng của bản thân. Thông qua các hoạt động trải nghiệm trong môn Đạo đức, HS sẽ tự tìm tòi khám phá, trải nghiệm. Từ đó, hình thành cho các em sự yêu thích môn học, giúp HS phát triển các năng lực đặc biệt là năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân.
Qua hoạt động đó HS sẽ có những trải nghiệm thú vị. Ngoài những kiến thức học được, HS được phát triển khả năng giao tiếp, ứng xử và xử lí tình huống một cách rõ rệt. Thêm vào đó là tạo được cơ hội cho học sinh được tiếp cận, va chạm với thực tế, thể nghiệm các cảm xúc, hơn nữa có thể khai thác được những kinh nghiệm đã có của học sinh , huy động tổng hợp các năng lực, kĩ năng để xử lí, giải quyết vấn đề thực tiễn để từ đó rèn luyện, hoàn thiện hơn kĩ năng tự bảo vệ. Đối với các học sinh còn hạn chế về kĩ năng tự bảo vệ cũng như kinh nghiệm sống thì thông qua biện pháp này các em có thể tích góp, chắt chiu được kinh nghiệm, kĩ năng để đảm bảo sự an toàn cho bản thân ở mức độ cơ bản.
Đặc biệt là sau khi học sinh tham gia vào hoạt động trải nghiệm trong môn Đạo đức không phải là nặng về nội dung mà là hướng đến các em sẽ vận dụng được, làm được, thể hiện được vào đời sống của mình bằng các hành động thiết thực nhất như học sinh tự vệ sinh cá nhân, tự chăm sóc bản thân, nhận biết các tình huống nguy hiểm,…Học sinh biết đem những kiến thức đó vào cuộc sống xung quanh mình, nâng cao ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội.
Tóm lại, hoạt động trải nghiệm trong môn Đạo đức sẽ giúp học sinh hình thành kĩ năng tự bảo vệ như tự vệ sinh cá nhân, tự chăm sóc bản thân, nhận biết các tình huống nguy hiểm và phòng tránh tai nạn thương tích, hành động tích cực với những biểu hiện chưa đúng của bản thân để hoàn thiện bản thân và đánh giá được hành vi của người khác, biết cảm thụ về cái đẹp trong cuộc sống.
Nội dung, cách thức thực hiện
a. Nội dung:
Xây dựng hoạt động trải nghiệm trong môn Đạo đức nhằm giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh là trong quá trình dạy môn Đạo đức giáo viên sẽ chủ động xây dựng các hoạt động trải nghiệm phù hợp với nội dung bài để giáo dục kĩ năng cho học sinh nói chung và kĩ năng tự bảo vệ nói riêng.
Yêu cầu chung khi xây dựng hoạt động trải nghiệm trong môn Đạo đức :
- Đảm bảo khung logic của các hoạt động trong một bài/ chủ đề của môn Đạo đức
- Đảm bảo được sự trải nghiệm của học sinh
- Đảm bảo được môi trường cho các em trải nghiệm
Chụp ảnh lớp
b. Cách thức thực hiện
Việc xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên cần phải linh hoạt và sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung học tập, đặc điểm học sinh và các điều kiện khách quan, chủ quan khác. Khuyến khích lôi cuốn học sinh tham gia vào việc xây dựng chủ đề.
Có nhiều loại hoạt động trải nghiệm khác nhau như trong lớp và ngoài lớp. Khi thực hiện xây dựng hoạt động, giáo viên cần đảm bảo các yêu cầu chung, tùy vào mục tiêu nhưng phải lựa chọn phương pháp và hình thức linh hoạt, sáng tạo, tránh máy móc, rập khuôn.
Ví dụ: Tôi sẽ xây dựng hoạt động trải nghiệm trong hoạt động vận dụng của bài “Phòng, tránh tai nạn, thương tích” ( sách Cùng học để phát triển năng lực trang 53)

Tên bài: Phòng, tránh tai nạn, thương tích


Hoạt động vận dụng: Đóng vai xử lí tình huống
Mục tiêu:
- Phẩm chất
+ Trách nhiệm: học sinh có ý thức nhắc nhở bạn bè, người thân và mọi người xung quanh tránh những chỗ không an toàn.
- Năng lực:
+ Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: học sinh thảo luận, giúp đỡ nhau giải quyết tình huống.
Năng lực tự chủ và tự học: học sinh có ý thức tham gia và trao đổi trong tiết học.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: học sinh có cách ứng xử phù hợp, sáng tạo trong cách giải quyết.
+ Năng lực đặc thù:
Năng lực điều chỉnh hành vi: học sinh nhận thức và điều chỉnh hành vi, cách ứng xử phù hợp.
Phương pháp: phương pháp đóng vai
Hình thức: nhóm
Cách tiến hành
- Bước 1: Chia nhóm để đóng vai
- Bước 2: Nêu tình huống xử lí
- Bước 3: Cho HS thảo luận và GV quan sát hổ trợ nếu cần
- Bước 4: Tổ chức đóng vai
- Bước 5: Cho HS nhận xét, trao đổi
- Bước 6: GV nhận xét, bổ sung và đánh giá
Biện pháp 2: Tạo môi trường dạy học nhằm hình thành kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học thông qua môn Đạo Đức
1. Mục đích, ý nghĩa biện pháp
Môi trường học tập không tự có sẵn mà giáo viên cần phải tạo lập, phát triển, duy trì và nuôi dưỡng nó. Đối với người học và quy trình học, việc xây dựng và duy trì một môi trường hỗ trợ cho việc học tập của cả cá nhân và tập thể, tạo điều kiện cho quá trình chất vấn, phê bình và phản ánh, là rất quan trọng. Là giáo viên, chúng ta phải tạo điều kiện cho những nguyên tắc trong học tập được áp dụng.
Theo cách thức tổ chức lớp học trong môn Đạo Đức, một lớp có khoảng từ 18-20 HS để thuận lợi cho việc thực hành vận dụng lý thuyết, bên cạnh đó cũng giúp cho GV có thời gian quan sát hoạt động của từng nhóm, dễ dàng quản lí lớp hơn. Tuy nhiên qua quá trình khảo sát thực trạng, tìm hiểu những khó khăn mà GV thường gặp phải khi tổ chức dạy học hình thành kĩ năng tự bảo vệ, chúng tôi nhận thấy đa phần GV gặp khó khăn về điều kiện, cơ sở vật chất. Các lớp học hiện nay thường có khoảng hơn 40 HS trong một lớp, chính vì số lượng HS quá đông nên bàn ghế phải bố trí theo dãy, nối tiếp nhau, không thuận lợi cho việc tổ chức học theo nhóm. Trong khi đó, phần lớn các trường học chưa có phòng học học bộ môn và phòng thực hành để thuận lợi giảng dạy các môn Đạo Đức. Khi dạy những bài đòi hỏi phải thực hành, có sự hợp tác trong nhóm, GV phải mất khá nhiều thời gian để kê lại bàn ghế cho phù hợp, mất thời gian trong việc ổn định trật tự lớp học. Hơn nữa lớp quá đông nên cũng gây khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động tham quan, dã ngoại, điều tra thực tế của HS.
Trang thiết bị trong các lớp học chưa đầy đủ để phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động dạy học, nhất là còn thiếu các phương tiện hỗ trợ hoạt động báo cáo của HS như máy tính, , máy chiếu bản trong, flip chart…. Nguồn tài liệu bổ trợ cho hoạt động tìm tòi - khám phá của HS còn hạn chế. Bên cạnh những điều kiện về cơ sở vật chất thì môi trường tinh thần,không khí làm việc trong lớp học cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của HS.
2. Nội dung, cách thức thực hiện
a. Nội dung
Để có một bầu không khí học tập sôi nổi trong lớp, GV cần xây dựng môi trường làm việc và mối quan hệ giữa các HS dựa trên sự tôn trọng và đối xử công bằng bình đẳng giữa các HS trong nhóm, lớp. Tránh tuyệt đối luôn khen ngợi quá mức một vài HS nào đó hoặc để cho nhóm HS khá, giỏi trong lớp luôn làm thay công việc của cả nhóm, trả lời các câu hỏi nêu ra mà không tạo cơ hội làm việc cho các HS khác. GV cần phải chú ý và bao quát lớp học, khuyến khích các HS có ý tưởng tốt nhưng rụt rè, không dám trình bày. Thông qua đó rèn luyện cho các em bản lĩnh, sự tự tin trước đám đông, rèn luyện ngôn ngữ diễn đạt...

( Hình ảnh minh họa)
Một không khí làm việc tốt trong dạy học hình thành kĩ năng có hiệu quả là GV tạo được sự thoải mái cho tất cả các HS để việc học không trở nên là một điều gì đó quá căng thẳng, các HS có thể tham gia và ham thích các hoạt động dạy học được GV tổ chức trong lớp như: thực hành đóng vai, suy nghĩ, thảo luận, trao đổi, trình bày bằng lời nói hay viết.
Một môi trường học tập phù hợp với cách thức tổ chức dạy học của môn Đạo Đức trong việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ sẽ phát triển tối đa năng lực, đem lại cho HS sự hứng thú, khả năng tư duy sáng tạo, tưởng tượng.
b. Cách thức thực hiện
Để đảm bảo môi trường học tập sáng tạo cho HS:
Bước 1: Tìm hiểu về điều kiện tổ chức môi trường: Môi trường tổ chức hoạt động cần phong phú, đa dạng và chứa đựng các thách thức đối với học sinh.
Bước 2: Tìm hiểu về bầu không khí tâm lý trong tập thể hoạt động: Đó là một môi trường cho sự tự do tư tưởng, tự do tranh luận, khuyến khích việc nảy sinh ý tưởng thông qua hoạt động tương tác giữa các cá nhân với nhau diễn ra trong quá trình học tập làm việc cùng nhau.
Bước 3: Khảo sát tính thống nhất giữa việc vạch kế hoạch tổ chức môi trường thuận lợi và việc thực hiện triển khai kế hoach tổ chức môi trường thuận lợi ở nhà trường, lớp học.
Bước 4: Đánh giá phong cách thể hiện ý tưởng của HS thông qua môi trường sáng tạo.
Ví dụ:
Tôi xây dựng hoạt động trải nghiệm trong hoạt động vận dụng của bài “Phòng, tránh tai nạn, thương tích” (sách Cùng học để phát triển năng lực trang 53)
Tên bài: Phòng, tránh tai nạn, thương tích
Hoạt động vận dụng: Tìm kiếm và xử lý mối nguy hiểm ở trường học.
Mục tiêu:
- Phẩm chất
+ Trách nhiệm: học sinh có ý thức nhắc nhở bạn bè, người thân và mọi người xung quanh tránh những chỗ không an toàn.
- Năng lực:
+ Năng lực chung:
• Năng lực giao tiếp và hợp tác: học sinh thảo luận, giúp đỡ nhau giải quyết tình huống.
• Năng lực tự chủ và tự học: học sinh có ý thức tham gia và trao đổi trong tiết học.
• Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: học sinh có cách ứng xử phù hợp, sáng tạo trong cách giải quyết.
+ Năng lực đặc thù:
• Năng lực điều chỉnh hành vi: học sinh nhận thức và điều chỉnh hành vi, cách ứng xử phù hợp.
Phương pháp: phương pháp báo cáo.
Hình thức: nhóm.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động học tập môn Đạo đức ở ngoài sân trường.
- GV chia lớp thành các nhóm để thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ GV đưa ra: tìm kiếm các mối nguy hiểm trong sân trường có thể gây thương tích; làm thế nào để phòng tránh những điều đó; tạo tình huống liên quan đến một trong các mối nguy hiểm mà nhóm đã tìm được ở sân trường và đóng vai giải quyết tình huống đó.
- Các nhóm báo cáo về những gì nhóm đã thu thập được.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Các nhóm đóng vai xử lí tình huống do nhóm đưa ra về phòng, tránh tai nạn thương tích.
- GV nhận xét hoạt động và bổ sung.
- GV tổng kết.
Biện pháp 3: Tăng cường sự tương tác giữa nhà trường và gia đình về quá trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh
1. Mục đích, ý nghĩa biện pháp
Theo đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học, các em thường hay tò mò về mọi điều xung quanh. Các em rất thích khám phá mọi thứ và thường hay bắt chước theo bạn bè hoặc người thân. Trong nhiều trường hợp, trẻ không phân biệt được việc làm theo mọi người có nguy hiểm hay không nên đã có khá nhiều hậu quả thương tâm để lại cho trẻ và gia đình của các em.
Cũng vì lẽ đó, việc giáo dục kĩ năng nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn cho HSTH là rất quan trọng. Đặc biệt, việc giáo dục kĩ năng nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn cho HSTH không phải là chuyện một sớm một chiều mà là cả một quá trình.
Gia đình là một lực lượng giáo dục, một chủ thể giáo dục. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên của đứa trẻ, gia đình có trách nhiệm đầu tiên trong giáo dục con cái. Khi trẻ đi học, gia đình còn là môi trường để trẻ thực hành những điều đã học ở trường, rèn luyện hành vi,.... Ảnh hưởng giáo dục của gia đình đối với đứa trẻ có ý nghĩa sâu sắc không chỉ khi chúng còn bé mà ngay cả lúc nó trưởng thành. Môi trường gia đình thường mang đến cho trẻ nhiều trải nghiệm và ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành kĩ năng nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn ở trẻ. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh cho rằng con mình vẫn còn quá nhỏ để hiểu được những điều đó và luôn tin rằng mình có thể bảo vệ con mình mọi lúc mọi nơi.Vì vậy, việc giáo viên cần phải phối, kết hợp với phụ huynh học sinh để giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn là rất quan trọng.
Để giáo dục học sinh hình thành kĩ năng tự bảo vệ thì không chỉ có mỗi giáo viên là người giáo dục, hướng dẫn cho học sinh ở trường tiều học là đủ mà còn cần có sự hỗ trợ, tương tác từ phụ huynh học sinh khi các em ở nhà. Bởi các tình huống xảy ra không chỉ ở trường học mà còn xuất hiện trong cuộc sống thường ngày của học sinh nên biện pháp tăng cường sự tương tác giữa nhà trường và gia đình về quá trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh là biện pháp rất cần thiết.
Với phương pháp này, việc giáo dục cho học sinh kĩ năng tự bảo vệ sẽ đạt được hiệu quả cao và đảm bảo an toàn cho các em mọi lúc mọi nơi.
Nội dung, cách thức thực hiện
a. Nội dung
Tương tác là hoạt động cùng nhau của hai hay nhiều cá nhân, tổ chức để hỗ trợ cho nhau thực hiện một công việc chung.
Gia đình – Nhà trường – Xã hội luôn song hành, sát cánh bên nhau trong việc giáo dục HS. Vì thế có thể nói phụ huynh học sinh là một lực lượng giáo dục quan trọng.
Như vậy, biện pháp tăng cường sự tương tác giữa nhà trường và gia đình về quá trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh là cùng nhau hỗ trợ qua lại giữa giáo viên và phụ huynh học sinh về cách giáo dục kĩ năng tự bảo vệ.
b. Cách thực hiện
- Tạo các cuộc gặp gỡ chung:
+ Hiệu trưởng – đại diện nhà trường gặp gỡ định kì, thường xuyên với đại diện phụ huynh học sinh.
+ Giáo viên gặp gỡ định kì, thường xuyên với phụ huynh của lớp qua các cuộc họp phụ huynh

( Hình ảnh minh họa)
- Tạo cuộc gặp gỡ riêng:
+ Nhà trường hoặc giáo viên chủ nhiệm tiến hành tổ chức để trao đổi về vấn đề giáo dục kĩ năng tự bảo vệ qua các buổi diễn thuyết, chuyên đề có liên quan.

( Hình ảnh minh họa)
Nội dung những cuộc gặp gỡ, giao tiếp chung giữa giáo viên và phụ huynh học sinh không nên chỉ bó hẹp trong các chuyện về cơ sở thiết bị dạy học, phí thu hay đời sống giáo viên mà giáo viên nên lồng ghép phiếu đánh giá để tương tác với phụ huynh về học sinh với nhiều vấn đề xã hội đặc biệt là giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho các em.
Lưu ý về biện pháp này, trong bất kì cuộc gặp gỡ nào với phụ huynh học sinh giáo viên nên:
Đảm bảo sự mẫu mực sư phạm của mình, từ lời ăn, tiếng nói đến dáng vẻ bề ngoài.
Chủ động về mục đích, hoàn cảnh và phương tiện giao tiếp.
Tôn trọng phụ huynh học sinh, tránh những lời nói dễ bị hiểu lầm là “ dạy bảo”.
Cần giữ thể diện, uy tín của mình và đồng nghiệp trước phụ huynh học sinh. Không nên làm gì khiến phụ huynh mất sự tôn trọng đối với mình và đồng nghiệp.
Ví dụ: Phiếu đánh giá mức độ thực hiện kĩ năng tư bảo vệ của HS (dành cho phụ huynh)

Kĩ năng tự bảo vệ​
Mức độ​

Ghi chú​
Tốt​
Đạt​
Cần cố gắng​




Phòng, tránh tai nạn, thương tích
Phòng ngã
( leo trèo, đi đứng,
chạy nhảy..)​
Phòng ngừa bỏng, nhiễm độc
( lửa, nước sôi, thuốc,
hóa chất..)​
Phòng ngừa đuối nước
( sông, suối, biển, bể bơi,..)​
Phòng điện giật
( ổ điện, trụ điện, đồ dùng điện..)​



Tìm kiếm sự hỗ trợ​

Từ người thân​
Từ những người xung quanh

Từ bạn bè​

Xử lí bất hòa với bạn bè

Trong học nhóm​

Trong sinh hoạt hằng ngày​
Minh chứng xác thực về việc vận dụng hiệu quả biện pháp nêu trên.

Để kiểm nghiệm tính khả thi, đúng đắn của đề tài và đánh giá hiệu quả hình thành kĩ năng tự bảo vệ cho HS thông qua các biện pháp, tôi tiến hành thực nghiệm tại nơi tôi đang trực tiếp công tác và giảng dạy lớp 4/1 trường Tiểu học Võ Thị Sáu, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Qua đó, tôi đã rút ra được kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, áp dụng đề tài nghiên cứu vào việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ trong dạy học.
Sau quá trình thực hiện, áp dụng biên pháp tôi thu được kết quả khả quan như sau:
- Đánh giá về mức độ khả thi biện pháp 1: Xây dựng các hoạt động trải nghiệm trong môn Đạo đức nhằm giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh
Biện pháp 1 được cho là một biện pháp hay vì phù hợp với đặc điểm tâm lý của lứa tuổi HS đầu bậc tiểu học, đáp ứng đúng với nội dung khung chương trình môn Đạo Đức. Bên cạnh đó, tôi cho rằng biện pháp này khá đơn giản, có nhiều tài liệu, dễ dàng tìm hiểu và có hướng phát triển hiệu quả cho học sinh. Học sinh tiếp thu bài dễ dàng, hiệu quả, phát triển năng lực học nhóm.
- Đánh giá về mức độ khả thi biện pháp 2: Tạo môi trường dạy học nhằm hình thành kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học thông qua môn Đạo đức
Đây là biện pháp tốt để có thể phát triển kĩ năng cho HS, giúp HS có thêm những kiến thức để hình thành kĩ năng tự bảo vệ vừa giữ được truyền thống vừa theo cách mới lạ và đơn giản hơn.
- Đánh giá về mức độ khả thi biện pháp 3: Tăng cường sự tương tác giữa nhà trường và gia đình về quá trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh
Nếu tổ chức được biện pháp này sẽ rất hữu ích cho HS, tuy nhiên, ở công tác chuẩn bị khá phức tạp. Đầu tiên, GV phải vận động phụ huynh các lớp. Hiệu quả chỉ đạt cao khi có sự hợp tác nhiệt tình từ các phía hỗ trợ.




KẾT LUẬN ĐỀ TÀI

Một số kết luận và kiến nghị
Kết luận
Đề tài nghiên cứu của nhóm chúng tôi đạt được những kết quả sau:
Qua nghiên cứu, tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý của HSTH, muốn hình thành hoạt động học cho HS cần có sự đồng bộ về nội dung, phương pháp và các hình thức dạy học.
Môn Đạo Đức có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kĩ năng ở trường tiểu học.
Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ là một trong những kĩ năng quan trọng trong hình thành và phát triển kĩ năng cho HSTH thông qua dạy học môn Đạo Đức.
Vai trò của việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho HSTH.
Qua quá trình khảo sát, nghiên cứu về việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho HSTH ở 20 GV và 126 HS khối lớp 1,2,3, trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ thuộc quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng cho thấy rằng: kĩ năng tự bảo vệ của HS còn nhiều hạn chế, GV chưa có những biện pháp dạy học hiệu quả để giúp HS hình thành kĩ năng này.
Kĩ năng tự bảo vệ trong học Đạo Đức là rất cần thiết, không chỉ ở trong học tập môn Đạo Đức mà còn có thể ứng dụng trong đời sống hằng ngày.
Vì vậy, để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho HSTH cần có biện pháp cụ thể như trên.
Tiến hành thực nghiệm lấy ý kiến chuyên gia thông qua việc trao đổi, tham khảo ý kiến từ các GV trong nhà trường.

Kiến nghị
Nhóm nghiên cứu chúng tôi đề xuất phương án: Áp dụng các biện pháp vào dạy học để hình thành kĩ năng tự bảo vệ cho HSTH.
Cần nâng cao nhận thức về vai trò của kĩ năng tự bảo vệ trong dạy học Đạo đức, từ đó có những biện pháp tổ chức, chỉ đạo và quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ.
Xây dựng, tổ chức thực hiện áp dụng biện pháp vào dạy học Đạo đức, hình thành kĩ năng tự bảo vệ cho HSTH
Trong dạy học môn Đạo đức, GV cần tạo điều kiện cho HS có nhiều cơ hội để được bồi dưỡng, phát triển kĩ năng tự bảo vệ cho HSTH.
Hướng nghiên cứu sau đề tài
Từ những kết quả thu được sau quá trình nghiên cứu và thực nghiệm lấy ý kiến chuyên gia, chúng tôi mong muốn có thể tiếp tục một số hướng nghiên cứu cho công trình khác nhằm hoàn thiện việc dạy học Đạo đức ở tiểu học.
















PHIẾU ĐIỀU TRA

( Dành cho Học sinh)

Các em thân mến!

  • Để giúp các em đạt được kết quả tốt trong quá trình học tập môn Đạo đức, em hãy vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau ( bằng cách đánh dấu × vào ô trống sau những câu trả lời mà em cho là đúng hoặc khoanh tròn vào chữ cái trước những câu trả lời mà em cho là đúng. Xin cảm ơn em!

  • Em hãy điền dấu “ X” vào ô trống mà em cho là thích hợp:
  • Câu 1: Em có thích học môn Đạo đức không?

  • Rất thích Thích
  • Không thích Bình thường

  • Câu 2: Em đã được học những kĩ năng nào dưới đây trong môn Đạo đức:

  • Phòng, tránh tai nạn, thương tích
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ
  • Xử lí bất hòa với bạn bè

  • Câu 3:


    • STT

    • Kĩ năng
    • Mức độ thực hiện

    • Thường xuyên

    • Thỉnh thoảng

    • Hiếm khi

    • Không bao giờ
    • 1
    • Phòng, tránh tai nạn, thương tích (không chơi bóng đá giữa lòng được, không leo trèo cây cao)
    • 2
    • Tìm kiếm sự hỗ trợ
    • 3
    • Xử lí bất hòa với bạn bè

    Chúc các em học tập tốt

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài: “CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 1”



Phần 1: Mở đầu

Ngay từ khi bước vào nghề Sư phạm, tôi đã coi đó là cái nghiệp mà mình phải theo và gắn bó suốt đời. Xuất phát bởi một mục đích ấy nên tôi coi công việc hằng ngày của mình như một phần lẽ sống. Tôi muốn công việc mình đã và đang làm sẽ thực sự có ích cho cộng đồng, cho chính bản thân mình. Do vậy nên tôi thường trăn trở tìm mọi cách để công việc của mình thu được kết quả. Kết quả ấy nằm ngay trong chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh qua mỗi năm tôi dạy.

Tôi nghĩ rằng: Nếu mình yêu thích công việc của mình thì mình sẽ làm được tốt. Trẻ cũng vậy, các em đạt được hạnh kiểm tốt và văn hoá khá giỏi chính các em cũng phải yêu thích công việc của mình. Vậy làm thế nào để các em yêu thích công việc học tập của mình? Để đạt được điều đó trước tiên các em phải thích học. Từ kinh nghiệm thực tế tôi nhận thấy học sinh thích đi học là những học sinh tìm được niềm vui khi tới lớp, những cháu đó được thầy yêu, bạn mến và việc học tập đối với các cháu không mấy vất vả. Học sinh đến trường phải có niềm vui, có vui mới học được tốt.

Trong buổi học nhiệm vụ năm học đồng chí Hiệu trưởng có kêu gọi tập thể giáo viên trong trường “làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui”. Tôi rất tâm đắc với ý kiến trên. Bởi ý kiến đó đã trùng lặp với điều mình hằng trăn trở bao lâu nay. Thế là như một mầm cây ủ sẵn trong đất nay gặp mưa nên được dịp phát triển. Vào năm học mới, tôi định hướng trước cho mình phải gây được tâm thế cho học sinh trong những ngày đầu năm học để rồi dẫn dắt các em bước vào năm học đầy tự tin và phấn khởi. Để có được kết quả tưởng chừng như đơn giản thế thôi nhưng cách thức để đi đến cái đích đó thật không đơn giản chút nào. Có được niềm vui cho trẻ không phải tạo ra được từ một giờ học, một ngày học hay một tuần học mà phải lôi cuốn, gây hứng thú cho học sinh trên một bình diện rộng ở mọi nơi, mọi lúc, qua giao tiếp, qua cách cư xử, bảo ban của giáo viên cho học sinh. Do vậy đòi hỏi người giáo viên phải thật nhẫn nại, có tình thương thực với học trò. Chỉ có tình thương yêu thực sự và lòng cảm thông của cô mới đem lại niềm vui cho học sinh khi đi học.

Học sinh tiểu học là giai đoạn tất yếu của quá trình học. Đó là giai đoạn mở đầu cho một con người đến với văn hoá. Cũng từ giai đoạn này nhân cách của học sinh được hình thành và dần dần phát triển, ví như trong xây dựng cơ bản, khi xây một toà nhà cao tầng hiện đại thì việc xử lý nền móng là hết sức quan trọng mà nền móng của ngôi nhà lại nằm dưới đáy nhà và một phần sâu trong lòng đất nên những người bình thường thì không nhìn thấy được mà chỉ có những nhà chuyên môn mới quan tâm và nhìn thấy bản chất, tầm quan trọng, giá trị đích thực của nền móng đó. Giai đoạn học sinh ở bậc tiểu học nhất là giai đoạn lớp một với học sinh là hết sức quan trọng. Đây chính là giai đoạn nền móng của quá trình phát triển năng lực tư duy và đặc biệt là quá trình phát triển nhân cách của học sinh sau này.

Học sinh lớp một rất ngay thơ, tâm hồn các em như một tờ giấy trắng, vẽ lên đó đẹp hay xấu phần lớn là tác động của thầy, cô chủ nhiệm. Đặc biệt là những năm gần đây khi các trường có điều kiện tổ chức cho các em học ngày hai buổi thì phần lớn thời gian trong ngày các em được sống và giao tiếp với thầy cô chủ nhiệm, với bạn bè. Nếu trong quãng thời gian đó các cháu không may gặp phải người “thợ vẽ tồi”, người công nhân xây dựng thiếu trách nhiệm thì suốt đời “trang nhân cách” của các em sẽ giữ lại vết hằn khó xoá. Nhận thức được tầm quan trọng của một giáo viên chủ nhiệm đặc biệt là chủ nhiệm lớp một tôi luôn tự nhủ , trước tiên mình phải là một tấm gương cho học sinh về cách ăn nói mẫu mực , xử sự với học trò đúng mực “nghiêm túc” nhưng “thân thiện” thực sự có lòng yêu thương thông cảm với các em sao cho các em cảm nhận cô giáo như người mẹ thứ hai của các em, là chỗ để các em tin cậy về mặt tinh thần nhưng không quá thân thiết để học sinh có thể bỡn cợt quên khoảng cách giữa giáo viên và học sinh. Xuất phát từ những suy nghĩ như vậy tôi đã chọn cho mình đề tài về “Công tác chủ nhiệm lớp 1”



Phần 2: Nội dung

A . Cơ sở lý luận

1. Đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh lớp 1


Học sinh lớp 1 còn rất non nớt, các em sống trong những gia đình có hoàn cảnh khác nhau, nếp sống khác nhau nên nhận thức và nếp sống cũng khác nhau. Đặc biệt tư duy trẻ lớp 1 cũng rất cụ thể cảm tính. Các em rất ham hiểu biết, thích bắt chước, hiếu động chưa biết tập chung lâu sự chú ý vào một cái gì đó. Năm đầu tiên của đời học sinh, trẻ rất bỡ ngỡ với việc chuyển hoạt động chủ đạo từ chơi sang hoạt học tập, đặc biệt rất dễ xúc động với các yêu cầu và quy tắc của trường học.

Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách, phát triển tư duy và nhận thức của học sinh.

Giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách, phát triển tư duy và nhận thức của học sinh là mục tiêu và là nhiệm vụ hàng đầu của nhà trường phổ thông. Giáo dục đạo đức phải làm ngay từ nhỏ, càng sớm càng tốt, nhưng phải phù hợp với trẻ. Tục ngữ có câu: “Dạy con từ thuở còn thơ ”.

Giáo dục đạo đức phải làm sớm, bởi lẽ: Tuổi thơ trong trắng dễ hấp thụ cái mới, để được cảm hoá, thuyết phục. Những điều răn dạy ban đầu đến với trẻ bao giờ cũng in dấu ấn sâu đậm nhất. Trong tâm trí trẻ nếu không có giáo dục sớm, trẻ cũng tiếp thu một cái gì đó ngoài dự kiến của chúng ta. Những cái đó nếu là điều sai trái, việc giáo dục lại khó khăn gấp bội . Kinh nghiệm của ông cha xưa đã đúc kết:

“Bé không vin, cả gãy cành !”

Học sinh lớp 1 cũng không phải là quá bé, với vốn ngôn ngữ, kinh nghiệm đạo đức và kiến thức đã thu được ở gia đình, nhà trẻ, các lớp mẫu giáo, các em có thể tiếp thu các chuẩn mực đạo đức và kiến thức ban đầu ở dạng hành vi cụ thể không khó khăn, từ đó làm nẩy nở những tình cảm, thói quen đạo đức và những tư duy ban đầu của các em. Và nếu chúng ta không quan tâm giáo dục ở lứa tuổi này thì đó là điều sai lầm của chúng ta và chúng ta là người đầu tiên phải gánh chịu hậu quả đó.

Mục tiêu của công tác chủ nhiệm.

Công tác chủ nhiệm ở trường tiểu học nhằm giúp học sinh:

Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo dức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo chuẩn mực đạo đức đó.

Từng bước hình thành kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học; kỹ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống, biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện .

Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin; yêu thương, tôn trọng con người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu.

Từng bước giúp học sinh khám phá và tìm hiểu kiến thức và kỹ năng cơ bản phù hợp với trình độ, lứa tuổi của học sinh .

B. Thực trạng của công tác chủ nhiệm hiện nay.

1. Đối với giáo viên


Chưa tìm hiểu và khám phá được điểm mạnh và điểm yếu, điểm còn hạn chế của từng học sinh. Đặc biệt là chưa tìm được giải pháp để phát huy hết khả năng sáng tạo và phát triển tư duy cho trẻ, chưa tìm được giải pháp khắc phục những nhược điểm về ý thức và nhận thức của trẻ .

2. Đối với học sinh

Khả năng giao tiếp giữa học sinh với giáo viên, giữa học sinh với học sinh còn nhiều hạn chế, chỉ có một số học sinh khá giỏi mạnh dạn tham gia còn học sinh nhút nhát thì thu mình ngại tham gia.

Học sinh chưa mạnh dạn tự tin trong việc phân tích, xử lý tình huống ... Do khả năng đánh giá hành vi của bản thân và xung quanh còn thiên về cảm tính.

Xuất phát từ khó khăn trên mà tôi đã có những giải pháp sau để tháo gỡ khó khăn đó làm cho công tác chủ nhiệm được dễ dàng hơn .

C. Giải pháp thực hiện

I . Xây dựng, hình thành và giáo dục nhân cách cho trẻ .


Như chúng ta đã biết ngoài vệc xây dựng, hình thành và giáo dục nhân cách cho trẻ thông qua các bài giảng ở trên lớp của tất cả các bộ môn được giảng dạy trong nhà trường thì việc xây dựng, hình thành và giáo dục nhân cách cho trẻ thông qua các giờ chơi , giờ hoạt động tập thể ... là hết sức cần thiết và bổ ích. Vì vậy với khuôn khổ của đề tài này tôi chỉ đề cập đến vấn đề là: Xây dựng, hình thành và giáo dục nhân cách cho trẻ thông qua giờ chơi, giờ hoạt động tập thể.

Xây dựng , hình thành và giáo dục nhân cách cho trẻ thông qua giờ chơi.

Sau những giờ học căng thẳng và mệt mỏi thì giờ chơi là giờ các con được vui chơi thoải mái, chơi những gì mà con thích. Chính vì vậy mà đã nẩy sinh bao nhiêu vấn đề làm cho người làm công tác chủ nhiệm phải hết sức quan tâm , tìm ra những giải pháp phù hợp để giờ chơi thực sự trở thành một giờ chơi lành mạnh và bổ ích. Qua niều năm làm công tác chủ nhiệm tôi đã xây dựng cho mình kế hoạch để hướng dẫn các con có giờ chơi thật thoải mái, lành mạnh vổ ích cụ thể như sau:

Ngay từ đầu năm tôi đã kết hợp với nhà trường và ban phụ huynh của lớp chuẩn bị cho các con một số vật dụng cần thiết phục vụ cho giờ chơi như: Cầu lông, dây nhảy, quả cầu, giấy vẽ, bút màu, phấn màu, bộ xếp hình, que tính, sách, báo, truyện, những viên sỏi trắng để chơi trò ô ăn quan ....

Đến giờ chơi tôi cho các con tự chọn các vật dụng để phục vụ trò chơi mà con thích . Với trò chơi mà các con chưa biết cách chơi tôi đã hướng dẫn và chơi cùng các con .

Ví dụ: Với những trò chơi đá bang, đá cầu, cầu lông hay nhảy dây hầu như các con đã biết nên các con có thể tự chơi. Nhưng với các trò chơi như xếp hình, sử dụng que tính, bút màu, phấn màu, giấy vẽ… tôi sẽ hướng dẫn và có thể gợi mở ý tưởng cho các con .

Với bộ xêp hình: có thể chơi cá nhân, hay một nhóm từ 2 đến 3 em: xếp thành hình bông hoa, các con vật, ngôi nhà ….

Với bút màu, phấn màu và giấy vẽ: các con có thể vẽ những tranh mình yêu thích trên giấy hoặc trên bảng lớp…. Giáo viên có thể định hướng cho các con vẽ theo chủ điểm hàng tháng như tháng 9 về ngôi trường thân yêu; tháng 10 vẽ về chủ đề an toàn giao thông; tháng 11 vẽ về ngày nhà giáo Việt Nam; tháng 12 vẽ về chú bộ đội …

Với que tính: Các con có thể thỏa thích xếp các hình đã học, xếp hình ngôi nhà nhiều tầng …

Với những viên sỏi trắng tôi đã hướng dẫn các con chơi trò ô ăn quan, xếp các hình do con tưởng tượng ….

Thông qua các trò chơi như vậy các em được thả tâm hồn mình vào các trò chơi, các em say sưa hứng thú, thỏa sức sáng tạo, thư giãn đầu óc sau các giờ học. Qua đó các con được giao lưu , học hỏi và biết thêm bao điều mới lạ. Từ đó thức và nhân cách của các con dần hình thành và phát triển theo một chiều hướng tốt.

b) Xây dựng, hình thành và giáo dục nhân cách cho trẻ thông qua giờ hoạt động tập thể.

Ngoài các giờ hoạt động tập thể dạy theo các chủ điểm của từng tuần ,từng tháng, thì hàng tuần tôi dành một khoảng thời gian nhất định để trò chuyện với các con để dược nghe chính các con nói, chính các con kể cho tôi nghe những tâm tư nguyện vọng của mình (có thể nói trực tiếp hoặc viết ra những những tâm sự đó) để từ đó tôi hiểu và gần gũi các con hơn.

Trong lớp có các bạn trai và bạn gái tôi muốn các con hiểu được rằng cần phải có tình cảm và những mối quan hệ chung giữa các bạn trong lớp. Tôi quyết định tiến hành cuộc nói chuyện bí mật để hướng các em theo con đường đó.

Vì sao lại nói chuyện bí mật? Tôi có suy nghĩ về chuyện này.

Thứ nhất, các em gái không cần phải biết tôi đã khuyên các bạn trai những gì . Nếu không có thể xảy ra những đối đáp như thế này: “Cô giáo sai cậu đưa áo khoác cho các bạn gái à? Nào hãy đưa nhanh nhanh lên!” Và sự quan tâm tốt đẹp của các bạn trai sẽ biến thành một nhiệm vụ phiền hà. Khi đó sự ân cần bị mất vẻ đẹp thẩm mỹ và cơ sở đạo đức. Nếu các em gái không biết nôi dung sinh hoạt của chúng tôi thì bất kỳ một sự quan tâm nào của các bạn trai cũng sẽ được tiếp nhận với tình cảm biết ơn .

Thứ hai, khi cánh cửa đóng kín tôi có thể nói với các em trai thẳng thắn hơn, giải thích cho các em hiểu thế nào là phẩm cách một người đàn ông. Tính chất bí mật của buổi nói chuyện này bắt buộc các em trai phải nhìn vào mình khác đi: người ta nói chuyện một cách nghiêm túc, tin tưởng ở các em, nghĩa là các em đã khôn lớn!

Thứ ba, trẻ thích những bí mật nào đó của mình. Việc tiếp xúc như thế kích thích các em hoạt động. “Đây là bí mật của chúng mình” có nghĩa là “Cái đó rất quan trọng”. Ngoài ra tính bí mật – một trong những nét đẹo nhất của trò chơi trẻ em. Trẻ giữ bí mật về chuyện gì? Các em bí mật cái mà có lẽ cả thế giới đều rõ. Và vấn đề không phải bí mật như thế nào, mà là ở chỗ có bí mật. Còn tôi lại muốn các em thể hiện sự ân cần nam giới với bạn gái. Vậy là sự mong muốn của chúng tôi trùng nhau: tôi cho các em nhiệm vụ bí mật còn các em cố gắng hoàn thành.

Khi các em trai đi vào lớp, tôi đóng cửa, để các em ngồi gần tôi và bắt đầu nói nho nhỏ, nghiêm túc:

- Thầy muốn tổ chức trong lớp chúng ta một hội những người đàn ông chân chính. Ai trong số các em muốn trở thành người đàn ông chân chính thì giơ tay!

Các em ngạc nhiên...

a/ Trẻ rất thích được thể hiện mình.

Trong lớp tôi có một số học sinh thường thích mình là nhân vật trung tâm, muốn được làm mẫu để các bạn chú ý tán thưởng và đề cao mình. Nắm được đặc điểm tâm lý đó tôi thường tranh thủ cho các em có dịp thể hiện mình.

Trong giờ học toán Việt là một học sinh thông minh nhanh nhẹn thường làm toán xong trước các bạn,mỗi khi làm bài xong cháu thường ngoảnh đi ngoảnh lại khoe với các bạn “ tớ xong nhất’’ nhưng bài em làm rất ẩu. Để chấn chỉnh điều đó, tôi cho em lên bảng chữa bài kèm theo một điều kiện “Nếu trình bày đúng và đẹp cô sẽ thưởng cho điểm 10”. Vì cháu rất thích được bạn khen và thán phục mình, trước lời động viên và yêu cầu của cô nên cháu đã làm bài trên bảng vừa nhanh vừa trình bày bài cẩn thận. Cháu trở về chỗ ngồi với điểm10 và một tràng pháo tay giòn giã của các bạn. Cháu vui lắm nét mặt hớn hở , hãnh diện vì được các bạn đề cao là người giải toán nhanh nhất .

Cháu Quỳnh Chi cũng vậy, cháu có giọng đọc lưu loát, diễn cảm nên tôi cho cháu đọc bài mẫu cho các bạn,đọc truyện cho các bạn nghe đầu giờ cháu rất vui khi 10 được các bạn tặng cho danh hiệu “Người có giọng đọc của phát thanh viên”. Cũng từ đó tôi thấy các cháu trong lớp có sự thi đua ngầm, cháu nào cũng muốn được lên đọc như bạn. Trong giờ kể chuyện, Đạo đức, Tập đọc tôi thường xuyên cho các cháu đọc phân vai hay đóng những đoạn tiểu phẩm (giờ Đạo đức) đa số học sinh đều xung phong tham gia bởi các cháu muốn được dịp thể hiện mình, nội dung tiết học với các em mang tính tự nhiên, mọi thành viên đều cảm thấy vui vẻ thoải mái và rất tích cực hoà nhập với tập thể lớp, học sinh được thể hiện nhiều qua các tiết học trở lên bạo dạn tự tin hơn trước đám đông.

b. Tính hiếu thắng của trẻ

Hầu như bất cứ đứa trẻ nào cũng có tính hiếu thắng.Tôi gắn sự hiếu thắng đó theo hướng tích cực, xây dựng tính hiếu thắng đó trở thành hướng phấn đấu vươn lên trong học tập của mỗi học sinh.Trong lớp tôi chọn một số cặp học sinh ngang sức nhau khuyến khích các cháu thi đua với nhau trong khoảng thời gian ngắn , với thời gian đó cháu nào vượt lên thì sẽ được khen và tìm một bạn có sức học khá hơn để ghép đôi. Làm như vậy các cháu luôn phải cố gắng vì sợ thua bạn .

Ví dụ: Đầu năm tôi xếp cháu Linh cạnh cháu Mai Anh là hai học sinh có học lực khá ngang nhau, tôi ghép các cháu thành đôi bạn cùng tiến và thi xem ai có nhiều cố gắng hơn trong học tập. Sau hai tháng lực học của cháu Mai Anh vượt lên so với cháu Linh, đến lúc đó tôi lại ghép cháu Mai Anh với cháu Khuê có lực học giỏi hơn. Lúc ấy Khuê lại là cái đích để cháu Mai Anh cố gắng vì muốn chiến thắng bạn.

Hay Minh Đức và Hoàng Anh là đôi bạn viết chữ xấu, tôi gia hạn một tháng cháu nào có ý thức rèn chữ viết đẹp hơn bạn thì bạn đó sẽ được tặng danh hiệu “ngưòi chiến thắng”. Suốt thời gian ấy giữa hai cháu có sự chạy đua ngầm vì cháu nào cũng muốn mình là người chiến thắng.

Tôi thường xuyên vận động những cuộc chạy đua nho nhỏ như vậy và quả nhiên lớp tôi có phong thi đua học tập sôi nổi hơn. Những cuộc thi đua như vậy tôi 11 cho là rất lành mạnh, nó giúp các cháu luôn có cái mốc mới cao hơn cần vươn tới. Những cháu sẵn có tính hiếu thắng thường thu được kết quả rõ rệt sau mỗi cuộc đua.

c/ Học sinh cần được khích lệ động viên

Tôi thường nhìn nhận và quan sát học sinh và sự vận động, nhìn thấy những tiến bộ của học sinh dù là rất nhỏ tôi cũng kịp thời động viên khen ngợi trước lớp để cháu phấn khởi và tiếp tục phấn đấu. Bên cạnh đó tôi còn quan tâm đến từng học sinh nhất là những em có hoàn cảnh đặc biệt và những em chậm tiến. ........

2/ Chia sẻ với phụ huynh học sinh

Học sinh rất thích được điểm tốt và phụ huynh luôn mong: Sau mỗi buổi đón conở trường về lại được con mình khoe có những điểm tốt, những chuyện vui ở lớp. Chỉ cần có thế thôi cũng đủ để bố mẹ thêm vui và vợi đi bao sự nhọc nhằn của cả một ngày lao động vất vả. Cũng chỉ cần có thế mà bữa cơm gia đình học sinh hôm ấy cảm thấy ngon miệng hơn và hạnh phúc hơn. Nhưng thực tế không phải bao giờ các cháu cũng học bài và làm bài chuyên cần để cô giáo sẵn lòng cho ngay điểm tốt. Nhiều khi kiểm tra bài, học sinh vì một lý do nào đấy không đủ bài tôi vẫn nghiêm khắc cho điểm kém kèm theo lời khiển trách nhưng vẫn ôn tồn mở lối cho học sinh. Nhắc cho học sinh nợ điểmđến lần kiểm tra sau đồng thời thông báo cho học sinh biết điều đó. Cách làm này đã làm mất đi sự thất vọng trong lòng các em và mở ra cho các em hy vọng để cố gắng ở lần sau. Những em này luôn có tư tưởng gỡ lại điểm nên đã: lập công chuộc tội “rất hào hứng xung phong được kiểm tra vào tiết học tiếp. Phụ huynh học sinh biết được điều đó đều cố gắng đọng viên con học và họ không băn khoăn, lo lắng về kết quả học tập của con mình có thể rơi vào mức độ “báo động”

3/ Niềm vui đến với trẻ

Thân thiết tình thầy trò

Tạo đựơc tâm thế cho học sinh trong buổi học là vô cùng cần thiết. Hiểu điều đó nên tiết đầu tiên tôi không bao giờ quở trách, trách phạt bất cứ một học sinh nào. Dù hôm đó học sinh đi muộn hay quên đồng phục hoặc quên sách, vở, thiếu phần chuẩn bị... Nếu nặng lời mắng mỏ sẽ đem lại cho học sinh đó nỗi buồn, cảm giác có tội sẽ đè nặng, phá tan sự tiếp thu của học sinh trong cả buổi học hôm ấy. Chính cô giáo cũng bị ức chế, buồn bực, tức tối trong suốt giờgiảng của mình. Để tránh tình trạng trên,sáng sáng khi bước chân vào lớp ttôi thường nghĩ ra một câu chào, một câu đùa hóm hỉnh hoặc sau lời chào là một vài cử chỉ ân cần: Khi thì sửa lại tóc cho em này, lúc lại cài áo cho em kia... vv...Để sao cho học sinh cảm nhận được một ngày học mới bắt đầu hết sức nhẹ nhàng và ấm áp. Đến cuối ngày học hôm ấy, tôi cho các em bình cjhọn ai học ngoan và ai tiến bộ nhất trong ngày. lúc đó là lúc mà tôi nhắc nhở khuyết điểm mà các cháu học sinh hồi sáng mắc phải. Nếu lỗi cháu đó mắc phải mà nặng, cháu sẽ tự đứng trước lớp tìm xem mình sai ở chỗ nào rồi hứa với tập thể lớp, với cô giáo sẽ sửa những sai lầm đó.

Cả ngày học sinh ở trường, cô giáo trong thời gian đó thay vai trò người mẹ ở nhà của các cháu. Mỗi khi có cháu kêu sốt, mệt hay đau bụng giữa tiết học tôi không làm ngơ mà ân cần hỏi han bình tĩnh sử lý lúc thì xoa cho cháu này chút dầu khi thì pha cho cháu khác cốc nước có cháu mệt quá không đỡ tôi đưa cháu xuống phòng y sỹ hoặc thông báo cho gia đình cháu đến..

Lớp tôi đa số các cháu đều ăn ngủ trưa tại trường nên cứ đầu giờ chiều nên cứ đầu giờ chiều tôi lại hỏi han tỷ mỷ các cháu cháu nào ăn nhanh, cháu nào ăn chậm, cháu nào bỏ cơm, cháu nào không ngủ trưa?... để kịp thời nhắc nhở các cháu và trao đổi với giáo viên quản lý trưa và gia đình để có sự điều chỉnh.

b- Học mà chơi – chơi mà học

Học sinh đến trường thì phải vui chơi. Giờ ra chơi tôi hướng dẫn cho các cháu trò chơi tập thể, mượn cho các cháy dây, cầu, bóng vv.. để học sinh được chơi hết mình , được cười đùa thật vui vẻ . Trong giờ học để các cháu tiếp thu bài được dễ hơn,tôi cũng thường tổ chức các trò chơi, tạo điều kiện để đông đảo học sinh được tham gia tham gia : ví dụ chơi hái hoa dân chủ trong giờ ôn tập môn, tự nhiên,xã hội;chơi đóng kịch phân vai trong giờ đạo đức( luyện tập), chơi ai nhanh hơn trong giờ toán và “Giọng đọc vàng’’ trong giờ tập đọc..vv.Những kiến thức cơ bản học sinh được học dưới dạng trò chơi, các cháu thấy hứng thú và tiếp thu kiến thức nhanh hơn đồng thời tôi nhận thấy thông qua các trò chơi tính cách của các cháu được bộc lộ rõ ràng hơn.Qua đó tôi nhận xét cụ thể về tính cách của từng cháu để có biện pháp giáo dục phù hợp.

c- Khen thưởng động viên

Thứ sáu cuối tuần có tiết sinh hoạt lớp, học trò lớp tôi rất thích và háo hức chờ đón . Các cháu được tự do bình bầu nhau. Những cháu được cô khen vì tiến bộ từng mặt: học tập, kỷ luật hay chỉ là có chữ viết tiến bộ hơn tuần trước đều được phát phần thưởng. Vào những ngày lễ tết hoặc sinh nhật của từng em, học sinh cũng nhận được những món quà nhỏ nhưng nó đã thực sự mang đến cho ccác cháu niềm vui khi đến trường:

Ví dụ 1: Tết Nguyên đán tôi mừng tuổi cho các cháu một quyển vở kèm theo những lời chúc: Em gặp may mắn.

Ví dụ 2: Ngày 8 tháng 3 để các cháu gái có ý thức về giới tính của mình, tôi hướng dẫn các cháu trai làm một món quà tặng cho các bạn gái cùng bàn ngoài ra tôi còn cho cả lớp vẽ, cắt một bông hoa có ghi điểm 9, điểm 10 về tặng bà tặng mẹ.

Những món quà tuy nhỏ nhưng đã thu được những giá trị tinh thần lớn bởi tôi đọc thấy trên gương mặt của các em sáng lên niềm hân hoan với những nụ cười hồn nhiên của con trẻ.

Mang niềm vui đến cho con trẻ từ những việc làm bình thường như vậy nhưng cũng khiến cho học sinh cảm thấy tình thương yêu và sự quan tâm săn sóc của cô với các cháu. Từ sự cảm nhận này khiến cả phụ huynh lẫn học sinh đều cảm thấy tin tưởng các cháu thấy mỗi buổi đến trường là một ngày vui. Khi phụ huynh gửi gắm các cháu cho nhà trường, cho cô mà hoàn toàn yên tâm vững dạ.

Kết quả

Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp một bằng những việc làm cụ thể đã nêu ở trên tôi nhặn thấy có sự chuyển biến rõ rệt qua các số liệu thống kê sau: ............................................................................................................................

Phần III. Kết luận

Trên đây tôi đã trình bày một số việc làm trong công tác chủ nhiệm của mình để giúp học sinh có nhiều niềm vui khi đến trường. Những việc đó thành hình khó đặt tên , càng khônh thể diễn ra trong khoảng thời gian nhất định. Tôi thực hiện nó lúc có thể được, khi tiếp xúc với học sinh” trẻ đến trường trong niềm vui “là một khái niệm rộng do tác động của nhiều yếu tố: Con người, môi trường, hoàn cảnh ...vv... nhưng theo chủ quan tôi nghĩ mình góp phần nhỏ trong niềm vui ấy của các cháu. Học sinh của lớp tôi đi học với tâm trạng rất thoải mái và hứng khởi. Tuyệt nhiên không có những cháu phải co kéo, phụng phịu níu tay cha mẹ trước buổi đi làm. Thầy cô bước vào lớp các cháu không có vẻ sợ hãi, rụt rè. Trái lại nhiều cháu đón tôi với nụ cười tươi tắn trên môi bào buổi sáng vì biết thế nào cô cũng gây tiếng cười nho nhỏ cho mình. Giao tiếp giữa cô vtrò hoà hợp thân ái, học sinh nhận thấy cô giáo mình thật gần gũi nhưng không bao giờ chớt nhả, bỡn cợt với cô. Quan sát các cháu trong giờ chơi tôi cũng thấy các cháu cư xử với nhau hoà nhã, hiện tượng nói tục, chửi bậy hạn chế rất nhiều và dường như không có. Các cháu bớt đi những lời nói thô lỗ, cục cằn gay gắt. Đôi khi gây lỗi với bạn, các cháu thường xuyên nhận ra và tự giải quyết một cách nhanh chóng không làm phiền lòng cô như những ngày đầu nhận lớp.

Bằng sự cảm nhận của mình, tôi đã đọc được tình cảm của học sinh dành cho cô giáo và qua sự đánh giá, nhận xét tâm lý của phụ huynh về con mình. Tôi nghĩ những việc làm nho nhỏ của mình đã góp phần tích cực trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển nhân cách của học sinh mình chủ nhiệm trong năm đầu cấp 1 này.

Điều quan trọng tôi đã làm được một việc đó là: Làm cho các cháu cảm thấy yêu trường. Những dấu ấn của những ngày đầu, năm đầu cắp sách tới trường sẽ cùng các em đi suốt cuộc đời .

Trên đây là những suy nghĩ và việc làm cụ thể trong công tác chủ nhiệm của tôi. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí trong ban lãnh đạo và đồng nghiệp.

BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH RÈN KĨ NĂNG ĐỌC TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC

I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề


Năm học 2019 – 2020, ngành tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới, lấy học sinh làm trung tâm, hướng tới nhằm phát triển năng lực – phẩm chất học sinh cho tất cả các cấp học nói chung, tiểu học nói riêng. Qua đó làm cơ sở tiếp cận việc cải cách giáo dục thay đổi tích cực các phương pháp dạy học hiện nay cho phù hợp với tình hình xã hội trong tình hình mới.

Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở tiền đề, rất quan trọng của nhân cách con người Việt nam. Trong các môn học ở tiểu học, môn Tiếng Việt có vị trí hết sức quan trọng.

Trong chương trình học hiện nay, môn Tiếng Việt chiếm một thời lượng rất đáng kể (Mỗi tuần có 9 tiết). Chương trình Tiếng việt 2 là sự kế thừa và phát triển cao hơn của chương trình Tiếng Việt 1 và làm nền tảng cho việc học sau này ở các cấp trên. Qua nhiều năm giảng dạy và đổi mới phương pháp dạy và học,tôi nhận thấy vẫn còn đó nhiều khó khăn và bất cập trong việc đổi mới vận dụng các phương pháp dạy học tích cực đặc biệt là phần kĩ năng đọc trong chương trình Tiếng việt 2, đây là mảng kiến thức khá nặng đối với đặc điểm tâm lý của trẻ ở Tiểu học và đối với giáo viên khi dạy chương này. Chính vì những khó khăn đó mà tôi đã quyết tâm nghiên cứu để tìm ra cách dạy đạt hiệu quả nhất ở phân môn này.





2. Lí do chọn đề tài

Trong giai đoạn hiện nay, đọc là một kĩ năng quan trọng đối với tất cả học sinh. Thầy Nguyễn Minh Giang từng nói: “bất kì một kích thích ngôn ngữ nào cũng có thể là tín hiệu có điều kiện để hình thành phản xạ ngôn ngữ cho trẻ; việc học đọc hiệu quả sẽ tạo ra nền tảng để phát triển hầu hết các chức năng khác của vỏ não”.

Kĩ năng đọc có vai trò rất quan trọng ở cấp tiểu học. Điều đầu tiên, khi các em đến trường những năm đầu đời là học đọc, sau đó các em đọc để học. Đọc tốt sẽ giúp các em có tinh thần tự giác trong học tập, là con đường dẫn đến sự tích cực, ham học và khám phá ở các em, đọc tạo động cơ và hứng thú trong việc học tập của các em học sinh sau này. Việc đọc tốt còn có vai trò bồi dưỡng năng lực và kĩ năng tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất để hoàn thành các bài tập cũng như giải quyết những vấn đề được nhanh chóng, chính xác. Vì vậy, mỗi học sinh cần rèn luyện, hình thành cho bản thân ý thức tự rèn đọc góp phần đạt kết quả cao hơn trong quá trình học.

Thực tế cho thấy, đa số học sinh lớp 2 chưa có thói quen tự đọc bài ở nhà trước đến lớp trường vì chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc đọc. Các em thiếu tập trung trong giờ học môn Tiếng việt nói chung, tập đọc nói riêng, nhiều em còn đánh vần đọc trơn chưa tốt do đặc thù, lười tư duy khi làm phần đọc hiểu. Bên cạnh đó, việc thụ động, ít phát biểu xây dựng bài hay lười suy nghĩ đã trở thành thói quen của các em mặc dù câu hỏi rất dễ trả lời hoặc có sẵn trong sách giáo khoa học. Đồng thời, sự xuất hiện máy tính bảng, Ipad, Iphone đã làm ảnh hưởng đến việc học của các em. Chính vì vậy, nhiều học sinh không đọc được dẫn đến hổng kiến thức và kết quả học tập ngày càng kém dần, dẫn đến chán nản trong học tập.

Hiểu được tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng đọc – một vấn đề đang được quan tâm ở lớp 2, tôi đã tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm của các thầy cô đi trước để đưa ra một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hợp lí góp phần đem lại hiệu quả học tập cho học sinh. Do đó, tôi chọn đề tài: “Biện pháp giúp học sinh rèn kĩ năng đọc trong phân môn tập đọc” để nghiên cứu.

II. NỘI DUNG

  • Thực trạng của vấn đề
  • Tập đọc là một phân môn trong chương trình Tiếng việt 2, là một phân môn thực hành. Thông qua phân môn này hình thành kĩ năng/năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc gồm 4 yêu cầu chất lượng đọc: đọc đúng, đọc nhanh (trôi chảy, mạch lạc), đọc có ý thức (đọc hiểu), đọc hay (đọc diễn cảm). Bốn yêu cầu này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ngoài ra, dạy đọc còn nhằm giáo dục lòng ham đọc sách của các em. Việc dạy đọc sẽ bồi dưỡng tâm hướng thiện, yêu cái đẹp, thông qua đó giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh. Thế nhưng, phân môn này ở trường tiểu học đang chưa được hiểu đúng vấn đề. GV lẫn HS còn xem nhẹ phân môn này, dẫn tới là nhiều em không đọc tốt hay là không biết đọc và kết quả cuối cùng là làm mất hứng thú học tập ở các em.
  • Chính bản thân GV đọc mẫu đôi khi còn qua loa, chưa tìm hiểu bài tập đọc sẽ dạy vào ngày mai; khi hướng dẫn đọc, GV chưa hướng dẫn tận tình, chưa thật sự quan tâm đến học sinh có khó khăn về đọc. HS đọc chưa tốt, đọc chậm, đọc sai, trả lời chưa thành câu thường bị GV bỏ quên mất, vì các em đó sẽ làm ảnh hưởng đến thời gian tiết học, dẫn đến GV sẽ không gọi đến các em, mà các em mới từ lớp 1 (giai đoạn đầu của việc học đọc).Từ đó dẫn đến giờ dạy hiệu quả chưa. GV chưa phối hợp rèn các kĩ năng đọc, chưa chú trọng và đầu tư cho tiết tập đọc, chưa nắm được trọng tâm của phân môn này.
  • Bên cạnh đó, học sinh đọc bài một cách thụ động, thậm chí có những em đọc to, rõ ràng, nhưng khi được hỏi lại thì không nắm được nội dung bài đọc là gì. Bên cạnh đó, các em vừa học ở lớp 1 lên, do đó tốc độ của các em còn chậm, chưa đạt yêu cầu, một số em chưa nhận diện được mặt chữ, hay quên âm vần vì hổng kiến thức phần học vần ở lớp 1. Ở nhà 3 tháng hè các em không học bài, không ôn lại nội dung bài học ở lớp 1 nên cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đọc nói riêng.
  • Giải pháp thực hiện
  • Sau đây là một số biện pháp thực hiện của đề tài:
  • 1. Bồi dưỡng hứng thứ, tình yêu Tiếng Việt, yêu văn học, yêu ngôn ngữ cho học sinh.
Bồi dưỡng hứng thú học là công việc quan trọng trong sự nghiệp giáo dục. Hứng thú giúp học sinh say mê và yêu thích Tiếng Việt nói chung và kĩ năng đọc nói riêng. Hứng thú học trước hết được tạo ra bằng cách làm cho học sinh ý thức được lợi ích của việc đọc tốt để tạo động lực học tập. Với mỗi bài cụ thể, GV cần giúp học sinh nhận ra lợi ích và sự vận dụng của bài vào thực tiễn. Không có con đường nào khác làm nảy sinh và duy trì hứng thú của các em với tiếng mẹ đẻ và môn Tiếng Việt ngoài cách làm cho các em thấy được sự thú vị, vẻ đẹp văn chương trong các bài tập đọc, vẻ đẹp ngôn từ trong các bài luyện từ và câu

.2. Tạo hứng thú có nhiều cách:

Giới thiệu bài bằng nhiều cách hay và hấp dẫn.

Giúp HS nhận ra lợi ích của việc đọc trôi chảy, rành mạch.

Giúp HS nhận ra được vẻ đẹp của từ, tình tiết trong câu chuyện, các bài tập đọc, biết cách khai thác đặc điểm của tiếng/từ/câu qua các bài mở rộng vốn từ.

Cho HS tiếp xúc với các tác phẩm văn chương, bằng cách cung cấp thêm các cuốn sách văn học thiếu nhi ở góc thư viện lớp, góc Tiếng Việt.

Sử dụng thông tin ngoài giờ lên lớp thông qua các trang web học.

Hình thức tổ chức dạy học kết hợp các PPDH tích cực hoá nhằm khơi gợi sự hứng thú của các học sinh.

Tạo mối quan hệ giữa thầy trò, trò trò tốt.

Đề cao sự sáng tạo học sinh, các câu trả lời mang tính thực tiễn hơn.

Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh.

Bồi dưỡng vốn sống:


Tổ chức các buổi tham quan ngoại khoá, vườn trường, thư viện trường. thư viện lớp.

Tổ chức thi đua ngâm thơ (cái bài thơ trong sách Tiếng việt), thi đọc diễn cảm, thi kể chuyện, thi các trò chơi Tiếng Việt (hái hoa dân chủ, tìm tiếng, tiếp sức..)

Xây dựng cho các em hứng thú và thói quen đọc sách (1 quyển truyện/ sách – báo Nhi Đồng/1 tuần). Khuyến khích HS mua báo Nhi Đồng, làm bài Lê Quý Đôn, sau đó là đọc các bài, nêu cảm nhận hay đơn giản hơn là ghi lại các tiếng/từ/cụm từ/câu hay vào sổ tay. Sách báo giúp các em có vốn sống, hiểu biết nhiều hơn về thế giới bên ngoài, giúp học sinh phát triển tối đa sự sáng tạo.

Cách ghi chép sổ tay văn học: mỗi bài tập đọc hướng dẫn các em ghi chép nội dung/các từ/nhân vật hay vào sổ tay.

Giáo viên tổ chức dạy đọc và phát triển ngôn ngữ



Rèn kĩ năng nói


Nói và đọc là hai phạm trù tương trợ lẫn nhau trong phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Kĩ năng này cần được giáo dục trong mọi lúc mọi nơi, trong tất cả các tiết học. Đây là kĩ năng hỗ trợ rất nhiều cho việc đọc nếu được luyện tốt. Đặc biệt GV cần luyện cho HS:

+ Nói rõ

+ Nói to

+ Nói tròn câu

+ Nói tự nhiên

Ngoài ra, ở các địa phương GV không nên ép HS nói đúng chuẩn, nên tập trung vào những lỗi phát âm hay lỗi ngọng.

Luyện phát âm đúng:

Đầu tiên, GV phải dạy HS nghe và phát âm đúng, từ đó mới dẫn tới đọc mạch lạc.

Phát âm đúng được hiểu là dạy trẻ phát âm đúng những thành phần trong tiếng, không lắp, âm lượng to vừa đủ nghe.

Khi dạy phát âm, GV phát âm mẫu, HS tập trung lắng nghe giáo viên phát âm rồi HS phát âm theo.

Rèn các kĩ năng tập đọc

GV khi dạy tập đọc cho học sinh nên chú trọng đến các kĩ năng:


+ Hướng dẫn phát âm, nhận diện chữ/âm/dấu thanh

+ Đọc trơn tiếng

+ Đọc trơn từ, câu

+ Đọc trơn bài

+ Đọc ngắt nghỉ đúng chỗ

Ở đây GV phải xác định đúng mẫu ngắt giọng của một bài tập đọc. Có như vậy, HS mới tiếp nhận được bài tập đọc một cách hoàn chỉnh. Như vậy, thì GV phải đọc mẫu.

GV đọc mẫu là trực quan sinh động và gây hứng thú cho trẻ. Nó có tác dụng làm cho các em bắt chước theo. Khi đọc người GV đọc đúng, đọc chuẩn (không đọc theo phương ngữ địa phương của bản thân mình hay của đại đa số học sinh cho các em dễ hiểu), rõ ràng, trôi chảy, mạch lạc, chú ý ngắt nghỉ hơi đúng, lên giọng/hạ giọng, GV cũng cần chú ý nét mặt, thái độ của mình..để làm nổi bật nhân vật/các ý của tác giả. Từ đó, giúp các em hứng thú việc đọc hiểu và có ý thức đọc bài trôi chảy, mạch lạc.

GV nên sử dụng tranh ảnh vật thật sử dụng trong các tiết tập đọc.

Giáo viên khi được phân công lớp phải về tìm hiểu kĩ chương trình SGK, các tài liệu.

Giáo viên phải nắm được trình độ “đọc” của học sinh từ những ngày đầu nhận lớp, đặc điểm sinh lí mỗi em, trình độ của học sinh. Tìm hiểu tại sao em đó lại đọc không tốt, lí do gì, em nào phát âm sai, em nào phát âm không chuẩn, sau đó đề ra giải pháp cho từng em một, vì mỗi một em là một cá thể, không em nào giống em nào. Cách giáo dục, cách tiếp cận vấn đề cũng khác đi. Giáo dục là một quá trình lâu dài, không phải ngày một ngày hai. Và rèn đọc cho HS là một việc cần sự kiên nhẫn của người GV.

+ Đọc thầm - Đọc hiểu

Phần Tìm hiểu bài ứng với rèn HS đọc thầm và đọc - hiểu văn bản. Đọc thầm tốt giúp HS có thể học 6a5p tốt các môn học khác cũng như vận dụng hiểu biết văn bản vào thực tiễn.

Trong thực tể, khi dạy kĩ năng đọc ở HS luôn diễn ra quá trình chuyển hoá từ đọc thành tiếng sang đọc thầm, chuyển từ đọc to sang đọc bằng mắt, từ ngôn ngữ bên ngoài chuyển hoá thành ngôn ngữ bên trong, đây là quá trình cần thiết.

Đọc thầm - Đọc hiểu đây là hai quá trình có mối quan hệ mật thiết với nhau

Đối với phần đọc hiểu, ta cần nắm được học sinh của mình khó hiểu những từ ngữ/ câu/ đoạn/nội dung nào trong bài Tập đọc… Sự hiểu biết này sẽ giúp người GV xác định tính vừa sức khi dạy.Nếu GV đảm bảo các quy trình nói trên trong dạy kĩ năng đọc cho HS, nhịp độ được lặp lại 3 tiết tập đọc 1 tuần (và trong các tiết các môn học khác) như vậy, trẻ sẽ được mài giũa và rèn luyện liên tục, các em sẽ nắm rõ và ghi nhớ các từ, các bài từ đó sẽ thích đọc.

5. Giáo viên luôn luôn động viên, khuyến khích học sinh:

Luôn biết khích lệ, biểu dương các em kịp thời nhất là HS cá biệt/HS chậm/HS hoà nhập/HS chưa đạt chuẩn làm cho các em tự hào với các bạn, từ đó thúc đẩy các em cố gắng phấn đấu rèn luyện hơn. Hãy khen ngợi những ưu điểm sở trường của các em để các em thấy giá trị của mình được nâng cao, có niềm tin và hứng thú học tập hơn. Giáo viên cần tuyên dương những khi các em có sự tiến bộ dù chỉ một ít giúp các em tự tin với bản thân.

Chẳng hạn trong giờ học Tiếng Việt thì khen những em có giọng đọc diễn cảm, có vốn từ phong phú hay kể chuyện hay, tự tin, có sáng tạo. HS sẽ thành công khi GV chỉ ra nhiều lỗi sai của em hay là chú trọng vào quá trình cố gắng.

Chẳng hạn, khi học sinh phát biểu đọc bài, thì sẽ có em đọc sai, có 2 trường hợp. GV thứ nhất giận dữ, mất bình tĩnh, sẽ buông lời chê bai thái quá ngay giữa lớp. GV thứ hai nghe em học sinh đọc xong, nhẹ nhàng sửa sai và không quên khích lệ, động viên: Hôm nay, em A đã có sự cố gắng, cô có lời khen, phát huy thêm nhé! Qua 2 trường hợp trên, thì người HS thứ hai sẽ cảm thấy vui vẻ, HS hứng thú, tạo tâm lý thoải mái, tự tin trong học tập và cảm thấy sự cố gắng của mình được công nhận. Còn HS thứ nhất thì sẽ không phát biểu nữa cũng như không thích đọc dẫn đến không thích học.

Đôi khi, giáo viên nên có những phần thưởng nho nhỏ cho học sinh có cố gắng, có tiến bộ trong lớp, có thể là quyển báo Nhi Đồng, một quyển truyện thiếu nhi, một cuốn sách thiếu nhi. Điều này giúp động viên các em, làm cho các em thấy rằng mọi cố gắng của mình luôn được ghi nhận và trân trọng, và cũng thông qua phần thưởng giáo viên tiếp tục khuyến khích học sinh đọc sách báo vì đọc là học suốt đời.

6. Chú trọng việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy học.

Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá học sinh để kịp thời đưa ra biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng học tập của các em.

Trong giảng dạy, giáo viên luôn tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho học sinh, giúp các em thấy được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Giáo viên phải tôn trọng học sinh; trò kính thầy, thầy quý trò.

Và trong kiểm tra đánh giá học sinh, giáo viên phải nghiêm túc, sáng suốt và công bằng. Giáo viên tổ chức các phong trào thi đua ngay tại lớp. Thành lập tổ, nhóm, đôi bạn cùng tiến. Từ đó, học sinh có ý thức trong học tập. Giáo viên phải đánh giá học sinh theo tiêu chí: vì sự tiến bộ của học sinh, vì sự cố gắng cả một quá trình, giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng của bản thân, tuyệt đối không chê trách một cách thái quá. Đối với học sinh có khó khăn trong học tập, giáo viên cần quan tâm đặc biệt, sau đó giao các nhiệm vụ nhỏ và nhắc nhở các em tự làm theo khả năng của mình rồi dần dần tạo được động lực cho học sinh. Giáo viên nên tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá lẫn nhau trong các giờ học, trong mọi lúc, mọi nơi. Ngoài ra, giáo viên nên nêu gương những bạn học sinh học tốt trong lớp và nhờ các em giúp đỡ, hỗ trợ bạn mình trong lớp còn chậm để các em chưa nắm vững kiến thức noi theo và cùng tiến bộ.

7. Thường xuyên trao đổi với cha mẹ học sinh để trao đổi về tình hình học tập của các em.

Giáo viên cần đặc biệt quan tâm tới việc phối hợp giữa nhà trường – gia đình cùng giáo dục học sinh. Giáo viên nên thông báo tình hình học tập của học sinh cho gia đình biết và từ đó có biện pháp nhờ phụ huynh quan tâm, theo sát, động viên việc học. Và phụ huynh là người sẽ sát cánh bên giáo viên, thay giáo viên hỗ trợ các em học ở nhà cũng như ở mọi lúc. Trường hợp học sinh còn mê chơi thì phụ huynh cho các em vừa học vừa chơi một cách hợp lí. Đối với học sinh chậm tiến, có khó khăn về việc kĩ năng đọc, giáo viên gặp và trao đổi với phụ huynh đưa ra kế hoạch giáo dục cụ thể giúp học sinh học tốt hơn, nâng dần chất lượng học tập của lớp.Cụ thể, phụ huynh và giáo viên cùng nhau ngồi xuống thảo luận cho ra một thời khoá biểu hợp lí cũng như các phương pháp giáo dục tốt nhất cho trẻ học ở nhà. Các biện pháp này nhằm giúp các em tự ý thức được tầm quan trọng của việc đọc, bản thân các em sẽ tự sắp xếp cho mình học ở nhà một cách hợp lí nhằm nâng cao kĩ năng đọc bài.

8. Thành lập nhóm bạn cùng nhau học tập ở lớp và ở nhà.

Các em nên lập nhóm học tập như đôi bạn cùng tiến để giúp đỡ nhau trong quá trình học tập. Đặc biệt là trong các giờ tập đọc thì những em ngồi học cùng một nhóm thì tạo một nhóm học tập, cùng nhau hỗ trợ bạn mình đọc, sửa sai kịp thời cho bạn, đồng thời khích lệ tinh thần bạn nhanh nhất, hiệu quả dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Vào giờ ra chơi, nếu các em còn chỗ chưa hiểu về phần đọc hiểu mà chưa dám hỏi giáo viên thì các em chia sẻ với bạn mình và cùng nhau tìm câu trả lời.

Ở nhà, các học sinh gần nhà nhau thì học nhóm cùng nhau vào những ngày cuối tuần. Trường hợp này, học sinh cùng đọc lại các bài đã học, trả lời phần câu hỏi sau đó các em sẽ đọc thêm những kiến thức trong sách tham khảo, báo Nhi đồng, báo Rùa vàng, truyện tranh Cô tiên xanh, Truyện Những tấm gương hiếu thảo,…để trau dồi vốn từ, làm tư liệu cho môn tập làm văn.

Ngoài ra, các em có thể cùng nhau học bằng những câu hỏi, giải ô chữ hay trò chơi mà chính các em tự đặt ra.

9. Dạy học tích hợp

Ba phân môn Tập đọc – Luyện từ - câu – Tập làm văn có mối quan hệ gần gũi, mật thiết, gắn kết với nhau. Trong tiết tập đọc, nên tích hợp từ/tiếng/kĩ năng Luyện từ và câu – Tập làm văn, làm cho HS nhận thấy được vẻ đẹp của ngôn từ, của tiếng việt, bồi dưỡng năng lực văn học, suy nghĩ tư duy logic bằng hình ảnh sinh động, biết bày tỏ ý của mình tránh lối mòn ý tưởng sáo rỗng, chép văn mẫu hay tư duy lạc hậu, ..

III. Kết quả đạt được

Đây là đề tài có khả năng áp dụng cho học sinh lớp tôi. Hiện nay dạy học theo các PPDH tích cực, mỗi giáo viên cần nêu cao thực hiện tốt vai trò của mình, lấy các em học sinh làm trung tâm, phát huy tối đa khả năng của các em nhằm để nâng cao chất lượng học tập của các em.

Bản thân tôi đã áp dụng những biện pháp trên trong các năm học: 2017 – 2018 (cuối HK2), 2019 – 2020 (HK1) và đã đạt kết quả như mong muốn. Vào đầu năm học này, học sinh của lớp tôi đọc trơn chưa tốt, nhiều em còn đánh vần, tốc độ đọc không đảm bảo, không hiểu nội dung câu hỏi và cách trả lời câu hỏi như thế nào, tiếp thu bài chậm. Điều này đã làm tôi đắn đo suy nghĩ nhiều. Tôi đã thay đổi phương pháp, hình thức dạy học nhằm giúp học sinh có tiếp thu bài tốt hơn nhưng các em không có tiến bộ, tất cả xuất phát từ ý thức tự đọc bài và tìm hiểu bài ở nhà của các em vẫn chưa có. Thấy được điều đó, tôi đã xây dựng và áp dụng những biện pháp trên trong quá trình giáo dục và dạy học của bản thân tôi.

Đầu tiên, tôi dành nhiều thời gian để soạn giảng những bài tập đọc, tôi chuẩn bị phần giới thiệu bài bằng nhiều cách hấp dẫn, thú vị, hay để lôi cuốn, lôi kéo các em vào tiết học. Tôi chuẩn bị thêm đồ dùng dạy học và các trò chơi học tập nhằm tạo sự hứng thú cho các em cũng như góp phần tăng sự lôi cuốn cho tiết học. Trong khi dạy học, tôi luôn luôn động viên, khích lệ học sinh bằng những lời khen, những món quà nho nhỏ giúp các em tự tin và thúc đẩy các em cố gắng và tiến bộ hơn.Tôi tạo điều kiện để học sinh tự tìm hiểu kiến thức trong sách giáo khoa, làm các bài tập, giải quyết các tình huống, vấn đề của bài theo nhóm học tập. Tôi cho các em tư duy sáng tạo theo khả năng của mình và trao đổi, phát biểu ý kiến khi gặp điều thắc mắc. Tôi còn giao những nhiệm vụ về tự nhiên, xã hội, khoa học liên quan đến nội dung bài và yêu cầu các em tìm hiểu, khám phá, nghiên cứu hay đơn giản là tích hợp trong các giờ Tập đọc “Cùng đọc báo Nhi đồng” để tìm lời giải cho bài thi Tiếng Việt giải Lê Quý Đôn nhằm tiếp thu kiến thức dễ dàng, thoải mái mà không tạo áp lực, căng thẳng trong giờ học.

Tôi thường xuyên trò chuyện với học sinh để biết và hiểu được những khó khăn trong việc học cũng như những câu hỏi mà các em chưa hiểu, chưa thông nhằm kịp thời giúp đỡ, hỗ trợ. Bên cạnh đó, tôi liên hệ với phụ huynh và trao đổi về tình hình học tập của học sinh rồi nhờ phụ huynh nhắc nhở việc học ở nhà của các em. Tôi luôn khuyên các em sắp xếp thời khóa biểu học ở nhà, viết ra giấy những kiến thức mình cần học và mục tiêu mình phải đạt được trong từng học kì. Tôi còn gợi ý các em học nhóm ở nhà để ôn tập, kiểm tra kiến thức và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.Tôi thường kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh với các tiêu chí sau: vì sự tiến bộ của học sinh, coi trọng việc động viên khuyến khích, giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng của bản thân, không so sánh học sinh này với học sinh khác. Đặc biệt, tôi luôn cho các em tự đánh giá lẫn nhau và cùng nhau chia sẻ bí quyết học tốt.

Nhờ kiên trì, cố gắng trong khoảng thời gian dài, kết quả đã mỉm cười với tôi. Tôi nhận thấy các em học sinh dần dần có ý thức tự học và hào hứng với giờ Tập đọc nói riêng và giờ tiếng việt nói chung. Vì thế, nay tôi chia sẻ các biện pháp của mình mong nhận được sự góp ý từ quý đồng nghiệp. Qua khoảng thời gian áp dụng, kết quả 10 tuần đầu học kì một năm học 2019 – 2020 đã cao hơn kết quả cuối năm học 2017 – 2018. Có thể nói, các em học sinh của lớp tôi đã biết đọc và tìm hiểu nội dung bài trước khi đến lớp. Vào giờ học, các em luôn lắng nghe thầy cô đọc mẫu và tự mình ghi chép đầy đủ nội dung bài. Các em thường xuyên đặt câu hỏi thắc mắc cho bạn bè và cho thầy cô để nắm vững kiến thức hoặc chỗ nào khó hiểu thì các em nhờ thầy cô giảng lại ngay. Việc thảo luận nhóm trong tiết học cũng đạt kết quả cao hơn vì các em không còn nói chuyện mà tập trung làm các yêu cầu, giải các bài tập trong sách giáo khoa, tập trung trong các giờ luyện đọc. Đồng thời, việc tìm hiểu, khá phám tự nhiên qua các bài văn/bài thơ cũng như những điều xung quanh luôn là những bài tập mà các em yêu thích, hứng thú nhất. Một điều làm tôi vui là các em đã thực hiện học nhóm ở nhà, ở lớp hiệu quả. Cụ thể, các em đã cùng nhau ôn lại kiến thức, học bài, làm bài tập, tìm kiếm, đọc thêm sách trên mạng.

Kết quả đạt được cụ thể như sau:

* Kết quả học kì 1 (10 tuần đầu) năm học 2019 - 2020:


Môn

Tổng số học sinh
Đọc tốt
Đọc khá
Cần rèn thêm đọc
SL%SL%SL%
Tiếng Việt
(Đọc thành tiếng)
35
13​
37.1​
19​
54.3​
3​
8.6​
Tiếng Việt
(Đọc thầm)
35
13​
37.1​
16​
45.7​
6​
17.2​




KẾT LUẬN


Mỗi học sinh nên rèn luyện, hình thành cho bản thân một ý thức tốt. Trước hết, các em cần xác định rõ mục đích học tập, từ đó tìm cho mình phương pháp học đúng đắn giúp phát huy tính tối đa khả năng. Các em nên hiểu đọc là học, từ đó tự trau dồi, tích lũy, khám phá tri thức một cách chủ động, tích cực mà không phụ thuộc vào người khác. Các em phải có tinh thần thích đọc - là tinh thần giúp cho HS hăng say, nhiệt tình và nghiêm túc tiếp thu kho tàng kiến thức quý báu. Đồng thời, kĩ năng đọc tốt là tri thức còn làm nên sự khác biệt giữa mỗi người, đưa đất nước ngày càng phát triển. Như vậy “Biện pháp giúp học sinh rèn kĩ năng đọc trong phân môn tập đọc” là những điều tôi tâm đắc nhất, là một đề tài thiết thực và quan trọng trong nhà trường đặc biệt là trong công tác giảng dạy. Giáo dục Tiểu học là vấn đề chính trị - xã hội quan trọng, có giá trị cơ bản và lâu dài, có tính quyết định đối với cuộc đời cá nhân mỗi người. Vì vậy chỉ có những giáo viên thực sự tâm huyết với nghề, thực sự thương yêu học sinh của mình thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Trên đây chỉ là một số ý kiến nhỏ của bản thân tôi để góp phần làm tốt công tác dạy học lớp ở cấp Tiểu học. Nếu có gì sai sót mong Hội đồng góp ý để tôi có thể làm tốt hơn ở lần sau.

Tôi xin chân thành cảm ơn!.











TÀI LIỆU THAM KHẢO​

Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Tiếng Việt 2 – Tập 1 , NXB Giáo dục

Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Tiếng Việt 2 – Tập 1 , NXB Giáo dục

Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1999), Phương pháp dạy Tiếng Việt tiểu học, NXB ĐH Sư phạm

Nguyễn Khắc Viện, Nghiêm Chướng Châu, Nguyễn Thị Nhất (1994), T6am lý học sinh tiểu học, NXB Giáo dục – Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em

1683285555194.png



PASS GIẢI NÉN: yopoVN.com

THẦY CÔ TẢI THÊM TẠI


CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ TẢI
Thầy cô bấp vào dowload để tải về nhé....

download.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM---- SÁNG KIẾN-2022 - 2023.zip
    85.1 MB · Lượt xem: 1
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ QUAN TÂM
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bai sang kien kinh nghiem cua giao vien mam non giáo viên không phải viết sáng kiến kinh nghiệm mẫu sáng kiến kinh nghiệm tiểu học mới nhất sáng kiến chủ nhiệm giỏi lớp 4 sáng kiến chủ nhiệm lớp 1 sáng kiến công tác chủ nhiệm lớp 1 sáng kiến của giáo viên sang kien giao vien sáng kiến giáo viên chủ nhiệm giỏi sáng kiến giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tiểu học sáng kiến giáo viên chủ nhiệm giỏi lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm anh văn tiểu học sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên sáng kiến kinh nghiệm cấp tiểu học sáng kiến kinh nghiệm cho giáo viên tiểu học sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 3 violet sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm thcs violet sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm thpt violet sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm tiểu học sáng kiến kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp ở tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm thcs sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm thpt sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên mầm non sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên thcs sáng kiến kinh nghiệm giáo viên sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi thcs sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi tiểu học sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi violet sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm tiểu học sáng kiến kinh nghiệm giáo viên dạy giỏi sáng kiến kinh nghiệm giáo viên dạy nghề sáng kiến kinh nghiệm giáo viên mầm non sáng kiến kinh nghiệm giáo viên thcs sáng kiến kinh nghiệm giáo viên tiếng anh tiểu học sáng kiến kinh nghiệm giáo viên tiểu học sáng kiến kinh nghiệm lớp chồi sang kien kinh nghiem mam non hay cap tinh sáng kiến kinh nghiệm mẫu giáo bé sáng kiến kinh nghiệm môn the dục tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm môn tin học tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường mầm non sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng chuyên môn sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên chủ nhiệm giỏi sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tiểu học sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên chủ nhiệm giỏi lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên chủ nhiệm giỏi lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên chủ nhiệm giỏi lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên chủ nhiệm giỏi thcs sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên chủ nhiệm giỏi tiểu học sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên dạy giỏi sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên dạy giỏi tiểu học sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên giỏi sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm giỏi thpt sáng kiến kinh nghiệm thi gvcn giỏi sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm tiểu học sáng kiến kinh nghiệm tiểu học 2019 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học 2020 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học 2021 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học hay nhất sáng kiến kinh nghiệm tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm tiểu học theo mẫu mới sáng kiến kinh nghiệm trong công tác dạy nghề sáng kiến kinh nghiệm trong giáo dục mầm non sáng kiến kinh nghiệm trường mầm non sáng kiến kinh nghiệm trường nghề sáng kiến kinh nghiệm về chủ nhiệm sáng kiến kinh nghiệm về chủ nhiệm lớp sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm về giáo viên chủ nhiệm sáng kiến kinh nghiệm về giáo viên chủ nhiệm giỏi sáng kiến nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên sáng kiến thi giáo viên chủ nhiệm giỏi sáng kiến trong giáo dục skkn bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên skkn nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên violet sáng kiến kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    38,794
    Bài viết
    40,243
    Thành viên
    152,843
    Thành viên mới nhất
    Võ Thảo Anh
    Top