- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,029
- Điểm
- 113
tác giả
Bài thuyết trình về văn hóa ứng xử học đường LINK DRIVE được soạn dưới dạng file word gồm 3 trang. Các bạn xem và tải bài thuyết trình về văn hóa ứng xử học đường về ở dưới.
Trường học - nơi không chỉ bồi đắp kiến thức, chắp cánh ước mơ tương lai mà còn là môi trường giáo dục lành mạnh, giúp học sinh hoàn thiện bản thân, ứng xử văn hóa, hình thành nhân cách sống tốt với đầy đủ phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. Nhằm tuyên truyền, định hướng tích cực cho các em học sinh trong việc xây dựng mối quan hệ ứng xử học đường, Trường Tiểu học Kiến Hưng đã tổ chức buổi sinh hoạt ngoại khóa với chủ đề: Văn hóa ứng xử học đường.
Văn hóa là thể tổng hòa những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Văn hóa ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau. Văn hóa ứng xử chính là những đặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, lời nói của từng cá nhân trong giao tiếp xã hội.Vậy cần làm gì để xây dựng văn hóa ứng xử và hành vi ứng xử có văn hóa trong học sinh?
Những nguyên tắc chuẩn mực về văn hóa ứng xử
a. Trong Công tác Đội
- Xếp hàng ra vào lớp đúng giờ, ra vào lớp theo hiệu lệnh trống, không xô đẩy, chen lấn.
- Mặc đồng phục theo quy định
- Có kĩ năng chào hỏi lễ phép với mọi người.
- Biết giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn cùng vươn lên trong học tập.
- Có tinh thần đoàn kết tương thân tương ái.
- Có hiểu biết về truyền thống lịch sử của cha ông (vào những ngày lễ lớn trong năm học).
- Tham gia tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa.
- Phấn đấu học tập tốt, tham gia tích cực các hoạt động của Đội, của nhà trường, Thực hiện tốt các giờ sinh hoạt 15' đầu buổi học.
- Tổ chức xây dựng nhóm học tập, các câu lạc bộ văn hóa, thể thao, học tập, an toàn giao thông, câu lạc bộ toán học, văn học...
b. Giao tiếp ứng xử giữa học sinh với cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường:
Giao tiếp với cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường, học sinh phải:
- Lễ phép, kính trọng, chào hỏi và xưng hô đúng phép tắc. Không được nói trống không, không được vô lễ, xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường.
- Đảm bảo lời nói chính xác, trung thực. Không được nói dối.
- Thể hiện sự thân thiện nhưng không ngang hàng. Không được nhạo lời nói, dáng dấp cử chỉ của thầy, cô giáo, của cán bộ công nhân viên hoặc của người khác.
- Khi phạm lỗi đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên phải nghiêm túc nhận lỗi và sửa chữa sai phạm.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ HỌC ĐƯỜNG
Trường học - nơi không chỉ bồi đắp kiến thức, chắp cánh ước mơ tương lai mà còn là môi trường giáo dục lành mạnh, giúp học sinh hoàn thiện bản thân, ứng xử văn hóa, hình thành nhân cách sống tốt với đầy đủ phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. Nhằm tuyên truyền, định hướng tích cực cho các em học sinh trong việc xây dựng mối quan hệ ứng xử học đường, Trường Tiểu học Kiến Hưng đã tổ chức buổi sinh hoạt ngoại khóa với chủ đề: Văn hóa ứng xử học đường.
Văn hóa là thể tổng hòa những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Văn hóa ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau. Văn hóa ứng xử chính là những đặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, lời nói của từng cá nhân trong giao tiếp xã hội.Vậy cần làm gì để xây dựng văn hóa ứng xử và hành vi ứng xử có văn hóa trong học sinh?
Những nguyên tắc chuẩn mực về văn hóa ứng xử
a. Trong Công tác Đội
- Xếp hàng ra vào lớp đúng giờ, ra vào lớp theo hiệu lệnh trống, không xô đẩy, chen lấn.
- Mặc đồng phục theo quy định
- Có kĩ năng chào hỏi lễ phép với mọi người.
- Biết giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn cùng vươn lên trong học tập.
- Có tinh thần đoàn kết tương thân tương ái.
- Có hiểu biết về truyền thống lịch sử của cha ông (vào những ngày lễ lớn trong năm học).
- Tham gia tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa.
- Phấn đấu học tập tốt, tham gia tích cực các hoạt động của Đội, của nhà trường, Thực hiện tốt các giờ sinh hoạt 15' đầu buổi học.
- Tổ chức xây dựng nhóm học tập, các câu lạc bộ văn hóa, thể thao, học tập, an toàn giao thông, câu lạc bộ toán học, văn học...
b. Giao tiếp ứng xử giữa học sinh với cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường:
Giao tiếp với cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường, học sinh phải:
- Lễ phép, kính trọng, chào hỏi và xưng hô đúng phép tắc. Không được nói trống không, không được vô lễ, xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường.
- Đảm bảo lời nói chính xác, trung thực. Không được nói dối.
- Thể hiện sự thân thiện nhưng không ngang hàng. Không được nhạo lời nói, dáng dấp cử chỉ của thầy, cô giáo, của cán bộ công nhân viên hoặc của người khác.
- Khi phạm lỗi đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên phải nghiêm túc nhận lỗi và sửa chữa sai phạm.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!