- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,029
- Điểm
- 113
tác giả
BÁO CÁO THI GIÁO VIÊN GIỎI HUYỆN 2021 - 2022
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIẢNG DẠY NHẢY XA
1. Các yếu tố cấu thành thành tích nhảy xa
Nhảy xa bao gồm nhiều động tác được liên kết lại với nhau thành một kỹ thuật hoàn chỉnh, để tiện phân tích và giảng dạy người ta phân thành các giai đoạn: Chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đất.
Trong thực tế nhảy xa thì chạy đà và giậm nhảy là 2 giai đoạn tạo cho cơ thể có tốc độ bay ban đầu lớn, góc độ bay hợp lý nhất vì thế đây là 2 giai đoạn có ảnh hưởng quyết định đến độ bay xa của lần nhảy.
Theo PTS Bùi Thị Dương, Trần Đình Thuận, muốn đạt thành tích cao trong nhảy xa điều cơ bản là cần kéo dài giai đoạn bay bằng cách chạy lấy đà chuẩn xác và giậm nhảy tích cực.
Theo Dương Nghiệp Chí, Mai Văn Muôn thành tích trong các môn nhảy xa được xác định trước hết bởi TĐC và độ xa của quỹ đạo trọng tâm lúc bay. Quỹ đạo trọng tâm lúc bay phụ thuộc phần lớn vào tốc độ bay ban đầu, góc bay. Vì vậy góc độ bay ban đầu, góc bay là những yếu tố quan trọng quyết định thành tích nhảy.
Qua những quan điểm trên chúng ta thấy các yếu tố cấu thành thành tích nhảy xa: Đặc điểm hình thái, Các tố chất vận động, Kỹ năng kỹ xảo trong phối hợp kỹ thuật, Tâm lý.
2. Kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi
Nhảy xa kiểu ngồi bao gồm nhiều động tác liên tục, có thể chia thành 4 giai đoạn sau:
*Giai đoạn chạy đà
Chạy đà trong nhảy xa nhằm tạo ra tốc độ ban đầu tối ưu giúp cho giậm nhảy đạt hiệu quả cao. Tuỳ theo đặc điểm cá nhân, trình độ tập luyện và thể lực của mỗi người, mà đoạn đường chạy đà có thể dài 10 - 35m. Với học sinh lớp 8, 9 đà có thể dài 10 - 25m. Khoảng cách chạy lấy đà được xác định bằng nhiều cách như đo bằng bàn chân, bằng bước đi (hai bước đi thường bằng một bước chạy) hoặc đo bằng thước dây. Người ta thường đo ngược trở lại từ ván giậm tới vạch bắt đầu chạy đà.
Tốc độ chạy lấy đà trong nhảy xa được tăng dần tới 4 - 6 bước cuối cùng đạt tốc độ cao. Người ta duy trì tốc độ cao đó tới lúc giậm nhảy.
Các bước chạy lấy đà phải ổn định và trở thành thói quen để đạt được sự phối hợp tốt nhất giữa chạy lấy đà nhanh với giậm nhảy nhanh, mạnh, chính xác… Những bước cuối cùng của chạy lấy đà (2 - 4 bước) cần có ý thức để chuẩn bị giậm nhảy, lúc này trọng tâm hơi hạ thấp xuống bằng cách tăng độ dài bước trước bước cuối cùng.
Việc đặt chân vào ván rất quan trọng. Chân giậm phải đặt bằng cả bàn theo hướng từ trên xuống dưới và ra sau, điểm đặt phải gần với điểm dọi của tổng trọng tâm thân thể. Trong chạy lấy đà thân trên hơi ngả về phía trước, đến khi giậm nhảy thì thân giữ gần như thẳng đứng.
*Giai đoạn giậm nhảy
Lực giậm nhảy trong nhảy xa rất lớn vì vậy giậm nhảy nhất thiết phải là chân mạnh. Đối với thiếu niên hoặc người mới tập, việc chọn lựa chân giậm nhảy bằng cách cho họ nhảy xa một cách tự nhiên bằng đà ngắn.
Khi tiếp xúc với ván giậm, toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên chân giậm nhảy, do vậy chân giậm nhảy hơi khụyu để giảm chấn động. Khi giậm nhảy cần nhanh chóng duỗi hết các khớp chân giậm nhảy. Kết thúc giậm nhảy góc giữa thân trên và đùi chân lăng khoảng 950 động tác kết thúc giậm nhảy như vậy gọi là “bước bộ trên không” khi chân bắt đầu rời khỏi ván giậm.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIẢNG DẠY NHẢY XA
1. Các yếu tố cấu thành thành tích nhảy xa
Nhảy xa bao gồm nhiều động tác được liên kết lại với nhau thành một kỹ thuật hoàn chỉnh, để tiện phân tích và giảng dạy người ta phân thành các giai đoạn: Chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đất.
Trong thực tế nhảy xa thì chạy đà và giậm nhảy là 2 giai đoạn tạo cho cơ thể có tốc độ bay ban đầu lớn, góc độ bay hợp lý nhất vì thế đây là 2 giai đoạn có ảnh hưởng quyết định đến độ bay xa của lần nhảy.
Theo PTS Bùi Thị Dương, Trần Đình Thuận, muốn đạt thành tích cao trong nhảy xa điều cơ bản là cần kéo dài giai đoạn bay bằng cách chạy lấy đà chuẩn xác và giậm nhảy tích cực.
Theo Dương Nghiệp Chí, Mai Văn Muôn thành tích trong các môn nhảy xa được xác định trước hết bởi TĐC và độ xa của quỹ đạo trọng tâm lúc bay. Quỹ đạo trọng tâm lúc bay phụ thuộc phần lớn vào tốc độ bay ban đầu, góc bay. Vì vậy góc độ bay ban đầu, góc bay là những yếu tố quan trọng quyết định thành tích nhảy.
Qua những quan điểm trên chúng ta thấy các yếu tố cấu thành thành tích nhảy xa: Đặc điểm hình thái, Các tố chất vận động, Kỹ năng kỹ xảo trong phối hợp kỹ thuật, Tâm lý.
2. Kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi
Nhảy xa kiểu ngồi bao gồm nhiều động tác liên tục, có thể chia thành 4 giai đoạn sau:
*Giai đoạn chạy đà
Chạy đà trong nhảy xa nhằm tạo ra tốc độ ban đầu tối ưu giúp cho giậm nhảy đạt hiệu quả cao. Tuỳ theo đặc điểm cá nhân, trình độ tập luyện và thể lực của mỗi người, mà đoạn đường chạy đà có thể dài 10 - 35m. Với học sinh lớp 8, 9 đà có thể dài 10 - 25m. Khoảng cách chạy lấy đà được xác định bằng nhiều cách như đo bằng bàn chân, bằng bước đi (hai bước đi thường bằng một bước chạy) hoặc đo bằng thước dây. Người ta thường đo ngược trở lại từ ván giậm tới vạch bắt đầu chạy đà.
Tốc độ chạy lấy đà trong nhảy xa được tăng dần tới 4 - 6 bước cuối cùng đạt tốc độ cao. Người ta duy trì tốc độ cao đó tới lúc giậm nhảy.
Các bước chạy lấy đà phải ổn định và trở thành thói quen để đạt được sự phối hợp tốt nhất giữa chạy lấy đà nhanh với giậm nhảy nhanh, mạnh, chính xác… Những bước cuối cùng của chạy lấy đà (2 - 4 bước) cần có ý thức để chuẩn bị giậm nhảy, lúc này trọng tâm hơi hạ thấp xuống bằng cách tăng độ dài bước trước bước cuối cùng.
Việc đặt chân vào ván rất quan trọng. Chân giậm phải đặt bằng cả bàn theo hướng từ trên xuống dưới và ra sau, điểm đặt phải gần với điểm dọi của tổng trọng tâm thân thể. Trong chạy lấy đà thân trên hơi ngả về phía trước, đến khi giậm nhảy thì thân giữ gần như thẳng đứng.
*Giai đoạn giậm nhảy
Lực giậm nhảy trong nhảy xa rất lớn vì vậy giậm nhảy nhất thiết phải là chân mạnh. Đối với thiếu niên hoặc người mới tập, việc chọn lựa chân giậm nhảy bằng cách cho họ nhảy xa một cách tự nhiên bằng đà ngắn.
Khi tiếp xúc với ván giậm, toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên chân giậm nhảy, do vậy chân giậm nhảy hơi khụyu để giảm chấn động. Khi giậm nhảy cần nhanh chóng duỗi hết các khớp chân giậm nhảy. Kết thúc giậm nhảy góc giữa thân trên và đùi chân lăng khoảng 950 động tác kết thúc giậm nhảy như vậy gọi là “bước bộ trên không” khi chân bắt đầu rời khỏi ván giậm.