Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp: Nâng cao vai trò của ban cán sự lớp trong quản lý lớp được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 6 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
III. Lý do thực hiện biện pháp
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng biện pháp:
Lứa tuổi học sinh (HS) trung học phổ thông là giai đọan đầu của tuổi thanh niên đang hình thành những giá trị nhân cách, khát khao tự khẳng định mình, thể hiện cái “tôi” của mình, giàu ước mơ, thích tìm tòi, khám phá song còn yếu trong vấn đề giao tiếp và thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, lối sống ích kỉ, dễ phát triển lệch lạc về nhân cách.
Bên cạnh đó sự sa sút đạo đức của HS còn biểu hiện qua các hành vi: Thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, lười học, lười lao động; hay nói tục, chửi thề, nhuộm tóc, không đồng phục, la cà ăn uống, tham gia các nhóm đu Trend, đáng quan tâm hiện nay là việc vi phạm luật an toàn giao thông.
Nguyên nhân chính dẫn đến những thực trạng trên là do thiếu sự quan tâm từ phía gia đình, bạn bè, thầy cô. Giáo viên chủ nhiệm (GVCN), nhà trường và gia đình chưa phối hợp chặt chẽ trong quá trình giáo dục học sinh. Đặc biệt là trong công tác tổ chức, quản lý lớp của GVCN chưa sâu sát, thiếu sự quan tâm hoặc cho qua. Điều đó dẫn đến tập thể trong lớp chủ nhiệm mất sự đoàn kết, lớp học thụ động, giáo viên (GV) và lớp ít tương tác dẫn đến hệ luỵ các em rất dễ bị các phần tử xấu lôi cuốn, sa ngã, học hành không tốt, đạo đức giảm sút. Vì vậy việc đổi mới trong công tác tổ chức, quản lý lớp học của GVCN đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó góp phần nâng cao chất lượng học tập cũng như nâng cao công tác giáo dục đạo đức, giáo dục các kỹ năng sống cho các em học sinh.
2. Sự cần thiết phải áp dụng biện pháp:
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định mục tiêu của giáo dục, đào tạo trong giai đoạn tới nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có sức khỏe, năng lực, trình độ, có ý thức trách nhiệm cao với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc, trong đó “Chú trọng hơn giáo dục đạo đức, nhân cách, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tốt đẹp của người Việt Nam; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Để thực hiện được mục tiêu đó cần có sự phối hợp chặt chẽ trong toàn thể xã hội. Đặc biệt là đội ngũ công tác trong lĩnh vực giáo dục có vai trò tác động trực tiếp và ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục là đội ngũ GV cùng vai trò của GVCN. GVCN vừa đóng vai trò là người truyền thụ kiến thức vừa có vai trò rèn luyện đạo đức, tác phong, lối sống và các kỹ năng cho HS. Chính vì vậy việc đổi mới, linh hoạt sử dụng các biện pháp trong việc quản lý, tổ chức lớp chủ nhiệm là rất cần thiết để giúp các em ngày hoàn thiện về nhân cách, nâng cao chất lượng học tập, không ngừng phát triển các kỹ năng. Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “Nâng cao vai trò của ban cán sự lớp trong quản lý lớp.” nhằm góp phần vào công tác giáo dục các em HS phát triển một cách toàn diện.
III. Lý do thực hiện biện pháp
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng biện pháp:
Lứa tuổi học sinh (HS) trung học phổ thông là giai đọan đầu của tuổi thanh niên đang hình thành những giá trị nhân cách, khát khao tự khẳng định mình, thể hiện cái “tôi” của mình, giàu ước mơ, thích tìm tòi, khám phá song còn yếu trong vấn đề giao tiếp và thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, lối sống ích kỉ, dễ phát triển lệch lạc về nhân cách.
Bên cạnh đó sự sa sút đạo đức của HS còn biểu hiện qua các hành vi: Thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, lười học, lười lao động; hay nói tục, chửi thề, nhuộm tóc, không đồng phục, la cà ăn uống, tham gia các nhóm đu Trend, đáng quan tâm hiện nay là việc vi phạm luật an toàn giao thông.
Nguyên nhân chính dẫn đến những thực trạng trên là do thiếu sự quan tâm từ phía gia đình, bạn bè, thầy cô. Giáo viên chủ nhiệm (GVCN), nhà trường và gia đình chưa phối hợp chặt chẽ trong quá trình giáo dục học sinh. Đặc biệt là trong công tác tổ chức, quản lý lớp của GVCN chưa sâu sát, thiếu sự quan tâm hoặc cho qua. Điều đó dẫn đến tập thể trong lớp chủ nhiệm mất sự đoàn kết, lớp học thụ động, giáo viên (GV) và lớp ít tương tác dẫn đến hệ luỵ các em rất dễ bị các phần tử xấu lôi cuốn, sa ngã, học hành không tốt, đạo đức giảm sút. Vì vậy việc đổi mới trong công tác tổ chức, quản lý lớp học của GVCN đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó góp phần nâng cao chất lượng học tập cũng như nâng cao công tác giáo dục đạo đức, giáo dục các kỹ năng sống cho các em học sinh.
2. Sự cần thiết phải áp dụng biện pháp:
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định mục tiêu của giáo dục, đào tạo trong giai đoạn tới nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có sức khỏe, năng lực, trình độ, có ý thức trách nhiệm cao với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc, trong đó “Chú trọng hơn giáo dục đạo đức, nhân cách, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tốt đẹp của người Việt Nam; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Để thực hiện được mục tiêu đó cần có sự phối hợp chặt chẽ trong toàn thể xã hội. Đặc biệt là đội ngũ công tác trong lĩnh vực giáo dục có vai trò tác động trực tiếp và ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục là đội ngũ GV cùng vai trò của GVCN. GVCN vừa đóng vai trò là người truyền thụ kiến thức vừa có vai trò rèn luyện đạo đức, tác phong, lối sống và các kỹ năng cho HS. Chính vì vậy việc đổi mới, linh hoạt sử dụng các biện pháp trong việc quản lý, tổ chức lớp chủ nhiệm là rất cần thiết để giúp các em ngày hoàn thiện về nhân cách, nâng cao chất lượng học tập, không ngừng phát triển các kỹ năng. Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “Nâng cao vai trò của ban cán sự lớp trong quản lý lớp.” nhằm góp phần vào công tác giáo dục các em HS phát triển một cách toàn diện.