- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,029
- Điểm
- 113
tác giả
BẢNG HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN THƠ VIỆT NAM TRUNG ĐẠI NGỮ VĂN 9
BẢNG HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN THƠ VIỆT NAM TRUNG ĐẠI NGỮ VĂN 9
BẢNG HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN THƠ VIỆT NAM TRUNG ĐẠI NGỮ VĂN 9
Tác phẩm | Tác giả | PTBĐ - Thể loại – Xuất xứ | Tóm tắt | Giá trị nội dung | Giá trị nghệ thuật |
Chuyện người con gái Nam Xương | Nguyễn Dữ (chưa rõ năm sinh, năm mất), quê ở tỉnh Hải Dương, sống ở thế kỉ XVI. | - Tự sự, biểu cảm - Thể loại: Truyền kì - Trích truyền kì mạn lục (Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền): Tác phẩm viết bằng chữ Hán, khai thác các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam. Nhân vật chính thường là những người phụ nữ đức hạnh, khao khát một cuộc sống yên bình, hạnh phúc, nhưng các thế lực bạo tàn và cả lễ giáo phong kiến khắc nghiệt lại xô đẩy họ vào những cảnh ngộ éo le, oan khuất, bất hạnh. Một loại nhân vật khác là những người trí thức có tâm huyết, bất mãn với thời cuộc, không chịu trói mình trong vòng danh lơi chật hẹp. - Có nguồn gốc từ truyện cổ tích Vợ chàng Trương | - Câu chuyện kể về Vũ Thị Thiết - người con gái quê ở Nam Xương, tính tình nết na thuỳ mị. Lấy chồng là Trương Sinh chưa được bao lâu thì chàng phải đi lính, nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ già và nuôi con nhỏ. Để dỗ con, nàng thường chỉ bóng mình trên tường và bảo đó là cha nó. Khi Trương Sinh về thì con đã biết nói. Đứa bé ngây thơ kể với Trương Sinh về người đêm đêm vẫn đến nhà. Trương Sinh sẵn có tính ghen, mắng nhiếc và đuổi vợ đi. Phẫn uất, Vũ Thị Thiết chạy ra bến Hoàng Giang tự vẫn. Khi hiểu ra nỗi oan của vợ thì đã muộn, Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng. | - Với quan niệm cho rằng hạnh phúc khi đã tan vỡ không thể hàn gắn được, truyện phê phán thói ghen tuông mù quáng và ngợi ca vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam | - Khai thác vốn văn học dân gian - Viết bằng chữ Hán - Sáng tạo về nhân vật và cách kể chuyện, sử dụng yếu tố truyền kì,… - Sáng tạo nên một kết thúc |
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh | Phạm Đình Hổ (1768-1839) tên chữ là Tùng Niên hoặc Bỉnh Trực, hiệu Đông Dã Tiều, tục gọi là Chiêu Hổ, quê ở Hải Dương. | - Tự sự, miêu tả, biểu cảm - Tùy bút - Trích Vũ trung tùy bút (Tùy bút viết trong những ngày mưa) được viết khoảng đầu đời Nguyễn (đầu thế kỉ XIX), gồm 88 mẩu chuyện nhỏ, bàn về các thứ lễ nghi, phong tục, tập quán,… ghi chép những việc xảy ra trong xã hội lúc đó, viết về một số nhân vật, di tích lịch sử, khảo cứu về địa dư, chủ yếu là vùng Hải Dương quê ông. | - Đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh miêu tả cuộc sống xa hoa ăn chơi xa xỉ, không màng đến quốc gia đại sự, áp bức, bóc lột nhân dân,... của vua chúa, quan lại phong kiến thời Thịnh Vương Trịnh Sâm. | - Hiện thực lịch sử và thái độ của kẻ thức giả trước những vấn đề của đời sống xã hội | - Lựa chọn ngôi kể phù hợp - Lựa chọn sự việc tiêu biểu, có ý nghĩa phản ánh bản chất sự việc, con người - Miêu tả sinh động: từ nghi lễ mà chúa bày đặt ra đến kì công đưa cây quý về trong phủ, từ những thanh âm khác lạ trong đêm đến hành động trắng trợn của bọn quan lại,... - Sử dụng ngôn ngữ khách quan nhưng vẫn thể hiện rõ thái độ bất bình của tác giả trước hiện thực. |
Hoàng Lê nhất thống chí (hồi 14) | Ngô gia văn phái: một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, quê ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, nay thuộc Hà Nội. Hai tác giả chính là Ngô Thì Chí (1753-1788) và Ngô Thì Du (1772-1840) . | - Tự sự, miêu tả - Thể chí (chí là một lối văn ghi chép sự vật, sự việc) - Tiểu thuyết lịch sử - “Hoàng Lê nhất thống chí”: tác phẩm viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. | - Được tin báo quân Thanh vào Thăng Long, Bắc Bình Vương rất giận, liền họp các tướng sĩ rồi tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế, hạ lệnh xuất quân ra Bắc, thân hành cầm quân, vừa đi vừa tuyển quân lính. Ngày ba mươi tháng chạp, đến núi Tam Điệp, vua mở tiệc khao quân, hẹn mùng bảy năm mới vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Bằng tài chỉ huy thao lược của Quang Trung, đạo quân của Tây Sơn tiến lên như vũ bão, quân giặc thua chạy tán loạn. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, chuồn thẳng về biên giới phía Bắc, khiến tên vua bù nhìn Lê Chiêu Thống cũng phải chạy tháo thân. | - Văn bản ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu (1789) | - Lựa chọn trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử - Khắc họa nhân vật lịch sử (người anh hùng Nguyễn Huệ, hình ảnh bọn giặc xâm lược, hình ảnh vua tôi Lê Chiêu Thống) với ngôn ngữ kể, tả chân thật, sinh động - Có giọng điệu trần thuật thể hiện thái độ của tác giả vơi vương triều nhà Lê, với chiến thắng của dân tộc và với bọn giặc cướp nước |