- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,029
- Điểm
- 113
tác giả
Bài tập module 9 môn tự nhiên xã hội: Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Tự nhiên và Xã hội tiết 1 - tuần 13 CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG BÀI 13: TẾT NGUYÊN ĐÁN (tiết)
YOPOVN xin gửi đến quý thầy cô Bài tập module 9 môn tự nhiên xã hội: Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Tự nhiên và Xã hội tiết 1 - tuần 13 CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG BÀI 13: TẾT NGUYÊN ĐÁN (tiết
Đáp án module 9 môn Tự nhiên xã hội
Đáp án tự luận module 9 môn Tự nhiên xã hội
Câu hỏi trắc nghiệm cuối nội dung 2 Mô đun 9 môn Tự nhiên xã hội
Đáp an Module 9 môn Toán
Đáp án Module 9 môn Tự nhiên xã hội nội dung 1
Câu hỏi trắc nghiệm nội dung 2 Module 9 môn TNXH
Đáp án mô đun 9 môn Tự nhiên xã hội
Đáp án module 9 môn Khoa học tự nhiên THCS
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, học sinh:
Năng lực đặc thù:
Nhận thức khoa học:
+ Nêu được tên và thời gian diễn ra Tết Nguyên Đán.
+ Nêu được một số hoạt động của ngày Tết.
Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
+ Đặt được một số câu hỏi về hoạt động của ngày Tết.
+ Nêu đặc điểm hoạt động của các địa phương.
Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học.
+ Giải thích được ở mức độ đơn giản một số hoạt động của ngày Tết
+ Phân tích được vấn đề sức khỏe của bản thân, người khác và môi trường sống xung quanh
Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Phẩm chất: Hình thành tình cảm yêu quý cộng đồng; yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên; tham gia các hoạt động vui Tết an toàn.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; tranh ảnh, đoạn video ngắn về một số hoạt động chuẩn bị cho tết Nguyên đán và một số hoạt động diễn ra trong Tết, …
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; tranh, ảnh về một số hoạt động diễn ra trong những ngày Tết; …
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
IV. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG SAU TIẾT HỌC:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
YOPOVN xin gửi đến quý thầy cô Bài tập module 9 môn tự nhiên xã hội: Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Tự nhiên và Xã hội tiết 1 - tuần 13 CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG BÀI 13: TẾT NGUYÊN ĐÁN (tiết
Tìm kiếm có liên quan
Đáp án module 9 môn Tự nhiên xã hội
Đáp án tự luận module 9 môn Tự nhiên xã hội
Câu hỏi trắc nghiệm cuối nội dung 2 Mô đun 9 môn Tự nhiên xã hội
Đáp an Module 9 môn Toán
Đáp án Module 9 môn Tự nhiên xã hội nội dung 1
Câu hỏi trắc nghiệm nội dung 2 Module 9 môn TNXH
Đáp án mô đun 9 môn Tự nhiên xã hội
Đáp án module 9 môn Khoa học tự nhiên THCS
Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Tự nhiên và Xã hội tiết 1 - tuần 13
CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG
BÀI 13: TẾT NGUYÊN ĐÁN (tiết 1, sách học sinh, trang 56-57)
CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG
BÀI 13: TẾT NGUYÊN ĐÁN (tiết 1, sách học sinh, trang 56-57)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, học sinh:
Năng lực đặc thù:
Nhận thức khoa học:
+ Nêu được tên và thời gian diễn ra Tết Nguyên Đán.
+ Nêu được một số hoạt động của ngày Tết.
Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
+ Đặt được một số câu hỏi về hoạt động của ngày Tết.
+ Nêu đặc điểm hoạt động của các địa phương.
Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học.
+ Giải thích được ở mức độ đơn giản một số hoạt động của ngày Tết
+ Phân tích được vấn đề sức khỏe của bản thân, người khác và môi trường sống xung quanh
Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Phẩm chất: Hình thành tình cảm yêu quý cộng đồng; yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên; tham gia các hoạt động vui Tết an toàn.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; tranh ảnh, đoạn video ngắn về một số hoạt động chuẩn bị cho tết Nguyên đán và một số hoạt động diễn ra trong Tết, …
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; tranh, ảnh về một số hoạt động diễn ra trong những ngày Tết; …
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Hoạt động Khởi động: | |
* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi để học sinh hát được một bài hát về tết Nguyên đán. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Xem video bài hát: Ngày tết quê em * Cách tiến hành: | |
- Giáo viên tổ chức cho học sinh xem video - Giáo viên nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học. | - Học sinh xem video |
2. Hoạt động Khám phá | |
2.1. Hoạt động 1. Thời gian diễn ra tết Nguyên đán: | |
* Mục tiêu: Giúp học sinh giới thiệu được tên gọi và thời gian diễn ra tết Nguyên đán. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, thảo luận nhóm. * Cách tiến hành: | |
- Giáo viên đưa ra một bao lì xì và hỏi học sinh: Trên tay cô đang cầm vật gì? Vật này gợi cho các em nhớ đến điều gì? Từ đó, giáo viên dẫn dắt tới ngày tết Nguyên đán và yêu cầu học sinh cho biết “Tết Nguyên đán diễn ra vào thời gian nào?”. - Giáo viên và học sinh cùng nhận xét và rút ra kết luận: Tết Nguyên đán (Tết cổ truyền) hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng). Tết Nguyên đán là ngày đoàn viên của mọi gia đình. Ai ai cũng vui vẻ chuẩn bị đón Tết. | - Học sinh lắng nghe, quan sát và lần lượt trả lời các câu hỏi của giáo viên. - Học sinh nhận xét và rút ra kết luận. |
2.2. Hoạt động 2. Công việc chuẩn bị cho ngày Tết: | |
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết được một số công việc của các thành viên trong gia đình và người dân chuẩn bị cho ngày Tết. * Phương pháp, hình thức tổ chức: trực quan, vấn đáp, gợi mở. * Cách tiến hành: | |
a)Bước 1: - Giáo viên giới thiệu tranh vẽ trong sách học sinh trang 56, 57, dẫn dắt và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi “Mọi người trong các tranh sau đang làm gì để chuẩn bị đón Tết?”. - Giáo viên gợi mở để học sinh nêu lên tâm trạng của mọi người trong những ngày giáp Tết. - Giáo viên tổng kết: Mỗi khi tới dịp tết Nguyên đán, mọi người thường dọn dẹp và trang trí nhà cửa để đón Tết. b) Bước 2: - Giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ theo nhóm đôi “Kể những việc làm của gia đình em để đón tết Nguyên Đán.”. - Giáo viên kết hợp giáo dục học sinh ý thức tham gia chuẩn bị đón Tết cùng gia đình và người dân nơi mình sinh sống. Giáo viên cho học sinh xem đoạn video ngắn để thấy không khí của đất nước và tâm trạng người dân trong những ngày giáp Tết. Hoạt động nối tiếp: - Gv tổng kết: Để nắm rõ về Tết Nguyên Đán, chúng ta sẽ cùng nhau tham gia trò chơi “Ai nhanh? Ai đúng”- Phần mềm Mentimeter. | - Học sinh quan sát tranh và trả lời: Tranh 1: Mọi người trong khu phố quét dọn và trang trí nhà cửa. Tranh 2: Người dân đi chợ Tết mua sắm hoa đào, cây quất, các đồ trang trí và thực phẩm cho ngày Tết. Tranh 3: Một gia đình ở nông thôn đang gói và luộc bánh chưng. --HS kể - Học sinh nêu lên tâm trạng của mọi người trong những ngày giáp Tết: Trong những ngày giáp Tết, mọi người ai nấy đều nô nức, phấn khởi. Người dân ở miền Nam mua hoa mai, còn người dân ở miền Bắc, miền Trung sắm đào và quất. Đây cũng là một nét đặc trưng của Tết ở Việt Nam. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh kể những việc làm của gia đình em để đón tết Nguyên đán - Học sinh lắng nghe. |
| |
IV. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG SAU TIẾT HỌC:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
- Giáo án tự nhiên xã hội lớp 1 kết nối tri thức
- BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 1
- GIÁO ÁN TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 2
- GIÁO ÁN TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 2 BỘ CÁNH DIỀU
- GIÁO ÁN TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 1 CV4040
- GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 3
- GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 1
- TOP 30++ Sáng Kiến Kinh Nghiệm Lớp 1
- TUYỂN TẬP sáng kiến kinh nghiệm tiểu học mới nhất
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỚP 1
- TOP 20++ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỚP 1 MỚI NHẤT
- Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 1 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống