Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Báo cáo thi GVCN giỏi: Biện pháp tổ chức các hoạt động tạo hứng thú trong giờ sinh hoạt lớp góp phần phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh. được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 18 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
PHẦN I: LÍ DO CHỌN BIỆN PHÁP
Sinh hoạt lớp là hoạt động giáo dục tập thể, một hình thức tổ chức tự quản cho học sinh và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết. Thông qua các giờ sinh hoạt lớp, các em học sinh có thể bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá, nhận xét nhau thẳng thắn, tích cực.
Học sinh trong lớp được liên kết lại với nhau, giáo viên gắn bó với học sinh trong một cộng đồng thu nhỏ để giải quyết những vấn đề của cuộc sống thực hàng ngày ở nhà trường, lớp học. Học sinh được mở rộng các mối liên hệ, tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục lối sống hẹp hòi, cục bộ, bè phái trong tập thể lớp.
Đây cũng là dịp để học sinh được tham gia nhiều hoạt động, giúp các em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân. Các em phải được vừa học vừa chơi, được thể hiện năng lực của mình...
Trên thực tế khi khảo sát ý kiến học sinh về giờ sinh hoạt lớp :
Kết quả rất nhiều học sinh chưa hứng thú là do một số nguyên nhân sau:
Một là: Nội dung giờ sinh hoạt lớp khô cứng lặp đi lặp lại, không thực sự gắn với nhu cầu của học sinh.
Hai là: Hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp đơn điệu, nhàm chán, không hứng thú với học sinh bởi các em chưa được cùng nhau bàn bạc tổ chức, tham gia vào giờ sinh hoạt lớp.
Ba là: Một số học sinh chưa tích cực thì càng lo lắng và không thích giờ sinh hoạt bởi các em có thể bị phê bình trước lớp bị phạt trực nhât, viết bản kiểm điểm, nặng hơn có thể sẽ phải mời phụ huynh đến gặp GVCN.
Bốn là: Giáo viên quá nghiêm khắc, không gần gũi, thân thiện, không đặt mình vào vị trí của học sinh để hiểu các em.
Là một giáo viên tham gia giảng dạy tại trường trung học cơ sở Tiên Sơn ngoài công tác chuyên môn có lẽ công tác chủ nhiệm cũng gắn bó với tôi trong suốt những năm qua. Tôi nhận thấy việc thay đổi nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động trong giờ sinh hoạt cho phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh là đòi hỏi tất yếu đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm.
Từ những lý do trên, tôi mong muốn được chia sẻ tới các đồng nghiệp: “Biện pháp tổ chức các hoạt động tạo hứng thú trong giờ sinh hoạt lớp góp phần phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh” mà tôi đã thực hiện có hiệu quả. Biện pháp này góp phần rèn thêm được những kĩ năng sống cơ bản, giúp phát huy được năng lực phẩm chất của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng của công tác chủ nhiệm nói riêng và hoạt động giáo dục nói chung.
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP
Nội dung một buổi sinh hoạt chi đội theo chủ điểm được chia ra làm hai phần chính
+ Nhận xét đánh giá thi đua:
+ Sinh hoạt theo chủ điểm :
Trên thực tế để tạo hứng thú cho học sinh trong giờ sinh hoạt giáo viên có thể kết hợp nhiều biện pháp khác nhau, ở đây, trong phạm vi báo cáo, tôi chỉ nhấn mạnh vào hai biện pháp là: Đa dạng hóa về nội dung tổ chức các hoạt động trong tiết sinh hoạt và đa dạng hóa về hình thức tổ chức các hoạt động trong tiết sinh hoạt.
1. Biện pháp 1: Đa dạng hóa về nội dung tổ chức các hoạt động trong tiết sinh hoạt.
a) Mục tiêu của biện pháp
Nội dung tiết sinh hoạt lớp hàng tuần phải cụ thể bổ ích, phải gắn với nhu cầu hứng thú của học sinh. Phù hợp với tâm lý, khả năng tiếp thu và trình độ hiểu biết của các em.
Tăng cường những nội dung sinh hoạt có liên quan đến các công việc chung của lớp. Để học sinh được bàn bạc nỗ lực cố gắng và hợp tác với nhau để hoàn thành công việc được giao.
Thu hút tối đa sự tham gia của mọi học sinh dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ, cố vấn của giáo viên nhằm tăng cường vai trò tự chủ của học sinh.
Tạo môi trường chung để học sinh cùng trải nghiệm những xúc cảm tích cực, tăng cường giao lưu giữa các em, tạo sự thân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ và lắng nghe ý kiến của nhau.
Đảm bảo giao lưu dưới hình thức đối thoại để học sinh cởi mở, thân thiện và đoàn kết hơn giúp học sinh tin tưởng và không ức chế về tâm lí. Khi các em mạnh dạn đưa ra những quan điểm, chính kiến của mình, chúng ta nên sẵn sàng lắng nghe và tiếp nhận những ý kiến đó một cách tôn trọng.
PHẦN I: LÍ DO CHỌN BIỆN PHÁP
Sinh hoạt lớp là hoạt động giáo dục tập thể, một hình thức tổ chức tự quản cho học sinh và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết. Thông qua các giờ sinh hoạt lớp, các em học sinh có thể bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá, nhận xét nhau thẳng thắn, tích cực.
Học sinh trong lớp được liên kết lại với nhau, giáo viên gắn bó với học sinh trong một cộng đồng thu nhỏ để giải quyết những vấn đề của cuộc sống thực hàng ngày ở nhà trường, lớp học. Học sinh được mở rộng các mối liên hệ, tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục lối sống hẹp hòi, cục bộ, bè phái trong tập thể lớp.
Đây cũng là dịp để học sinh được tham gia nhiều hoạt động, giúp các em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân. Các em phải được vừa học vừa chơi, được thể hiện năng lực của mình...
Trên thực tế khi khảo sát ý kiến học sinh về giờ sinh hoạt lớp :
Vấn đề khảo sát học sinh với giờ sinh hoạt Trước khi áp dụng biện pháp | |||||||
Lớp | Sĩ số | Hứng thú | Bình thường | Chưa hứng thú | |||
6A1 | 34 | SL | % | SL | % | SL | % |
5 | 14,7 | 9 | 26,48 | 20 | 58,82 |
Kết quả rất nhiều học sinh chưa hứng thú là do một số nguyên nhân sau:
Một là: Nội dung giờ sinh hoạt lớp khô cứng lặp đi lặp lại, không thực sự gắn với nhu cầu của học sinh.
Hai là: Hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp đơn điệu, nhàm chán, không hứng thú với học sinh bởi các em chưa được cùng nhau bàn bạc tổ chức, tham gia vào giờ sinh hoạt lớp.
Ba là: Một số học sinh chưa tích cực thì càng lo lắng và không thích giờ sinh hoạt bởi các em có thể bị phê bình trước lớp bị phạt trực nhât, viết bản kiểm điểm, nặng hơn có thể sẽ phải mời phụ huynh đến gặp GVCN.
Bốn là: Giáo viên quá nghiêm khắc, không gần gũi, thân thiện, không đặt mình vào vị trí của học sinh để hiểu các em.
Là một giáo viên tham gia giảng dạy tại trường trung học cơ sở Tiên Sơn ngoài công tác chuyên môn có lẽ công tác chủ nhiệm cũng gắn bó với tôi trong suốt những năm qua. Tôi nhận thấy việc thay đổi nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động trong giờ sinh hoạt cho phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh là đòi hỏi tất yếu đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm.
Từ những lý do trên, tôi mong muốn được chia sẻ tới các đồng nghiệp: “Biện pháp tổ chức các hoạt động tạo hứng thú trong giờ sinh hoạt lớp góp phần phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh” mà tôi đã thực hiện có hiệu quả. Biện pháp này góp phần rèn thêm được những kĩ năng sống cơ bản, giúp phát huy được năng lực phẩm chất của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng của công tác chủ nhiệm nói riêng và hoạt động giáo dục nói chung.
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP
Nội dung một buổi sinh hoạt chi đội theo chủ điểm được chia ra làm hai phần chính
+ Nhận xét đánh giá thi đua:
+ Sinh hoạt theo chủ điểm :
Trên thực tế để tạo hứng thú cho học sinh trong giờ sinh hoạt giáo viên có thể kết hợp nhiều biện pháp khác nhau, ở đây, trong phạm vi báo cáo, tôi chỉ nhấn mạnh vào hai biện pháp là: Đa dạng hóa về nội dung tổ chức các hoạt động trong tiết sinh hoạt và đa dạng hóa về hình thức tổ chức các hoạt động trong tiết sinh hoạt.
1. Biện pháp 1: Đa dạng hóa về nội dung tổ chức các hoạt động trong tiết sinh hoạt.
a) Mục tiêu của biện pháp
Nội dung tiết sinh hoạt lớp hàng tuần phải cụ thể bổ ích, phải gắn với nhu cầu hứng thú của học sinh. Phù hợp với tâm lý, khả năng tiếp thu và trình độ hiểu biết của các em.
Tăng cường những nội dung sinh hoạt có liên quan đến các công việc chung của lớp. Để học sinh được bàn bạc nỗ lực cố gắng và hợp tác với nhau để hoàn thành công việc được giao.
Thu hút tối đa sự tham gia của mọi học sinh dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ, cố vấn của giáo viên nhằm tăng cường vai trò tự chủ của học sinh.
Tạo môi trường chung để học sinh cùng trải nghiệm những xúc cảm tích cực, tăng cường giao lưu giữa các em, tạo sự thân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ và lắng nghe ý kiến của nhau.
Đảm bảo giao lưu dưới hình thức đối thoại để học sinh cởi mở, thân thiện và đoàn kết hơn giúp học sinh tin tưởng và không ức chế về tâm lí. Khi các em mạnh dạn đưa ra những quan điểm, chính kiến của mình, chúng ta nên sẵn sàng lắng nghe và tiếp nhận những ý kiến đó một cách tôn trọng.