MÔN ĐẠO ĐỨC

mslanh

Ban quản trị Team YOPO
Tham gia
13/3/24
Bài viết
1,452
Điểm
36
tác giả
Biện pháp giáo dục đạo đức học sinh lớp 4 thông qua công tác chủ nhiệm lớp được soạn dưới dạng file word gồm 14 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 4 là một mặt của hoạt động giáo dục nhằm xây dựng cho trẻ em những tính cách nhất định và bồi dưỡng cho các em những quy tắc hành vi thể hiện trong thái độ với bạn bè, gia đình, người khác và đối với Nhà nước, Tổ quốc. Học để có đạo đức, để hành động có đạo đức, để yêu đạo đức.

Song cũng thật đáng buồn là hiện nay chất lượng đạo đức của học sinh đang bị suy giảm trông thấy, trong các nhà trường hiện nay hiện tượng học sinh vô lễ, nói tục chửi bậy tăng lên, phong trào học tập đi xuống, hiện tượng lười học, chán học tăng vọt, truyền thống tôn sư trọng đạo không còn được coi trọng. Ngoài xã hội xuất hiện nhiều tiêu cực, tệ nạn xã hội gia tăng và tràn lan khắp mọi nơi. Có những gia đình cha mẹ mãi chạy theo kinh tế thị trường, mà quên đi trách nhiệm giáo dục con cái và chính sự thiếu quan tâm giáo dục của gia đình làm cho các em trở thành những đứa con ngỗ nghịch, không nghe lời ông bà, cha mẹ. Trước thực trạng đó việc giáo dục đạo đức cho học sinh càng trở nên cần thiết và quan trọng. Thế hệ trẻ hôm nay là tương lai của đất nước ngày mai, nếu chỉ chú trọng vào giáo dục văn hóa mà xem nhẹ việc hình thành những chuẩn mục hành vi đạo đức cho học sinh thì xã hội sẽ ra sao.

Đó chính là lý do tại sao tôi chọn đề tài: “ Biện pháp giáo dục đạo đức học sinh lớp 4 thông qua công tác chủ nhiệm lớp ”.

1. Nhiệm vụ cá nhân


- Nắm được thực trạng từng đối tượng học sinh.

- Tạo sự thân thiện giữa thầy và trò.

- Tìm hiểu nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng đạo đức của học sinh trường Lớp 4 Tân Hội Đông.

- Trang bị cho học sinh Lớp 4 những kiến thức về các chuẩn mực hành vi đạo đức và các khái niệm đạo đức thông qua môn Đạo đức, các môn học khác, trong tiết chào cờ đầu tuần hay trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần để giúp các em đánh giá các hoạt động của bản thân về đạo đức.

- Trên cơ sở những hiểu biết đó, từng bước bồi dưỡng cho học sinh Lớp 4 ý thức, thái độ, hành vi trong mối quan hệ với thầy cô, bạn bè, ông bà, cha mẹ

2. Thực trạng

a. Về phía học sinh


- Do tính hiếu động, do bạn bè xấu lôi cuốn, do sự thiếu quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội. Vô tình lôi kéo các em vào những việc làm không tốt, các em thường không quan tâm đến những lời nhắc nhở của thầy, cô. Những học sinh này hay biện hộ cho những hành vi sai lệch của mình, thường lừa dối cha mẹ, thầy cô giáo. Thường bắt chước những thói hư tật xấu trên mạng xã hội như chơi game... Dẫn đến đánh nhau trong và ngoài nhà trường. Ý thức chấp hành kỷ luật, nội quy của lớp và của nhà trường chưa tốt vẫn còn ở rải rác các lớp.

b. Về phía giáo viên

Giáo dục trong nhà trường đã từng bước đổi mới theo hướng tích cực, nhưng nhiều giáo viên thường dành thời gian của Hoạt động ngoài giờ lên lớp để ôn kiến thức, kỹ năng, giải quyết các phần việc về lĩnh vực dạy học văn hóa. Giáo viên quan tâm lo lắng cho tiết học chính khóa nhiều hơn vai trò quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Do ảnh hưởng từ xã hội, môi trường địa phương nên học sinh đôi lúc đôi nơi có những biểu hiện, hành vi chưa chuẩn mực.

c. Về phía phụ huynh

Có những gia đình cha mẹ các em lo làm kinh tế, hay cả cha lẫn mẹ làm công nhân cả ngày trong các khu công nghiệp, mà quên đi trách nhiệm giáo dục con cái, phó mặt cho thầy, cô giáo.

d. Về phía nhà trường

Chất lượng đạo đức của học sinh hiện nay ở trường lớp 4 Tân Hội Đông:

Muốn có biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh thì phải nắm chắc và đánh giá đúng tình hình đạo đức của học sinh trường mình. Một số em có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện vật chất đầy đủ như các bạn bè khác trong lớp mà không vượt lên được hoàn cảnh sinh ra tự ti, co mình lại, không chịu nhận sự giúp đỡ từ phía bạn bè và nhà trường. Những em này thường có biểu hiện rất đa dạng, có thể xếp thành mấy nhóm như sau:

*Ở trường:

- Thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, lười nhát trong học tập, lao động; Học bài, làm bài không đầy đủ; Ăn mặc lôi thôi, không tuân thủ theo quy định chung của trường.

- Thiếu lễ phép với thầy cô giáo; lừa dối thầy cô giáo; xúc phạm cô giáo, thầy giáo, thậm chí có em còn chửi thầy giáo, cô giáo...

- Phá phách tài sản của nhà trường, của bạn; gây gổ đánh nhau với bạn bè trong lớp, trong trường, dọa nạt cán bộ lớp, nói tục, chửi bậy, ăn cắp vặt, ...

*Ở ngoài trường:

- Thiếu lễ phép với cha mẹ, người lớn, nói dối gia đình, mất trật tự làng xóm… La cà hàng quán ăn uống bê tha, tiêu tiền lãng phí.

- Một số học sinh cá biệt có những biểu hiện gần giống hành vi trẻ lang thang như: Trộm cắp, đánh nhau, lừa dối gia đình để lấy tiền tiêu xài.

Tôi cho rằng những em học sinh này nếu được giáo dục đúng cách thì sẽ trở thành những học sinh ngoan, học giỏi, có ích cho gia đình, nhà trường, xã hội.

1713615834148.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---Biện pháp giáo dục đạo đức học sinh lớp 4 thông qua công tác chủ nhiệm lớp.docx
    788 KB · Lượt tải : 0
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ QUAN TÂM
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    sáng kiến kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh sáng kiến kinh nghiệm giáo dục đạo đức hs thcs sáng kiến kinh nghiệm giáo dục đạo đức lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm giáo dục đạo đức lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 môn đạo đức sáng kiến kinh nghiệm môn đạo đức sáng kiến kinh nghiệm môn đạo đức lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm môn đạo đức lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm môn đạo đức lớp 2 violet sáng kiến kinh nghiệm môn đạo đức lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm môn đạo đức lớp 3 violet sáng kiến kinh nghiệm môn đạo đức lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm môn đạo đức lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh sáng kiến kinh nghiệm về môn đạo đức lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm về đạo đức sáng kiến kinh nghiệm về đạo đức nhà giáo sáng kiến kinh nghiệm đạo đức sáng kiến kinh nghiệm đạo đức lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm đạo đức lớp 2 violet sáng kiến kinh nghiệm đạo đức lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm đạo đức lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm đạo đức lớp 5
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top