Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

MÔN VĂN

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
83,057
Điểm
113
tác giả
3 BỘ Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi văn 8 CHƯƠNG TRÌNH MỚI *DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH được soạn dưới dạng file word gồm 3 FILE trang. Các bạn xem và tải giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi văn 8 về ở dưới.
BUỔI 1: CHỨC NĂNG CỦA VĂN HỌC, HÌNH TƯỢNG,

NGÔN NGỮ VĂN HỌC

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức
: Giúp học sinh hiểu được:

- Chức năng của văn học.

- Hình tượng ngôn ngữ văn học.

2. Kĩ năng: HS nắm và vận dụng được các khái niệm vào viết văn

3. Thái độ: Yêu mến văn học

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Giáo án; đọc các tài liệu tham khảo.

- HS: + Nội dung: Ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp:
ổn định tổ chức, nắm sĩ số lớp.

2. Bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của HS

3. Bài mới:

Chức năng của văn học:


Văn học là những sáng tạo kì diệu của con người. Mở rộng nhận thức về tư tưởng, tình cảm cho con người, chắp cánh cho tâm hồn -> con người nhận thức đầy đủ.

=> Có ba chức năng: xuyên sâu và đan xen, tác động qua lại lẫn nhau.

*Chức năng nhận thức: là chức năng căn bản giúp ta hoàn thiện chân, thiện, mĩ.

*Chức năng giáo dục:là chức năng xuyên suốt, giáo dục con người.

*Chức năng thẩm mỹ: Làm đẹp cuộc sống con người, để cho con người trở nên trọn vẹn, góp phần vào cuộc sống xây dựng xã hội tốt.

2. Đối tượng của văn học:

- Là con người toàn vẹn, sinh động với mọi đặc tính với những mối quan hệ phức tạp (con người – con người, con người – xã hội).

- Trung tâm chú ý của văn học: những con người có tình cảm (yêu, ghét, khát vọng mãnh liệt) gắn vớic cuộc sống con người, tư tưởng dân sinh, lí tưởng thẩm mỹ nhất định.

VD: các truyện dân gian, bài ca dao, văn học trung đại. -> lời ru, hình ảnh hơi thở của cuộc sống đến với con người.

3. Ngôn ngữ của văn học:

- Là yếu tố thứ nhất của văn học, không thể có văn học nên không có ngôn ngữ.

- Ngôn ngữ: tiếng nói hàng ngày của nhân dân, nhân dân dùng tiếng là thứ ngôn ngữ để trau dồi, bàn bạc thổ lộ tình cảm, tâm tư, nguyện vọng.

=>Ngôn ngữ là nguồn nguyên liệu chủ yếu của ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm yêu thương, hờn giận.

*Đặc điểm của ngôn ngữ văn học:

- Văn học giàu hình tượng, đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học vì tác phẩm văn học không truyền đạt một tư tưởng nào đó mà cần làm cho con người (xem trận mắt, bắt tận tay ->tái hiện được hình khối, màu sắc, âm thanh mà được các nhà văn miêu tả qua tác phẩm.)

- Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm cá nhân, tư tưởng, tình cảm, nhà văn (Nguyễn Du biểu đạt, huyền thoại của tiếng nói) Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu.

- Ngôn ngữ thường tinh tế, chính xác và hàm xúc.

4. Đề tài văn học:

- Phạm vi: Cuộc sống con người mà nhà văn phản ánh trong tác phẩm ->Đề tài văn học -> phản ánh về thế giới con người.

Vd: Sáng tác Nam Cao xoay quanh hai đề tài lớn:

Đời sống người nông dân và những người tri thức tiểu tư sản.

5. Chủ đề:

- Vấn đề trung tâm được nêu ra, đặt ra trong tác phẩm, ý đồ, ý kiến, cảm xúc của người viết (tác phẩm Tắt đèn Ngô Tất Tố -> cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng tám.) – sự thống trị tàn bạo dã man của giai cấp bốc lột, ngợi ca tâm hồn cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam là đức tính hi sinh, yêu chồng con.

Cụ thể nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao:

1. Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao giúp ta hiểu về tình cảnh thống khổ của người nông dân trớc cách mạng?

1. Lão Hạc

a. Nỗi khổ về vật chất

Cả đời thắt lng buộc bụng lão cũng chỉ có nổi trong tay một mảnh vườn và một con chó. Sự sống lay lắt cầm chừng bằng số tiền ít ỏi do bòn vườn và mà thuê. Nhưng thiên tai, tật bệnh chẳng để lão yên ổn. Bao nhiêu tiền dành dụm được, sau một trận ốm đã hết sạch sành sanh, lão đã phải kiếm ăn như một con vật. Nam Cao đã dùng cảm nhìn thẳng vào nỗi khổ về vật chất của người nông dân mà phản ánh.

b. Nỗi khổ về tinh thần.

Đó là nỗi đau cả người chồng mát vợ, người cha mất con. Những ngày tháng xa con, lão sống trong nỗi lo âu, phiền muộn vì thương nhớ con, vì cha làm tròn bổn phận của người cha. Còn gì xót xa hơn khi tuổi già gần đất xa trời, lão phải sống trong cô độc. Không người thân thích, lão phải kết bạn chia sẻ cùng cậu vàng

Nỗi đau, niềm ân hận của lão khi bán con chó. Đau đớn đến mức miệng lão méo xệch đi .... Khổ sở, đau xót buộc lão phải tìm đến cái chết nh một sự giải thoát.
yopo.vn---GIÁO ÁN BDHSG VĂN 8 GỒM 186 TRANG
1717310381061.png


yopo.vn---Ôn HSG Văn 8_SGK mới HAY GỒM 240 TRANG

PHẦN I: CÁCH LÀM BÀI ĐỌC HIỂU

Cách làm bài đọc – hiểu dạng trắc nghiệm kết hợp tự luận.

Thông thường, phần đọc hiểu gồm 10 câu hỏi, trong đó 8 câu trắc nghiệm và 2 câu tự luận( Trả lời ngắn), đánh giá ở ba mức độ: nhận biết – thông hiểu – vận dụng.

Trắc nghiệm:Câu 1 – câu 8
Những dạng câu hỏi thường gặp trong đề bài là:

Phương thức biểu đạt chính ( Căn cứ vào đặc trưng của từng PTBĐ để xác định: Tự sự - trình bày diễn biến sự việc; Nghị luận – Bày tỏ quan điểm, ý kiến; Biểu cảm – Bộc lộ cảm xúc; Miêu tả - Tái hiện sự vật, sự việc, hiện tượng…)

Thể thơ, vần, nhịp, cách ngắt dòng ( Đối với thơ)
Thể loại, nhân vật, cốt truyện ( Đối truyện)
Ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật trong văn bản
Nội dung chính của văn bản
Bài học, thông điệp cuộc sống gợi ra từ văn bản.

Các đơn vị kiến thức Tiếng Việt đã học: Biện pháp tu từ, câu chia theo mục đích nói, vai trò tác dụng của dấu câu, nghĩa của từ….

* Tự luận: Câu 9 và câu 10
Câu 9:Thông thường có các dạng câu hỏi:
- Phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp tư từ có trong ngữ liệu.
Cách làm:
+Xác định biện pháp tu từ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh nào.

Phân tích tác dụng: Biện pháp tu từ ấy thể hiện điều gì, nói với chúng ta điều gì, tư tưởng, tình cảm của tác giả bộc lộ như thế nào, thái độ của người viết ra sao…

Biện pháp tu từ có tác dụng về nghệ thuật: Làm tăng giá trị biểu cảm cho sự diễn đạt,tạo nhạc điệu cho câu văn, câu thơ…

- Thông điệp, bài học rút ra từ ngữ liệu: Ngữ liệu gửi đến bạn đọc thông điệp cuộc sống nào, ý nghĩa sâu sắc mà tác giả gửi gắm qua lớp vỏ ngôn từ là gì… Hoặc bài học cuộc sống mà bạn đọc rút ra từ ngữ liệu là gì???

Câu 10: Viết đoạn văn NLXH ( khoảng 200 chữ) – vấn đề gợi ra từ văn bản đọc hiểu - Các dạng đoạn văn nghị luận xã hội thường gặp.

Dạng 1: Bàn luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. a. Kĩ năng nhận thức đề.

Đối với dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thì đề bài thường trích một câu trong văn bản để yêu cầu thí sinh bày tỏ ý kiến, bàn luận. Cũng có những đề bài không trích dẫn văn bản mà trực tiếp nên vấn đề cần nghị luận; hoặc đề yêu cầu người viết tự rút ra bài học, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong câu chuyện, trong đoạn thơ, ý thơ, ý nghĩa của câu châm ngôn, danh ngôn…... để trình bày suy nghĩ của bản thân… b. Kĩ năng viết đoạn văn 200 chữ bàn về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

* Kĩ năng viết phần mở đoạn. - Mở đoạn: (khoảng 2 dòng).



1​





Dẫn dắt vào vấn đề: Để tạo sức hấp dẫn, cuốn hút và tạo ấn tượng cho người đọc, các em nên dẫn dắt từ một ý kiến, câu nói nổi tiếng, danh ngôn… có nội dung tương đồng hoặc tương phản với vấn đề cần nghị luận để vào bài (chú ý chọn câu nói ngắn nhất). Hoặc có thể chọn một câu nói liên quan đến vấn đề nghị luận ở trong ngữ liệu để dẫn dắt vào bài hoặc mở đoạn bằng suy ngẫm, trải nghiệm….



Nêu tư tưởng, đạo lí cần nghị luận.



Lưu ý: Giữa phần dẫn và phần nêu vấn đề cần nghị luận phải có đường dẫn thể hiện sự liên kết chặt chẽ, thuyết phục.



VD 1: Mở đoạn bằng dẫn từ một nhận định tương đồng



“Chúng ta đều ở trong rãnh nước, nhưng có vài người biết ngước lên trời sao”.(Oscar Wilde). Quả vậy, cuộc sống thường bày ra cho ta những khó khăn, giới hạn. Bởi thế mà phần lớn chúng ta sẽ an phận với những “rãnh nước”, những gì là nhỏ bé, bình lặng. Chúng ta đâu biết rằng có ước mơ, hoài bão, khát vọng sẽ giúp ta bứt thoát ra khỏi những giới hạn của bản thân mà vươn tới các vì sao! Câu chuyện “..” sẽ đem đến những bài học bổ ích để chúng ta biết nuôi dưỡng ước mơ và biết làm thế nào để biến ước mơ trở thành hiện thực.



VD 2.Mở đoạn từ trải nghiệm, suy ngẫm.



Ta lặng ngắm một giọt nước long lanh nhưng cũng không nguôi say đắm với sự khoáng đạt của đại dương mênh mông. Ta bằng lòng với ánh sáng quen thuộc của
1717310411526.png

yopo.vn---GIÁO ÁN BD HSG VĂN 8 NLXH ( 2023-2024) 90 TRANG
PHẦN I: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI


Tiết 1,2,3

NHỮNG YÊU CẦU KHI LÀM BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI


I. Mục tiêu

1. Năng lực :

- Nhận biết yêu cầu của đề, dàn ý của kiểu bài nghị luận, phân biệt được đề nghị luận xã hội trong hai dạng chủ yếu (con người trong mối quan hệ với cộng đồng đất nước, một thói quen xấu của con người trong xã hội hiện đại)

2. Phẩm chất:

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1.
Chuẩn bị của giáo viên: tài liệu ôn, kế hoạch ôn tập, kế hoạch bài dạy văn 8

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, sách tham khảo, hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. Tiến trình dạy học

I. NHỮNG VẤN ĐỀ LƯU Ý KHI LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

1. Đọc kỹ đề

-
Mục đích: Hiểu rõ yêu cầu của đề, phân biệt được đề nghị luận xã hội hay đề nghị luận văn học.

- Phương pháp xác định: Đọc kỹ đề, gạch chân dưới từ, cụm từ quan trọng để giải thích và xác lập luận điểm cho toàn bài. Từ đó có định hướng đúng mà viết bài cho tốt.

2. Lập dàn ý

-
Giúp ta trình bày văn bản khoa học, có cấu trúc chặt chẽ, hợp logic.

- Kiểm soát được hệ thống ý, lập luận chặt chẽ, mạch lạc.

- Chủ động dung lượng các luận điểm phù hợp, tránh lan man, dài dòng.

3. Dẫn chứng phù hợp

-
Không lấy những dẫn chứng chung chung (không có người, nội dung, sự việc cụ thể) sẽ không tốt cho bài làm.

- Dẫn chứng phải có tính thực tế và thuyết phục (người thật, việc thật).

- Đưa dẫn chứng phải thật khéo léo và phù hợp (tuyệt đối không kể lể dài dòng).

3. Lập luận chặt chẽ, lời văn cô động, giàu sức thuyết phục

-
Lời văn, câu văn, đoạn văn viết phải cô đúc, ngắn gọn.

- Lập luận phải chặt chẽ.

- Cảm xúc trong sáng, lành mạnh.

- Để bài văn thấu tình đạt lý thì phải thường xuyên tạo lối viết song song (đồng tình, không đồng tình; ngợi ca, phản bác…).

4. Bài học nhận thức và hành động

-
Sau khi phân tích, chứng minh, bàn luận… thì phải rút ra cho mình bài học.

- Thường bài học cho bản thân bao giờ cũng gắn liền với rèn luyện nhân cách cao đẹp, đấu tranh loại bỏ những thói xấu ra khỏi bản thân, học tập lối sống…

5. Độ dài cần phù hợp với yêu cầu đề bài

-
Khi đọc đề cần chú ý yêu cầu đề (hình thức bài làm là đoạn văn hay bài văn, bao nhiêu câu, bao nhiêu chữ…) từ đó sắp xếp ý tạo thành bài văn hoàn chỉnh.

II. CÔNG THỨC VIẾT MỞ BÀI TRONG VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI​

Đối với học sinh, một trong những phần các em thường bối rối khi viết văn nghị luận là phần mở bài. Tuy đây không phải là phần trọng tâm của bài văn nhưng nó là phần không thể thiếu, góp phần làm nổi bật vấn đề. Nhiều em học sinh còn lúng túng, mất khá nhiều thời gian cho phần này. Sau đây là hướng dẫn một số “mẹo vặt ” để viết mở bài.

Phần mở bài trong văn nghị luận là phần đặt vấn đề, thông thường có hai cách:

– Trực tiếp: Là cách đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận. Nghĩa là sau khi đã tìm hiểu đề và tìm được vấn đề trọng tâm của bài nghị luận, ta nêu thẳng vấn đề đó ra bằng một luận điểm rõ ràng. Tuy nhiên khi mở bài trực tiếp, ta cũng phải trình bày cho đủ ý, không nói thiếu nhưng cũng không nên nói hết nội dung, phải đáp ứng đủ các yêu cầu của một phần mở bài đúng mực trong nhà trường. Đặt vấn đề theo cách trực tiếp dễ làm, nhanh

1717310440986.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---GIÁO ÁN BD HSG VĂN 8 NLXH ( 2023-2024).doc
    896 KB · Lượt xem: 2
  • yopo.vn---Ôn HSG Văn 8_SGK mới HAY.doc
    2.2 MB · Lượt xem: 2
  • yopo.vn---GIÁO ÁN BDHSG VĂN 8.doc
    1.1 MB · Lượt xem: 2
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    báo cáo chuyên đề môn ngữ văn 8 báo cáo chuyên đề ngữ văn 8 các chuyên đề bồi dưỡng ngữ văn 8 các chuyên đề ngữ văn 8 các chuyên đề văn 8 chuyên văn 8 chuyên đề anh văn 8 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi văn 8 chuyên đề bồi dưỡng hsg văn 8 chuyên đề bồi dưỡng văn 8 chuyên đề cảm thụ văn học lớp 8 chuyên đề dạy học văn 8 chuyên đề môn ngữ văn 8 chuyên đề môn ngữ văn lớp 8 chuyên đề ngữ văn 8 chuyên đề ngữ văn 8 học kì 2 chuyên đề ngữ văn 8 kì 2 chuyên đề ngữ văn 8 violet chuyên đề ôn thi hsg văn 8 chuyên đề thơ mới văn 8 chuyên đề tích hợp liên môn ngữ văn 8 chuyên đề văn 8 chuyên đề văn 8 mới nhất chuyên đề văn 8 violet chuyên đề văn bản nhật dụng lớp 8 chuyên đề văn học nước ngoài lớp 8 chuyên đề văn học trung đại lớp 8 chuyên đề văn nghị luận lớp 8 chuyên đề văn nghị luận xã hội chuyên đề văn thuyết minh lớp 8 chuyên đề văn tự sự lớp 8 chuyên đề đọc hiểu văn 8 giáo án chuyên đề ngữ văn 8 giáo an dạy chuyên đề ngữ văn 8 giáo án dạy chuyên đề văn 8 tên chuyên đề văn 8 đề chuyên văn lớp 8
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    37,048
    Bài viết
    38,512
    Thành viên
    145,286
    Thành viên mới nhất
    Nhật Quân
    Top