Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực để phòng chống, ngăn ngừa bạo lực học đường trong lớp chủ nhiệm được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 7 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. LÍ DO CHỌN BIỆN PHÁP:
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nêu rõ nhiệm vụ về giáo dục trong suốt nhiệm kỳ và những năm tiếp theo như sau: “ ... Chú trọng giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, yêu gia đình, có bản lĩnh chính trị, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, lối sống văn hóa, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ, lập thân, lập nghiệp. Chú trọng ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường” Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế có ghi: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thế chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi sinh thời đã từng dạy: “ Thiện, ác vốn chẳng phải bản tính cố hữu, phần lớn do giáo dục mà nên”
Trong những năm gần đây, khi nạn bạo lực học đường có xu hướng gia tăng, các trường hợp vi phạm đạo đức của học sinh thì giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống và ngăn ngừa bạo lực. Tuy nhiên trong công tác chủ nhiệm, nhiều giáo viên chủ nhiệm chưa quan tâm, đầu tư về vấn đề phòng chống và ngăn ngừa bạo lực học đường. Trong khi đó tâm lí lứa tuổi học sinh THCS thường xuyên chịu tác động của ngoại cảnh, công nghệ 4.0, biện pháp giáo dục kỉ luật trừng phạt không mang lại hiệu quả mà còn là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bạo lực học đường. Vì vậy đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm quan tâm đầu tư nhiều hơn để công tác phòng chống và ngăn ngừa bạo lực học đường có hiệu quả.
Theo kinh nghiêm của bản thân với 20 năm làm công tác chủ nhiệm tôi nhận thấy rằng, sự quan tâm chia sẻ, sự động viên sâu sát của giáo viên chủ nhiệm là “ kim chỉ nam” để phòng chống và ngăn ngừa bạo lực học đường .
Với những lí do trên nên tôi chọn “ Biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực để phòng chống, ngăn ngừa bạo lực học đường trong lớp chủ nhiệm ”
1. LÍ DO CHỌN BIỆN PHÁP:
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nêu rõ nhiệm vụ về giáo dục trong suốt nhiệm kỳ và những năm tiếp theo như sau: “ ... Chú trọng giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, yêu gia đình, có bản lĩnh chính trị, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, lối sống văn hóa, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ, lập thân, lập nghiệp. Chú trọng ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường” Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế có ghi: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thế chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi sinh thời đã từng dạy: “ Thiện, ác vốn chẳng phải bản tính cố hữu, phần lớn do giáo dục mà nên”
Trong những năm gần đây, khi nạn bạo lực học đường có xu hướng gia tăng, các trường hợp vi phạm đạo đức của học sinh thì giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống và ngăn ngừa bạo lực. Tuy nhiên trong công tác chủ nhiệm, nhiều giáo viên chủ nhiệm chưa quan tâm, đầu tư về vấn đề phòng chống và ngăn ngừa bạo lực học đường. Trong khi đó tâm lí lứa tuổi học sinh THCS thường xuyên chịu tác động của ngoại cảnh, công nghệ 4.0, biện pháp giáo dục kỉ luật trừng phạt không mang lại hiệu quả mà còn là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bạo lực học đường. Vì vậy đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm quan tâm đầu tư nhiều hơn để công tác phòng chống và ngăn ngừa bạo lực học đường có hiệu quả.
Theo kinh nghiêm của bản thân với 20 năm làm công tác chủ nhiệm tôi nhận thấy rằng, sự quan tâm chia sẻ, sự động viên sâu sát của giáo viên chủ nhiệm là “ kim chỉ nam” để phòng chống và ngăn ngừa bạo lực học đường .
Với những lí do trên nên tôi chọn “ Biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực để phòng chống, ngăn ngừa bạo lực học đường trong lớp chủ nhiệm ”