Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
BÁO CÁO BIỆN PHÁP: DẠY HỌC PHÂN HÓA - NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TIẾNG ANH được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 21 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Bản chất của giáo dục là gì? Phải chăng là hướng đến sự phát triển của mỗi cá nhân? Giúp con người tìm thấy giá trị của bản thân mình? Giáo dục giúp con người tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc…? Tưởng chừng như đó là những điều căn cốt nhất mà mỗi trường học, mỗi lớp học và mỗi giáo viên luôn hướng đến. Tuy nhiên, vì những lý do khách quan và chủ quan, chúng ta vô hình chung đã biến giáo dục thành một mô hình khô cứng theo kiểu “một cỡ vừa cho tất cả”. Chúng ta dạy cùng một nội dung, theo một cách, kiểm tra theo cùng một kiểu và phân loại đánh giá theo cùng một thang. Điều này khiến cho công việc dạy học biến thành một ngành sản xuất theo những tiêu chuẩn nhất định.
Nhưng nếu chịu khó quan sát kĩ hơn một chút, chúng ta sẽ nhận thấy rằng trong một lớp học có bao nhiêu học sinh thì sẽ có bấy nhiêu khuôn mặt, bấy nhiêu sở thích, tính cách, năng lực, trình độ và phong cách học tập. Thật không công bằng khi những học sinh có thiên hướng về nghệ thuật bị đánh giá là “không đạt” khi bài kiểm tra chỉ hướng đến đánh giá các môn Toán và tiếng Việt. Nhiều học sinh bị coi là hư, láo, ngỗ nghịch, bất trị khi chúng có cách học khác với cách mà giáo viên và người lớn mong muốn. Đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại về mục đích của giáo dục, cần xem lại về các phương pháp giảng dạy và chương trình học mà chúng ta đang áp dụng để có thể tạo nên sự công bằng giữa các học sinh. “Nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây thì cả đời nó phải sống với niềm tin rằng, nó là kẻ ngu ngốc” (Albert Einstein).
Dạy học phân hóa (DHPH) là xu thế của quá trình giáo dục nói chung và dạy học nói riêng. Nhiều nghiên cứu của các nhà giáo dục học đã chứng minh rằng mỗi cá nhân HS có một năng lực nhận thức, phong cách học khác nhau (Armstrong, 2009; DellaVedova, 2002). Hơn nữa, DHPH là một trong những quan điểm dạy học cho phép “tối đa hóa” yếu tố cá nhân cho người học (Bravmann S., 2004; Dana T.J., 2000). Theo tôi, phân hóa cũng là một trong những quan điểm để xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông nói chung và Chương trình môn tiếng Anh 2018 nói riêng ở Việt Nam. Do đó, việc thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học tiếng Anh theo định hướng phân hóa là một trong những yếu tố nhằm đảm bảo việc thực hiện được quan điểm xây dựng và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Bài viết này tóm lược trình bày quan niệm về DHPH, đề xuất quy trình và nêu ví dụ minh họa cho việc DHPH trong dạy học môn Tiếng Anh cho HS THCS. Từ đó, GV có một số kĩ thuật, biện pháp thiết thực, có thể sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn tiếng Anh cho HS THCS thông qua cách thức tiếp cận phân hóa trong dạy học.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Bản chất của giáo dục là gì? Phải chăng là hướng đến sự phát triển của mỗi cá nhân? Giúp con người tìm thấy giá trị của bản thân mình? Giáo dục giúp con người tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc…? Tưởng chừng như đó là những điều căn cốt nhất mà mỗi trường học, mỗi lớp học và mỗi giáo viên luôn hướng đến. Tuy nhiên, vì những lý do khách quan và chủ quan, chúng ta vô hình chung đã biến giáo dục thành một mô hình khô cứng theo kiểu “một cỡ vừa cho tất cả”. Chúng ta dạy cùng một nội dung, theo một cách, kiểm tra theo cùng một kiểu và phân loại đánh giá theo cùng một thang. Điều này khiến cho công việc dạy học biến thành một ngành sản xuất theo những tiêu chuẩn nhất định.
Nhưng nếu chịu khó quan sát kĩ hơn một chút, chúng ta sẽ nhận thấy rằng trong một lớp học có bao nhiêu học sinh thì sẽ có bấy nhiêu khuôn mặt, bấy nhiêu sở thích, tính cách, năng lực, trình độ và phong cách học tập. Thật không công bằng khi những học sinh có thiên hướng về nghệ thuật bị đánh giá là “không đạt” khi bài kiểm tra chỉ hướng đến đánh giá các môn Toán và tiếng Việt. Nhiều học sinh bị coi là hư, láo, ngỗ nghịch, bất trị khi chúng có cách học khác với cách mà giáo viên và người lớn mong muốn. Đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại về mục đích của giáo dục, cần xem lại về các phương pháp giảng dạy và chương trình học mà chúng ta đang áp dụng để có thể tạo nên sự công bằng giữa các học sinh. “Nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây thì cả đời nó phải sống với niềm tin rằng, nó là kẻ ngu ngốc” (Albert Einstein).
Dạy học phân hóa (DHPH) là xu thế của quá trình giáo dục nói chung và dạy học nói riêng. Nhiều nghiên cứu của các nhà giáo dục học đã chứng minh rằng mỗi cá nhân HS có một năng lực nhận thức, phong cách học khác nhau (Armstrong, 2009; DellaVedova, 2002). Hơn nữa, DHPH là một trong những quan điểm dạy học cho phép “tối đa hóa” yếu tố cá nhân cho người học (Bravmann S., 2004; Dana T.J., 2000). Theo tôi, phân hóa cũng là một trong những quan điểm để xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông nói chung và Chương trình môn tiếng Anh 2018 nói riêng ở Việt Nam. Do đó, việc thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học tiếng Anh theo định hướng phân hóa là một trong những yếu tố nhằm đảm bảo việc thực hiện được quan điểm xây dựng và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Bài viết này tóm lược trình bày quan niệm về DHPH, đề xuất quy trình và nêu ví dụ minh họa cho việc DHPH trong dạy học môn Tiếng Anh cho HS THCS. Từ đó, GV có một số kĩ thuật, biện pháp thiết thực, có thể sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn tiếng Anh cho HS THCS thông qua cách thức tiếp cận phân hóa trong dạy học.