Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
BÀI TẬP CUỐI TUẦN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 được soạn dưới dạng file word/ powerpoint gồm các thư mục, file, links. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Tập đọc
Thư gửi các học sinh: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng học sinh sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
Quang cảnh làng mạc ngày mùa: Bài đọc miêu tả lại bức tranh nông thôn trong ngày mùa bội thu. Cả làng quê vàng rực màu lúa chín, màu vàng của quả xoan, của đu đủ, của chuối chín. Bụi mía, con gà, con chó,… tất cả đều mang màu sắc trú phú, no đủ, vui tươi. Qua đó thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả với con người, với quê hương.
2. Luyện từ và câu
a. Từ đồng nghĩa
A. Khái niệm
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Ví dụ: huyền, mun, đen, mực,….
B. Phân loại: 2 loại
1. Từ đồng nghĩa hoàn toàn:
Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, có thể thay thế cho nhau trong lời nói.
Ví dụ: xe lửa với tàu hỏa, con lợn với con heo,…
2. Từ đồng nghĩa không hoàn toàn
Là những từ tuy cùng nghĩa với nhau nhưng vẫn khác nhau phần nào đó về thái độ, tình cảm hoặc cách thức hành động
Ví dụ: chết, hi sinh, toi mạng, ra đi,…
3. Tập làm văn
a. Cấu tạo của bài văn tả cảnh.
Bài văn tả cảnh gồm có ba phần
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả
2. Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
3. Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.
b. Luyện tập tả cảnh.
- Tả cảnh bao giờ cũng có con người, con vật. Hoạt động của con người, chim muông sẽ làm cho cảnh vật thêm đẹp và sinh động hơn.
- Để có một bài văn miêu tả hay, chân thực, các em phải biết quan sát, cảm nhận sự vật bằng nhiều giác quan: xúc giác, thính giác, thị giác và đôi khi cả sự liên tưởng.
- Để chuẩn bị viết bài văn tốt các em tiến hành lập dàn ý bài văn tả cảnh.
1. Tập đọc
Thư gửi các học sinh: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng học sinh sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
Quang cảnh làng mạc ngày mùa: Bài đọc miêu tả lại bức tranh nông thôn trong ngày mùa bội thu. Cả làng quê vàng rực màu lúa chín, màu vàng của quả xoan, của đu đủ, của chuối chín. Bụi mía, con gà, con chó,… tất cả đều mang màu sắc trú phú, no đủ, vui tươi. Qua đó thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả với con người, với quê hương.
2. Luyện từ và câu
a. Từ đồng nghĩa
A. Khái niệm
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Ví dụ: huyền, mun, đen, mực,….
B. Phân loại: 2 loại
1. Từ đồng nghĩa hoàn toàn:
Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, có thể thay thế cho nhau trong lời nói.
Ví dụ: xe lửa với tàu hỏa, con lợn với con heo,…
2. Từ đồng nghĩa không hoàn toàn
Là những từ tuy cùng nghĩa với nhau nhưng vẫn khác nhau phần nào đó về thái độ, tình cảm hoặc cách thức hành động
Ví dụ: chết, hi sinh, toi mạng, ra đi,…
3. Tập làm văn
a. Cấu tạo của bài văn tả cảnh.
Bài văn tả cảnh gồm có ba phần
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả
2. Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
3. Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.
b. Luyện tập tả cảnh.
- Tả cảnh bao giờ cũng có con người, con vật. Hoạt động của con người, chim muông sẽ làm cho cảnh vật thêm đẹp và sinh động hơn.
- Để có một bài văn miêu tả hay, chân thực, các em phải biết quan sát, cảm nhận sự vật bằng nhiều giác quan: xúc giác, thính giác, thị giác và đôi khi cả sự liên tưởng.
- Để chuẩn bị viết bài văn tốt các em tiến hành lập dàn ý bài văn tả cảnh.