- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
BIỆN PHÁP Tạo hứng thú học tập cho học sinh tiểu học Qua Việc Làm Và Sử Dụng Đồ Dùng Dạy Học LINK DRIVER, SKKN Tạo hứng thú học tập cho học sinh qua việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 23 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
ĐỀ TÀI:
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đồ dùng dạy học là một trong những yếu tố không thể thiếu trong quá trình dạy học. Nó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giúp học sinh có hứng thú trong học tập. Nhưng việc sử dụng đồ dùng dạy học đa số chỉ tập trung vào các hoạt động cung cấp kiến thức mới với những thiết bị sẵn có. Còn những tiết luyện tập thực hành thì kho thiết bị của nhà trường chưa đáp ứng đủ đồ dùng phục vụ cho những tiết học này. Vốn dĩ những tiết luyện tập thực hành cơ bản nó rất khô khan, nhưng nó là phần quan trọng trong chuỗi tiếp thu kiến thức của học sinh vì học phải đi đôi với hành. Nhưng nếu những tiết học như vậy mà chúng ta cứ tổ chức cho học sinh làm bài tập rồi sửa bài trên bảng phụ hoặc nêu miệng kết quả thì tiết học diễn ra nặng nề, học sinh học uể oải. Từ đó làm giảm hiệu quả khắc sâu kiến thức của học sinh. Có nhà giáo dục trẻ cho rằng: “ Trẻ không sợ học mà chỉ sợ những tiết học đơn điệu nhàm chán”. Chính vì thế mà tôi luôn nghĩ, phải có cách nào đó để những tiết học như vậy đỡ khô khan, học sinh được thư giãn ngay trong tiết học và cảm thấy hứng thú trong học tập. Từ những suy nghĩ trên tôi đã tìm tòi nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học và tôi rút ra được một điều: Học sinh tiểu học cảm thấy mệt mỏi và chán học khi chỉ nhìn thấy mãi một hình ảnh của giáo viên. Lúc đó học sinh mong muốn được nhìn thấy một cái gì khác ngoài giáo viên để tạo ra một cảm giác thoải mái khi có cái mới để thu nhận kiến thức, thường cái mới đó là đồ dùng dạy học. Ngoài ra, học sinh tiểu học mới từ mẫu giáo chuyển lên, các em rất thích thu nhận và thể hiện kiến thức thông qua hình thức “ Học mà chơi- chơi mà học”. Nắm bắt được điều này tôi đã tự làm đồ dùng dạy học với tên gọi trò chơi, thử dạy vào hoạt động củng cố của môn toán bài luyện tập. Tôi thấy học sinh rất hứng thú, tiết học sôi nổi, giảm bớt sự căng thẳng sau một thời gian giải quyết bài tập trong phần bài mới . Từ đó tôi tiến hành thực hiện và phổ biến chuyên đề: “Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học”.
II. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
Việc sử dụng đồ dùng dạy học trong những tiết học hằng ngày nói chung và những tiết tham gia thao giảng nói riêng là điều mà tất cả giáo viên phải thực hiện. Nhưng đồ dùng dạy học mà giáo viên sử dụng trong các tiết luyện tập thực hành hoặc hoạt động củng cố bài chưa phong phú và đa dạng thường chỉ là đồ dùng sẵn có: phiếu học tập hoặc một số đồ dùng tự làm khác nhưng màu sắc chưa đẹp, áp dụng không rộng rãi ở các môn học và chưa đáp ứng được nhu cầu tâm lý của học sinh tiểu học. Chính vì thế mà hình thức tổ chức học tập cho học sinh cũng không đa dạng , thường lặp đi lặp lại một số hình thức tổ chức.
Trong năm học 20...-20..., khi tham gia dự giờ thao giảng tổ, thao giảng hội đồng, thi giáo viên dạy giỏi vòng trường, tôi nhận thấy với cách tổ chức dạy học cho học sinh làm bài rồi sửa bài trên bảng phụ hoặc củng cố kiến thức cho học sinh trong hoạt động củng cố bằng cách hỏi đáp làm cho tiết học diễn ra nặng nề, chưa gây được sự hứng thú học tập cho học sinh, một số em không tập trung nhất là những phút cuối của tiết học. Với tiết học diễn ra như vậy, chắc hẳn hiệu quả sẽ không cao, hạn chế việc khắc sâu kiến thức của học sinh.
Tôi đã tiến hành khảo sát kết quả khắc sâu kiến thức của học sinh ở toàn khối lớp 2 ( năm học 20...-20...) sau khi học xong bài “Từ chỉ sự vật- MRVT ngày, tháng năm”.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
ĐỀ TÀI:
TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH
THÔNG QUA VIỆC LÀM VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
THÔNG QUA VIỆC LÀM VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đồ dùng dạy học là một trong những yếu tố không thể thiếu trong quá trình dạy học. Nó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giúp học sinh có hứng thú trong học tập. Nhưng việc sử dụng đồ dùng dạy học đa số chỉ tập trung vào các hoạt động cung cấp kiến thức mới với những thiết bị sẵn có. Còn những tiết luyện tập thực hành thì kho thiết bị của nhà trường chưa đáp ứng đủ đồ dùng phục vụ cho những tiết học này. Vốn dĩ những tiết luyện tập thực hành cơ bản nó rất khô khan, nhưng nó là phần quan trọng trong chuỗi tiếp thu kiến thức của học sinh vì học phải đi đôi với hành. Nhưng nếu những tiết học như vậy mà chúng ta cứ tổ chức cho học sinh làm bài tập rồi sửa bài trên bảng phụ hoặc nêu miệng kết quả thì tiết học diễn ra nặng nề, học sinh học uể oải. Từ đó làm giảm hiệu quả khắc sâu kiến thức của học sinh. Có nhà giáo dục trẻ cho rằng: “ Trẻ không sợ học mà chỉ sợ những tiết học đơn điệu nhàm chán”. Chính vì thế mà tôi luôn nghĩ, phải có cách nào đó để những tiết học như vậy đỡ khô khan, học sinh được thư giãn ngay trong tiết học và cảm thấy hứng thú trong học tập. Từ những suy nghĩ trên tôi đã tìm tòi nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học và tôi rút ra được một điều: Học sinh tiểu học cảm thấy mệt mỏi và chán học khi chỉ nhìn thấy mãi một hình ảnh của giáo viên. Lúc đó học sinh mong muốn được nhìn thấy một cái gì khác ngoài giáo viên để tạo ra một cảm giác thoải mái khi có cái mới để thu nhận kiến thức, thường cái mới đó là đồ dùng dạy học. Ngoài ra, học sinh tiểu học mới từ mẫu giáo chuyển lên, các em rất thích thu nhận và thể hiện kiến thức thông qua hình thức “ Học mà chơi- chơi mà học”. Nắm bắt được điều này tôi đã tự làm đồ dùng dạy học với tên gọi trò chơi, thử dạy vào hoạt động củng cố của môn toán bài luyện tập. Tôi thấy học sinh rất hứng thú, tiết học sôi nổi, giảm bớt sự căng thẳng sau một thời gian giải quyết bài tập trong phần bài mới . Từ đó tôi tiến hành thực hiện và phổ biến chuyên đề: “Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học”.
II. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
Việc sử dụng đồ dùng dạy học trong những tiết học hằng ngày nói chung và những tiết tham gia thao giảng nói riêng là điều mà tất cả giáo viên phải thực hiện. Nhưng đồ dùng dạy học mà giáo viên sử dụng trong các tiết luyện tập thực hành hoặc hoạt động củng cố bài chưa phong phú và đa dạng thường chỉ là đồ dùng sẵn có: phiếu học tập hoặc một số đồ dùng tự làm khác nhưng màu sắc chưa đẹp, áp dụng không rộng rãi ở các môn học và chưa đáp ứng được nhu cầu tâm lý của học sinh tiểu học. Chính vì thế mà hình thức tổ chức học tập cho học sinh cũng không đa dạng , thường lặp đi lặp lại một số hình thức tổ chức.
Trong năm học 20...-20..., khi tham gia dự giờ thao giảng tổ, thao giảng hội đồng, thi giáo viên dạy giỏi vòng trường, tôi nhận thấy với cách tổ chức dạy học cho học sinh làm bài rồi sửa bài trên bảng phụ hoặc củng cố kiến thức cho học sinh trong hoạt động củng cố bằng cách hỏi đáp làm cho tiết học diễn ra nặng nề, chưa gây được sự hứng thú học tập cho học sinh, một số em không tập trung nhất là những phút cuối của tiết học. Với tiết học diễn ra như vậy, chắc hẳn hiệu quả sẽ không cao, hạn chế việc khắc sâu kiến thức của học sinh.
Tôi đã tiến hành khảo sát kết quả khắc sâu kiến thức của học sinh ở toàn khối lớp 2 ( năm học 20...-20...) sau khi học xong bài “Từ chỉ sự vật- MRVT ngày, tháng năm”.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!