- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,029
- Điểm
- 113
tác giả
BẢNG HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC CÁC TÁC PHẨM THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI NGỮ VĂN 9
BẢNG HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC CÁC TÁC PHẨM THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI NGỮ VĂN 9
BẢNG HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC CÁC TÁC PHẨM THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI NGỮ VĂN 9
Tác phẩm | Tác giả | Thể thơ | Phương thức biểu đạt | Hoàn cảnh sáng tác và tác dụng | Giá trị nội dung | Giá trị nghệ thuật |
Đồng chí | Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc (1926-2007) quê ở Hà Tĩnh | Tự do | Biểu cảm, tự sự, miêu tả | - Được sáng tác đầu năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Bài thơ “Đồng chí” là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954). In trong tập “Đầu súng trăng treo” (1966). - Hoàn cảnh đó giúp cho ta hiểu sâu sắc hơn về cuộc sống chiến đấu gian khổ của những người lính và đặc biệt là tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng cao cả. | Bài thơ ngợi ca tình cảm đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ. | - Sử dụng ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, thể hiện tình cảm chân thành. - Sử dụng bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn một cách hài hòa, tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng |
Bài thơ về tiểu đội xe không kính | Phạm Tiến Duật (1941-2007), quê ở Phú Thọ | Tự do | Biểu cảm, tự sự, miêu tả | - Viết năm 1969 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang trong gian đoạn vô cùng ác liệt. Nằm trong chùm thơ được tặng giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ (1969) và được đưa vào tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” . - Hoàn cảnh sáng tác đó giúp em hiểu thêm về cuộc kháng chiến gian khổ, ác liệt của dân tộc và tinh thần dũng cảm, lạc quan của những người lính trên tuyến đường Trường Sơn. | Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng trong thời kì chống giặc Mĩ xâm lược. | - Lựa chọn chi tiết độc đáo, có tính chất phát hiện, hình ảnh đậm chất hiện thực. - Sử dụng ngôn ngữ của đời sống, tạo nhịp điệu linh hoạt thể hiện giọng điệu ngang tàng, trẻ trung, tinh nghịch. |
Đoàn thuyền đánh cá | Huy Cận (1919-2005), tên đầy đủ là Cù Huy Cận quê ở Hà Tĩnh | Thất ngôn trường thiên (7 chữ) | Biểu cảm, miêu tả | - Giữa năm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế này, hồn thơ Huy Cận mới thực sự nảy nở trở lại và dồi dào cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui của con người trước cuộc sống mới. Bài thơ được viết vào tháng 10/1958. In trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng” (1958). - Hoàn cảnh sáng tác đó giúp ta hiểu thêm về hình ảnh con người lao động mới, niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ đối với đất nước và cuộc sống mới. | Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động mới. | - Sử dụng bút pháp lãng mạn với các biện pháp nghệ thuật đối lập, so sánh, nhân hóa, phóng đại: + Khắc họa những hình ảnh đẹp về mặt trời lúc hoàng hôn, khi bình minh, hình ảnh biển cả và bầu trời đêm, hình ảnh ngư dân và đoàn thuyền đánh cá. + Miêu tả sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người. - Sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, gợi liên tưởng. |
Bếp lửa | Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng quê ở Hà Tây | Tám chữ | Biểu cảm, miêu tả, tự sự, nghị luận. | - Được viết năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài (Liên Xô cũ). Bài thơ được đưa vào tập “Hương cây - Bếp lửa” (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt - Lưu Quang Vũ. - Hoàn cảnh này cho ta hiểu thêm tình yêu quê hương đất nước và gia đình của tác giả qua những kỉ niệm cụ thể về người bà và bếp lửa. | Từ những kỉ niệm tuổi thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà, những người mẹ, về nhân dân nghĩa tình | - Xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể, gần gũi, vừa gợi nhiều liên tưởng, mang ý nghĩa biểu tượng - Thể thơ phù hợp với giọng điệu cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm. - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả, tự sự, nghị luận và biểu cảm. |
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ | Nguyễn Khoa Điềm quê ở Thừa Thiên – Huế | Chủ yếu là 8 chữ | Biểu cảm, tự sự | - Được viết năm 1971, khi tác giả đang công tác ở chiến khu miền tây Thừa Thiên. - Hoàn cảnh sáng tác đó giúp ta hiểu được tình yêu con gắn liền với tình yêu quê hương đất nước của người người phụ nữ dân tộc Tà-ôi. | Bài thơ ngợi ca tình cảm thiết tha và cao đẹp của bà mẹ Tà-ôi dành cho con, cho quê hương, đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước | - Sáng tạo trong kết cấu nghệ thuật, tạo nên sự lặp lại giống như những giai điệu của lời ru, âm hưởng của lời ru. - Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại. - Liên tưởng độc đáo, diễn đạt bằng những hình ảnh thơ có ý nghĩa biểu tượng. |