- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Bài tập trắc nghiệm vật lý 10 học kì 2 có đáp án RẤT HAY
Dưới đây là bài tập vật lý lớp 10 học kỳ 2. Bài tập trắc nghiệm vật lý 10 học kì 2 có đáp án RẤT HAY bao gồm các chương: các định luật bảo toàn, cơ học chất lưu, chất khí, nhiệt động lực học, chất rắn – chất lỏng – sự chuyển thể. Ứng với mỗi chương đều có các bài tập tự luận và trắc nghiệm được phân dạng. Bài tập được viết dưới dạng word gồm 42 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Dạng 1: Động lượng và định luật Bảo toàn động lượng
Bài 1: Hòn bi A có khối lượng 400g đang chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang với vận tốc 6m/s. Hòn bi B có khối lượng 200g đang chuyển động trong cùng một mặt phẳng nằm ngang với hòn bi A với vận tốc 12m/s. Xác định độ lớn động lượng của hệ hai hòn bi trong các trường hợp sau
a. Hai hòn bi chuyển động song song, cùng chiều.
b. Hai hòn bi chuyển động song song, ngược chiều.
c. Vector vận tốc của hai hòn bi hợp nhau một góc vuông.
d. Vector vận tốc của hai hòn bi hợp nhau một góc 120°.
e. Vector vận tốc của hai hòn bi hợp nhau một góc 60°.
Bài 2: Một quả bóng có khối lượng 500g đang bay theo phương ngang với vận tốc 20m/s thì tới đập vào tường thẳng đứng và bật ngược trở lại theo đúng phương cũ với vận tốc có độ lớn như cũ. Tính
a. Độ biến thiên động lượng của quả bóng.
b. Lực trung bình do tường tác dụng vào quả bóng, biết thời gian bóng đập vào tường là 0,05s.
Bài 3: Một ô tô có khối lượng 2,5 tấn đang chuyển động với vận tốc 36 km/h thì tăng tốc và sau 10s đạt vận tốc 54 km/h. Tính
a. Độ biến thiên động lượng của ô tô trong thời gian đó.
b. Lực trung bình tác dụng lên ô tô.
c. Lực phát động của động cơ, biết hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,05.
Bài 4: Một ô tô có khối lượng 500kg đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì tắt máy và chuyển động chậm dần đều. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,2.
a. Tìm động lượng của ô tô trước khi tắt máy.
b. Thời gian ô tô chuyển động và quãng đường nó đi được cho đến khi dừng lại
c. Vận tốc của ô tô sau khi tắt máy 2s.
Bài 5: Một viên đạn có khối lượng 10g đang bay với vận tốc 1000m/s thì xuyên qua một bức tường. Sau khi xuyên qua tường, vận tốc đạn giảm còn 500m/s. Tính độ biến thiên động lượng của đạn và lực cản trung bình của tường biết thời gian đạn xuyên qua tường là 0,01s.
Bài 6: Một vật có khối lượng 1kg được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 10m/s. Tìm độ biến thiên động lượng của vật sau khi ném được 0,5s và sau 1,5s.
Bài 7: Một viên bi có khối lượng 500g đang chuyển động không ma sát với vận tốc 4m/s trên mặt phẳng nằm ngang thì va chạm vào viên bi thứ hai có khối lượng 300g đang đứng yên. Sau va chạm, hai viên bi dính làm một. Tìm vận tốc của hai viên bi sau va chạm.
Bài 8: Một viên đạn đang bay ngang với vận tốc v = 300 m/s thì nổ thành hai mảnh. Mảnh thứ nhất có khối lượng m1 = 5 kg bay theo phương thẳng đứng hướng lên với vận tốc v1 = 400 m/s; mảnh thứ hai có khối lượng m2 = 15 kg. Xác định hướng và độ lớn vận tốc của mảnh thứ hai
Bài 9: Hai vật có khối lượng m1 và m2 đang chuyển động ngược chiều với nhau với vận tốc v1 = 6m/s và v2 = 2m/s, tới va chạm vào nhau. Sau va chạm, hai vật đều bật ngược trở lại với vận tốc có độ lớn bằng nhau và bằng 4m/s. Biết m1 + m2 = 1,5kg. Tìm các khối lượng của hai vật.
Bài 10: Một vật có khối lượng m1 = 200g đang chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát với vận tốc 6m/s thì va chạm vào một vật khác có khối lượng m2 = 50g đang chuyển động với vận tốc 4m/s. Sau va chạm, vật m1 tiếp tục đi về phía trước với vận tốc bằng một nửa vận tốc ban đầu. Tính vận tốc của vật m2 sau va chạm trong hai trường hợp
a. Ban đầu hai vật chuyển động cùng hướng.
b. Ban đầu hai vật chuyển động ngược hướng.
Bài 11: Một tên lửa có khối lượng tổng cộng 10T đang bay với vận tốc 200m/s (đối với Trái Đất) thì phụt ra một khối khí có khối lượng 2T với vận tốc 500m/s đối với tên lửa. Tìm vận tốc của tên lửa ngay sau khi phụt khí trong hai trường hợp
a. Khối khí được phụt ra phía sau.
b. Khối khí được phụt ra phía trước.
Bài 12: Một viên đạn có khối lượng 2kg đang bay theo phương ngang với vận tốc 250m/s thì nổ thành hai mảnh. Mảnh thứ nhất có khối lượng 1,5kg bay thẳng đứng xuống dưới với vận tốc bằng 250m/s. Hỏi mảnh thứ hai bay theo phương nào? Với vận tốc bằng bao nhiêu?
Bài 13: Một viên đạn có khối lượng 3kg đang bay thẳng đứng hướng lên với vận tốc 250m/s thì nổ thành hai mảnh. Mảnh thứ nhất có khối lượng 2kg bay theo hướng hợp với hướng ban đầu một góc bằng 45° với vận tốc 375m/s. Tìm vận tốc và hướng bay của mảnh thứ hai.
Bài 14: Một viên đạn có khối lượng 1,5kg đang bay với vận tốc 200m/s thì nổ thành hai mảnh bay theo hai phương vuông góc. Mảnh thứ nhất có khối lượng 0,5kg bay với vận tốc 480m/s. Tìm vận tốc và hướng bay của mảnh thứ hai.
Bài 15: Một người có khối lượng 60kg đứng trên một toa xe có khối lượng 140kg đang chuyển động theo phương ngang với vận tốc 3m/s thì nhảy xuống đất với vận tốc 2m/s so với xe. Tính vận tốc của xe sau khi người nhảy xuống nếu
a. Người nhảy cùng hướng với hướng chuyển động của xe.
b. Người nhảy ngược hướng với hướng chuyển động của xe.
Bài 16: Một bệ pháo có khối lượng 1500kg bắn một viên đạn có khối lượng 5kg với vận tốc khi ra khỏi nòng là 600m/s. Tính vận tốc giật lùi của bệ pháo trong hai trường hợp
a. Đạn được bắn theo phương ngang.
b. Đạn được bắn theo phương hợp với phương ngang một góc bằng 60°.
Dạng 2: Công – Công suất
Bài 17: Một người kéo một hòm gỗ có khối lượng 80kg trượt trên sàn nhà nằm ngang bằng một sợi dây có phương hợp một góc 30° so với phương ngang. Lực kéo có độ lớn 150N. Tính công của lực khi hòm di chuyển được 20m.
Bài 18: Một vật có khối lượng 2kg bắt đầu trượt trên sàn nằm ngang dưới tác dụng của lực F có độ lớn 10N có phương hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc 30°. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,2. Tính công của lực F và của lực ma sát khi vật chuyển động được 5s.
Bài 19: Một vật có khối lượng 2kg đang chuyển động với vận tốc 4m/s thì trượt lên một mặt phẳng nghiêng góc 30° so với phương ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,2. Tính công của trọng lực và công của lực ma sát từ lúc vật lên dốc cho đến khi vật dừng lại trên mặt phẳng nghiêng.
Bài 20: Một xe ô tô khối lượng 2T bắt đầu chuyển động nhanh dần đều trên đường nằm ngang và đi được quãng đường 200m thì đạt được vận tốc 72km/h. Tính công do lực kéo của động cơ ô tô và do lực ma sát thực hiện trên quãng đường đó. Cho biết hệ số ma sát lăn giữa ô tô và mặt đường là μ = 0,2. Lấy g = 10 m/s².
Bài 21: Một thang máy khối lượng m = 800kg chuyển động thẳng đứng lên cao 10m. Tính công của động cơ để kéo thang máy đi lên khi
a. Thang máy đi lên đều.
b. Thang máy đi lên nhanh dần đều với gia tốc 1m/s². Lấy g = 10 m/s².
Bài 22: Một gàu nước có khối lượng 10kg được kéo lên cao 10m trong thời gian 20s. Lấy g = 10 m/s². Tinh công và công suất của lực kéo nếu
a. Gàu được kéo lên đều.
b. Gàu được kéo lên với gia tốc không đổi từ trạng thái đứng yên.
Bài 23: Một vật có khối lượng 1,5kg đang chuyển động với vận tốc 2m/s thì trượt xuống một con dốc nghiêng một góc 30° so với mặt phẳng ngang. Khi đến chân dốc, vật đạt vận tốc 6m/s. Biết dốc dài 8m. Lấy g = 10 m/s². Tính
a. Công của trọng lực.
b. Công của lực ma sát.
c. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng.
Bài 24: Một ô tô đang chuyển động trên đường nằm ngang với vận tốc 72km/h. Công suất của động cơ bằng 60kW. Tính
a. Lực phát động của động cơ.
b. Công của lực phát động sinh ra trên quãng đường 6m.
Bài 25: Một ô tô có khối lượng 1500kg đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì tắt máy và chuyển động chậm dần đều dưới tác dụng của lực ma sát. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,2. Tính công và công suất của lực ma sát từ lúc ô tô tắt máy cho đến lúc dừng lại.
Dưới đây là bài tập vật lý lớp 10 học kỳ 2. Bài tập trắc nghiệm vật lý 10 học kì 2 có đáp án RẤT HAY bao gồm các chương: các định luật bảo toàn, cơ học chất lưu, chất khí, nhiệt động lực học, chất rắn – chất lỏng – sự chuyển thể. Ứng với mỗi chương đều có các bài tập tự luận và trắc nghiệm được phân dạng. Bài tập được viết dưới dạng word gồm 42 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
BÀI TẬP VẬT LÝ LỚP 10 HỌC KỲ II
CHƯƠNG IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
CHƯƠNG IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
Dạng 1: Động lượng và định luật Bảo toàn động lượng
Bài 1: Hòn bi A có khối lượng 400g đang chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang với vận tốc 6m/s. Hòn bi B có khối lượng 200g đang chuyển động trong cùng một mặt phẳng nằm ngang với hòn bi A với vận tốc 12m/s. Xác định độ lớn động lượng của hệ hai hòn bi trong các trường hợp sau
a. Hai hòn bi chuyển động song song, cùng chiều.
b. Hai hòn bi chuyển động song song, ngược chiều.
c. Vector vận tốc của hai hòn bi hợp nhau một góc vuông.
d. Vector vận tốc của hai hòn bi hợp nhau một góc 120°.
e. Vector vận tốc của hai hòn bi hợp nhau một góc 60°.
Bài 2: Một quả bóng có khối lượng 500g đang bay theo phương ngang với vận tốc 20m/s thì tới đập vào tường thẳng đứng và bật ngược trở lại theo đúng phương cũ với vận tốc có độ lớn như cũ. Tính
a. Độ biến thiên động lượng của quả bóng.
b. Lực trung bình do tường tác dụng vào quả bóng, biết thời gian bóng đập vào tường là 0,05s.
Bài 3: Một ô tô có khối lượng 2,5 tấn đang chuyển động với vận tốc 36 km/h thì tăng tốc và sau 10s đạt vận tốc 54 km/h. Tính
a. Độ biến thiên động lượng của ô tô trong thời gian đó.
b. Lực trung bình tác dụng lên ô tô.
c. Lực phát động của động cơ, biết hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,05.
Bài 4: Một ô tô có khối lượng 500kg đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì tắt máy và chuyển động chậm dần đều. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,2.
a. Tìm động lượng của ô tô trước khi tắt máy.
b. Thời gian ô tô chuyển động và quãng đường nó đi được cho đến khi dừng lại
c. Vận tốc của ô tô sau khi tắt máy 2s.
Bài 5: Một viên đạn có khối lượng 10g đang bay với vận tốc 1000m/s thì xuyên qua một bức tường. Sau khi xuyên qua tường, vận tốc đạn giảm còn 500m/s. Tính độ biến thiên động lượng của đạn và lực cản trung bình của tường biết thời gian đạn xuyên qua tường là 0,01s.
Bài 6: Một vật có khối lượng 1kg được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 10m/s. Tìm độ biến thiên động lượng của vật sau khi ném được 0,5s và sau 1,5s.
Bài 7: Một viên bi có khối lượng 500g đang chuyển động không ma sát với vận tốc 4m/s trên mặt phẳng nằm ngang thì va chạm vào viên bi thứ hai có khối lượng 300g đang đứng yên. Sau va chạm, hai viên bi dính làm một. Tìm vận tốc của hai viên bi sau va chạm.
Bài 8: Một viên đạn đang bay ngang với vận tốc v = 300 m/s thì nổ thành hai mảnh. Mảnh thứ nhất có khối lượng m1 = 5 kg bay theo phương thẳng đứng hướng lên với vận tốc v1 = 400 m/s; mảnh thứ hai có khối lượng m2 = 15 kg. Xác định hướng và độ lớn vận tốc của mảnh thứ hai
Bài 9: Hai vật có khối lượng m1 và m2 đang chuyển động ngược chiều với nhau với vận tốc v1 = 6m/s và v2 = 2m/s, tới va chạm vào nhau. Sau va chạm, hai vật đều bật ngược trở lại với vận tốc có độ lớn bằng nhau và bằng 4m/s. Biết m1 + m2 = 1,5kg. Tìm các khối lượng của hai vật.
Bài 10: Một vật có khối lượng m1 = 200g đang chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát với vận tốc 6m/s thì va chạm vào một vật khác có khối lượng m2 = 50g đang chuyển động với vận tốc 4m/s. Sau va chạm, vật m1 tiếp tục đi về phía trước với vận tốc bằng một nửa vận tốc ban đầu. Tính vận tốc của vật m2 sau va chạm trong hai trường hợp
a. Ban đầu hai vật chuyển động cùng hướng.
b. Ban đầu hai vật chuyển động ngược hướng.
Bài 11: Một tên lửa có khối lượng tổng cộng 10T đang bay với vận tốc 200m/s (đối với Trái Đất) thì phụt ra một khối khí có khối lượng 2T với vận tốc 500m/s đối với tên lửa. Tìm vận tốc của tên lửa ngay sau khi phụt khí trong hai trường hợp
a. Khối khí được phụt ra phía sau.
b. Khối khí được phụt ra phía trước.
Bài 12: Một viên đạn có khối lượng 2kg đang bay theo phương ngang với vận tốc 250m/s thì nổ thành hai mảnh. Mảnh thứ nhất có khối lượng 1,5kg bay thẳng đứng xuống dưới với vận tốc bằng 250m/s. Hỏi mảnh thứ hai bay theo phương nào? Với vận tốc bằng bao nhiêu?
Bài 13: Một viên đạn có khối lượng 3kg đang bay thẳng đứng hướng lên với vận tốc 250m/s thì nổ thành hai mảnh. Mảnh thứ nhất có khối lượng 2kg bay theo hướng hợp với hướng ban đầu một góc bằng 45° với vận tốc 375m/s. Tìm vận tốc và hướng bay của mảnh thứ hai.
Bài 14: Một viên đạn có khối lượng 1,5kg đang bay với vận tốc 200m/s thì nổ thành hai mảnh bay theo hai phương vuông góc. Mảnh thứ nhất có khối lượng 0,5kg bay với vận tốc 480m/s. Tìm vận tốc và hướng bay của mảnh thứ hai.
Bài 15: Một người có khối lượng 60kg đứng trên một toa xe có khối lượng 140kg đang chuyển động theo phương ngang với vận tốc 3m/s thì nhảy xuống đất với vận tốc 2m/s so với xe. Tính vận tốc của xe sau khi người nhảy xuống nếu
a. Người nhảy cùng hướng với hướng chuyển động của xe.
b. Người nhảy ngược hướng với hướng chuyển động của xe.
Bài 16: Một bệ pháo có khối lượng 1500kg bắn một viên đạn có khối lượng 5kg với vận tốc khi ra khỏi nòng là 600m/s. Tính vận tốc giật lùi của bệ pháo trong hai trường hợp
a. Đạn được bắn theo phương ngang.
b. Đạn được bắn theo phương hợp với phương ngang một góc bằng 60°.
Dạng 2: Công – Công suất
Bài 17: Một người kéo một hòm gỗ có khối lượng 80kg trượt trên sàn nhà nằm ngang bằng một sợi dây có phương hợp một góc 30° so với phương ngang. Lực kéo có độ lớn 150N. Tính công của lực khi hòm di chuyển được 20m.
Bài 18: Một vật có khối lượng 2kg bắt đầu trượt trên sàn nằm ngang dưới tác dụng của lực F có độ lớn 10N có phương hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc 30°. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,2. Tính công của lực F và của lực ma sát khi vật chuyển động được 5s.
Bài 19: Một vật có khối lượng 2kg đang chuyển động với vận tốc 4m/s thì trượt lên một mặt phẳng nghiêng góc 30° so với phương ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,2. Tính công của trọng lực và công của lực ma sát từ lúc vật lên dốc cho đến khi vật dừng lại trên mặt phẳng nghiêng.
Bài 20: Một xe ô tô khối lượng 2T bắt đầu chuyển động nhanh dần đều trên đường nằm ngang và đi được quãng đường 200m thì đạt được vận tốc 72km/h. Tính công do lực kéo của động cơ ô tô và do lực ma sát thực hiện trên quãng đường đó. Cho biết hệ số ma sát lăn giữa ô tô và mặt đường là μ = 0,2. Lấy g = 10 m/s².
Bài 21: Một thang máy khối lượng m = 800kg chuyển động thẳng đứng lên cao 10m. Tính công của động cơ để kéo thang máy đi lên khi
a. Thang máy đi lên đều.
b. Thang máy đi lên nhanh dần đều với gia tốc 1m/s². Lấy g = 10 m/s².
Bài 22: Một gàu nước có khối lượng 10kg được kéo lên cao 10m trong thời gian 20s. Lấy g = 10 m/s². Tinh công và công suất của lực kéo nếu
a. Gàu được kéo lên đều.
b. Gàu được kéo lên với gia tốc không đổi từ trạng thái đứng yên.
Bài 23: Một vật có khối lượng 1,5kg đang chuyển động với vận tốc 2m/s thì trượt xuống một con dốc nghiêng một góc 30° so với mặt phẳng ngang. Khi đến chân dốc, vật đạt vận tốc 6m/s. Biết dốc dài 8m. Lấy g = 10 m/s². Tính
a. Công của trọng lực.
b. Công của lực ma sát.
c. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng.
Bài 24: Một ô tô đang chuyển động trên đường nằm ngang với vận tốc 72km/h. Công suất của động cơ bằng 60kW. Tính
a. Lực phát động của động cơ.
b. Công của lực phát động sinh ra trên quãng đường 6m.
Bài 25: Một ô tô có khối lượng 1500kg đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì tắt máy và chuyển động chậm dần đều dưới tác dụng của lực ma sát. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,2. Tính công và công suất của lực ma sát từ lúc ô tô tắt máy cho đến lúc dừng lại.