Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔN MĨ THUẬT NĂM HỌC 2023 - 2024. Rèn học sinh có ý thức học tập môn Mĩ thuật ở bậc Tiểu học được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 4 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. PHẦN MỞ ĐẦU.
Mĩ thuật là môn học giúp học sinh rèn luyện kỹ năng: nhìn, hiểu, tư duy và cảm nhận được cái đẹp để phát triển khiếu thẩm mĩ, phát triển óc quan sát cần thiết cho các em. Đây chính là giai đoạn chuyển tiếp giúp học sinh phát huy hết khả năng tư duy, niềm đam mê, tính thẩm mĩ, phát huy tính sáng tạo của mỗi cá nhân học sinh.
Khi làm việc gì muốn có được sự thành công thì cũng cần đến yếu tố tích cực và việc dạy học mĩ thuật cũng không ngoại lệ. Bởi vậy nếu giáo viên tích cực thôi vẫn chưa đủ, mà phải cần có sự tích cực học tập của học sinh thì quá trình học tập mới đạt kết quả cao. Sự tích cực sẽ đem lại sự hăng say tìm tòi, khám phá sáng tạo và mang lại trạng thái học tập sôi nổi, cởi mở, tạo hứng thú cho học sinh, từ đó học sinh mới phát huy được tính chủ động trong quá trình học. Tuy nhiên trong quá trình học vẫn còn hiện tượng học sinh chưa phát huy hết tính tích cực gây ảnh hưởng đến tác phong học tập.
Nếu học mĩ thuật một cách tích cực sẽ giúp học sinh hình thành tư duy hình ảnh, cảm nhận được vẻ đẹp và biết khám phá những vẻ đẹp trong cuộc sống, từ đó giúp các em hình thành cho mình sự ngăn nắp gọn gàng trong học tập cũng như trong cuộc sống gia đình.
Việc triển khai dạy học mĩ thuật theo phương pháp mới đã tạo thêm luồng gió mới giúp học sinh hứng thú và tích cực hơn trong học tập, tuy nhiên vẫn còn một số học sinh chưa thật sự tích cực, chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo và tỏ ra xem thường môn Mĩ thuật. Điều đó đã gây sự cản trở, vô tình tạo sự khó khăn cho giáo viên khi giảng dạy, mặc dù số lượng này không nhiều nhưng nó làm ảnh hưởng đến kết quả chung.
I. PHẦN MỞ ĐẦU.
Mĩ thuật là môn học giúp học sinh rèn luyện kỹ năng: nhìn, hiểu, tư duy và cảm nhận được cái đẹp để phát triển khiếu thẩm mĩ, phát triển óc quan sát cần thiết cho các em. Đây chính là giai đoạn chuyển tiếp giúp học sinh phát huy hết khả năng tư duy, niềm đam mê, tính thẩm mĩ, phát huy tính sáng tạo của mỗi cá nhân học sinh.
Khi làm việc gì muốn có được sự thành công thì cũng cần đến yếu tố tích cực và việc dạy học mĩ thuật cũng không ngoại lệ. Bởi vậy nếu giáo viên tích cực thôi vẫn chưa đủ, mà phải cần có sự tích cực học tập của học sinh thì quá trình học tập mới đạt kết quả cao. Sự tích cực sẽ đem lại sự hăng say tìm tòi, khám phá sáng tạo và mang lại trạng thái học tập sôi nổi, cởi mở, tạo hứng thú cho học sinh, từ đó học sinh mới phát huy được tính chủ động trong quá trình học. Tuy nhiên trong quá trình học vẫn còn hiện tượng học sinh chưa phát huy hết tính tích cực gây ảnh hưởng đến tác phong học tập.
Nếu học mĩ thuật một cách tích cực sẽ giúp học sinh hình thành tư duy hình ảnh, cảm nhận được vẻ đẹp và biết khám phá những vẻ đẹp trong cuộc sống, từ đó giúp các em hình thành cho mình sự ngăn nắp gọn gàng trong học tập cũng như trong cuộc sống gia đình.
Việc triển khai dạy học mĩ thuật theo phương pháp mới đã tạo thêm luồng gió mới giúp học sinh hứng thú và tích cực hơn trong học tập, tuy nhiên vẫn còn một số học sinh chưa thật sự tích cực, chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo và tỏ ra xem thường môn Mĩ thuật. Điều đó đã gây sự cản trở, vô tình tạo sự khó khăn cho giáo viên khi giảng dạy, mặc dù số lượng này không nhiều nhưng nó làm ảnh hưởng đến kết quả chung.