- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,029
- Điểm
- 113
tác giả
BẢNG HỆ THỐNG HOÁ CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI NGỮ VĂN 9
BẢNG HỆ THỐNG HOÁ CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI NGỮ VĂN 9
BẢNG HỆ THỐNG HOÁ CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI NGỮ VĂN 9
Tác phẩm | Tác giả | Hoàn cảnh sáng tác | Tóm tắt | Tình huống truyện – Tác dụng | Ngôi kể - Tác dụng | Giá trị nội dung | Giá trị nghệ thuật |
Làng (Trích) | Kim lân (1920-2007) tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở Bắc Ninh | - Được viết vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. | - Trong kháng chiến, ông Hai - người làng Chợ Dầu, buộc phải rời làng. Ở nơi tản cư, ông luôn nhớ và tự hào về làng mình, ông vui với những tin kháng chiến qua các bản thông tin. Ông lấy làm vui sướng và hãnh diện về tinh thần anh dũng kháng chiến của dân làng... - Gặp những người dưới xuôi lên, qua trò chuyện nghe tin làng mình theo Việt gian, ông Hai sững sờ vừa xấu hổ vừa căm. - Chỉ khi tin này được cải chính, ông mới trở lại vui vẻ, phấn chấn và càng tự hào về làng của mình. | - Tin xấu về làng chợ Dầu theo giặc đã làm ông Hai dằn vặt, khổ sở đến khi sự thật đựơc sáng tỏ. - Tình yêu làng và tình yêu nước được biểu hiện rõ nét và sâu sắc. | - Ngôi thứ 3, theo cái nhìn và giọng điệu của nhân vật ông Hai - Không gian truyện được mở rộng hơn, tính khách quan của hiện thực dường như được tăng cường hơn; người kể dễ dàng linh hoạt điều khiển mạch kể. | Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. | - Tạo tình huống truyện gay cấn: tin thất thiệt được chính những người đang đi tản cư từ phía làng Chợ Dầu lên nói ra. - Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực và sinh động qua suy nghĩ, hành động, qua lời nói (đối thoại và độc thoại) |
Lặng lẽ Sa Pa (Trích) | Nguyễn Thành Long (1925-1991) quê ở Quảng Nam | - Tác phẩm được ra đời năm 1970, sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai của tác giả. - Truyện rút từ tập “Giữa trong xanh” in năm 1972 | - Truyện kể về một chuyến đi thực tế ở Lào Cai của người hoạ sĩ và cuộc sống, công việc của người thanh niên trẻ trên đỉnh Yên Sơn. Qua trò chuyện, người hoạ sĩ và cô gái biết anh thanh niên là “người cô độc nhất thế gian”, anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. - Với tình yêu cuộc sống, lòng say mê công việc anh thanh niên đã tạo cho mình một cuộc sống đẹp và không cô đơn... - Cuộc gặp gỡ và trò chuyện vui vẻ của bác lái xe, người hoạ sĩ, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên về cuộc sống, công việc...Anh thanh niên biếu quà cho bác lái xe, tặng hoa cho cô gái trước căn nhà gọn gàng, ngăn nắp với bàn ghế, tủ sách, biểu đồ, thống kê đã làm cho những người khách thích thú và hẹn ngày sẽ trở lại... - Chia tay nhau, nhưng hình ảnh về con người, cuộc sống của anh thanh niên đã để lại trong họ niềm cảm phục và mến yêu... | - Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ba người trên đỉnh Yên Sơn 2600m. - Phẩm chât của các nhân vật được bộc lộ rõ nét đặc biệt là nhân vật anh thanh niên. | - Ngôi thứ 3, đặt vào nhân vật ông hoạ sĩ. - Điểm nhìn trần thuật đặt vào nhân vật ông hoạ sĩ, có đoạn là cô kĩ sư, làm cho câu chuyện vừa có tính chân thực, khách quan, vừa tạo điều kiện thuận lợi làm nổi bật chất trữ tình. | “Lặng lẽ Sa Pa” là câu chuyện về cuộc gặp gỡ với những con người trong một chuyến đi thực tế của nhân vật ông họa sĩ. Qua đó, tác giả thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc | - Tạo tình huống truyện tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn. - Xây dựng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. - Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên đặc sắc; miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn. - Kết hợp giữa kể với tả và nghị luận. - Tạo tính chất trữ tình trong tác phẩm truyện |